Dan Lee
12-14-2010, 11:35 PM
TRONG MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ
Thánh Giuse trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa
Trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa, Thánh Cả Giuse đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mầu nhiệm cứu độ. Có thể nói, Chúa Giêsu có được “nhập khẩu” vào dòng dõi vua David hay không đều phụ thuộc vào lời đáp trả của Thánh nhân. Chính vì thế, Chúa nhật 4 mùa Vọng, Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Đấng Emmanuel đã đến và ở giữa dân Người như thế nào thông qua vai trò của Thánh Giuse- người Cha Công chính.
Tin mừng hôm nay khiến cho không ít người thắc mắc xung quanh một nhân vật có tên là Giuse. Thắc mắc ở đây là, ông Giuse lúc đó có biết mình bị “cắm sừng” trước khi được sứ thần truyền tin? Đây quả là một vấn nạn không dễ trả lời.
Ngày xưa, câu trả lời cho vấn nạn đó rất ư dễ thương và giản dị, vốn chỉ vỏn vẹn có mỗi hai từ: không biết! Họ lý luận rằng, vì Tin mừng không cho biết Thánh Giuse có biết Đức Maria có thai là do đâu, nên chúng ta cũng… không biết!
Thế nhưng, Chúa ban cho con người có trí hiểu nên đâu chịu câu trả lời dễ thương và giản dị như vậy. Chính vì thế mới có lời giải đáp mang tính logic và hiện đại hơn. Dựa vào câu: “Ông Giuse, là người công chính, không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo”, họ lý luận rằng, chắc chắn Thánh Giuse thấy có gì “khang khác” nơi người bạn đời của mình, ông tự điều tra và phát hiện người bạn đời của mình “hổng biết sao” lại đang mang thai. Và vì thế, ông hoang mang, đau khổ, dự tính bỏ bà cách kín đáo để khỏi làm nhục cho bà. Chính vì thế, sứ thần đến truyền tin cho ông là vì vậy. Đây là lối giải thích khá phổ thông, nhưng vẫn chưa sáng tỏ gì cho lắm.Các nhà chú giải Kinh thánh thì đưa ra một lối giải thích khác xem ra dễ hiểu và sáng sủa hơn. Họ cho rằng, Đức Maria đã chia sẻ với Thánh Giuse về sứ mạng cao trọng này. Và do đó, thánh Giuse đã biết trước khi hai người về chung sống rằng Đức Maria mang thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Chúng ta thấy lối lý giải này thích hợp với bản văn Tin mừng. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy nơi Tin mừng Luca, Đức Maria sau khi nhận lời sứ thần truyền tin, Mẹ đã không giữ niềm vui trọng đại này cho riêng mình, Mẹ đã đem tin vui đó loan báo cho người chị họ là bà Êlisabét (x. Lc 1, 39-45). Người chị họ ở xa mà còn được Mẹ loan báo, thì chẳng lẽ Mẹ lại giấu vị lang quân của mình?
Mặt khác, chúng ta thấy, sứ thần hiện ra với Giuse và nói với ngài rằng “đừng ngại” khi đón Đức Maria về nhà mình. Thánh Giuse tại sao lại ngại nếu người đã không biết trước việc Đức Mẹ mang thai. Mà nếu biết bào thai là kết quả do Đức Mẹ muốn người “bị cắm sừng” thì đó không phải là lý do để người phải ngại. Bởi luật Dothái cho đi tố cáo mà. Thế thì điều gì khiến Thánh Giuse ngại? Thánh Giuse ngại là bởi vì người được biết trong việc này có sự can thiệp của Thiên Chúa, mà người lại quá ư hèn mọn không xứng đáng để lãnh nhận niềm vinh dự cũng như trách nhiệm trong kế hoạch trọng đại ấy.
Lý giải như thế, hiệu quả tiếp theo là chúng ta sẽ dễ dàng hiểu vì sao Kinh thánh lại gọi Thánh Giuse là “người công chính”. Công chính của Thánh Giuse ở đây chắc chắn không phải ở chuyện giữ luật Môsê đến từng chi tiết, bởi nếu như thế, hẳn người đã làm thủ tục để đưa Đức Mẹ ra toà. Công chính ở đây cũng không phải là việc Thánh Giuse không muốn làm cha “bất đắc dĩ”. Thánh Giuse Công chính là bởi vì người thấy mình không xứng đáng làm cha một đứa trẻ mà ông biết nguồn gốc xuất phát không do con người mà do thần linh. Làm chồng của một người mà ông biết là bà đã được hiến thánh cho Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ.
Lời Ngôn sứ Isaia nói về Đấng Emmanuel hoàn toàn được ứng nghiệm khi Thánh Giuse đón Đức Maria về nhà mình. Cũng chính từ đây, Chúa Giêsu đàng hoàng bước vào dòng họ vua David, tiếp tục làm nên những kỳ công vĩ đại của Thiên Chúa. Được như thế, nhờ có công rất lớn của Cha Thánh Giuse.
Lễ Giáng Sinh gần kề, là dịp thuận lợi để chúng ta nhìn lại vai trò cao trọng của Thánh Cả Giuse trong công trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Đồng thời cũng là lúc để mỗi người trong chúng ta vất bỏ những vướng bận, những hận thù chia rẽ để đồng thanh cất tiếng tung hô: “Maranatha, Lạy Chúa, xin hãy đến!”
