Dan Lee
01-08-2011, 12:08 AM
Diễn Giải Nguyện Ngắm
Chuỗi Mân Côi Hàng Ngày
Một trong những sự vui mừng và ân huệ của tất cả Ki-tô hữu, và đặc biệt Cát Minh Ngoài Đời, là lac Chuỗi Mân Côi Thánh của Đức Trinh Nữ. Kinh nghiệm bền lòng chứng tỏ rằng không những là niềm vui cho Cát Minh Ngoài Đời nhưng còn làm cho đời sống của họ phong phú thêm. Nó dìm sức sống họ vào những mầu nhiệm cứu rỗi của đức tin Ki-tô Giáo của họ. Trong khi những hạt chuỗi trôi qua tay họ, niềm tin cậy của họ tìm tim họ để xây đắp những mầu nhiệm đời sống Chúa Ki-tô và Mẹ Maria.
Chuỗi Mân Côi Thánh Là Gì?
Theo lời mô tả của Carol Houselander: "Chuỗi Mân Côi Thánh là một hình thức Nguyện cầu, nhắc lại những cột mốc trong đời sống Đức Ki-tô từ trước khi Người sinh ra tới lúc Người qua đời để trao lại cho chúng ta sắp đặt theo Mẹ Người đã mô tả."
Bởi ví đó là sự hiến dâng để tôn kính Mẹ Chúa Trời, được gọi là Chuỗi Mân Côi Đức Maria. Chuỗi Mân Côi Thánh làm Chúa rất vui lòng nên Đức Giáo Hoàng luôn luôn khuyến khích tin hữu hãy đọc kinh nguyện này. Giáo Hội khuyến khích chúng ta lần Chuỗi Mân Côi Đức Mẹ chung với hội con Đức Mẹ cầu phước lành cho gia đình và Giáo Hội. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ngời ca sự hiến dâng chuỗi Mân Côi lên Đức Maria và ca tụng chuỗi kinh này như "một bản tóm lược hết thảy các Tin Mừng." Nó biểu lộ sự thật và sự hiến dâng chân thành lên Đức Trinh Nữ Maria.
Trong Thư Tông Đồ của Người đề ngày 29 tháng 9 năm 1961, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII viết: "Chuỗi Mân Côi là một hình thức hiệp nhất với Thiên Chúa. Nó luôn luôn có một tác dụng nâng tâm hồn lên cao nhất." Người tiếp tục mô tả Chuỗi Mân Côi như "chuyến bay vui mừng của linh hồn để chuyện trò cùng Chúa trong những mầu nhiệm hùng vĩ và dịu dàng với lòng yêu thương nhân loại của Người." Lời Đức Giáo Hoàng đặc biệt hữu ích khi ngài giải thích ý nghĩa và sự kết thành Chuỗi Mân Côi. Người viết:
Mỗi chục kinh Kính Mừng có một hình ảnh riêng của nó, và mỗi hình ảnh có ba đặc tính đều luôn giống nhau: Chiêm niệm mầu nhiệm, phản ảnh riêng tư, và chí hướng nhiệt thành.
Sự Chiêm Niệm
Đầu tiên, Sự chiêm niệm của chúng ta là ngay lập tức hiểu rõ ràng sáng tỏ từng mầu nhiệm. Mỗi mầu nhiệm nói lên những sự thực của niềm tin chỉ cho chúng ta hiểu biết về sứ mệnh cứu chuộc của Đức Ki-tô. Khi chúng ta chiêm niệm mỗi mầu nhiệm, chúng ta tự tìm thấy chúng ta trong sự thần giao gần gũi với ý tưởng và cảm nghĩ về giáo huấn và đời sống của Đức Giê-su, Con Thiên Chúa và Con Đức Maria, Người sống trên trái đất này để giáo huấn, thánh hóa, cứu chuộc. Điều này được hoàn thành trong thinh lặng của đời sống ẩn dật của Người, tất cả lời nguyện cầu và việc làm; trong những nỗi đau đớn Khổ Nạn cực thánh của Người; trong sự khải hoàn Phục Sinh của Người; trong vinh quang của thiên đàng, nơi Người ngự bên hữu Chúa Cha, hằng luôn che chở và ban sự sống cho Giáo Hội màø Người thành lập để Giáo Hội tiếp tục hành trình trên giáo huấn của Người qua những thế kỷ.
