Dan Lee
12-27-2010, 11:08 AM
GƯƠNG MẪU CỦA MỌI GIA ĐÌNH
Thánh gia Nadarét là gương mẫu của mọi gia đình
I. Dẫn vào Thánh lễ
Lễ Thánh Gia hôm nay rất có ý nghĩa đối với người Việt Nam chúng ta vốn coi trọng gia đình và các giá trị gia đình.
Lời Chúa hôm nay tuy chưa liệt kê đầy đủ mọi đức tính phải có trong cuộc sống gia đình, nhưng những đức tính được đề cập tới đều rất quan trọng.
Trong Thánh lễ đặc biệt này, chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để đón nhận giáo huấn của Lời Chúa, và tha thiết cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng ta xây dựng gia đình mình theo gương mẫu Thánh gia Nadarét.
II. Gợi ý sám hối
- Chúng ta đã thiếu sót rất nhiều trong bổn phận làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, làm con, làm anh chị em trong gia đình.
- Chúng ta đã cố gắng rất nhiều để lo cho gia đình về phương diện vật chất, nhưng chưa cố gắng đủ để lo cho gia đình về phương diện tinh thần và đạo đức.
- Gia đình chúng ta chưa là một nắm men, một hạt muối, một ngọn đèn sáng trong khu xóm.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Hc 3,2-14) :
Đoạn sách Huấn Ca này đặc biệt nhấn mạnh đến bổn phận con cái phải thảo kính cha mẹ.
Nền tảng của việc thảo kính cha mẹ là chính ý muốn của Thiên Chúa : "Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái, quyền lợi người mẹ Ngài củng cố trên đàn con".
Thảo kính cha mẹ sinh ra rất nhiều ơn ích :
- đền bù tội lỗi, thu được một kho tàng, làm cho cha mẹ vui, sống lâu
- khi cầu xin sẽ được Thiên Chúa nhậm lời
- sau này đến lượt mình có con cái thì sẽ được chúng hiếu thảo
2. Đáp ca (Tv 127) :
Tác giả Tv 127 coi việc kính sợ Chúa là nguồn mọi hạnh phúc gia đình :
- những lao công khó nhọc sẽ sinh kết quả
- được vợ hiền con ngoan
- hạnh phúc suốt đời
3. Tin Mừng (Mt 2,13-15.19-23) :
Trong bức tranh vẽ cảnh gia đình Nadarét, có hai nét đáng lưu ý hơn cả :
a/ Vai trò nổi bật của người gia trưởng : vai người mẹ Maria và người con Giêsu đều mờ nhạt để làm nổi bật hẳn lên vai người gia trưởng Giuse. Người gia trưởng này tuy âm thầm nhưng rất tận tuỵ lo lắng chăm sóc mọi người trong gia đình. Một gia đình hợp nhất quanh người gia trưởng.
b/ Nhưng bên trên vai trò người gia trưởng, còn một vai khác quan trọng hơn, đó là Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa dẫn dắt cuộc sống gia đình Nadarét qua đại diện của Ngài là gia trưởng Giuse. Thiên Chúa là gia trưởng tối cao của gia đình.
4. Bài đọc II (Cl 3,12-21) :
Thánh Phaolô liệt kê những đức tính phải có trong cuộc sống gia đình : từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau.
Trong các đức tính ấy, Thánh Phaolô đặc biệt lưu ý đến việc tha thứ cho nhau. Ngài kêu gọi các phần tử trong gia đình hãy tha thứ cho nhau theo gương và theo mức độ của chính Chúa Giêsu : "Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau".
Và để có thể thực hiện các đức tính ấy, phải có một nhân đức làm nền, đó là đức yêu thương.
IV. Gợi ý giảng
1. Vai trò người cha
Đương nhiên người cha và người mẹ là hai vai trò quan trọng nhất trong gia đình. Còn nếu so sánh người cha với người mẹ thì có lẽ vai trò người cha quan trọng hơn :
- Gia đình nào có người mẹ tốt nhưng người cha xấu thì các con trong gia đình khó mà tốt hết được. Hình như tấm lòng của người mẹ không hữu hiệu bằng sự hướng dẫn của người cha.
- Gia đình nào có người cha tốt thì hầu như mọi người trong nhà đều dễ trở thành tốt, vì người cha là cột trụ cho cả nhà dựa vào, là vị chỉ huy điều khiển mọi người, là người cầm lái đưa cả gia đình theo một hướng.
