PDA

View Full Version : C - Căn phòng hy vọng, Quyết định nhỏ...



Dan Lee
01-06-2011, 11:05 PM
Căn phòng hy vọng

Cả gia đình Barcalounger ngồi thẳng với những cánh tay cứng ngắc luôn mở rộng, như thể khẩn khoản vậy, chờ phân loại các túi hóa chất được xếp bên trên. Căn phòng lớn im lặng có vẻ không thích hợp với sự lo sợ sẽ bao trùm căn phòng. Cả 30 phòng đều chật người để bệnh nhân cảm thấy thoải mái trong khi được truyền hóa chất. Âm thanh nhỏ phát ra từ máy theo dõi làm chia trí các bệnh nhân vì nhiều giờ đã qua đi chậm chạp.

Các y tá di chuyển nhanh từ phòng này sang phòng khác. Im lặng nhưng vẫn khẩn cấp và đủ để đến bên các bệnh nhân. Hằng ngày họ làm việc theo ca. Có vẻ như một hội đồng nhưng họ đều biết từng bệnh nhân. Cử chỉ nhẹ nhàng và lời nói dịu dàng, một người nói: “Tôi sẽ làm nhẹ để bạn không đau nha”. Lo âu rồi hy vọng và lạc quan.

– Tôi bị bệnh nặng hả?

– Tôi có thể chịu được thuốc không?

– Tôi sẽ rụng tóc không?

– Vậy là sắp xong hả?

– Gia đình tôi sẽ thế nào khi tôi chết?

– Tôi có bị đau không?

– Có lý do thực tế nào để hy vọng không?

– Tôi có thể dùng thuốc mà không bị phản ứng không?

– Tôi sẽ làm gì nếu lần này không được?

Danh sách như bất tận. Một số câu hỏi có cậu trả lời, nhưng nhiều câu không thể trả lời. Mặc dù vậy vẫn có một tia hy vọng lóe lên tương phản với niềm tuyệt vọng. Nó nuôi dưỡng chiến thắng, dù đó là niềm hy vọng rất nhỏ.

– Tôi hy vọng suốt cả ngày vô hóa chất.

– Xét nghiệm ổn định, không có gì khác lạ.

– Hôm nay tôi ăn ngon.

– Tôi có thể đứng dậy và đi tắm.

– Những con chim đang hót và những bông hoa tươi đẹp.

– Con cháu sẽ đến thăm tôi.

Cả nước có hằng ngàn phòng vô hóa chất, các bệnh nhân cố giành lấy sự sống. Có vẻ bình thường vì họ đã quen trước khi bị ung thư. Buồn nhất là những người già sẽ ra đi mãi mãi. Sự bình thường mà họ tìm kiếm không gì ngoài ký ức.

Khá hơn hay tệ hơn trước? Chỉ khác nhau vì kinh nghiệm đã cho chúng tôi biết vậy. Nhiều người đã đến phòng hóa trị. Không thể là chỗ vui. Vô hóa chất gây khó chịu và chịu đựng. Nhiều người ở giai đoạn đầu bị ung thư, đa số sống với niềm tuyệt vọng.

Với tôi bị khối u ác tính giai đoạn IIIb, ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn I và ung thư vòm họng giai đoạn I.

Tôi tin phòng vô hóa chất thực sự là phòng hy vọng, rằng hóa chất sẽ làm tốt phần việc mình là triệt tiêu các tế bào ung thư, và khi hoàn tất việc vô hóa chất, xét nghiệm sẽ cho thấy không còn bệnh nữa. Phòng vô hóa chất đưa ra hy vọng rằng hóa chất có thể làm chậm sự phát triển ung thư trong cơ thể và cho chúng tôi thêm thời gian sống sót. Hy vọng thuốc sẽ tác dụng sau khi những thứ khác vô tác dụng.

Hy vọng không có nhiều trong phòng vô hóa chất! Hy vọng là nhiên liệu và là nghị lực tinh thần. Cứ để chúng tôi hy vọng và tránh xa sự tuyệt vọng!

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: The Cancer Book)

Quyết định chứ không cách mạng

Những việc nhỏ tốt hơn những kế hoạch lớn (Peter Marshall)

8, 10, 12, 14... năm này qua năm khác, tôi thấy quần jean cứ phải thay đổi hoài, cùng với số cân cũng tăng. Cảm thấy yếu đuối và mắc cở, tôi phản ứng bằng cách tập thể dục nhiều, tập đều đặn và hạn chế ăn chất béo. Tôi muốn giảm từ 5 đến 10 kg, và rồi dần dần bỏ thói quen cũ – ăn nhiều và lười tập thể dục. Trở lại thói quen cũ nghĩa là tôi lại phải mặc quần jean rộng.

Năm 2006, tôi nghĩ về những nỗ lực giảm cân trước đó của tôi. Tôi thấy các mục đích của tôi luôn là đòi hỏi và tôi sơ ý tự đặt ra quy tắc rồi thất bại. Những năm trước, tôi tự nhủ rằng tôi sẽ giảm 10 kg vào cuối tháng Giêng, giảm thêm 5 kg vào cuối tháng Hai, thêm 5 kg nữa vào cuối tháng Ba, và cứ thế… Tôi đặt mục đích khác cho tháng Giêng năm 2007.

Tôi thề sẽ đi bộ mỗi ngày 15 phút, mỗi tuần 5 ngày. Đó là “chuyện nhỏ”. Tôi bắt đầu đi bộ mỗi ngày 15 phút, và cố gắng tăng lên 20 phút. Tháng này qua tháng nọ, từng chút một, tôi tăng tốc đi bộ và tăng độ dài đi bộ. Và tôi đi bộ được mỗi ngày 30 phút.

Tôi đặt mục đích khác cho năm 2008. Hằng ngày tôi uống soda. Tôi muốn uống ít soda và nhiều nước. Tôi cứ giảm dần, mỗi tháng một ít, rồi cứ tiếp giảm suốt năm, chỉ còn 1 ly soda mỗi tuần.

Năm 2009, tôi đặt ra một mục đích mới. Trước đây tôi ăn thức ăn nhanh (fast food) hai hoặc ba lần mỗi tuần. Tôi biết tôi có thể làm được. Như các mục đích trước, tôi giảm dần. Sau hai tháng, mỗi tuần tôi chỉ đi ăn ngoài một lần.

Sau hai năm thay đổi cách sống, tôi giảm được 20 kg và thoải mái mặc quần jean. Nhờ theo đuổi từng mục đích nhỏ, tôi có thể đi suốt chẳng đường dài. Tôi tiếp tục hành động và cảm thấy khỏe hơn, mỗi năm tôi đều có quyết định mới!

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ Chicken Soup for the Soul: Shaping the New You)