Sự Phản ảnh
Yếu tố thứ hai là sự phản ảnh, khuếc tán ánh sáng rực rỡ trên linh hồn nguyện cầu, tỏa ra đầy đủ sự mầu nhiệm của Đức Ki-tô. Mọi người tìm ra mỗi mầu nhiệm có một thông điệp thiện hảo và thích nghi riêng biệt. Chúng ta hưởng lợi ích trong sự thánh hóa của chúng ta và cho hoàn cảnh riêng của đời sống chúng ta. Nhờ sự hướng dẫn liên tục của Chúa Thánh Thần, "cầu bầu cho chúng ta với cái nhìn sâu thẳm của ngôn từ." Qua tầm hiểu biết của linh hồn theo mức độ ân huệ. Những điều đó ca tụng những mầu nhiệm đối chiếu với sức mạnh của chủ thuyết được rút từ sự hiểu biết của cùng mầu nhiệm, và tìm thấy chúng trong sự áp dụng bất tận cho linh đạo riêng tư và ngay cả những nhu cầu vật chất của chúng.
Chủ Đích
Chủ đích của chúng ta kể cả những cầu bầu cho tha nhân, những hiệp hội, hoặc những sự cần thiết của cá nhân hay hiện tình của xã hội. Những mục đích này dành cho một hoạt động Công Giáo nhiệt thành, là một phần hình thức từ thiện của chúng ta hướng về tha nhân. Sự từ thiện này được phát xuất từ trong lòng chúng ta như một biểu lộ sinh động của sự chia sẻ công cộng của chúng ta trong Nhiệm Thể Đức Ki-tô.
Ai cũng nghe tiếng rằng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thường xuyên dâng những chục kinh của chuỗi Mân Côi hàng ngày của Người cho những ai đó. Đôi khi, ngay trong lúc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Gioan, tín hữu có thể xin Người cầu cho những ý đặc biệt riêng của họ. Đức Thánh Cha bằng lòng nhận cầu cho họ khi thì giờ cho phép Người. Đôi khi, Người có thể chỉ trả lời, "Hôm nay tôi đã hứa dâng chuỗi Mân Côi cho người khác rồi; nhưng ngày mai chắc chắn tôi sẽ nhớ những ý yêu cầu đặc biệt của anh trong một chục kinh Mân Côi của tôi."
Trạng Thái Quy Danh Tính Của Tâm Trí
Trong một dịp Tông Huấn Về Chuỗi Mân Côi của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Cha Gillet, Tổng Quản Bề Trên của Dòng Đa Minh thêm lời cầu nguyện riêng của Người để đọc chuỗi Mân Côi. Bàn luận một cách minh bạch về khía cạnh chiêm niệm của những mầu nhiệm, Người phát biểu:
Mỗi mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi là một sự hiện diện sống động trong đó chúng ta đi từ Mẹ Maria tới Đức Giê-su, đưa ta đến sự hiện diện Thiên Chúa trong chúng ta, ngay trongï sự hiểu biết của linh hồn chúng ta và ban cho chúng ta qua những truyền cảm của Linh Hồn Người. Giống như những tông đồ trên đường tới Em-mau, chúng ta được Chúa Giê-su đụng vào lúc chúng ta nghĩ về điều đó quá ít, khi Người đụng vào, tim chúng ta bừng cháy và mắt chúng ta mở ra. Những Thánh Kinh trở nên dễ hiểu hơn, những đường của Chúa trở nên rõ ràng.