Gia đình Nadarét có Thánh Giuse làm gia trưởng. Dù Đức Maria và Chúa Giêsu là những người cao quý hơn thánh Giuse, nhưng Thiên Chúa đã đặt hai vị dưới quyền Thánh Giuse ; khi Thiên Chúa muốn nói gì với gia đình này thì Ngài nói với Thánh Giuse ; và hai vị kia vâng lời Thánh Giuse như vâng lời Thiên Chúa.
Phần Thánh Giuse, có lẽ Ngài không thông minh và tài cán bao nhiêu, nhưng Ngài rất tận tuỵ trong bổn phận, nhất là Ngài điều hành việc gia đình theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay kể : trong hai tình huống nghiêm trọng nhất là trốn sang Ai cập và hồi hương về Nadarét, Thánh Giuse đều làm theo lời Chúa. Bản văn viết rõ : "Giuse liền thức dậy, đưa hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập" (hoặc : "về đất Israel"). Dù đang ngủ nhưng mau mắn "thức dậy" và "liền" thi hành ngay lời Chúa dạy.
Đối chiếu với gương thánh Giuse, chúng ta hiểu được lý do khiến cho nhiều gia đình không được tốt :
- Lý do thứ nhất là vì người cha gia đình không tận tuỵ với bổn phận mình.
- Lý do thứ hai là vì người cha gia đình không điều hành gia đình theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa.
2. Lòng hiếu thảo không phải là bản năng
Cha mẹ thương con là do bản năng : dù đứa con xinh đẹp hay xấu xí, ngoan ngoãn hay ngỗ nghịch, cha mẹ vẫn luôn yêu thương và hy sinh tất cả cho nó. Người ta nói "Nước bao giờ cũng chảy xuôi xuống".
Nhưng con cái thương cha mẹ không phải là bản năng (con cái bám lấy cha mẹ mới là bản năng) : khi đứa con còn cần đến cha mẹ thì xem ra nó "thương" cha mẹ lắm. Đến khi nó không cần đến cha mẹ nữa, nhất là khi cha mẹ cần đến nó thì nhiều đứa thờ ơ, hất hủi, bất hiếu… "Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày".
Nếu là bản năng thì không cần được dạy. Vì không phải là bản năng nên cần được dạy mới biết.
- Người Việt Nam dạy con cái hiếu thảo cha mẹ cách tiêu cực bằng lời đe dọa : ai bất hiếu ngỗ nghịch với cha mẹ thì sẽ bị "trời đánh".
- Sách Đức Huấn Ca dạy cách tích cực bằng Lời Chúa hứa ban cho kẻ thảo hiếu cha mẹ nhiều ơn lành (xem phần giải thích Bài đọc I phía trên)
Dù dạy cách tiêu cực bằng lời đe dọa, hay cách tích cực bằng lời hứa, cả hai lời dạy trên đều giống nhau ở điểm quy lòng hiếu thảo về nguồn gốc là Thiên Chúa (hay "Ông Trời") : chính Thiên Chúa muốn con cái hiếu thảo với cha mẹ, do đó Ngài thưởng kẻ hiếu thảo và phạt kẻ bất hiếu.
Vì thế những kẻ làm con phải ý thức rằng : Hiếu thảo với cha mẹ
- không chỉ là một tình cảm tự nhiên được thúc đẩy bởi bản năng,
- mà còn là một đạo lý nhân bản (đạo làm người : nhân-đạo)
- hơn nữa, đó còn là lệnh truyền của chính Thiên Chúa (thiên-đạo)
3. Bảo vệ con
Để bảo vệ Hài nhi Giêsu khỏi sa vào nanh vuốt Hêrôđê, Thánh Giuse và Đức Maria đã phải vượt qua con đường hiểm trở dài gần 500 cây số xuyên qua sa mạc El-Arish đến Ai Cập, một sa mạc trải dài hơn 200 cây số toàn cát trắng như biển cả mênh mông, không một bóng cây, một cọng cỏ, một giếng nước. Đoàn lữ hành phải đeo đủ đồ ăn, nước uống để chịu đựng cả nửa tháng rất kham khổ. Năm mươi năm trước Chúa Giáng sinh, đoàn quân Rôma phải vượt qua quãng đường này thấy khủng khiếp hơn đánh nhau với quân Ai cập. Năm 1967, đại quân Ai cập đã sa lầy trong sa mạc này khi chiến tranh với quân do thái.
