Dan Lee
12-24-2010, 12:15 AM
LỊCH SỬ CÂY NOËL.
Từ 28 năm nay, các miền khác nhau của nước Italia và của Âu Châu đã thay phiên nhau dâng tặng cây Noel cho Đức Thánh Cha.
http://thanhlinh.net/baivo/2010/CayNoel.jpg
Ngày 17-12, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến phái đoàn vùng Nam Tyrol (Italia) đến Rôma dâng tặng ĐTC cây thông Giáng sinh, theo truyền thống, sẽ được dựng cạnh Máng cỏ tại quảng trường Thánh Phêrô. Cây thông trăm tuổi này, cao 34m, mọc tại độ cao 1.500m, sẽ được thắp sáng vào đầu buổi tối trong một nghi thức dưới sự chủ tọa của Đức Hồng y Giovanni Lajolo, Chủ tịch Phủ quản trị Nhà nước Vatican. Có khoảng 50 cây thông nhỏ hơn cũng đã được tặng để trang trí nhiều nơi tại Vatican.
Trong huấn từ đón tiếp phái đoàn, ĐTC nói: “Cây Giáng sinh làm phong phú ý nghĩa biểu tượng của lễ Giáng sinh, là một thông điệp về tình huynh đệ và bằng hữu, là lời mời gọi hiệp nhất và bình an, cũng là lời mời, trong cuộc sống của mình và trong xã hội, hãy nhận lấy Thiên Chúa, Đấng trao cho chúng ta tình yêu toàn năng trong một hài nhi mới sinh. Qua đó Ngài mong tình yêu của Ngài đến với chúng ta một cách dễ dàng. Máng cỏ và cây Noel mang đến sứ điệp hy vọng và yêu thương, giúp chúng ta có được một bầu khí thích hợp để sống mầu nhiệm Chúa Cứu thế sinh ra một cách linh thiêng, đạo đức”. (Theo VIS - WHĐ).
Cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật. Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo.(VietCatholic News).
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Người ta kể lại rằng: thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đã phá tục thờ cây cối. Ngài thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar là cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, nên đã thuyết giảng rằng :‘‘Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài Đồng’’. Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng Sinh.
Đến thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng. Trên đó người ta treo trái pomme của bà Eva.
Từ thế kỷ thứ XII, cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, vùng Alsace. Người ta gọi “Cây Noel” lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pomme của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kì đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát trển truyền thống cây Noel.
Thế kỷ XII và XIII, các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông.
Năm 1738, Marie Leszcynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noel trong lâu đài Versailles.
Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
Làm lễ Giáng Sinh quanh một cái cây, biểu tượng cho cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kì đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là cây Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19. Cây Noel cũng được những nước Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan tán thưởng trong thời kì này. Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và chưng cây Noel.
Tương truyền về thánh Boniface kể rằng, một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế.
Tương truyền, một lần Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Noel có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời thượng cổ, những vở kịch đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva tại vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo các quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI. Người theo Kitô giáo mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thống của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng Sinhvào một đêm lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Những người lính phe liên bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành cây Thông Giáng Sinh, đã bỏ nơi gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi cây Giáng Sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng Sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windon bằng nến cùng với rất nhiều laọi kẹo, hoa quả và bánh mì gừng. Khi cây Giáng Sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng Sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Noel đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ coi cây Giáng Sinh là một điều kì cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng Sinh vào các buổi biểu diễn nhăm tăng thêm tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851, một mục sư người Đức đặt một cây Giáng Sinh trước cửa nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng Sinh trở nên phổ biến ở Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng Sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn 1,5 mét chỉ khoảng 4 -5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng Sinh, và hai mươi năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỉ XX, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Canada và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng Sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng Sinh tới, một cây Noel lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Noel đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. Rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Noel rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Cananda cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng Sinh tuyệt vời từ tháp hoà bình Carillon vang đến (theo thánh nhạc ngày nay số 52).
Trong giờ đọc kinh truyền tin Chúa nhật 19.12.2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây Noel: ‘‘Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân”.
Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang….Qua đủ mọi hình thức: Hang đá máng cỏ, cây Noel, nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
‘’ Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương’’ (Lc 2,14).