"Sự suy niệm (nguyện ngắm) và phát âm cầu nguyện," Cha Gillet tiếp tục, "được trộn chung với chuỗi Mân Côi để gây cảm hứng trong chúng ta không chỉ những đạo đức luân lý mà chúng ta nên thực hành, nhưng chúng ta cũng cùng chung với trạng thái của tâm trí nếu chúng ta đi vào trong sự sống và tình yêu liên hệ với Chúa."
Cha Gillet giải thích kỹ càng trạng thái tâm trí này:
"Ví sự suy niệm về những mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi đưa tâm trí chúng ta vào khuôn khổ đó là kết quả nhờ tính ngoan ngoãn, lòng tin tưởng như trẻ con, sự từ bỏ theo ý Chúa, tất cả những thứ ấy xếp đặt linh hồn với mục đích chiêm niệm."
Chúng ta có thể luôn luôn tự nhắc nhở chúng ta rằng hiệu năng đặc biệt và sức mạnh vô giá của chuỗi Mân Côi nằm trong sự việc đó là đường lối đặc biệt mang sự hiệp nhất tu đức vào đời sống chúng ta. Những mầu nhiệm giữ chúng ta tập trung vào Chúa và tình yêu Thiên Chúa của Người. Chúng đẩy mạnh sự hiệp nhất và sựï tập trung cả đời sống chúng ta vào Chúa. Chúng làm cho chúng ta sống đời sống hoàn toàn cho sự kính tôn và vinh quang của Thiên Chúa. Mười lăm mầu nhiệm bao gồm hoàn toàn đời sống của Đức Ki-tô và Đức Maria. và cũng ôm ấp hoàn toàn đời sống của chúng ta trong tình liên hệ với những mầu nhiệm thánh thiện và hiến tế này."
Những Mầu Nhiệm của Đức Ki-tô và Chuỗi Mân Côi
Để hiểu biết và áp dụng kết quả hơn về những mầu nhiệm của Chuỗi Mân Côi, rất hữu ích nhắc lại sự hiểu biết thâm sâu và siêu việt của Dom Marmion, Ngài là một giáo sư đại tài về tu đức lễ nghi và Thánh kinh của thế kỷ này. Trong tập sách hay nhất của người nhan đề: Đức Ki-tô trong những Mầu Nhiệm của Người, Marmion nhấn mạnh rằng tất cả những nhiệm mầu cứu chuộc của đời sống Đức Ki-tô thuộc vế chính chúng ta. Tất cả những mầu nhiệm này đều sống cho chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta. Đừng bao giờ quên và bỏ qua điểm này. Ông nhắc nhở các độc giả rằng điều quan tâm nhất của Đức Ki-tô là Người sống những mầu nhiệm đời sống của Người cho chúng ta. Chắc chắn, Đức Ki-tô đã sống đời sống và chịu đau khổ cho sự vinh quang của Cha Người, trái tim kính tôn của Người luôn luôn nhịp cùng một lúc cho Cha Người và cho tất cả nhân loại. Người đã sinh ra trên trái đất này cho chúng ta, Người rao giảng, đã dạy dỗ và đã làm việc và chứng tỏ lòng yêu thương của Người cho chúng ta. Người đã về trời và gửi Chúa Thánh Thần xuống và Người vẫn còn ở với chúng ta trong Phép Thánh Thể để yêu thương tất cả nhân loại. Đức Ki-tô chịu đựng tất cả điều này để chúng ta một ngày kia ở với Người trong vinh quang đời đời. Ý tưởng coi như là kỳ dị, Dom Marmion vẽ ra chính xác sự kết luận rằng trong quán năng, những sự mầu nhiệm của Đức Ki-tô thuộc về chúng ta nhiều hơn là thuộc về Người. Đức Ki-tô xuống thế chỉ để sống những mầu nhiệm cho tình yêu của chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta.
Thêm nữa, chúng ta chớ quên rằng Đức Ki-tô trong những mầu nhiệm hy sinh tự tỏ chính Người với chúng ta như là gương mẫu của chúng ta. Người đã xuống từ lòng Cha Người để làm kiểu mẫu của chúng ta. Chúng ta không cần phải tìm kiếm đâu.