Sự khủng khiếp của những đoàn quân hùng mạnh làm ta cảm thấy sự khốn cực của Thánh Gia lúc đi tị nạn. Ngày ngày các ngài phải lê gót từng bước chân trên cát lầy sụp lở, vượt qua các đồi cát dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt, giữa biển cát nóng hừng hực, vẫn phải tiết kiệm từng giọt nước và những cơn bão cát khủng khiếp như muốn chôn sống các ngài.
Có một số sách hoang đường mô tả cuộc tị nạn của Thánh Gia như thiên đường : những dã thú hiền từ đến lậy dưới chân Chúa Hài Nhi, những cây chà là rợp bóng rũ trái để các Ngài ngủ mát, ăn điểm tâm ; nước chảy lênh láng để các Ngài giải khát, tắm rửa giữa sa mạc ! (Ricciotti, Vie de Jésus-Christ, p. 268)
Ở trần gian, Thánh Gia không được hưởng cảnh thanh nhàn đó. Chúa muốn các Ngài phải chịu trăm chiều đau khổ để nêu gương cho ta khi gặp gian nan biết vui lòng hy sinh như các Ngài, nhất là khi gặp thử thách để bảo vệ Hài Nhi Giêsu, bảo vệ Hội Thánh, bảo vệ đức tin và các hài nhi con cháu mình. Phải bảo vệ hài nhi khỏi tay kẻ dữ, khỏi không bị hận thù bất công, khỏi bạn bè gian ác, trộm cắp, đồi truỵ. Đó là nhiệm vụ của cha mẹ, của các vị tinh thần và mọi kitô hữu.
Biết bao hài nhi đã bị huỷ hoại trong bào thai, khi chào đời lại bị cha mẹ vô luân liệng bỏ, và bị bao nhiêu tệ nạn xấu xô đẩy. Thật khổ tâm !
Cách bảo vệ hài nhi an toàn nhất là hãy tỉnh thức nghe tiếng Chúa trong lương tri, trong Tin Mừng và giáo huấn của Hội Thánh, mới mong tránh khỏi tay những Hêrôđê tàn bạo. Nhất là hãy dắt con em mình đến nương ẩn dưới cánh tay uy quyền và tình thương bao la của Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
(Lm Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm A)
4. Những bài học của trẻ con
Nếu trẻ con sống với những lời phê phán, chúng học được thói hay lên án.
Nếu chúng sống với sự hận thù, chúng học được thói thích đánh nhau.
Nếu chúng sống với những lời chế nhạo, chúng học được thói nhút nhát.
Nếu chúng sống với sự chê bai, chúng học được mặc cảm tội lỗi
Nếu chúng sống với sự bao dung, chúng học được tính nhẫn nhục
Nếu chúng sống với sự khuyến khích, chúng học được lòng tự tin.
Nếu chúng sống với lời khen, chúng học được cách thưởng thức cái hay của người.
Nếu chúng sống với sự lương thiện, chúng học được tính công bình.
Nếu chúng sống với sự che chở an toàn, chúng học được lòng tin cậy.
Nếu chúng sống với sự chấp nhận, chúng học biết yêu thích chính mình.
Nếu chúng sống với tình thương, chúng học được cách tìm thấy Chúa trong cuộc đời. (Anon, "Children learn what they live")
5. Bà mẹ thánh thiện và đảm đang thành Luân Đôn
Đầu thế kỷ XX này, tại Luân Đôn, có một gia đình công nhân vừa nghèo khó lại vừa đông con : cả thảy 13 đứa ! Bố của chúng phải đi làm việc suốt ngày ở xí nghiệp. Bà mẹ ở nhà làm nghề phụ và lo việc nội trợ. Dù đầu tắt mặt tối, bận bịu suốt ngày suốt đêm, nhưng bà Vaughan vẫn vui vẻ thay mặt chồng dạy dỗ con cái học giáo lý, tập luyện chúng có tinh thần đạo đức, khuyên chúng chịu khó học tập, lao động, và đặc biệt trưa nào rửa chén bát xong bà Vaughan cũng đến nhà thờ chầu Chúa một giờ.
