tieuvu1512
12-30-2010, 07:19 PM
Vào một trong những lò sản xuất mứt tết thủ công lớn nhất TPHCM, phóng viên chứng kiến cảnh làm mứt mất vệ sinh và nguy hại cho sức khỏe vì được ngâm tẩm nhiều loại hóa chất độc hại.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/12/Vao-lo-mut-tet-tam-hoa-chat_Tin180.com_0011.jpg
“Đại bản doanh” mứt tết tại khu Cư xá Hoả Xa, quận 3, TPHCM. Ảnh: L.N.
Ngâm tẩm công khai
Đến cư xá Hoả Xa (phường 1, quận 3) những ngày này có thể thấy hầu khắp mọi con hẻm nằm trong khu vực này đều có người làm mứt. Dạo một vòng, chúng tôi bắt gặp không ít các chị làm nghề cắt tóc, gội đầu, bán chè, bán cơm, nay cũng tranh thủ làm mứt những lúc vắng khách. Mỗi người một công đoạn, từ gọt vỏ, ngâm, ngào đường, cho đến đóng gói… Tất cả đều được thực hiện ngay ngoài đường đi.
Từ đường Lý Thái Tổ rẽ vào chưa đầy 20m, chúng tôi gặp ngay lò mứt Th. chiếm cả đoạn hẻm dài hơn chục mét làm nơi sản xuất mứt me. Dưới cái nắng gay gắt lúc giữa trưa, chum, vại, xô chậu ngâm me nổi bọt trắng xoá được bày la liệt ngay trên miệng cống, cạnh đó, gần chục cái bếp đang đỏ lửa đun những nồi nước đường để ngào me. Xe cộ, chó mèo cứ mặc nhiên qua lại.
Tại một nhà gần đó, hai, ba người đang xúm xít trên chiếc bàn gỗ đen ngòm để tách vỏ me, tách được quả nào, họ liền lẳng luôn vào thau nước có màu nhờ nhợ để gần đó. Thấy chúng tôi nói cần mua mứt với số lượng lớn để bỏ mối cho các tỉnh, một chị làm nghề sơn sửa móng tay vừa tranh thủ "đóng gói" mứt trong lúc ế khách vừa quảng cáo: "Mứt ở khu này làm là đảm bảo chất lượng, em lấy về lỡ có bán không hết thì để đến tết năm sau bán vẫn tốt" (?!).
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/12/Vao-lo-mut-tet-tam-hoa-chat_Tin180.com_0021.jpg
Nguyên liệu được ngâm tẩm hóa chất trong các chậu. Ảnh: Nguyễn Hiền.
Từ lò Th, chúng tôi đi sâu vào các con hẻm trong khu vực cư xá Hoả Xa, có hàng chục hộ khác cũng đang tất bật làm mứt. Các mái tôn phía trên nóc nhà được tận dụng làm nơi phơi mứt, chim chóc, ruồi muỗi và kiến, chuột đua nhau kéo lên những nơi này đánh chén no nê. Một số hộ không hiểu vì "muốn tránh khỏi sự dòm ngó" hay vì sợ "lộ bí quyết" mà rút vào vòng "bí mật", hoạt động trong tình trạng cửa đóng then cài.
Khi đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận 3 ập vào cơ sở sản xuất mứt thủ công của bà Nguyễn Thị Tố Thanh, ở khu cư xá Hỏa Xa ngày 28-12, nơi đang có gần 10 công nhân mình mẩy trần trục, mồi hôi nhễ nhại đang chà xát mứt mãng cầu, gừng… được ngâm trong các xô nhựa nhỏ. Mùi hôi bốc lên nồng nặc khiến nhiều người trong đoàn kiểm tra phải bịt mũi. Cạnh các xô nhựa đựng mứt, đoàn kiểm tra phát hiện nhiều nguyên liệu chuẩn bị đưa vào công đoạn làm mứt nằm cạnh nhà vệ sinh.
