Dan Lee
12-26-2010, 10:01 PM
VAI TRÒ CỦA GIẢ ĐÌNH
Mừng lễ Thánh gia hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vai trò của gia đình trong đời sống cá nhân và xã hội.
Như chúng ta đã biết hệ thống tổ chức của xã hội loài người khởi đi từ cá nhân, rồi đến gia đình, làng xóm và sau cùng là quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Tự bản tính, con người không thể nào sống cô độc lẻ loi như một hòn đảo hay như một pháo đài biệt lập. Trái lại, chúng ta sống là sống với người khác trong một cộng đoàn.
Những người trước nhất chúng ta sống với chính là những người thân yêu cùng cư ngụ dưới một mái nhà. Và như vậy, cộng đoàn đầu tiên chúng ta tiếp xúc chính là gia đình.
Vì thế, Công đồng Vaticanô II đã xác quyết:
- Gia đình là mái trường đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người.
Ai trong chúng ta cũng đều có những kỷ niệm êm đẹp về gia đình mình. Bình thường chúng ta chẳng mấy khi để ý tới, thế nhưng đến lúc phải rời xa, chúng ta mới nghiệm ra rằng:
- Gia đình chính là chiếc nôi cho chúng ta khôn lớn. Được sống trong gia đình là điều quí hóa.
Tôi không thể nào quên được những lần nghịch ngợm đã bị ba tôi sửa phạt, cũng như không thể nào quên được những lời khuyên thấm thía của ba tôi mỗi khi tôi phải lên đường, rời xa gia đình trong một khoảng thời gian nào đó.
Tôi không thể nào quên được những chăm sóc nhỏ nhoi nhưng thấm đượm yêu thương của mẹ tôi: từ củ khoai lang và những chiếc bánh mỗi khi đi chợ về đến ánh mắt lo âu khi tôi đau yếu.
Tất cả những yêu thương trìu mến ấy đã góp lại và tạo nên con người tôi hôm nay.
Đúng thế, gia đình chính là mái trường đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người cũng như chuẩn bị cho chúng ta những hành trang cần thiết để bước xuống cuộc đời.
Hơn thế nữa, gia đình còn là nền tảng của xã hội, còn là con tim của nhân loại. Gia đình có ổn định thì xã hội mới được phát triển. Gia đình có hòa thuận và yêu thương thì nhân loại mới được lành mạnh.
Tìm hiểu vể tệ trạng thanh thiếu niên đi bụi đời và phạm pháp, chúng ta thấy đa số đều đã gặp phải những bất ổn trong gia đình. Có thể vì cha mẹ họ thường xuyên cãi vã. Có thể vì mẹ họ không còn trung thành với nhau theo kiểu ông ăn chả bà ăn nem. Có thể cha mẹ họ vì quá mải miết chạy theo tiền bạc, không còn lưu tâm tới họ nữa…Họ không tìm thấy trong gia đình một tình thương chân thành, một nơi nương tựa vững chắc. Và từ đó, họ chán nản bỏ nhà ra đi, nhúng tay vào tội ác, làm cho xã hội phải điêu đứng.
Gia đình là nền tảng của xã hội. Nền tảng ấy đã lung lay, thì xã hội sẽ bị chao đảo, nếu không muốn nói là đi dần tới chỗ sụp đổ.
Chính vì thế, người xưa đã bảo:
- Phải tu thân và tề gia trước đã, rồi sau đó mới trị quốc và bình thiên hạ.
Muốn làm lớn ngoài xã hội, thì trước hết phải lo tu sửa bản thân và ổn định trong gia đình. Hay như ca dao cũng đã diễn tả:
- Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
-Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Dưới ánh sáng của Kinh thánh, chúng ta cũng thấy được những ý nghĩ như vậy.
Đúng thế, ngày từ thuở đời đời, Thiên Chúa đã không sống cô độc lẻ loi, nhưng đã sống trong một hình thức gia đình, có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Khi nhập thể, Ngài đã không một mình bước vào cuộc đời, nhưng đã sống trong một gia đình, có mẹ là Đức Maria, có cha nuôi là thánh Giuse.
Trong quãng đời công khai, Ngài không sống cô độc, nhưng đã sống trong một cộng đoàn, quây quần chung quanh Ngài có mười hai tông đồ và các môn đệ.
Trong Cựu ước, chúng ta thấy khi tạo dựng nên con người, Ngài không dựng nên họ cô đơn vò võ, nhưng đã dựng nên một người nam và một người nữ. Đó là mái ấm gia đình đầu tiên, đặt nền tảng cho xã hội loài người. Chính vì thế, Ngài đã phán:
- Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ để kết hiệp với vợ mình và cả hai sẽ trở nên một xương một thịt.
Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã nhắc lại lập trường kể trên khi Ngài nói về chuyện ly dị. Thánh Phaolô còn dùng hình ảnh hôn nhân để nói lên tình yêu và sự kết hiệp giữa Đức Kitô và Giáo hội.
Thánh nhân cũng đã nhiều lần đề cập đến những bổn phận trong lãnh vực gia đình:
- Hỡi những người vợ, hãy phục tùng chồng mình trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình như Đức Kitô yêu thương Giáo hội và đã nộp mình vì Giáo hội.
Xin Chúa luôn gìn giữ mái ấm của chúng ta trong yêu thương và hòa thuận, để tình yêu gia đình chúng ta sẽ là một phản ảnh sống động cho tình yêu Thiên Chúa.