Láng giềng ai cũng lấy làm lạ và hỏi bà : "Một bầy con 13 đứa, bận rộn sáng tối, mà sao trưa nào chị cũng đi chầu Thánh Thể ?" Bà tươi cười bảo : "Thấy một bầy con lúc nhúc, ăn bữa mai chạy gạo bữa hôm, tôi lo lắm. Hơn thế chúng còn đến trước trường học, theo bạn bè rủ rê đi chơi hoặc ra phố phường xa hoa, do đó nhiều nguy hiểm, tôi càng thao thức hơn. Thành thử mỗi ngày dầu bận việc đến đâu, tôi cũng bỏ ra một giờ để chầu Chúa, sốt sắng xin Người ban ơn cho vợ chồng tôi nuôi nấng các cháu hằng ngày dùng đủ và dạy dỗ chúng nên người đạo đức".
Chúa đã nhận lời và ân thưởng cho lòng tin cùng sự hy sinh của bà Vaughan : trong 13 người con, một người làm Hồng Y Tổng Giám Mục giáo phận Luân Đôn, một người khác làm Tổng Giám Mục, hai người làm Linh mục, hai nam tu sĩ, hai nữ tu sĩ, còn 5 người ở thế gian lập gia đình lưu truyền nòi giống, sống cuộc đời đạo đức thánh thiện. (ĐHY NVT, Trên đường lữ hành)
V. Lời nguyện cho mọi người
CT : Anh chị em thân mến
Gia đình là nền tảng của xã hội và Giáo Hội, là vườn ươm hạt giống đức tin, là trường đào tạo tông đồ, là nơi rèn luyện nhân cách. Nhân ngày lễ kính Thánh Gia Thất, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện cho hết mọi gia đình.
1- Hội Thánh luôn xác nhận tầm quan trọng của gia đình, và tìm hết mọi cách để bảo vệ đời sống hôn nhân và gia đình, khỏi bị tội lỗi làm hoen ố. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các gia đình công giáo / luôn biết tuân theo lời giáo huấn của Hội Thánh.
2- Những biến động xã hội trên thế giới ngày nay / gây ra biết bao xáo trộn trong đời sống gia đình / làm lung lay tận gốc rễ nền tảng của xã hội và Giáo Hội / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho tất cả các gia đình vượt qua được những thử thách gian nan / để luôn sống trong hạnh phúc và an bình.
3- Giáo dục đầu tiên trong gia đình hết sức quan trọng / vì giúp hình thành nhân cách cũng như dời sống đạo nơi trẻ em / và cha mẹ là những thầy dạy không ai có thể thay thế được / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các bận cha mẹ / biết luôn quan tâm đến việc giáo dục đức tin và nhân bản cho con cái / bằng lời nói cũng như bằng gương tốt.
4- Một gia đình hạnh phúc là một gia đình biết sống lời Thánh Phaolô dạy trong thư Côlôxê : "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái / vì đó là mối dây liên kết tuyệt hảo". Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các gia đình trong giáo xứ chúng ta / biết luôn cố gắng sống trọn vẹn lời Thánh Phaolô đã dạy.
CT : Lạy Chúa, Thánh Gia Nadarét quả là một gương mẫu tuyệt hảo cho tất cả các gia đình công giáo về đời sống tin cậy mến cũng như đời sống lao động cần cù. Xin cho chúng con biết luôn noi gương Thánh Gia, sống một cuộc đời đẹp lòng Chúa, và nên gương sáng cho những người chưa nhận biết Chúa. Chúng con cầu xin…
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha : Chúng ta không chỉ là thành phần của những gia đình tự nhiên theo xác thịt, mà còn thuộc về một gia đình chung mà Thiên Chúa là Cha. Trong tình nghĩa anh chị em nhau, và trong tâm tình hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha chung, chúng ta hãy cùng nhau dâng lên Ngài lời kinh sau đây.
- Sau kinh Lạy Cha : "Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, đặc biệt là sự ganh ghét, đố kỵ, chia rẽ làm tổn hại tình yêu thương giữa các con cái Cha trong cùng một gia đình, xin đoái thương ban cho những ngày chúng con đang sống được bình an…"
- Trước lúc rước lễ : "Đây Chiên Thiên Chúa… Phúc cho những ai được Thiên Chúa là Cha mời đến dự bàn tiệc thánh trong gia đình của Chúa"
VII. Giải tán
Trở về với nếp sống gia đình, anh chị em hãy cố gắng sống với nhau cho thật tốt, theo gương Thánh Gia Nadarét.
Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái
Thánh gia Nadarét là gương mẫu của mọi gia đình
I. Dẫn vào Thánh lễ
Lễ Thánh Gia hôm nay rất có ý nghĩa đối với người Việt Nam chúng ta vốn coi trọng gia đình và các giá trị gia đình.
Lời Chúa hôm nay tuy chưa liệt kê đầy đủ mọi đức tính phải có trong cuộc sống gia đình, nhưng những đức tính được đề cập tới đều rất quan trọng.
Trong Thánh lễ đặc biệt này, chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để đón nhận giáo huấn của Lời Chúa, và tha thiết cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp để chúng ta xây dựng gia đình mình theo gương mẫu Thánh gia Nadarét.
II. Gợi ý sám hối
- Chúng ta đã thiếu sót rất nhiều trong bổn phận làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ, làm con, làm anh chị em trong gia đình.
- Chúng ta đã cố gắng rất nhiều để lo cho gia đình về phương diện vật chất, nhưng chưa cố gắng đủ để lo cho gia đình về phương diện tinh thần và đạo đức.
- Gia đình chúng ta chưa là một nắm men, một hạt muối, một ngọn đèn sáng trong khu xóm.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Hc 3,2-14) :
Đoạn sách Huấn Ca này đặc biệt nhấn mạnh đến bổn phận con cái phải thảo kính cha mẹ.
Nền tảng của việc thảo kính cha mẹ là chính ý muốn của Thiên Chúa : "Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái, quyền lợi người mẹ Ngài củng cố trên đàn con".
Thảo kính cha mẹ sinh ra rất nhiều ơn ích :
- đền bù tội lỗi, thu được một kho tàng, làm cho cha mẹ vui, sống lâu
- khi cầu xin sẽ được Thiên Chúa nhậm lời
- sau này đến lượt mình có con cái thì sẽ được chúng hiếu thảo
2. Đáp ca (Tv 127) :
Tác giả Tv 127 coi việc kính sợ Chúa là nguồn mọi hạnh phúc gia đình :
- những lao công khó nhọc sẽ sinh kết quả
- được vợ hiền con ngoan
- hạnh phúc suốt đời
3. Tin Mừng (Mt 2,13-15.19-23) :
Trong bức tranh vẽ cảnh gia đình Nadarét, có hai nét đáng lưu ý hơn cả :
a/ Vai trò nổi bật của người gia trưởng : vai người mẹ Maria và người con Giêsu đều mờ nhạt để làm nổi bật hẳn lên vai người gia trưởng Giuse. Người gia trưởng này tuy âm thầm nhưng rất tận tuỵ lo lắng chăm sóc mọi người trong gia đình. Một gia đình hợp nhất quanh người gia trưởng.
b/ Nhưng bên trên vai trò người gia trưởng, còn một vai khác quan trọng hơn, đó là Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa dẫn dắt cuộc sống gia đình Nadarét qua đại diện của Ngài là gia trưởng Giuse. Thiên Chúa là gia trưởng tối cao của gia đình.
4. Bài đọc II (Cl 3,12-21) :
Thánh Phaolô liệt kê những đức tính phải có trong cuộc sống gia đình : từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau.
Trong các đức tính ấy, Thánh Phaolô đặc biệt lưu ý đến việc tha thứ cho nhau. Ngài kêu gọi các phần tử trong gia đình hãy tha thứ cho nhau theo gương và theo mức độ của chính Chúa Giêsu : "Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau".
Và để có thể thực hiện các đức tính ấy, phải có một nhân đức làm nền, đó là đức yêu thương.
IV. Gợi ý giảng
1. Vai trò người cha
Đương nhiên người cha và người mẹ là hai vai trò quan trọng nhất trong gia đình. Còn nếu so sánh người cha với người mẹ thì có lẽ vai trò người cha quan trọng hơn :
- Gia đình nào có người mẹ tốt nhưng người cha xấu thì các con trong gia đình khó mà tốt hết được. Hình như tấm lòng của người mẹ không hữu hiệu bằng sự hướng dẫn của người cha.
- Gia đình nào có người cha tốt thì hầu như mọi người trong nhà đều dễ trở thành tốt, vì người cha là cột trụ cho cả nhà dựa vào, là vị chỉ huy điều khiển mọi người, là người cầm lái đưa cả gia đình theo một hướng.