Bà Thanh khai nhận những xô nhựa đều đựng hóa chất tẩy trắng cho loại mứt mãng cầu đã được sử dụng nhiều lần nên mới bốc mùi như vậy. Tại cơ sở làm mứt thủ công này, tất cả đều "ba không": Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, công nhân không được tập huấn, tất cả nguồn gốc các loại nguyên liệu đều trôi nổi.
Tại cơ sở làm mứt của bà Đỗ Thị Kim Thu ở cư xá Hỏa Xa, nhiều thùng mứt mãng cầu đã bốc mùi và có xanh mốc. Hai ba công nhân đang xúc mãng cầu cho vào xô ngâm chung với nước có màu đục trông rất dơ bẩn và dùng tay trần trộn rồi vớt ra đổ phơi ngay cạnh đường. Công nhân đều không được tập huấn về vệ sinh, cơ sở cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện, và nguồn gốc nguyên liệu chỉ có… trời mới biết.
Ông Trần Thanh Túc – Phó Chủ tịch phường 1, quận 3 cho biết phường này đã có 20 cơ sở sản xuất mứt tết thủ công. "Biết vậy nên nhiều lần chúng tôi khuyến cáo các hộ chế biến mứt tết không nên sử dụng các chất phụ gia độc hại làm mứt. Nhưng họ nghe rồi bỏ đó, vẫn lén lút ngâm tẩm" – ông Túc nói. Theo các chủ cơ sở làm mứt thủ công, sở dĩ họ phải dùng hóa chất, phụ gia để "làm đẹp" cho mứt bởi mứt thủ công khó cạnh tranh với mứt nhập từ Trung Quốc.
Khi chúng tôi có mặt tại khu vực làm mứt trên đường Âu Cơ ở phường 9, quận Tân Bình, hàng chục công nhân nơi đây khẩn trương làm mứt tết. Các công đoạn làm mứt: tẩy trắng, ủ đều đặt ngoài trời, thậm chí ngay cạnh nhà vệ sinh. Trên lối vào nhiều xô nhựa to tướng chứa đầy nguyên liệu bí được ngâm với nước pha hóa chất mà theo chủ cơ sở này nhằm làm trắng và giòn mứt. Trong khi mứt khoai lang với đủ màu sắc lại được ngâm tẩm với nhiều loại phẩm màu khác nhau.
Chúng tôi tìm đến lò mứt P.T nằm trên đường Xóm Đất (quận 11). Trước cửa nhà, ba phụ nữ đang cặm cụi gọt khoai, bí, nạo dừa… Ruồi nhặng bu quanh những thúng dừa đen kịt. Bà chủ ở đây giới thiệu: "Nếu lấy một tấn thì có ngay, còn lấy vài ba tấn thì phải chờ vài ngày. Lò mứt này chuyên cung cấp hàng cho các sạp ở chợ Lớn nên không lo về chất lượng". Tuy nhiên, khi tôi hỏi giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì bà chủ lại nói: "Tôi cất rồi, không lấy ra cho cô xem được".
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/12/Vao-lo-mut-tet-tam-hoa-chat_Tin180.com_0031.jpg
Mứt được làm thủ công để ngay ngoài con hẻm
(ảnh chụp tại một cơ sở làm mứt khu cư xá Hỏa Xa,
quận 3, TPHCM). Ảnh: Nguyễn Hiền.
Tràn ngập mứt không nhãn mác
Chưa đến Tết nhưng tại khu vực chợ Bình Tây, quận 6; chợ An Đông, Kim Biên quận 5 và Bình Chiểu, quận Bình Thạnh… mứt kẹo các loại tràn ngập, hầu hết đều "không tên tuổi". Tại cửa hàng Hồng Phát ở chợ Bình Tây khi chúng tôi đặt hàng lấy mứt các loại để bán tết, chủ cửa hàng này cho biết mua bao nhiêu cũng có, với đầy đủ các loại mứt ngoại nhập.
