PDA

View Full Version : Thiên nhiên báo động



tieuvu1512
12-19-2010, 01:27 AM
Đó là những mối đe dọa đã hiển hiện với loài người mà giới khoa học cảnh báo nếu loài người không có khả năng khống chế và vẫn hành xử như đã làm trong suốt thế kỷ qua, chắc chắn các hệ thống thiên nhiên trên Trái đất sẽ sụp đổ.
1. Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng các thành phố lớn ven biển ở châu Á. Các thành phố lớn ngày càng bị ngập lụt trên quy mô lớn và người dân ở những thành phố này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu xu hướng biến đổi khí hậu (http:///bien-doi-khi-hau/) như hiện nay vẫn tiếp diễn. 3 thành phố ở châu Á là thành phố Hồ Chí Minh, Bangkok (Thái Lan) và Manila (Philippines) nằm trong số những thành phố trên. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh (http:///dong-kinh/) tế do ngập lụt gây ra có thể lên tới nhiều tỷ USD mỗi năm.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_001.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_001.jpg)
Nước biển đang cao đe dọa ở thủ đô Bangkok của Thái Lan
Trái đất ấm lên cũng đe dọa nhiều loài động vật: các loài chim di cư đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do môi trường sống và nguồn thức ăn thay đổi; ở vùng núi và Bắc Cực, nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi thảm thực vật và môi trường nước khiến một số loài có thể biến mất.
Biến đổi khí hậu đe dọa nguồn nước nhiều nơi trên toàn cầu. Các cơ quan khí tượng và phát triển của LHQ đã báo động nguồn nước đang khô hạn ở nhiều nơi trên toàn cầu – hậu quả của biến đổi khí hậu và việc con người sử dụng nguồn nước phung phí.
2. Sự sống trong các đại dương sụt giảm thấy rõ
Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) vừa công bố nghiên cứu mới nhất, trong đó cảnh báo tác động của khí thải gây hiệu ứng nhà kính đối với môi trường các đại dương trên toàn cầu là nghiêm trọng và phức tạp hơn nhiều so với tính toán của giới khoa học quốc tế. Trong vòng 65 triệu năm qua, độ pH của môi trường biển và đại dương đã giảm tới 30%. Các biển và đại dương hấp thụ 25% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu và chuyển thành axít cácboníc.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_002.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_002.jpg)
Vụ tràn dầu ở vịnh Mexico hồi tháng 4 để lại hậu quả nặng nề với môi trường
Giới khoa học cảnh báo trong các thập kỷ sắp tới, với tốc độ axít hoá như hiện nay, các sinh vật biển như san hô, động vật có vỏ như trai, sò, tôm cua… có nguy cơ tuyệt chủng do không hình thành được bộ xương. 11 trong tổng số 15 khu vực đánh cá trọng điểm trên thế giới đang dần biến mất. Nạn axít hoá kết hợp với sự ấm lên của các đại dương khiến nhiều loài hải sản và động vật biển không còn môi trường nhiệt độ thích hợp để phát triển. Theo thống kê, nguồn hải sản hiện đang cung cấp 15% lượng prôtêin (protein) cho 3 tỷ người và là nguồn cung cấp prôtêin chủ yếu cho hơn 1 tỷ người nữa trên thế giới.

3.Khủng hoảng lương thực toàn cầu
Một thực tế đang diễn ra là kể từ khi cuộc cách mạng nông nghiệp bắt đầu, hàng năm, thế giới ngày càng sản xuất ít lương thực hơn trong khi dân số lại không ngừng gia tăng. Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) cảnh báo tình trạng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nặng nề đến an ninh lương thực, khiến giá lương thực không ngừng tăng cao trong nhiều thập kỷ tới. Theo IFPRI, trong giai đoạn từ 2010 – 2050, biến đổi khí hậu sẽ thu hẹp đáng kể diện tích đất nông nghiệp trên thế giới và giảm năng suất cây trồng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Thực tế này sẽ kéo theo giá lương thực tăng vọt, cụ thể giá ngô có thể tăng tới 42% – 131%, giá gạo tăng 11% – 78% và giá lúa mỳ tăng 17% – 67%.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_003.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_003.jpg)

Khí hậu ấm lên tác động mạnh đến sản lượng lương thực
Còn theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Trái Đất ấm lên đang đe dọa sản lượng tại các vựa lúa ở châu Á. Nhóm nghiên cứu của FAO tính toán nhiệt độ tăng trong hơn 25 năm qua đã khiến sản lượng lúa gạo tại một số vựa lúa lớn ở châu Á giảm từ 10% đến 20%. Tình trạng sẽ tồi tệ hơn khi nhiệt độ tiếp tục tăng vào giữa thế kỷ này. Vẫn theo FAO, mất các nguồn gien cây lương thực hoang dã đe dọa an ninh lương thực toàn cầu.
4.Tình trạng tăng dân số

Theo thống kê mới nhất của LHQ, dân số thế giới hiện nay vào khoảng 6,9 tỷ người, đạt 7 tỷ người vào năm 2012 (http:///2012/) và sẽ tăng lên từ 8 tỷ -10 tỷ người trong 40 năm tới. Như vậy, chúng ta sẽ không có tương lai nếu dân số cứ tiếp tục tăng như tốc độ hiện nay.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_004.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_004.jpg)
Dân số đang là thách thức lớn với thế giới
Riêng tại châu Á – Thái Bình Dương, Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) cảnh báo dân số đang là thách thức lớn, đe dọa sự phát triển của khu vực. Do dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình chưa được phổ cập rộng rãi, cùng với xung đột và ảnh hưởng tôn giáo, tỷ lệ không sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ở châu Á – Thái Bình Dương cũng như các nhu cầu chưa được đáp ứng về dịch vụ này vẫn cao.