Giáng sinh đang về trên khắp mọi nơi trần thế. Hang Đá Máng Cỏ, Cây Noel đã trở nên một nét đẹp của “lễ hội văn hóa Giáng Sinh”. Bình an và niềm vui là quà tặng của Giáng sinh. Cây Noel lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lên tia hy vọng như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Từ 28 năm nay, các miền khác nhau của nước Italia và của Âu Châu đã thay phiên nhau dâng tặng cây Noel cho Đức Thánh Cha.
http://thanhlinh.net/baivo/2010/CayNoel.jpg
Ngày 17-12, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã tiếp kiến phái đoàn vùng Nam Tyrol (Italia) đến Rôma dâng tặng ĐTC cây thông Giáng sinh, theo truyền thống, sẽ được dựng cạnh Máng cỏ tại quảng trường Thánh Phêrô. Cây thông trăm tuổi này, cao 34m, mọc tại độ cao 1.500m, sẽ được thắp sáng vào đầu buổi tối trong một nghi thức dưới sự chủ tọa của Đức Hồng y Giovanni Lajolo, Chủ tịch Phủ quản trị Nhà nước Vatican. Có khoảng 50 cây thông nhỏ hơn cũng đã được tặng để trang trí nhiều nơi tại Vatican.
Trong huấn từ đón tiếp phái đoàn, ĐTC nói: “Cây Giáng sinh làm phong phú ý nghĩa biểu tượng của lễ Giáng sinh, là một thông điệp về tình huynh đệ và bằng hữu, là lời mời gọi hiệp nhất và bình an, cũng là lời mời, trong cuộc sống của mình và trong xã hội, hãy nhận lấy Thiên Chúa, Đấng trao cho chúng ta tình yêu toàn năng trong một hài nhi mới sinh. Qua đó Ngài mong tình yêu của Ngài đến với chúng ta một cách dễ dàng. Máng cỏ và cây Noel mang đến sứ điệp hy vọng và yêu thương, giúp chúng ta có được một bầu khí thích hợp để sống mầu nhiệm Chúa Cứu thế sinh ra một cách linh thiêng, đạo đức”. (Theo VIS - WHĐ).
Cùng với cây Noel là một hang Belem lớn được làm ngay tại chân cột tháp Obelisco trước Đền Thánh Phêrô. Hang Belem này sẽ mở màn từ ngày 24 tháng 12 đến ngày 2 tháng 2. Đây là nét văn hóa tôn giáo đẹp đẽ đã có từ năm 1982, thời Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Thực ra truyền thống này đã khởi nguồn từ rất xa xưa khi thánh Phanxicô Assisi vào năm 1223 đã làm để diễn tả Mầu Nhiệm Belem. Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã theo truyền thống này và Ngài đã nhấn mạnh và xác nhận ý nghĩa giá trị của việc làm hang Belem và cây Noel không chỉ là diễn tả các yếu tố tinh thần tôn giáo mà còn cả các yếu tố văn hóa và nghệ thuật. Sau dịp Giáng Sinh, cây Noel sẽ được hạ xuống. Phần gỗ sẽ được trao cho các nghệ nhân để chế tác thành những sản phẩm văn hóa và nghệ thuật. Các sản phẩm này sẽ được bán và số tiền thu được Tòa Thánh sẽ đem giúp đỡ những người nghèo.(VietCatholic News).
Theo truyền thuyết, ngay từ 2000 đến 1200 trước Công nguyên đã có tục lệ trưng bày cây thông épicéa vào ngày 24 tháng 12, bởi vì người ta xem như ngày này là ngày tái sinh của Mặt trời. Trước đây, người Đông Âu (Celtes) dùng lịch theo chu kì Mặt trăng. Mỗi tháng của năm đều liên kết với một loại cây. Ngày 24 tháng 12 nhắm tiết Đông chí được đặt tên là tùng bách (épicéa). Để làm lễ cho ngày Đông chí, một cây xanh tượng trưng cho sự sống được trang trí bởi trái, hoa và lúa mì.
Năm 354, Giáo hội Công giáo định lễ Giáng Sinh được cử hành ngày 25 tháng 12. Theo dòng thời thời gian cây Noel có một lịch sử hình thành và đến nay nó đã trở thành thân quen mỗi dịp Giáng Sinh về.