Nói là mứt ngoại nhập nhưng quan sát tại đây cho thấy mứt Trung Quốc vẫn chủ lực, hầu hết là hàng xá (chưa đóng gói), không có bao bì, nhãn hiệu. Khi tôi hỏi không bao bì nhãn mác lấy hàng về sợ khó bán? Người này bật mí: "Tụi em ngày nào cũng bỏ mối cho các đại lý miền Tây cả trăm kilôgam. Họ lấy hàng xá về sau đó đóng gói, in nhãn vào là coi như xong".
Tại cửa hàng Thi, Hương ở khu bán mứt, xí muội chợ sỉ Bình Tây, mứt Trung Quốc hàng xá như mứt chà là 125.000 đồng/10kg, mứt táo không hạt 110.000 đồng/10kg… rẻ hơn 1/3 so với mứt do các công ty trong nước sản xuất. Tuy nhiên, tất cả hàng Trung Quốc đều được các chủ cửa hàng cho rằng đây là mứt "xịn", nhiều mẫu mã phong phú, giá lại mềm nên bán rất chạy.
Khi chúng tôi kêu mứt không đạt chất lượng, một chủ cửa hàng nơi đây cho biết nhiều người làm mứt thủ công lâu nay giờ cũng ra đây lấy mứt xá Trung Quốc về sau đó dán nhãn hiệu khác nhau, đóng gói bán. "Đó là chưa nói tới họ còn lấy mứt này về trộn với mứt xịn để bán, kiếm lời cao"- chủ cửa hàng nói.
Trong khi tại các cửa hàng bán mứt ở chợ Kim Biên, các chủ quầy nơi đây thấy chúng tôi ái ngại mứt tết có xuất xứ từ Trung Quốc nên trấn an: "Các anh yên tâm các loại mứt bí, mứt táo, chùm ruột và mứt me đều do nhà em làm hết, không phải mứt xá Trung Quốc đâu". Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi sao lại không có tên cơ sở sản xuất, chủ cửa hàng nói thẳng "nhà em làm mứt thủ công".
Lê Nguyễn – Nguyễn Hiền
(theo tienphong)
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/12/Vao-lo-mut-tet-tam-hoa-chat_Tin180.com_0011.jpg
“Đại bản doanh” mứt tết tại khu Cư xá Hoả Xa, quận 3, TPHCM. Ảnh: L.N.
Ngâm tẩm công khai
Đến cư xá Hoả Xa (phường 1, quận 3) những ngày này có thể thấy hầu khắp mọi con hẻm nằm trong khu vực này đều có người làm mứt. Dạo một vòng, chúng tôi bắt gặp không ít các chị làm nghề cắt tóc, gội đầu, bán chè, bán cơm, nay cũng tranh thủ làm mứt những lúc vắng khách. Mỗi người một công đoạn, từ gọt vỏ, ngâm, ngào đường, cho đến đóng gói… Tất cả đều được thực hiện ngay ngoài đường đi.
Từ đường Lý Thái Tổ rẽ vào chưa đầy 20m, chúng tôi gặp ngay lò mứt Th. chiếm cả đoạn hẻm dài hơn chục mét làm nơi sản xuất mứt me. Dưới cái nắng gay gắt lúc giữa trưa, chum, vại, xô chậu ngâm me nổi bọt trắng xoá được bày la liệt ngay trên miệng cống, cạnh đó, gần chục cái bếp đang đỏ lửa đun những nồi nước đường để ngào me. Xe cộ, chó mèo cứ mặc nhiên qua lại.
Tại một nhà gần đó, hai, ba người đang xúm xít trên chiếc bàn gỗ đen ngòm để tách vỏ me, tách được quả nào, họ liền lẳng luôn vào thau nước có màu nhờ nhợ để gần đó. Thấy chúng tôi nói cần mua mứt với số lượng lớn để bỏ mối cho các tỉnh, một chị làm nghề sơn sửa móng tay vừa tranh thủ "đóng gói" mứt trong lúc ế khách vừa quảng cáo: "Mứt ở khu này làm là đảm bảo chất lượng, em lấy về lỡ có bán không hết thì để đến tết năm sau bán vẫn tốt" (?!).