Đức Ki-tô là gương mẫu cho sự hoàn thiện của chúng ta. Dom Marmion giải thích đường lối như sau:
Điều này là tại sao việc chiêm niệm những mầu nhiệm của Đức Ki-tô rất có ích cho linh hồn. Sự sống, sự chết và sự vinh quang của Đức Giê-su là mẫu mực cho sự sống, sự chết và sự vinh quang của chúng ta. Đừng bao giờ quên sự thực này: Cha Hằng Hữu chấp nhận chúng ta chỉ bởi vì Người nhìn chúng ta giống như Con của Người. Tại sao điều này như thế? Bởi vì đó là sự rất giống nhau này Người đã tiền định ngay từ trước vô cùng. Không có một hình thể khác nào thánh thiện cho chúng ta hơn hình thể mà Đức Ki-tô đã tỏ cho chúng ta; tiêu chuẩn định giá sự hoàn thiện của chúng ta được ấn định bằng mức độ của chúng ta noi gương Đức Giê-su.
Cũng còn lý do nữa, một sự uyên thâm và thân thiện hơn tạo những mầu nhiệm của Đấng Cứu Thế thành của riêng chúng ta. Không phải là Người chỉ sống những mầu nhiệm ấy cho chúng ta, cũng không phải Người chỉ là gương mẫu cho chúng ta, nhưng còn hơn thế nữa bởi vì "trong những mầu nhiệm của Người, Đức Ki-tô trở nên thành một với chúng ta." Chúa Cha yêu thương chúng ta là Người đánh giá rằng chúng ta là một với Con của Người. Dom Marmion đặc biệt hùng biện trên điểm này:
Đó là một nguồn vô tận của niềm tin cậy của một linh hồn yêu Đức Gie-su hiểu rằng chính Đức Ki-tô tự mình kết hiệp linh hồn một cách thân mật với từng mỗi một mầu nhiệm của Người. Sự thực này cho bừng lên những hành động biết ơn và yêu mến để nhường hoàn toàn linh hồn cho Người mà Người rất khoan dung sẽ tự trao chính Người và tự kết hiệp Người với Linh hồn.
Dom Marmion yêu cầu uỷ ban cứu xét việc phong thánh đề nghị với Rô-ma thực hiện thêm vào một mục đặc biệt làm cho người ta tin vào đời sống của Đức Ki-tô. Thí dụ, trong sự thống khổ của Đức Ki-tô, chúng ta thấy Người chịu đựng những sự hành hạ khốn khổ nhất trong suốt thời gian đó Người đã nêu sự tuyệt đẹp và truyền cảm gương nhân đức cho chúng ta. Điều quan trọng chúng ta cần ghi nhớ đó là những nhân đức mà Đức Ki-tô tỏ bày qua đời sống của Người một cách tuyệt đẹp, Người ban cho chúng ta, con cái của Người có toàn quyền đòi hỏi ân huệ tham dự và sống trong nhân đức đó. Đây là chủ đích của Người.
