Dan Lee
12-17-2010, 11:44 PM
Suy Niệm Lời Chúa, Chúa Nhật IV Mùa Vọng năm A
Kính thưa quí ông bà anh chị em, ở đời ai lại không thiếu thốn điều này, điều kia, chính vì thế mà con người cần phải nhờ vã, cầu xin đến người khác. Cho nên cầu xin, khẩn nguyện là điều con người vẫn làm thường ngày, nhưng xin gì mới được? Có lẽ nhiều thứ để xin lắm như: xin bình an, sức khoẻ, tiền bạc, công việc, gia đình, nhà cửa, khỏi bệnh, khỏi chết… Những điều xin trên cũng tốt lành và chính đáng, nhưng có một sự cần phải xin và cần phải có thì lắm khi ta lại không để ý.
Hôm nay trong bài đọc 1 sách Tiên Tri Isaia cũng nói về vấn đề xin, tiên tri mời gọi vua Achaz xin Thiên Chúa một dấu ở dưới đất hay ở trên trời cao. Ở đây chúng ta không đào sâu tại sao vua không xin; vì vua sợ không dám thử thách Chúa hay vì vua không biết điều gì để mà xin. Vấn đề chính ở đây là, lời tiên tri xác quyết một sự kiện vĩ đại: sự kiện của lời Thiên Chúa Hứa sẽ xuất hiện trong thời gian: “ Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (Is 7,14). Đây là tin vui, tin trọng đại cho nhân loại vì, đây là một kỷ nguyên mới; kỷ nguyên của hy vọng, kỷ nguyên của sự giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, nhất là khỏi phải án phạt trầm luân. Nếu đây mà không phải là tin mừng, tin vui cho nhân loại, thì còn tin nào nữa đây; thế nhưng nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta chưa thấy được đâu là điều cần thiết nhất cho chúng ta. Sự cần thiết ở đây là gì, nếu đó không phải là ơn cứu độ- sự sống đời đời mà Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại qua người Con chí Ái là Emmanuel hay sao. Hiểu như thế thì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, lắm lúc Chúa cũng bảo chúng ta xin gì thì cứ xin. Nếu đặt chúng ta trong trường hợp của vua Achaz có lẽ ta không như vua Achaz, mà ta sẽ xin Chúa điều này điều kia ngay, nhưng không chừng những điều cần thiết nhất cho cuộc sống phần rỗi đời đời thì ta lại không xin, thay vào đó, ta cứ xin cho bằng được những điều rất bình thường, mặc dù đó là những điều cần thiết cho cuộc sống thể xác, nhưng lại là cuộc sống chóng qua và có khi vì những sự chúng ta có đó lại làm cho cuộc đời chúng ta ra hư hỏng.
Vậy thì, để nhận ra dấu chỉ của Chúa trong cuộc đời của mỗi người, thì có những dấu chỉ Chúa tỏ ra cho ta khá rõ ràng nhưng phần nhiều, để nhận rõ những sự việc, những dấu chỉ của Chúa, ta cần phải cầu nguyện, chiêm niệm và suy nghĩ; vì ý của Chúa thường đi ngược lại những điều con người suy nghĩ.
Thánh Giuse trong bài đọc Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta điều đó; thật khó hiểu và lại càng không hiểu nổi người bạn của mình hiền lành, thánh thiện như vậy mà lại có những chuyện xẩy ra như kia thì sao mà hiểu nổi. Thánh Giuse đã đau khổ, dằn vặt, dây dứt. Trong hoàn cảnh éo le như thế, Chúa đã đến qua việc soi sáng cho thánh nhân hiểu được chương trình của Thiên Chúa thực hiện qua Mẹ Maria. Như thế, Thánh Giuse cần phải có bầu không khí tĩnh lặng mới lắng nghe và hiểu được ý Chúa. Kinh Thánh dùng hình ảnh để diễn tả cho sự tĩnh lặng của đêm thanh vắng- giấc mơ. Và quả thật, nhờ vậy mà thánh nhân đã nhận ra chương trình của Thiên Chúa, nên ngài đã làm những gì do thiên thần Chúa truyền.
