PDA

View Full Version : Tin Sức Khỏe



Nhím Hoàng Kim
01-07-2011, 05:58 PM
Phương Pháp Trị Liệu Bằng Ánh Sáng
Và Âm Thanh Trong Y Khoa

Do Sư Huynh Shih-Hurng Loh , Ðài Bắc , Formosa
(Nguyên văn tiếng Trung Hoa và tiếng Anh)

Như chúng ta đã biết , Pháp Môn Quán Âm gồm có hai phần : Quán ánh Sáng và quán Âm Thanh . Theo giáo lý của Sư Phụ thân yêu và theo vô số những thể nghiệm từ các đồng tu , chúng ta đều biết rằng ánh Sáng và Âm Thanh nội tại không những giúp chúng ta phát triển về mặt tâm linh , mà còn duy trì sức khỏe cho cơ thể . Nhiều phương pháp trị liệu bằng ánh Sáng và Âm Thanh gần đây trong y học cũng đã cung cấp một bằng chứng tương đương , làm cho chúng ta vững tin hơn , rằng ngay cả ánh sáng và âm thanh vật chất bên ngoài còn có hiệu lực trong việc chữa lành thân thể , huống chi là ánh Sáng và Âm Thanh bên trong mà chúng ta đang thiền quán hàng ngày . Những thành quả tốt hữu hình cũng như vô hình của ánh Sáng và Âm Thanh nội tại được thể hiện trong đời sống nhiều người . Trong khi khoa học hiện đại đang tiến bộ , sự thật về "Pháp Môn Quán Âm trị được tất cả bệnh tật" sẽ càng ngày càng rõ rệt , và sự thật về việc hành thiền là một hình thức cao nhất trong khoa học sẽ càng ngày càng hiển nhiên hơn nữa .

Nhím Hoàng Kim
01-07-2011, 06:10 PM
Phương Pháp Trị Liệu Bằng Ánh Sáng Cực Mạnh
Trong Việc Chữa Bệnh Ung Thư

Khoảng chừng 25% dân số Hoa Kỳ sẽ được chẩn đoán là bị bệnh ung thư trong đời họ , với một triệu bệnh nhân ung thư mới được chẩn bệnh mỗi năm . Tiếc thay , khoa giải phẩu và ngành quang tuyến chỉ có thể chữa được dưới 1/4 tổng số bệnh nhân này . Hầu hết những người còn lại sẽ được điều trị bằng thuốc men trong thời gian bệnh hoạn . Tuy nhiên , trong hầu hết các trường hợp , pháp trị liệu bằng thuốc sẽ chỉ làm cho bệnh trạng lùi lại , biến chứng và hoặc bịnh tái phát có thể đưa đến tử vong (1). Vì thế , khám phá ra một phương pháp trị liệu hay hơn cho việc chữa bệnh ung thư luôn luôn là mục đích của các khoa học gia về y-học .

Gần đây , phương pháp trị liệu bằng cách chụp hình dùng ánh sáng (Photodynamic Therapy), một phương pháp điều trị mới không thuốc men , đang được xử dụng để điều trị nhiều loại ung thư trầm trọng , chẳng hạn như giết các tế bào ung thư (2). Phương pháp này dùng sự tổng hợp của chất nhạy ánh sáng (silicon-pathalocyanine, Pc4) và một loại ánh sáng cực mạnh hữu hình . Trước tiên , loại hóa chất nhạy ánh sáng Pc4 được đặt vào trong các tế bào ung thư . Khi chất Pc4 được ánh sáng cực mạnh rọi vào , nó sẽ gia tăng sản xuất chất NO và những chất oxýt hóa khác như OH và O2 bên trong các tế bào khiến cho tế bào tan rã và chết (2). Phương pháp này được dùng để cải tiến hiệu quả của cách trị liệu bệnh ung thư và đã thu hút được nhiều sự chú ý trong việc xử dụng tại các phòng mạch .