Lý luận sáng suốt một cách tuyệt đẹp của Dom Marmion trùng hợp với một số ân huệ đặc biệt của Thánh Têrêxa Avila trải nghiệm sau khi Mẹ Thánh được chấp thuận ân huệ kết hôn thiêng liêng. Thánh Têrêxa đã mô tả đường lối mà Chúa tỏ rõ cho Mẹ làm thế nào ta có thể quan sát thấy sự đau khổ của Đức Ki-tô. Trong mục thứ bốn mươi sáu của Mẹ ghi chép những Kiến Chứng Thiêng Liêng Thánh của thành Avila đã ghi chép ân huệ này cho chúng ta biết. Sau khi Thánh Têrêxa coi như được Thiên Chúa ban cho linh hồn của Me nhiều đặc ân. Mẹ thuật lại linh hồn Mẹ bắt đầu trở nên rất lo âu. Rồi Chúa đã ban bình an cho linh hồn Mẹ và nói với Mẹ:
Con đã hiểu hôn ước giữa con và ta. Bởi hôn ước này, những gì của ta là của con. Vì vậy ta sẽ trao cho con tất cả những trải nghiệm đau khổ mà ta đã chịu đựng, và bằng những phương tiện này như những gì thuộc về con, con có thể xin Cha ta. Tuy nhiên Ta đã nghe biết chúng ta cùng nhau chia sẻ những thứ này, nhưng nay Ta lại nghe được cách khác dường như Ta có quyền chi phối nhiều hơn. Tình thân hữu mà trong đó ân huệ này được ban cho Ta không thể tiết lột ra đây được. Dường như với tôi Chúa Cha chấp thuận sự chia sẻ này, và từ đó tôi nhận thấy rất khác biệt là những gì Chúa đau khổ như điều thuộc về tôi và điều đó ban cho tôi niềm an ủi lớn lao.
Sự Cấu Tạo Chuỗi Mân Côi
Khởi đầu chuỗi Mân Côi là Cây Thánh Giá. Khi chúng ta bắt đầu đọc chuỗi Mân Côi bằng cái hôn Thánh Giá. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giê-su yêu thương chúng ta, và chúng ta muốn kết hiệp những thánh giá hàng ngày chúng ta vác lên vai cùng với cây thánh giá cứu chuộc của Chúa Ki-tô.
Những tư tưởng đó làm chúng ta mạnh mẽ và hướng dẫn chúng ta hăng say thực hành nhiệm vụ hàng ngày và thu thập những đức hạnh chúng ta cần. Nhưng chúng ta phải cố gắng khởi sự bằng làm Dấu Thánh Giá một cách tôn kính và nhiệt tâm, thấu triệt sự mơ ước của chúng ta rằng sức mạnh Cây Thánh Giá của Đức Ki-ô mặc lên và bao phủ cả thảy nhân cách của chúng ta.
Cây Thánh Giá đơn thuần nhất, cũng là dấu hiệu thâm thúy nhất của đức tin chúng ta. Làm Dấu Thánh Giá chúng ta thuyên xưng lý do chính mà chúng ta tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Cây Thánh Giá là nền tảng căn bản đức tin của chúng ta. Bất cứ ai tin vào Đức Ki-tô, tin rằng sự Cứu Rỗi và sự chiến thắng tội lỗi nhờ vào Cây Thánh Giá của Đức Ki-tô. Chúng ta cũng tin rằng chỉ tin cậy vào Cây Thánh Giá và sự đau khổ của Đức Ki-tô tội lỗi chúng ta mới được tha thứ. Chúng ta hãy bắt đầu chuỗi Mân Côi bằng cách làm dấu Thánh Giá một cách chậm chạp và với sự chăm chú như là dấu thực sự tình yêu thương của chúng ta dâng lên Thiên Chúa Đấng Cứu Rỗi chúng ta.
Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ
Đây là chuỗi Kinh Mân Côi đầu tiên, là nền tảng và sự tóm lược chính thức đức tin thánh thiện của chúng ta. Khởi đầu bằng nguyện ngắm kinh Tin Kính, chúng ta tự nhắc nhở rằng đọc chuỗi Mân Côi là chúng ta đang giao tiếp rõ ràng và tin cậy vào đức tin mà Đức Ki-tô tỏ lộ và Giáo Hội giáo huấn qua bao thế kỷ. Chúng ta biết kinh Tin Kính là niềm tin chính đáng của các vị tông đồ và các vị tử đạo thánh thiện. Bao gồm tất cả những đức tin căn bản của Giáo Hội là Mẹ Thánh.