Người ta kể lại rằng: thánh đan sĩ Boniface (sinh năm 680) đã phá tục thờ cây cối. Ngài thuyết phục các đạo sĩ người Đức ở vùng Geismar là cây sồi không phải là cây thiêng. Ngài cho hạ một cây sồi. Khi đốn cây, sồi lăn xuống triệt hạ các cây mọc trên triền dốc, chỉ trừ cây thông. Thánh Boniface coi đó là điềm lạ, nên đã thuyết giảng rằng :‘‘Kể từ nay, ta đặt tên cho cây thông là cây Chúa Hài Đồng’’. Từ đó, người ta trồng cây thông trên khắp nước Đức để mừng lễ Giáng Sinh.
Đến thế kỷ thứ XI, cây Noel được trang hoàng bằng những trái pom đỏ, tượng trưng cho cây thiên đàng. Trên đó người ta treo trái pomme của bà Eva.
Từ thế kỷ thứ XII, cây sapin được xuất hiện tại Âu Châu, vùng Alsace. Người ta gọi “Cây Noel” lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.
Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những trái pomme của bà Eva, kẹo và bánh. Cũng vào thời kì đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến. Năm 1560 những người theo đạo Tin Lành phát trển truyền thống cây Noel.
Thế kỷ XII và XIII, các cây sapin chiếu sáng đầu tiên xuất hiện. Người ta dùng những vỏ trái hồ đào (noix) đựng đầy dầu, trên mặt để tim đèn, hay đèn sáp mềm, cột quanh cây thông.
Năm 1738, Marie Leszcynska, vợ vua Louis XV nước Pháp, đã trang hoàng một cây Noel trong lâu đài Versailles.
Tại Alsace-Lorraine, người ta thấy càng ngày càng nhiều cây sapin, nơi đầu tiên có truyền thống này.
Các nước Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy thường trang hoàng nhà cửa cây xanh nhân dịp năm mới để xua đuổi ma quỷ. Họ còn dựng cây cho chim trú ngụ trong mùa Giáng Sinh.
Năm 1837, bà công tước Orléans, Hélène de Mecklembourg, gốc người Đức cho người trang hoàng một cây sapin tại điện Tuileries.
Làm lễ Giáng Sinh quanh một cái cây, biểu tượng cho cây trên Thiên Đàng và đủ loại kẹo đã trở thành một truyền thống nhanh chóng bên Đức. Phải chờ đến gần một thế kỷ để truyền thống đó đến mọi gia đình người Pháp, nhất là sau chiến tranh 1870, có hàng ngàn gia đình người Alsace-Lorraine di cư qua Pháp. Chính nhờ thời kì đó mà cả nước Pháp thu nhập truyền thống này.
Đầu thế kỷ thứ 19, Cây Noel được nhập vào nước Anh từ từ và rất được tán thưởng, nhờ ông hoàng Albert, chồng của Nữ hoàng Victoria. Vào thời đó, người ta gọi cây Noel là cây Victorian Tree. Cây Victorian Tree được trang trí bằng đèn sáp, kẹo cùng các thứ bánh treo ở cành cây bằng dây giấy đủ màu.
Cây Noel được thịnh hành nhất vào thế kỉ thứ 19. Cây Noel cũng được những nước Áo, Thuỵ Sỹ, Phần Lan, Hoà Lan tán thưởng trong thời kì này. Hiện nay khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng Sinh và chưng cây Noel.
Tương truyền về thánh Boniface kể rằng, một hôm trên đường hành hương, Ngài tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung xunh quanh một cây sồi lớn, dùng một đứa trẻ để tế thần. Để dừng buổi tế thần và cứu đứa trẻ, thánh nhân hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả một quả đấm! Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế.
Tương truyền, một lần Martin Luther, người sáng lập đạo Tin Lành dạo bước qua những cánh rừng vào một đêm Noel khoảng năm 1500. Trời quang và lạnh. Hàng triệu vì sao lấp lánh qua kẻ lá.Ông thực sự ngỡ ngàng trước một loài cây nhỏ, trên cành cây tuyết trắng phủ đầy, lung linh dưới ánh trăng.Cảnh vật hôm đó đã làm Luther thực sự rung động. Vì thế, khi trở về ông đã đặt một cây thông nhỏ trong nhà và kể lại câu chuyện này với lũ trẻ. Để tái tạo ánh lấp lánh của muôn ngàn ánh sao, ông đã treo nến trên cành cây thông và thắp sáng những ngọn nến ấy với lòng tôn kính ngày Chúa Giáng Sinh.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng vào một đêm Noel đã rất lâu rồi, có một người tiều phu đang trên đường trở về nhà thì gặp một đứa trẻ bị lạc và lả đi mặc dù nghèo khó nhưng người tiều phu đã dành lại cho đứa trẻ chút thức ăn ít ỏi của mình và che chở cho nó yên giấc qua đêm. Buổi sáng khi thức dậy, ông nhìn thấy một cái cây đẹp lộng lẫy ngoài cửa. Hóa ra đứa trẻ đói khát tối hôm trước chính là Chúa cải trang. Chúa đã tạo ra cây để thưởng cho lòng nhân đức của người tiểu phu tốt bụng.