Phương Pháp Trị Liệu Bằng ánh Sáng Cực Mạnh Cho Chứng
Buồn Nản Khó Chịu Trước Kỳ Kinh Nguyệt .

Kích thích tố của nữ giới gồm có hai loại chính là Estrogen và Progesterone . Những thay đổi của hai loại kích thích tố này trong cơ thể đóng một vai trò trọng đại trong việc phát triển nữ tính , điều khiển sự thai nghén và chu kỳ kinh nguyệ t, và sự chuyển điệu của nhiều biến thái khác (3). Những người với kích thích tố tăng giảm bất thường có khuynh hướng cảm thấy khó chịu về thể xác lẫn tâm thần . Bệnh tinh thần buồn nản trước kỳ kinh nguyệt (PMDD) là một triệu chứng thông thường nhất , đó là tánh tình mất thăng bằng trầm trọng trước kỳ kinh nguyệt , như buồn bực , căng thẳng , hồi hộp và thân thể không được thoải mái (4). Thông thường , các loại thuốc trị bệnh buồn và pháp trị liệu tâm thần theo lối cổ được dùng để điều trị cho các bệnh nhân bị tâm thần rối loạn trước ngày kinh nguyệt . Tuy nhiên , những tác dụng phụ trong việc dùng thuốc không thể tránh được , khiến cho bệnh nhân phải ngừng uống thuốc . May mắn thay , theo những nghiên cứu Y Khoa gần đây , Phương pháp trị liệu bằng ánh Sáng Cực Mạnh cho thấy thành quả trong việc chống lại những triệu chứng trước ngày kinh nguyệt và trong cách chuyển hóa sự rối loạn này . Nhiều dữ kiện nghiên cứu cho thấy rằng sau một tuần điều trị bằng ánh Sáng Cực Mạnh (6000 đơn vị ánh sáng trong 2 giờ vào buổi sáng và buổi chiều mỗi ngày), các người với chứng PMDD được thuyên giảm một cách đáng kể trong nhiều phương diện (4;5;6).

Nhím Hoàng Kim
01-07-2011, 06:34 PM
Phương Pháp Trị Liệu Bằng ánh Sáng Trong Việc Ðiều Trị
Triệu Chứng Triệt Thối Của Bệnh Nghiện Rượu

Ước chừng 65% dân số Hoa Kỳ uống rượu . Trong số này , hơn 10 triệu người bị nghiện rượu và 10 triệu người nữa vì uống rượu quá độ , đã mang ảnh hưởng xấu đến cho xã hội , như bị bắt tù , tai nạn xe cộ , hành vi bạo lực , tai nạn nghề nghiệp , và những hậu quả tai hại cho sức khỏe và khả năng làm việc . Những người nghiện rượu có lẽ cũng lạm dụng hệ thống y-tế , và tạo thành một con số lớn trong tổng số bệnh nhân . Hậu quả là uống rượu thái quá trở thành một vấn đề trầm trọng cho sức khỏe trong công chúng (7). Thêm vào đó , những người nghiện rượu kinh niên trở thành lệ thuộc vào rượu về thể xác lẫn tinh thần . Vì vậy , sau khi dùng rượu một thời gian , rất khó cho họ bỏ rượu được , bởi vì sự ngưng lại dẫn đến những triệu chứng triệt thối trầm trọng , như hồi hộp , mất ngủ kinh niên , run rẩy , bực tức , bệnh nhịn ăn , bối rối , và cử động quá độ .

Thông thường , các loại thuốc an thần được dùng cho những bệnh nhân này . Tuy nhiên , điều được khám phá ra gần đây trong các phòng thí nghiệm cho thấy rằng phương pháp trị liệu bằng ánh Sáng Cực Mạnh có thể cải tiến triệu chứng trong thời gian triệt thối của bệnh nghiện rượu . Trong cuộc thí nghiệm , ánh Sáng Cực Mạnh (cường độ : 3000 đơn vị ánh sáng ; thời gian xử dụng : 2 giờ buổi sáng và 2 giờ buổi chiều mỗi ngày) đã được áp dụng cho mười bệnh nhân không được chữa trị bằng thuốc an thần . Kết quả của cuộc thí nghiệm này cho thấy rằng phương pháp trị liệu bằng ánh sáng đã cải tiến giấc ngủ và sự ổn định tinh thần của các bệnh nhân với những triệu chứng triệt thối nghiện rượu trầm trọng (8).