Gia đình Nadarét có Thánh Giuse làm gia trưởng. Dù Đức Maria và Chúa Giêsu là những người cao quý hơn thánh Giuse, nhưng Thiên Chúa đã đặt hai vị dưới quyền Thánh Giuse ; khi Thiên Chúa muốn nói gì với gia đình này thì Ngài nói với Thánh Giuse ; và hai vị kia vâng lời Thánh Giuse như vâng lời Thiên Chúa.
Phần Thánh Giuse, có lẽ Ngài không thông minh và tài cán bao nhiêu, nhưng Ngài rất tận tuỵ trong bổn phận, nhất là Ngài điều hành việc gia đình theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay kể : trong hai tình huống nghiêm trọng nhất là trốn sang Ai cập và hồi hương về Nadarét, Thánh Giuse đều làm theo lời Chúa. Bản văn viết rõ : "Giuse liền thức dậy, đưa hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai cập" (hoặc : "về đất Israel"). Dù đang ngủ nhưng mau mắn "thức dậy" và "liền" thi hành ngay lời Chúa dạy.
Đối chiếu với gương thánh Giuse, chúng ta hiểu được lý do khiến cho nhiều gia đình không được tốt :
- Lý do thứ nhất là vì người cha gia đình không tận tuỵ với bổn phận mình.
- Lý do thứ hai là vì người cha gia đình không điều hành gia đình theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa.
2. Lòng hiếu thảo không phải là bản năng
Cha mẹ thương con là do bản năng : dù đứa con xinh đẹp hay xấu xí, ngoan ngoãn hay ngỗ nghịch, cha mẹ vẫn luôn yêu thương và hy sinh tất cả cho nó. Người ta nói "Nước bao giờ cũng chảy xuôi xuống".
Nhưng con cái thương cha mẹ không phải là bản năng (con cái bám lấy cha mẹ mới là bản năng) : khi đứa con còn cần đến cha mẹ thì xem ra nó "thương" cha mẹ lắm. Đến khi nó không cần đến cha mẹ nữa, nhất là khi cha mẹ cần đến nó thì nhiều đứa thờ ơ, hất hủi, bất hiếu… "Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày".
Nếu là bản năng thì không cần được dạy. Vì không phải là bản năng nên cần được dạy mới biết.
- Người Việt Nam dạy con cái hiếu thảo cha mẹ cách tiêu cực bằng lời đe dọa : ai bất hiếu ngỗ nghịch với cha mẹ thì sẽ bị "trời đánh".
- Sách Đức Huấn Ca dạy cách tích cực bằng Lời Chúa hứa ban cho kẻ thảo hiếu cha mẹ nhiều ơn lành (xem phần giải thích Bài đọc I phía trên)
Dù dạy cách tiêu cực bằng lời đe dọa, hay cách tích cực bằng lời hứa, cả hai lời dạy trên đều giống nhau ở điểm quy lòng hiếu thảo về nguồn gốc là Thiên Chúa (hay "Ông Trời") : chính Thiên Chúa muốn con cái hiếu thảo với cha mẹ, do đó Ngài thưởng kẻ hiếu thảo và phạt kẻ bất hiếu.
Vì thế những kẻ làm con phải ý thức rằng : Hiếu thảo với cha mẹ
- không chỉ là một tình cảm tự nhiên được thúc đẩy bởi bản năng,
- mà còn là một đạo lý nhân bản (đạo làm người : nhân-đạo)
- hơn nữa, đó còn là lệnh truyền của chính Thiên Chúa (thiên-đạo)
3. Bảo vệ con
Để bảo vệ Hài nhi Giêsu khỏi sa vào nanh vuốt Hêrôđê, Thánh Giuse và Đức Maria đã phải vượt qua con đường hiểm trở dài gần 500 cây số xuyên qua sa mạc El-Arish đến Ai Cập, một sa mạc trải dài hơn 200 cây số toàn cát trắng như biển cả mênh mông, không một bóng cây, một cọng cỏ, một giếng nước. Đoàn lữ hành phải đeo đủ đồ ăn, nước uống để chịu đựng cả nửa tháng rất kham khổ. Năm mươi năm trước Chúa Giáng sinh, đoàn quân Rôma phải vượt qua quãng đường này thấy khủng khiếp hơn đánh nhau với quân Ai cập. Năm 1967, đại quân Ai cập đã sa lầy trong sa mạc này khi chiến tranh với quân do thái.