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/12/Vao-lo-mut-tet-tam-hoa-chat_Tin180.com_0021.jpg
Nguyên liệu được ngâm tẩm hóa chất trong các chậu. Ảnh: Nguyễn Hiền.
Từ lò Th, chúng tôi đi sâu vào các con hẻm trong khu vực cư xá Hoả Xa, có hàng chục hộ khác cũng đang tất bật làm mứt. Các mái tôn phía trên nóc nhà được tận dụng làm nơi phơi mứt, chim chóc, ruồi muỗi và kiến, chuột đua nhau kéo lên những nơi này đánh chén no nê. Một số hộ không hiểu vì "muốn tránh khỏi sự dòm ngó" hay vì sợ "lộ bí quyết" mà rút vào vòng "bí mật", hoạt động trong tình trạng cửa đóng then cài.
Khi đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm quận 3 ập vào cơ sở sản xuất mứt thủ công của bà Nguyễn Thị Tố Thanh, ở khu cư xá Hỏa Xa ngày 28-12, nơi đang có gần 10 công nhân mình mẩy trần trục, mồi hôi nhễ nhại đang chà xát mứt mãng cầu, gừng… được ngâm trong các xô nhựa nhỏ. Mùi hôi bốc lên nồng nặc khiến nhiều người trong đoàn kiểm tra phải bịt mũi. Cạnh các xô nhựa đựng mứt, đoàn kiểm tra phát hiện nhiều nguyên liệu chuẩn bị đưa vào công đoạn làm mứt nằm cạnh nhà vệ sinh.
Bà Thanh khai nhận những xô nhựa đều đựng hóa chất tẩy trắng cho loại mứt mãng cầu đã được sử dụng nhiều lần nên mới bốc mùi như vậy. Tại cơ sở làm mứt thủ công này, tất cả đều "ba không": Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, công nhân không được tập huấn, tất cả nguồn gốc các loại nguyên liệu đều trôi nổi.
Tại cơ sở làm mứt của bà Đỗ Thị Kim Thu ở cư xá Hỏa Xa, nhiều thùng mứt mãng cầu đã bốc mùi và có xanh mốc. Hai ba công nhân đang xúc mãng cầu cho vào xô ngâm chung với nước có màu đục trông rất dơ bẩn và dùng tay trần trộn rồi vớt ra đổ phơi ngay cạnh đường. Công nhân đều không được tập huấn về vệ sinh, cơ sở cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện, và nguồn gốc nguyên liệu chỉ có… trời mới biết.
Ông Trần Thanh Túc – Phó Chủ tịch phường 1, quận 3 cho biết phường này đã có 20 cơ sở sản xuất mứt tết thủ công. "Biết vậy nên nhiều lần chúng tôi khuyến cáo các hộ chế biến mứt tết không nên sử dụng các chất phụ gia độc hại làm mứt. Nhưng họ nghe rồi bỏ đó, vẫn lén lút ngâm tẩm" – ông Túc nói. Theo các chủ cơ sở làm mứt thủ công, sở dĩ họ phải dùng hóa chất, phụ gia để "làm đẹp" cho mứt bởi mứt thủ công khó cạnh tranh với mứt nhập từ Trung Quốc.
Khi chúng tôi có mặt tại khu vực làm mứt trên đường Âu Cơ ở phường 9, quận Tân Bình, hàng chục công nhân nơi đây khẩn trương làm mứt tết. Các công đoạn làm mứt: tẩy trắng, ủ đều đặt ngoài trời, thậm chí ngay cạnh nhà vệ sinh. Trên lối vào nhiều xô nhựa to tướng chứa đầy nguyên liệu bí được ngâm với nước pha hóa chất mà theo chủ cơ sở này nhằm làm trắng và giòn mứt. Trong khi mứt khoai lang với đủ màu sắc lại được ngâm tẩm với nhiều loại phẩm màu khác nhau.