Kinh Lạy Cha
Kinh kế tiếp chúng đọc là kinh Lạy Cha Chúng Tôi, đôi khi gọi là Kinh Cầu của Chúa, Đó là kinh được ghi chép trong Phúc Âm của Mac-thêu và Lu-ca được xuất phát từ miệng thánh của Chính Chúa chúng ta. Vào một dịp sau khi Đức Giê-su nguyện cầu, các tông đồ hỏi Thầy mình dạy cho họ nguyện cầu. Đức Ki-tô đã dạy cho họ nguyện cầu theo thể thức Người nguyện cầu. Vì vậy Người đã dạy cho họ Kinh Lạy Cha Chúng Tôi. Thánh Têrêxa Avila rất chăm chỉ lần chuỗi Mân Côi hàng ngày, Mẹ đã dùng nửa sau tập Con Đường Hoàn Thiện kể về sự quan trọng khi đọc kinh Lạy Cha. Mẹ nói rằng nếu một người biết làm thế nào đọc kinh này với sự hoàn hảo mà Chúa đã dạy chúng ta. Chúng ta sẽ không cần các chỉ dẫn nào khác dạy chúng ta nguyện cầu. Những sự hiểu biết của Mẹ về Lời Nguyện Cầu của Chúa là sự giản dị vô giá nên được đặt ở đầu danh sách bài đọc của mỗi Cát Minh ngoài đời.
Ba Hạt Đầu Tiên
Hạt đơn đánh dấu đọc kinh Lạy Cha, tiếp theo hạt đơn đầu đến tập hơp ba hạt. Theo thói quen chung của niềm tín đó là ba kinh Kính Mừng đọc một cách kính cẩn thỉnh xin Đức Mẹ cầu bầu cho linh hồn chúng ta tăng thêm ba nhân đức thần học: đức tin, đức cậy và đức mến (bác ái). Phúc Âm dạy chúng ta một cách rõ ràng rằng qua những nhân đức này linh hồn ta sẽ kết hiệp thẳng với Chúa. Khi chúng ta đọc "Tôi tin," linh hồn chúng ta kết hiệp thẳng ngay với Chúa, với nguồn gốc của tất cả sự thật và sự cứu rỗi. Qua thần học nhân đức cậy, linh hồn chúng ta kết hiệp thẳng với Chúa và khao khát hạnh phúc vĩnh cửu Chúa hứa ban cho chúng ta. Hành động cậy chỉ một cách rõ ràng rằng chúng ta đặt tất cả niềm tin của chúng ta không phải bằng sức riêng của chúng ta nhưng bằng quyền năng và đức nhân lành của Chúa mà thôi. Đức cậy gìn giữ linh hồn khỏi ngã lòng và kháng cự được trong khi bị thử thách. Và sau cùng qua thần học về đức mến là nhân đức lớn nhất của tất cả các nhân đức, một người mến yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu mục đích riêng của Người và yêu tha nhân như yêu chính chúng ta cho tình yêu Thiên Chúa. Bằng nhân đức của đức bác ái thần linh hay đức yêu thương, chúng ta nhận được tình yêu bất tận của Chúa ban cho chúng ta như miêu tả sinh động trong đời sống của Đức Ki-tô. Đó là nhân đức bác ái làm cho chúng ta ở lại trong tình yêu của Đức Ki-tô và đặt tình yêu của chính Chúa trên mọi sự.
Kinh Kính Mừng
Vì kinh Kính Mừng được đọc năm mươi ba lần trong suốt thới gian lần một chuỗi Mân Côi, chúng ta cần suy nghĩ ôn lại cái đẹp và quyền lực lớn lao của nó. T.M. McFadden nhận ra tâm linh của những lời này: "Kinh Kính Mừng là một lời ca ngợi xưng hô với Mẹ Maria, nó có ba phần: lời chào của Thiên Thần Ga-bi-en, “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Mẹ” (Luca 1:28); lời của bà Ê-li-za-bết, “Bà có phước lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con lòng Mẹ gồm phước lạ" (Luca:1:42) và sau này lời thỉnh nguyện được thêm vào: "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử, Amen." Kinh Kính Mừng tôn kính Mẹ Maria bằng cách chào Mẹ giống như lời Thiên Thần và bà Ê-li-za-bết chào khi xưa; nhưng thêm vào giống như là kinh nguyện đọc kết hiệp với Mẹ Maria cầu xin Mẹ Thiên Đàng giúp đỡ những nhu cầu hiện tại cũng như trong giờ lâm chung.