Quí ông bà anh chị em thân mến, cuộc sống lòng tin của mỗi người chúng ta cần phải có thời gian tĩnh lặng để cho lòng mình lắng đọng lại, cùng với sự khao khát, thao thức tìm cho mình có được cuộc sống thật tốt đẹp, thật ý nghĩa. Với một chiều hướng tốt lành như thế Chúa sẽ đến cho ta biết được ý nhiệm mầu của Chúa muốn nói với ta qua mọi cảnh vật trong vũ trụ; Chúa nói với ta qua các biến động của thế giới. Chúa nói với ta qua những người chung quanh. Chúa nói với ta qua những người nghèo khổ. Chúa nói với ta qua những người bạn, và Chúa nói với ta qua những người trong gia đình…Chúa luôn nói với chúng ta từng giây, từng phút và mời gọi chúng ta cộng tác vào chương trình của Chúa đang dự tính cho chúng ta; vấn đề là chúng ta có được cặp mắt của Chúa để nhìn ra tất cả những sự kiện, những người chung quanh ta, kể cả những người ta cho là thù địch với ta, như là món qùa cho chúng ta: “ Tất cả là hồng ân”. Qua tất cả những điều trên, Chúa muốn dạy chúng ta bài học về yêu thương, nếu không phải là: yêu như Chúa đã yêu ta, vì tất cả mọi người là hình ảnh của Chúa, và là con của Ngài.
Khi ta có được những tâm tình như thế thì ta sẽ có những nghĩa cử, coi tất cả mọi người là thân thiết, như thánh Tông Đồ Phaolô, trong bài đọc 2: “Tôi chúc tất cả mọi người trong thành Rôma được Thiên Chúa yêu mến và kêu gọi nên thánh, được ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Đức Giêsu Kitô là Chúa chúng ta.” ( Rm 1,7). Cho nên, hơn bao giờ hết, đích điểm của mùa vọng là giúp chúng ta hướng về Con Thiên Chúa làm người; Emamuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, qua Hài Nhi Giêsu. Hình ảnh bé Hài Nhi Giêsu là biểu tượng cho sự hoà bình tuyệt diệu. Ngài đến với bất cứ ai, và bất cứ ai cũng đến được với Ngài. Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thiên Chúa ở trong tôi, Thiên Chúa ở trong mọi người là: ông bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái và tất cả mọi người, kể cả kẻ mà ta cho là thù địch.
Xin niềm vui, sự bình an và lòng yêu mến mà ánh sáng của đêm Giáng Sinh mang lại cho muôn người ở khắp mọi nơi. Amen.
Lm Phalô Cao Thế Bình S.D.D
Kính thưa quí ông bà anh chị em, ở đời ai lại không thiếu thốn điều này, điều kia, chính vì thế mà con người cần phải nhờ vã, cầu xin đến người khác. Cho nên cầu xin, khẩn nguyện là điều con người vẫn làm thường ngày, nhưng xin gì mới được? Có lẽ nhiều thứ để xin lắm như: xin bình an, sức khoẻ, tiền bạc, công việc, gia đình, nhà cửa, khỏi bệnh, khỏi chết… Những điều xin trên cũng tốt lành và chính đáng, nhưng có một sự cần phải xin và cần phải có thì lắm khi ta lại không để ý.
Hôm nay trong bài đọc 1 sách Tiên Tri Isaia cũng nói về vấn đề xin, tiên tri mời gọi vua Achaz xin Thiên Chúa một dấu ở dưới đất hay ở trên trời cao. Ở đây chúng ta không đào sâu tại sao vua không xin; vì vua sợ không dám thử thách Chúa hay vì vua không biết điều gì để mà xin. Vấn đề chính ở đây là, lời tiên tri xác quyết một sự kiện vĩ đại: sự kiện của lời Thiên Chúa Hứa sẽ xuất hiện trong thời gian: “ Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ gọi là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. (Is 7,14). Đây là tin vui, tin trọng đại cho nhân loại vì, đây là một kỷ nguyên mới; kỷ nguyên của hy vọng, kỷ nguyên của sự giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi, nhất là khỏi phải án phạt trầm luân. Nếu đây mà không phải là tin mừng, tin vui cho nhân loại, thì còn tin nào nữa đây; thế nhưng nhiều khi trong cuộc sống, chúng ta chưa thấy được đâu là điều cần thiết nhất cho chúng ta. Sự cần thiết ở đây là gì, nếu đó không phải là ơn cứu độ- sự sống đời đời mà Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại qua người Con chí Ái là Emmanuel hay sao. Hiểu như thế thì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, lắm lúc Chúa cũng bảo chúng ta xin gì thì cứ xin. Nếu đặt chúng ta trong trường hợp của vua Achaz có lẽ ta không như vua Achaz, mà ta sẽ xin Chúa điều này điều kia ngay, nhưng không chừng những điều cần thiết nhất cho cuộc sống phần rỗi đời đời thì ta lại không xin, thay vào đó, ta cứ xin cho bằng được những điều rất bình thường, mặc dù đó là những điều cần thiết cho cuộc sống thể xác, nhưng lại là cuộc sống chóng qua và có khi vì những sự chúng ta có đó lại làm cho cuộc đời chúng ta ra hư hỏng.