Chúng tôi tìm đến lò mứt P.T nằm trên đường Xóm Đất (quận 11). Trước cửa nhà, ba phụ nữ đang cặm cụi gọt khoai, bí, nạo dừa… Ruồi nhặng bu quanh những thúng dừa đen kịt. Bà chủ ở đây giới thiệu: "Nếu lấy một tấn thì có ngay, còn lấy vài ba tấn thì phải chờ vài ngày. Lò mứt này chuyên cung cấp hàng cho các sạp ở chợ Lớn nên không lo về chất lượng". Tuy nhiên, khi tôi hỏi giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì bà chủ lại nói: "Tôi cất rồi, không lấy ra cho cô xem được".
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/2/files/2010/12/Vao-lo-mut-tet-tam-hoa-chat_Tin180.com_0031.jpg
Mứt được làm thủ công để ngay ngoài con hẻm
(ảnh chụp tại một cơ sở làm mứt khu cư xá Hỏa Xa,
quận 3, TPHCM). Ảnh: Nguyễn Hiền.
Tràn ngập mứt không nhãn mác
Chưa đến Tết nhưng tại khu vực chợ Bình Tây, quận 6; chợ An Đông, Kim Biên quận 5 và Bình Chiểu, quận Bình Thạnh… mứt kẹo các loại tràn ngập, hầu hết đều "không tên tuổi". Tại cửa hàng Hồng Phát ở chợ Bình Tây khi chúng tôi đặt hàng lấy mứt các loại để bán tết, chủ cửa hàng này cho biết mua bao nhiêu cũng có, với đầy đủ các loại mứt ngoại nhập.
Nói là mứt ngoại nhập nhưng quan sát tại đây cho thấy mứt Trung Quốc vẫn chủ lực, hầu hết là hàng xá (chưa đóng gói), không có bao bì, nhãn hiệu. Khi tôi hỏi không bao bì nhãn mác lấy hàng về sợ khó bán? Người này bật mí: "Tụi em ngày nào cũng bỏ mối cho các đại lý miền Tây cả trăm kilôgam. Họ lấy hàng xá về sau đó đóng gói, in nhãn vào là coi như xong".
Tại cửa hàng Thi, Hương ở khu bán mứt, xí muội chợ sỉ Bình Tây, mứt Trung Quốc hàng xá như mứt chà là 125.000 đồng/10kg, mứt táo không hạt 110.000 đồng/10kg… rẻ hơn 1/3 so với mứt do các công ty trong nước sản xuất. Tuy nhiên, tất cả hàng Trung Quốc đều được các chủ cửa hàng cho rằng đây là mứt "xịn", nhiều mẫu mã phong phú, giá lại mềm nên bán rất chạy.
Khi chúng tôi kêu mứt không đạt chất lượng, một chủ cửa hàng nơi đây cho biết nhiều người làm mứt thủ công lâu nay giờ cũng ra đây lấy mứt xá Trung Quốc về sau đó dán nhãn hiệu khác nhau, đóng gói bán. "Đó là chưa nói tới họ còn lấy mứt này về trộn với mứt xịn để bán, kiếm lời cao"- chủ cửa hàng nói.
Trong khi tại các cửa hàng bán mứt ở chợ Kim Biên, các chủ quầy nơi đây thấy chúng tôi ái ngại mứt tết có xuất xứ từ Trung Quốc nên trấn an: "Các anh yên tâm các loại mứt bí, mứt táo, chùm ruột và mứt me đều do nhà em làm hết, không phải mứt xá Trung Quốc đâu". Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi sao lại không có tên cơ sở sản xuất, chủ cửa hàng nói thẳng "nhà em làm mứt thủ công".
Lê Nguyễn – Nguyễn Hiền
(theo tienphong)