Nhím Hoàng Kim
01-07-2011, 09:43 PM
Phương Pháp Trị Liệu Bằng Ánh Sáng Cực Mạnh
Trong Việc Chữa Bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là chứng bệnh loạn thần kinh rất thông thường đứng vào hàng thứ tư trong giới người già , ảnh hưởng tới 5 triệu người Mỹ nói riêng . Hơn nữa , chứng bệnh có liên hệ tới tuổi già , với hơn 66% bệnh nhân là ngoài 50 tuổi (9). Parkinson là một thứ bệnh phát triển không ngừng , rối loạn dây thần kinh vận chuyển bắp thịt , với đặc tính run lẩy bẩy , cứng bắp thịt , tư thế không vững , và cử động chậm chạp (10). Tính chất đặc biệt nhất của bệnh Parkinson là run rẩy nhiều hơn trong lúc nghỉ và run rẩy bớt đi khi cử động . Những người mắc bịnh này cũng không thể giữ được tư thế bình thường .

Bệnh Parkinson có thể được điều trị bởi thuốc men , thông thường nhất là L-dopa . Tuy nhiên , yếu điểm chính của L-dopa trong việc điều trị là nó chỉ hữu hiệu trong khoảng từ 3 tới 5 năm . Sau thời gian dùng thuốc này , bệnh nhân có thể bị hiện tượng lúc có lúc không (đôi khi thuốc có công hiệu và đôi khi không). Ngoài ra , dùng thuốc này dài hạn sẽ đưa đến tình trạng suy nhược thần kinh (9;10).

Gần đây , 40 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson được điều trị bằng một loại ánh sáng nhân tạo màu trắng cực mạnh (cường độ : 3300 đơn vị ánh sáng) với "ngày nghỉ thuốc" hoàn toàn hay một phần . Ðiều trị này cho thấy phương pháp trị liệu bằng ánh Sáng Cực Mạnh đã làm cho bệnh nhân dễ dàng trải qua những "ngày nghỉ thuốc". Nó cũng có kết quả trong việc làm giảm bớt sự trầm trọng của chứng cứng bắp thịt và chứng chậm chạp (nhưng không giúp cho chứng run rẩy), giảm bớt chứng buồn và cải tiến động cơ (11).

Những phương thức trị liệu khác dùng "ánh Sáng" gồm có phương pháp trị liệu bằng ánh Sáng Hữu Hình dùng trong cách điều trị bệnh phong ngứa , bệnh nổi bứu , bệnh viêm da , bệnh vàng da trong trẻ sơ sinh ; Tia Tử Ngoại dùng vào việc tẩy uế và diệt trùng ; Tia Laser dùng trong các cuộc giải phẩu , pháp trị hơi nóng , pháp trị áp xuất photon và châm cứu ; pháp trị photochemical cho các bệnh về da , v.v... (12).

Nhím Hoàng Kim
01-07-2011, 09:57 PM
Các Phương Pháp Trị Liệu Có Liên Quan Tới "Âm Thanh"

Phương pháp trị liệu Siêu Âm dùng 20,000Hz hay âm thanh cao để gia tăng tốc độ trong các tế bào và làm mềm các mô , nhiệm vụ giống như một "tiểu đấm bóp". Nó cũng tạo sức nóng trên mặt của các mô để gia tăng tính thẩm thấu (hút). Phương pháp này được dùng để trị chứng viêm hệ thần kinh , màng gân và các tuyến trong vú , trặc bắp thịt , sẹo , cứng da , hậu quả của bệnh ngập máu và các bệnh về võng mô và thần kinh thị giác . Những phương pháp trị liệu khác dùng sự phối hợp của dòng cơ năng và siêu âm để trị các mô và chứng đau thần kinh (12).