Trong trang 109 Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo tuyên bố rằng: "Danh Đức Giê-su ở trong tâm người nguyện cầu Ki-tô Giáo." nhưng rồi những lời kế tiếp lập tức theo sau, “Kinh Kính Mừng vươn tới đỉnh cao trong những lời "và Giê-su Con lòng Mẹ gồm phước lạ." Điều này là một biểu thị rõ ràng rằng tiếng Kính Mừng được xưng hô với Mẹ Maria vì Người là Mẹ của Thiên Chúa. Và vì chúng ta tin Mẹ Maria được ban đặc ân và phẩm cách này, chúng ta biết chúng ta có thể cùng Mẹ nguyện cầu Thiên Chúa và do đó sự tin cậy của chúng ta đặt vào sự tốt lành và quyền năng của Mẹ sẽ không bao giờ thất vọng.
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo bàn rộng rãi về kinh Kính Mừng và vị trí của nó trong Giáo Hội. Bởi vì vị trí quyền năng của kinh này trong chuỗi Mân Côi, có thể hữu dụng để thăm dò đường hướng mà kinh Kính Mừng được bàn tới. Thí dụ, chúng ta đọc trong trang 109 "Trong kinh cầu Chúa Thánh Thần liên kết chúng ta tới kinh cầu của Ngôi Con thôi, trong nhân tính được tô điểm của Người, qua đó và trong đó lời cầu đạo làm con liên kết chúng ta trong Giáo Hội với Mẹ Đức Ki-tô."
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo tóm lược sự quan trọng và sức mạnh của lời nguyện cầu lên và với Mẹ Maria trên trang 644 bằng những lời đầy quyền lực này: "Vì sự hợp tác một mình của Mẹ Maria với sự hành động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thích nguyện cầu chung với Mẹ Đồng Trinh Maria để cùng Mẹ ngợi khen những điều trọng đại mà Chúa đã ban cho Mẹ và phó thác những lời thỉnh nguyện và những lời ca tụng của Giáo Hội lên Mẹ."
Kinh Vinh Danh Cha
Kinh Vinh Danh Cha là kinh kế tiếp đọc chuỗi Mân Côi của chúng ta. Đó là lời nguyện chân thành ca tụng Thiên Chúa. Chúng ta chính thức công nhận sự hoàn hảo tối cao của Thiên Chúa không chỉ vì những gì chúng ta nhận được từ Thiên Chúa nhưng chính xác vì Chúa tự chính Người là tất cả sự tốt lành và sự đáng kính trọng đối với tất cả tình yêu của chúng ta. Kinh nguyện ca tụng và khéo chọn lựa này nhắc nhở chúng ta trong Giáo Lý của Hội Thánh:
Chia sẻ trong sự hạnh phúc chúc tụng của tâm hồn thanh sạch mến yêu Thiên Chúa trong đức tin trước khi nhìn thấy Người trong vinh quang nơi họ sẽ ca tụng Người đời đời. Với lời ca tụng này, Chúa Thánh Thần liên kết với linh hồn chúng ta để làm chứng rằng chúng ta là con cái Chúa.
Tôi đã học được từ trải nghiệm lâu dài, tôi xin phép xen vào điểm này một sự nhận xét cá nhân, rằng trong việc đọc Kinh Phụng Vụ và lần Chuỗi Mân Côi, việc đọc kinh Vinh Danh Chúa Cha tạo nên ngay một kiên quyết. Cho tới gần đây cũng giống như nhiều người, tôi nhận thấy tôi thường trở nên chia trí và lo ra. Nhưng tôi đã khám phá ra rằng bằng cách đặc biệt hết sức cố gắng đọc kinh Vinh Danh một cách chu đáo hơn và thật chăm chú, kết quả làm tôi vui sướng là đã giúp tôi hết chia trí liền. Sự thực hành này giúp tôi tập trung vào lời nguyện cầu của tôi nhiều hơn, chăm chú vào điều mà tôi đang nguyện cầu Thiên Chúa Đấng chí thánh, yêu thương và hằng sống. Và hiện nay khi lần Chuỗi Mân Côi, điều này đã thúc đẩy tôi đọc Kinh Lạy Cha tiếp theo ngay một cách kính cẩn và thận trọng nhiều hơn với hết sức của tôi.