Nguồn gốc thực của cây Noel có thể gắn liền với những vở kịch thiên đường. Vào thời thượng cổ, những vở kịch đạo đức được biểu diễn khắp Châu Âu, thông qua các vở kịch ấy người ta có thể truyền bá các bài Kinh Thánh. Những vở kịch nói về nguồn gốc của loài người và sự dại dột của Adam và Eva tại vườn Eden, thường được diễn vào ngày 24 tháng 12 hằng năm. Cây táo là một đạo cụ trong vở kịch, nhưng vì các vở kịch được diễn vào mùa đông, các loài cây đều chưa kết trái nên các diễn viên phải treo các quả táo giả lên cành cây.
Phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở Đức vào thế kỉ XVI. Người theo Kitô giáo mang cây xanh vào trong nhà và trang hoàng cho chúng trong dịp lễ Giáng Sinh.
Ở những vùng vắng bóng cây xanh, mọi người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và trang trí cho nó các cành cây xanh và nến. Chẳng bao lâu sau, phong tục cây Noel trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu.
Theo một truyền thống của nước Mỹ, một cuộc vui tổ chức xung quanh cây Giáng Sinhvào một đêm lạnh lẽo ở Trenton, New Jersey trong thời gian nội chiến đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Những người lính phe liên bang quá nhớ nhà, nhớ những ngọn nến được thắp sáng treo trên các cành cây Thông Giáng Sinh, đã bỏ nơi gác để ăn uống vui vẻ. Washington đã tấn công và đánh bại họ trong đêm đó.
Vào giữa thế kỷ XIX, hoàng tử Albert chồng tương lai của nữ hoàng Victoria ra đời. Chính ông đã phổ biến rộng rãi cây Giáng Sinh vào nước Anh. Năm 1841, đôi vợ chồng hoàng gia này đã trang hoàng cây Giáng Sinh đầu tiên của nước Anh tại lâu đài Windon bằng nến cùng với rất nhiều laọi kẹo, hoa quả và bánh mì gừng. Khi cây Giáng Sinh trở thành thời thượng ở Anh thì những gia đình giàu có đã dùng tất cả những đồ vật quý giá để trang trí cho nó. Vào những năm 1850, theo sự mô tả của đại văn hào Charles Dickens thì cây Giáng Sinh ở Anh được trang hoàng bằng búp bê, những vật dụng nhỏ bé, các thiết bị âm nhạc, đồ trang sức, súng và gươm đồ chơi, hoa quả và bánh kẹo. Sau khi đã tồn tại ở Anh thì phong tục cây Noel cũng trở nên phổ biến trên khắp các vùng thuộc địa của đế chế Anh, tới cả những vùng đất mới như Canada.
Cây Noel đầu tiên được dân chúng ở Mỹ biết đến là vào những năm 1830. Khi hầu hết người dân Mỹ coi cây Giáng Sinh là một điều kì cục thì những người Đức nhập cư ở Pennsylvania thường mang cây Giáng Sinh vào các buổi biểu diễn nhăm tăng thêm tiền quyên góp cho nhà thờ. Năm 1851, một mục sư người Đức đặt một cây Giáng Sinh trước cửa nhà thờ của ông làm cho những người dân xứ đạo ở đó đã bị xúc phạm và buộc ông phải hạ nó xuống. Họ cảm thấy đó là một phong tục ngoại đạo.
Tuy nhiên, vào những năm 1890, nhiều đồ trang trí bắt đầu được nhập từ Đức vào và từ đó tục lệ về cây Giáng Sinh trở nên phổ biến ở Canada và Mỹ. Có một sự khác biệt lớn giữa cây Giáng Sinh của Châu Âu và Bắc Mỹ. Cây của Châu Âu nhỏ, hiếm khi cao hơn 1,5 mét chỉ khoảng 4 -5 feet trong khi cây của Bắc Mỹ cao tới trần nhà.