Từ những hiệu quả của các phương pháp trị liệu dùng ánh sáng và âm thanh vật chất , chúng ta có thể kết luận rằng sự thiền quán ánh Sáng và Âm Thanh Nội Tại không những quan trọng cho sự phát triển tâm linh , mà còn có kết quả lớn lao về thể xác và tinh thần của chúng ta , bao gồm : Tăng gia chức năng của tế bào , loại trừ những tế bào không khỏe mạnh , củng cố và bảo vệ hệ thần kinh không bị suy đồi , chữa các bệnh hồi hộp , và kích thích những điểm acupressure . Nó cũng có thể làm ta ngủ ngon hơn , trị được bệnh buồn và chứng hồi hộp . Chúng tôi tin rằng ánh sáng và âm thanh còn có nhiều chức năng hơn , đang chờ các khoa học gia khám phá . Khi thiền ánh Sáng và Âm Thanh Nội Tại , giống như chúng ta đang được chữa trị bởi một loại "thuốc hay nhất" trong vũ trụ " một pháp trị liệu để sửa chữa , bồi dưỡng thể xác , tinh thần và linh hồn của chúng ta . Sư Phụ đã nhấn mạnh rằng chúng ta nên ngồi thiền 2 tiếng rưỡi mỗi ngày và duy trì tỷ lệ thích hợp giữa thiền ánh Sáng và thiền Âm Thanh . Nó cũng giống như toa bác sĩ , và chúng ta phải theo đúng "liều" mới có kết quả tốt .

Tài liệu tham khảo :

Harvey RA. & Champe RC. (1998). Lippincott's illustrated reviews pharmacology. 2ed. J.B. Loppoincott Company. Chapter 38:373.

Cupta S., Ahmad N. & Mukhtar H. (1998). Involvement of nitric oxide during phthalocyanine (Pc4) photodynamic therapy-mediated apoptosis. Cancer Research. 58:1785-8.

Brody TM., Larner J. & Minneman KP. (1998). Human Pharmacology. 3rd edition. Chapter 38 : p 499-506.

Parry BL., Berga SL., Mostofi N., Klauber MT. & Resnick A. (1997). Plasma melatonin circadian rhythms during the menstrual cycle and after light therapy in premenstrual dysphoric disorder and normal control subjects. Journal of Biological Rrhythms. 12:47-64.

Lenzinger E. Diamant K. Vytiska-Binstorfer E. & Kasper S. (1997). Premenstrual dysphoric disorder. An overview of diagnosis, epidemiology and therapeutic approaches. Nervenartz. 68: 708-18.

Parry BL., Udell C., Elliott JA., Berga SL. Klauber MR., Mostofi N., LeVeau B. & Gillin JC. (1997). Blunted phase-shift responses to morning bright light in premenstrual dysphoric disorder. Journal of Bilogical Rhythms. 12:443-56.

Brody TM., Larner J. & Minneman KP. (1998). Human Pharmacology. 3 edition. Chapter 23 : p 435-437.

Schmitz M., Frey R., Pichler P., Ropke H., Anderer P., Saletu B. & Rudas S. (1997). Sleep quality during alcohol withdrawal with bright light therapy. Progress in Neuro-Psychopharmacology & Biological Psychiatry. 21:965-77.

Harvey RA. & Champe RC. (1998). Lippincott's illustrated reviews pharmacology. 2 edition. J.B. Loppoincott Company. Chapter 29:385-7.

Brody TM., Larner J. & Minneman KP. (1998). Human Pharmacology. 3rd edition. Mosby Ltd. Chapter 25 : p339-40.

Artemenko AR. & Levin IaI. (1996). The phototherapy of parkinsonism patients. Zhurnal Nevropatholgii I Psikhiartrii Imeni S-S-Korsakova. 96:63-6.

http://www.jiexiang.com.cn/index5_2.htm