Vậy thì, để nhận ra dấu chỉ của Chúa trong cuộc đời của mỗi người, thì có những dấu chỉ Chúa tỏ ra cho ta khá rõ ràng nhưng phần nhiều, để nhận rõ những sự việc, những dấu chỉ của Chúa, ta cần phải cầu nguyện, chiêm niệm và suy nghĩ; vì ý của Chúa thường đi ngược lại những điều con người suy nghĩ.
Thánh Giuse trong bài đọc Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta điều đó; thật khó hiểu và lại càng không hiểu nổi người bạn của mình hiền lành, thánh thiện như vậy mà lại có những chuyện xẩy ra như kia thì sao mà hiểu nổi. Thánh Giuse đã đau khổ, dằn vặt, dây dứt. Trong hoàn cảnh éo le như thế, Chúa đã đến qua việc soi sáng cho thánh nhân hiểu được chương trình của Thiên Chúa thực hiện qua Mẹ Maria. Như thế, Thánh Giuse cần phải có bầu không khí tĩnh lặng mới lắng nghe và hiểu được ý Chúa. Kinh Thánh dùng hình ảnh để diễn tả cho sự tĩnh lặng của đêm thanh vắng- giấc mơ. Và quả thật, nhờ vậy mà thánh nhân đã nhận ra chương trình của Thiên Chúa, nên ngài đã làm những gì do thiên thần Chúa truyền.
Quí ông bà anh chị em thân mến, cuộc sống lòng tin của mỗi người chúng ta cần phải có thời gian tĩnh lặng để cho lòng mình lắng đọng lại, cùng với sự khao khát, thao thức tìm cho mình có được cuộc sống thật tốt đẹp, thật ý nghĩa. Với một chiều hướng tốt lành như thế Chúa sẽ đến cho ta biết được ý nhiệm mầu của Chúa muốn nói với ta qua mọi cảnh vật trong vũ trụ; Chúa nói với ta qua các biến động của thế giới. Chúa nói với ta qua những người chung quanh. Chúa nói với ta qua những người nghèo khổ. Chúa nói với ta qua những người bạn, và Chúa nói với ta qua những người trong gia đình…Chúa luôn nói với chúng ta từng giây, từng phút và mời gọi chúng ta cộng tác vào chương trình của Chúa đang dự tính cho chúng ta; vấn đề là chúng ta có được cặp mắt của Chúa để nhìn ra tất cả những sự kiện, những người chung quanh ta, kể cả những người ta cho là thù địch với ta, như là món qùa cho chúng ta: “ Tất cả là hồng ân”. Qua tất cả những điều trên, Chúa muốn dạy chúng ta bài học về yêu thương, nếu không phải là: yêu như Chúa đã yêu ta, vì tất cả mọi người là hình ảnh của Chúa, và là con của Ngài.
Khi ta có được những tâm tình như thế thì ta sẽ có những nghĩa cử, coi tất cả mọi người là thân thiết, như thánh Tông Đồ Phaolô, trong bài đọc 2: “Tôi chúc tất cả mọi người trong thành Rôma được Thiên Chúa yêu mến và kêu gọi nên thánh, được ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và của Đức Giêsu Kitô là Chúa chúng ta.” ( Rm 1,7). Cho nên, hơn bao giờ hết, đích điểm của mùa vọng là giúp chúng ta hướng về Con Thiên Chúa làm người; Emamuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, qua Hài Nhi Giêsu. Hình ảnh bé Hài Nhi Giêsu là biểu tượng cho sự hoà bình tuyệt diệu. Ngài đến với bất cứ ai, và bất cứ ai cũng đến được với Ngài. Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thiên Chúa ở trong tôi, Thiên Chúa ở trong mọi người là: ông bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cái và tất cả mọi người, kể cả kẻ mà ta cho là thù địch.
Xin niềm vui, sự bình an và lòng yêu mến mà ánh sáng của đêm Giáng Sinh mang lại cho muôn người ở khắp mọi nơi. Amen.
Lm Phalô Cao Thế Bình S.D.D