Sự khủng khiếp của những đoàn quân hùng mạnh làm ta cảm thấy sự khốn cực của Thánh Gia lúc đi tị nạn. Ngày ngày các ngài phải lê gót từng bước chân trên cát lầy sụp lở, vượt qua các đồi cát dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt, giữa biển cát nóng hừng hực, vẫn phải tiết kiệm từng giọt nước và những cơn bão cát khủng khiếp như muốn chôn sống các ngài.
Có một số sách hoang đường mô tả cuộc tị nạn của Thánh Gia như thiên đường : những dã thú hiền từ đến lậy dưới chân Chúa Hài Nhi, những cây chà là rợp bóng rũ trái để các Ngài ngủ mát, ăn điểm tâm ; nước chảy lênh láng để các Ngài giải khát, tắm rửa giữa sa mạc ! (Ricciotti, Vie de Jésus-Christ, p. 268)
Ở trần gian, Thánh Gia không được hưởng cảnh thanh nhàn đó. Chúa muốn các Ngài phải chịu trăm chiều đau khổ để nêu gương cho ta khi gặp gian nan biết vui lòng hy sinh như các Ngài, nhất là khi gặp thử thách để bảo vệ Hài Nhi Giêsu, bảo vệ Hội Thánh, bảo vệ đức tin và các hài nhi con cháu mình. Phải bảo vệ hài nhi khỏi tay kẻ dữ, khỏi không bị hận thù bất công, khỏi bạn bè gian ác, trộm cắp, đồi truỵ. Đó là nhiệm vụ của cha mẹ, của các vị tinh thần và mọi kitô hữu.
Biết bao hài nhi đã bị huỷ hoại trong bào thai, khi chào đời lại bị cha mẹ vô luân liệng bỏ, và bị bao nhiêu tệ nạn xấu xô đẩy. Thật khổ tâm !
Cách bảo vệ hài nhi an toàn nhất là hãy tỉnh thức nghe tiếng Chúa trong lương tri, trong Tin Mừng và giáo huấn của Hội Thánh, mới mong tránh khỏi tay những Hêrôđê tàn bạo. Nhất là hãy dắt con em mình đến nương ẩn dưới cánh tay uy quyền và tình thương bao la của Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
(Lm Vũ khắc Nghiêm, Xây nhà trên đá, năm A)
4. Những bài học của trẻ con
Nếu trẻ con sống với những lời phê phán, chúng học được thói hay lên án.
Nếu chúng sống với sự hận thù, chúng học được thói thích đánh nhau.
Nếu chúng sống với những lời chế nhạo, chúng học được thói nhút nhát.
Nếu chúng sống với sự chê bai, chúng học được mặc cảm tội lỗi
Nếu chúng sống với sự bao dung, chúng học được tính nhẫn nhục
Nếu chúng sống với sự khuyến khích, chúng học được lòng tự tin.
Nếu chúng sống với lời khen, chúng học được cách thưởng thức cái hay của người.
Nếu chúng sống với sự lương thiện, chúng học được tính công bình.
Nếu chúng sống với sự che chở an toàn, chúng học được lòng tin cậy.
Nếu chúng sống với sự chấp nhận, chúng học biết yêu thích chính mình.
Nếu chúng sống với tình thương, chúng học được cách tìm thấy Chúa trong cuộc đời. (Anon, "Children learn what they live")
5. Bà mẹ thánh thiện và đảm đang thành Luân Đôn
Đầu thế kỷ XX này, tại Luân Đôn, có một gia đình công nhân vừa nghèo khó lại vừa đông con : cả thảy 13 đứa ! Bố của chúng phải đi làm việc suốt ngày ở xí nghiệp. Bà mẹ ở nhà làm nghề phụ và lo việc nội trợ. Dù đầu tắt mặt tối, bận bịu suốt ngày suốt đêm, nhưng bà Vaughan vẫn vui vẻ thay mặt chồng dạy dỗ con cái học giáo lý, tập luyện chúng có tinh thần đạo đức, khuyên chúng chịu khó học tập, lao động, và đặc biệt trưa nào rửa chén bát xong bà Vaughan cũng đến nhà thờ chầu Chúa một giờ.