Sưu tầm
Thánh Giuse trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa
Trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa, Thánh Cả Giuse đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mầu nhiệm cứu độ. Có thể nói, Chúa Giêsu có được “nhập khẩu” vào dòng dõi vua David hay không đều phụ thuộc vào lời đáp trả của Thánh nhân. Chính vì thế, Chúa nhật 4 mùa Vọng, Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngưỡng Đấng Emmanuel đã đến và ở giữa dân Người như thế nào thông qua vai trò của Thánh Giuse- người Cha Công chính.
Tin mừng hôm nay khiến cho không ít người thắc mắc xung quanh một nhân vật có tên là Giuse. Thắc mắc ở đây là, ông Giuse lúc đó có biết mình bị “cắm sừng” trước khi được sứ thần truyền tin? Đây quả là một vấn nạn không dễ trả lời.
Ngày xưa, câu trả lời cho vấn nạn đó rất ư dễ thương và giản dị, vốn chỉ vỏn vẹn có mỗi hai từ: không biết! Họ lý luận rằng, vì Tin mừng không cho biết Thánh Giuse có biết Đức Maria có thai là do đâu, nên chúng ta cũng… không biết!
Thế nhưng, Chúa ban cho con người có trí hiểu nên đâu chịu câu trả lời dễ thương và giản dị như vậy. Chính vì thế mới có lời giải đáp mang tính logic và hiện đại hơn. Dựa vào câu: “Ông Giuse, là người công chính, không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo”, họ lý luận rằng, chắc chắn Thánh Giuse thấy có gì “khang khác” nơi người bạn đời của mình, ông tự điều tra và phát hiện người bạn đời của mình “hổng biết sao” lại đang mang thai. Và vì thế, ông hoang mang, đau khổ, dự tính bỏ bà cách kín đáo để khỏi làm nhục cho bà. Chính vì thế, sứ thần đến truyền tin cho ông là vì vậy. Đây là lối giải thích khá phổ thông, nhưng vẫn chưa sáng tỏ gì cho lắm.Các nhà chú giải Kinh thánh thì đưa ra một lối giải thích khác xem ra dễ hiểu và sáng sủa hơn. Họ cho rằng, Đức Maria đã chia sẻ với Thánh Giuse về sứ mạng cao trọng này. Và do đó, thánh Giuse đã biết trước khi hai người về chung sống rằng Đức Maria mang thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần. Chúng ta thấy lối lý giải này thích hợp với bản văn Tin mừng. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy nơi Tin mừng Luca, Đức Maria sau khi nhận lời sứ thần truyền tin, Mẹ đã không giữ niềm vui trọng đại này cho riêng mình, Mẹ đã đem tin vui đó loan báo cho người chị họ là bà Êlisabét (x. Lc 1, 39-45). Người chị họ ở xa mà còn được Mẹ loan báo, thì chẳng lẽ Mẹ lại giấu vị lang quân của mình?
Mặt khác, chúng ta thấy, sứ thần hiện ra với Giuse và nói với ngài rằng “đừng ngại” khi đón Đức Maria về nhà mình. Thánh Giuse tại sao lại ngại nếu người đã không biết trước việc Đức Mẹ mang thai. Mà nếu biết bào thai là kết quả do Đức Mẹ muốn người “bị cắm sừng” thì đó không phải là lý do để người phải ngại. Bởi luật Dothái cho đi tố cáo mà. Thế thì điều gì khiến Thánh Giuse ngại? Thánh Giuse ngại là bởi vì người được biết trong việc này có sự can thiệp của Thiên Chúa, mà người lại quá ư hèn mọn không xứng đáng để lãnh nhận niềm vinh dự cũng như trách nhiệm trong kế hoạch trọng đại ấy.
Lý giải như thế, hiệu quả tiếp theo là chúng ta sẽ dễ dàng hiểu vì sao Kinh thánh lại gọi Thánh Giuse là “người công chính”. Công chính của Thánh Giuse ở đây chắc chắn không phải ở chuyện giữ luật Môsê đến từng chi tiết, bởi nếu như thế, hẳn người đã làm thủ tục để đưa Đức Mẹ ra toà. Công chính ở đây cũng không phải là việc Thánh Giuse không muốn làm cha “bất đắc dĩ”. Thánh Giuse Công chính là bởi vì người thấy mình không xứng đáng làm cha một đứa trẻ mà ông biết nguồn gốc xuất phát không do con người mà do thần linh. Làm chồng của một người mà ông biết là bà đã được hiến thánh cho Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ.
Lời Ngôn sứ Isaia nói về Đấng Emmanuel hoàn toàn được ứng nghiệm khi Thánh Giuse đón Đức Maria về nhà mình. Cũng chính từ đây, Chúa Giêsu đàng hoàng bước vào dòng họ vua David, tiếp tục làm nên những kỳ công vĩ đại của Thiên Chúa. Được như thế, nhờ có công rất lớn của Cha Thánh Giuse.
Lễ Giáng Sinh gần kề, là dịp thuận lợi để chúng ta nhìn lại vai trò cao trọng của Thánh Cả Giuse trong công trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Đồng thời cũng là lúc để mỗi người trong chúng ta vất bỏ những vướng bận, những hận thù chia rẽ để đồng thanh cất tiếng tung hô: “Maranatha, Lạy Chúa, xin hãy đến!”
Sưu tầm