Năm 1900, cứ 5 gia đình ở Bắc Mỹ thì có một gia đình có cây Giáng Sinh, và hai mươi năm sau phong tục này trở nên khá phổ biến. Vào những năm đầu thế kỉ XX, người dân Bắc Mỹ thường trang trí cây thông bằng đồ trang trí do chính tay họ làm ra. Đồ trang trí truyền thống của người Canada và người Mỹ gốc Đức gồm có quả hạnh nhân, quả hạch, bánh hạnh nhân với nhiều hình dạng thú vị khác nhau. Những hạt bắp chiên nhiều màu sắc, được trang trí cùng những quả phúc bồn tử và các chuỗi hạt. Cũng vào thời gian này bắt đầu xuất hiện những dây đèn trang trí trên cây Giáng Sinh, nhờ nó cây thông rực rỡ hơn nhiều lần. Ánh sáng trang trí bằng đèn điện kéo dài hơn và an toàn hơn rất nhiều so với ánh sáng toả ra từ những ngọn nến.
Mỗi năm khi ngày Giáng Sinh tới, một cây Noel lộng lẫy được đặt tại quảng trường trung tâm Bentall thành phố Vancouver, phía nam British Columbia. Và dân chúng tập trung xung quanh cây Noel đầu tiên vừa được dựng lên và chưa được trang hoàng lộng lẫy kia. Rồi ở cuối thành phố cây thông sáng bỗng bừng lên với muôn vàn ánh đèn đầy màu sắc, cùng lúc đó đội hợp xướng nhà thờ ca vang bài hát mừng lễ Giáng Sinh. Tại ngọn đồi Parliament ở Ottawa, một cây Noel rực rỡ ánh đèn màu được đặt cạnh ngọn đuốc thế kỷ của Cananda cùng với âm vị ngọt ngào của giai điệu Giáng Sinh tuyệt vời từ tháp hoà bình Carillon vang đến (theo thánh nhạc ngày nay số 52).
Trong giờ đọc kinh truyền tin Chúa nhật 19.12.2004, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã diễn giải ý nghĩa cây Noel: ‘‘Ta thường trưng bày bên cạnh máng cỏ một cây thông Giáng sinh, vốn là truyền thống tốt đẹp lâu đời nhằm ngợi ca cuộc sống. Vào mùa đông rét mướt, cây thông vẫn xanh tươi để nói rằng cuộc sống không bao giờ bị hủy diệt. Các quà tặng Giáng sinh được bày dưới gốc cây. Biểu tượng này muốn nói rằng cây Giáng sinh là cây nhân sinh mang hình ảnh Đức Kitô. Đây chính là món quà Thiên Chúa ban cho nhân trần. Thông điệp về cây thông Giáng sinh còn mang ý nghĩa cuộc sống xanh tươi như tặng vật của tình bạn và lòng yêu thương, là sự tương trợ huynh đệ và sự tha thứ, là sự chia sẻ và lắng nghe tha nhân”.
Giáng Sinh đã trở thành một đại lễ của nhân loại. Dù tin hay không tin vào Chúa Giêsu, mọi người đều hân hoan đón đợi và vui tươi mừng lễ.
Giáng Sinh có lẽ là ngày hội lớn duy nhất trên trái đất được đón mừng bởi mọi quốc gia, mọi sắc tộc, mọi tầng lớp xã hội. Từ núi cao, trong rừng sâu, xuống đồng bằng, vào thị tứ giầu sang….Qua đủ mọi hình thức: Hang đá máng cỏ, cây Noel, nhóm vài cây củi trên rừng, thắp ngọn nến đơn sơ trong ngôi nhà thờ bé nhỏ nghèo nàn vùng quê hẻo lánh, hay trăm ngàn ánh đèn muôn mầu rực rỡ chốn đô hội văn minh tráng lệ, khắp nơi đón mừng và cùng hát lên tâm tình:
‘’ Vinh danh Thiên Chúa trên trời.
Bình an dưới thế cho loài người Chúa thương’’ (Lc 2,14).
Giáng sinh đang về trên khắp mọi nơi trần thế. Hang Đá Máng Cỏ, Cây Noel đã trở nên một nét đẹp của “lễ hội văn hóa Giáng Sinh”. Bình an và niềm vui là quà tặng của Giáng sinh. Cây Noel lộng lẫy ánh đèn nhấp nháy sáng lên tia hy vọng như mời gọi chúng ta hãy tỏa sáng tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An