Láng giềng ai cũng lấy làm lạ và hỏi bà : "Một bầy con 13 đứa, bận rộn sáng tối, mà sao trưa nào chị cũng đi chầu Thánh Thể ?" Bà tươi cười bảo : "Thấy một bầy con lúc nhúc, ăn bữa mai chạy gạo bữa hôm, tôi lo lắm. Hơn thế chúng còn đến trước trường học, theo bạn bè rủ rê đi chơi hoặc ra phố phường xa hoa, do đó nhiều nguy hiểm, tôi càng thao thức hơn. Thành thử mỗi ngày dầu bận việc đến đâu, tôi cũng bỏ ra một giờ để chầu Chúa, sốt sắng xin Người ban ơn cho vợ chồng tôi nuôi nấng các cháu hằng ngày dùng đủ và dạy dỗ chúng nên người đạo đức".
Chúa đã nhận lời và ân thưởng cho lòng tin cùng sự hy sinh của bà Vaughan : trong 13 người con, một người làm Hồng Y Tổng Giám Mục giáo phận Luân Đôn, một người khác làm Tổng Giám Mục, hai người làm Linh mục, hai nam tu sĩ, hai nữ tu sĩ, còn 5 người ở thế gian lập gia đình lưu truyền nòi giống, sống cuộc đời đạo đức thánh thiện. (ĐHY NVT, Trên đường lữ hành)
V. Lời nguyện cho mọi người
CT : Anh chị em thân mến
Gia đình là nền tảng của xã hội và Giáo Hội, là vườn ươm hạt giống đức tin, là trường đào tạo tông đồ, là nơi rèn luyện nhân cách. Nhân ngày lễ kính Thánh Gia Thất, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện cho hết mọi gia đình.
1- Hội Thánh luôn xác nhận tầm quan trọng của gia đình, và tìm hết mọi cách để bảo vệ đời sống hôn nhân và gia đình, khỏi bị tội lỗi làm hoen ố. Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các gia đình công giáo / luôn biết tuân theo lời giáo huấn của Hội Thánh.
2- Những biến động xã hội trên thế giới ngày nay / gây ra biết bao xáo trộn trong đời sống gia đình / làm lung lay tận gốc rễ nền tảng của xã hội và Giáo Hội / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho tất cả các gia đình vượt qua được những thử thách gian nan / để luôn sống trong hạnh phúc và an bình.
3- Giáo dục đầu tiên trong gia đình hết sức quan trọng / vì giúp hình thành nhân cách cũng như dời sống đạo nơi trẻ em / và cha mẹ là những thầy dạy không ai có thể thay thế được / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các bận cha mẹ / biết luôn quan tâm đến việc giáo dục đức tin và nhân bản cho con cái / bằng lời nói cũng như bằng gương tốt.
4- Một gia đình hạnh phúc là một gia đình biết sống lời Thánh Phaolô dạy trong thư Côlôxê : "Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái / vì đó là mối dây liên kết tuyệt hảo". Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các gia đình trong giáo xứ chúng ta / biết luôn cố gắng sống trọn vẹn lời Thánh Phaolô đã dạy.
CT : Lạy Chúa, Thánh Gia Nadarét quả là một gương mẫu tuyệt hảo cho tất cả các gia đình công giáo về đời sống tin cậy mến cũng như đời sống lao động cần cù. Xin cho chúng con biết luôn noi gương Thánh Gia, sống một cuộc đời đẹp lòng Chúa, và nên gương sáng cho những người chưa nhận biết Chúa. Chúng con cầu xin…
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha : Chúng ta không chỉ là thành phần của những gia đình tự nhiên theo xác thịt, mà còn thuộc về một gia đình chung mà Thiên Chúa là Cha. Trong tình nghĩa anh chị em nhau, và trong tâm tình hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha chung, chúng ta hãy cùng nhau dâng lên Ngài lời kinh sau đây.
- Sau kinh Lạy Cha : "Lạy Cha, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, đặc biệt là sự ganh ghét, đố kỵ, chia rẽ làm tổn hại tình yêu thương giữa các con cái Cha trong cùng một gia đình, xin đoái thương ban cho những ngày chúng con đang sống được bình an…"
- Trước lúc rước lễ : "Đây Chiên Thiên Chúa… Phúc cho những ai được Thiên Chúa là Cha mời đến dự bàn tiệc thánh trong gia đình của Chúa"
VII. Giải tán
Trở về với nếp sống gia đình, anh chị em hãy cố gắng sống với nhau cho thật tốt, theo gương Thánh Gia Nadarét.
Lm. Carôlô Hồ Bạc Xái