5.Nạn tàn phá rừng
Nạn phá rừng là nguyên nhân của 25% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính bổ sung, tức gần gấp đôi so với lượng khí thải do các phương tiện vận tải và ngành công nghiệp gây ra. Rừng là một thành phần cốt yếu của hệ thống khí hậu cũng như của việc duy trì và bảo vệ nguồn nước ngầm.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_005.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_005.jpg)

Hơn 50% diện tích rừng trên thế giới đã bị tàn phá
Trong khi đó, hơn 50% diện tích rừng trên thế giới đã bị tàn phá. Con người chính là thủ phạm chính, và cũng chính con người đã và sẽ còn phải gánh chịu hậu quả tàn khốc do nạn phá rừng mang lại.
6.Đô thị hóa quá nhanh

Đô thị hóa quá nhanh đe dọa sức khỏe con người. Đến giữa thế kỷ này, sẽ có khoảng 70% dân số thế giới sống ở thành thị, so với mức hiện nay là 50%. Việc đô thị hóa nhanh chóng, không có kế hoạch dẫn đến việc các khu định cự ổ chuột tăng lên và tạo ra nhiều khó khăn cho chính quyền các thành phố. Sự khác biệt về thu nhập, điều kiện sống, việc tiếp cận các dịch vụ, vấn đề vệ sinh, ô nhiễm, dịch bệnh, tội phạm và bạo lực cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề sức khỏe cộng đồng.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_006.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_006.jpg)

Trên đường phố Thượng Hải (Trung Quốc) – thành phố phát triển nhanh thứ 3 thế giới

Tổ chức Y tế (http:///y-te/) Thế giới (WHO) cảnh báo hiện tượng đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và thường không được quy hoạch tốt, sẽ dẫn tới những hệ quả xấu đối với sức khỏe của con người. Các thành phố đối mặt với ba nguy cơ đối với sức khỏe con người là các bệnh truyền nhiễm, những căn bệnh phát triển mạnh trong điều kiện sống đông đúc; các bệnh mãn tính do nhiễm độc khói thuốc lá, do cách ăn uống, thói quen ít vận động và lạm dụng đồ uống có cồn; và cuối cùng là những tai nạn và chấn thương tâm lý do giao thông, bạo lực và tội phạm.
7.Nguồn dầu mỏ cạn kiệt

Chắc chắn một điều rằng sản lượng khai thác dầu mỏ đã từng đạt đến đỉnh điểm "đỉnh dầu" trong giai đoạn 2005-2006 và đang giảm dần kể từ đó đến nay. Trong một báo cáo được công bố tháng 4/2010, quân đội Mỹ đã khẳng định "từ nay đến năm 2012, tình trạng dư thừa dầu mỏ trong khai thác chắc chắn sẽ không còn, và từ năm 2015, sự thiếu hụt nguồn dầu mỏ có thể lên tới 10 triệu thùng/ngày".
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_007.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_007.jpg)
Dầu mỏ, nền tảng của nền kinh tế thế giới
Trong khi đó, điều rõ ràng là nền kinh tế và nền văn hóa thế giới được xây dựng chủ yếu nhờ vào nguồn dầu mỏ giá rẻ: Từ những chiếc xe hơi hay máy bay đến những ngôi nhà, nguồn lương thực – thực phẩm mà con người đang sử dụng, tất cả đều có mối quan hệ ràng buộc với dầu mỏ.
8.Các bệnh không lây nhiễm

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 65 đã lên tiếng cảnh báo các bệnh không lây nhiễm đã nhanh chóng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng trên toàn cầu. Bệnh không lây nhiễm gồm có đau tim, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và bệnh mãn tính về hô hấp. Các bệnh trên đều có nguyên nhân từ việc lạm dụng thuốc lá, rượu, ăn uống không lành mạnh và ít vận động, đã nhanh chóng trở thành thách thức nghiêm trọng đối với kinh tế vĩ mô và phát triển trên toàn cầu.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_008.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_008.jpg)
Chuyên gia y tế cảnh báo mối nguy hiểm của các bệnh không lây nhiễm
Hiện nay, căn bệnh trên không còn là bệnh của các nước giàu mà ngày càng trở thành gánh nặng của các nước nghèo, làm các nước nghèo ngày càng nghèo hơn do chi phí y tế tăng cao và năng suất lao động xã hội giảm. Theo thống kê, hàng năm, bệnh không lây nhiễm đã gây tử vong cho 55 triệu người trên thế giới trong đó 90% là ở các nước đang phát triển và cộng đồng dân cư nghèo nhất.
9.Vũ khí hóa học và sinh học
Đây vẫn là một trong những đe dọa an ninh lớn nhất đối với nhân loại trong thế giới đương đại. Đại hội đồng LHQ nhấn mạnh thế giới vẫn phải vượt qua những trở ngại lớn để tăng cường thực thi các công ước then chốt cấm các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_009.jpg (http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2010/12/9-hiem-hoa-thach-thuc-loai-nguoi_Tin180.com_009.jpg)
Vũ khí hóa học và sinh học – một trong những đe dọa an ninh lớn nhất đối với nhân loại

Một chiến dịch quốc tế thành công nhằm ngăn chặn vũ khí hóa học và sinh học phụ thuộc vào các biện pháp thực thi cụ thể và kiểm chứng nghiêm ngặt. Công ước LHQ về cấm sử dụng vũ khí hóa học và sinh học đóng vai trò then chốt để giảm các mối đe dọa này. Tuy nhiên, kiểm chứng việc tuân thủ này cũng đang là vấn đề lớn đối với việc thực thi Công ước.

(theo dantri)