Sưu tầm
Mừng lễ Thánh gia hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vai trò của gia đình trong đời sống cá nhân và xã hội.
Như chúng ta đã biết hệ thống tổ chức của xã hội loài người khởi đi từ cá nhân, rồi đến gia đình, làng xóm và sau cùng là quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Tự bản tính, con người không thể nào sống cô độc lẻ loi như một hòn đảo hay như một pháo đài biệt lập. Trái lại, chúng ta sống là sống với người khác trong một cộng đoàn.
Những người trước nhất chúng ta sống với chính là những người thân yêu cùng cư ngụ dưới một mái nhà. Và như vậy, cộng đoàn đầu tiên chúng ta tiếp xúc chính là gia đình.
Vì thế, Công đồng Vaticanô II đã xác quyết:
- Gia đình là mái trường đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người.
Ai trong chúng ta cũng đều có những kỷ niệm êm đẹp về gia đình mình. Bình thường chúng ta chẳng mấy khi để ý tới, thế nhưng đến lúc phải rời xa, chúng ta mới nghiệm ra rằng:
- Gia đình chính là chiếc nôi cho chúng ta khôn lớn. Được sống trong gia đình là điều quí hóa.
Tôi không thể nào quên được những lần nghịch ngợm đã bị ba tôi sửa phạt, cũng như không thể nào quên được những lời khuyên thấm thía của ba tôi mỗi khi tôi phải lên đường, rời xa gia đình trong một khoảng thời gian nào đó.
Tôi không thể nào quên được những chăm sóc nhỏ nhoi nhưng thấm đượm yêu thương của mẹ tôi: từ củ khoai lang và những chiếc bánh mỗi khi đi chợ về đến ánh mắt lo âu khi tôi đau yếu.
Tất cả những yêu thương trìu mến ấy đã góp lại và tạo nên con người tôi hôm nay.
Đúng thế, gia đình chính là mái trường đầu tiên dạy cho chúng ta những bài học làm người cũng như chuẩn bị cho chúng ta những hành trang cần thiết để bước xuống cuộc đời.
Hơn thế nữa, gia đình còn là nền tảng của xã hội, còn là con tim của nhân loại. Gia đình có ổn định thì xã hội mới được phát triển. Gia đình có hòa thuận và yêu thương thì nhân loại mới được lành mạnh.
Tìm hiểu vể tệ trạng thanh thiếu niên đi bụi đời và phạm pháp, chúng ta thấy đa số đều đã gặp phải những bất ổn trong gia đình. Có thể vì cha mẹ họ thường xuyên cãi vã. Có thể vì mẹ họ không còn trung thành với nhau theo kiểu ông ăn chả bà ăn nem. Có thể cha mẹ họ vì quá mải miết chạy theo tiền bạc, không còn lưu tâm tới họ nữa…Họ không tìm thấy trong gia đình một tình thương chân thành, một nơi nương tựa vững chắc. Và từ đó, họ chán nản bỏ nhà ra đi, nhúng tay vào tội ác, làm cho xã hội phải điêu đứng.
Gia đình là nền tảng của xã hội. Nền tảng ấy đã lung lay, thì xã hội sẽ bị chao đảo, nếu không muốn nói là đi dần tới chỗ sụp đổ.
Chính vì thế, người xưa đã bảo:
- Phải tu thân và tề gia trước đã, rồi sau đó mới trị quốc và bình thiên hạ.
Muốn làm lớn ngoài xã hội, thì trước hết phải lo tu sửa bản thân và ổn định trong gia đình. Hay như ca dao cũng đã diễn tả:
- Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
-Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa.
Dưới ánh sáng của Kinh thánh, chúng ta cũng thấy được những ý nghĩ như vậy.
Đúng thế, ngày từ thuở đời đời, Thiên Chúa đã không sống cô độc lẻ loi, nhưng đã sống trong một hình thức gia đình, có Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Khi nhập thể, Ngài đã không một mình bước vào cuộc đời, nhưng đã sống trong một gia đình, có mẹ là Đức Maria, có cha nuôi là thánh Giuse.
Trong quãng đời công khai, Ngài không sống cô độc, nhưng đã sống trong một cộng đoàn, quây quần chung quanh Ngài có mười hai tông đồ và các môn đệ.
Trong Cựu ước, chúng ta thấy khi tạo dựng nên con người, Ngài không dựng nên họ cô đơn vò võ, nhưng đã dựng nên một người nam và một người nữ. Đó là mái ấm gia đình đầu tiên, đặt nền tảng cho xã hội loài người. Chính vì thế, Ngài đã phán:
- Người nam sẽ lìa bỏ cha mẹ để kết hiệp với vợ mình và cả hai sẽ trở nên một xương một thịt.
Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã nhắc lại lập trường kể trên khi Ngài nói về chuyện ly dị. Thánh Phaolô còn dùng hình ảnh hôn nhân để nói lên tình yêu và sự kết hiệp giữa Đức Kitô và Giáo hội.
Thánh nhân cũng đã nhiều lần đề cập đến những bổn phận trong lãnh vực gia đình:
- Hỡi những người vợ, hãy phục tùng chồng mình trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình như Đức Kitô yêu thương Giáo hội và đã nộp mình vì Giáo hội.
Xin Chúa luôn gìn giữ mái ấm của chúng ta trong yêu thương và hòa thuận, để tình yêu gia đình chúng ta sẽ là một phản ảnh sống động cho tình yêu Thiên Chúa.
Sưu tầm