Hiệp Nhất Đời Tôi Với Chúa
Mục đích thực sự của đời sống thiêng liêng là tập trung tâm trí của của chúng ta vào Thiên Chúa và thực thi Thiên Ý của Người. Nói cách khác, mục đích của chúng ta trong thế giới náo nhiệt này phải chắc chắn rằng Chúa tới trước mọi điều. Phần thưởng lớn lao của đời sống thiêng liêng hệ trọng này là được chiêm ngưỡng Dung Nhan Thiên Chúa. Đây là điều mà Nhà soạn Thánh Thi thúc giục chúng ta mong đạt được. Đây cũng là điều mà chính người luôn luôn nguyện cầu để mong được. Ông đã luôn mãi cầu xin Chúa tỏ cho ông thấy Dung Nhan của Người, ông la lên; "Lạy Chúa, Con sẽ nhận biết sự tràn trề vui sướng khi con nhìn thấy Dung Nhan Người." Đấy là trong lời nguyện cầu và khi ánh sáng Dung Nhan Chúa soi lên chúng ta đó là chúng ta được làm sáng tỏ và chúng ta hiểu biết thực sự chính chúng ta là con cái Thiên Chúa. Trong suốt thời gian này chúng ta có thể vui mừng ngời ca và chúc tụng Chúa với tất cả tâm hồn chúng ta.
Trong thời hiện đại, thật không dễ dàng cho chúng ta thường xuyên được hưởng sự hiện diện của Chúa, Thực khó khăn nhận thức được những đặc ân xuất hiện từ tình yêu của Thiên Chúa và sống trọn vẹn cho Chúa. Ngay khi chúng ta cố gắng nhớ lại và cư trú với Chúa trong linh hồn chúng ta, chúng ta giật mình nhận ra rằng thế giới xã hội hiện đại đương hỗn độn. Nó thường xa Chúa, và ảnh hưởng của nó có khuynh hướng làm cho các ông các bà xa lánh Đấng Tạo Hóa và Thượng Đế của chúng. Điều này có nghĩa rằng cả Thiên Chúa lẫn quyền lợi tốt nhất của chúng ta luôn luôn bị đẩy ra khỏi tâm trí và cảm tình của chúng ta. Tuy nhiên tình thế của chúng ta không tuyệt vọng. Chúng ta không nên bỏ cuộc. Nhưng chúng ta cần tìm một cách chữa trị để chiến thắng sự nhầm lẫn này, đó là phương thức hãy cố gắng yêu mến Chúa với cả tâm hồn, với cả trí khôn và với hết sức của chúng ta.
Bất cứ phương tiện nào dẫn đứa chúng ta tập trung và kết hiệp vào tình yêu Thiên Chúa đó là phần thưởng vĩ đại. Nhưng phần thưởng này không cần đặc biệt như nhiều người nghĩ. Các Thánh đã tìm thấy những phương thức để sống là Thánh Lễ và những giờ Kinh Phụng Vụ. Nhiều các ông và các bà nhận thấy rất hữu dụng đó là Chuỗi Mân Côi, vì nó làm cho những người ấy sống cách nhiệt tình với Thiên Chúa. Các Thánh ước ao những thực hành tôn giáo của họ tạo ảnh hưởng tất cả những linh hạnh đời sống của họ để những tác dụng hữu ích của họ không giới hạn trong thời gian họ ở trong nhà thờ hay trong nghi thức nguyện cầu. Chúng ta cũng có thể bắt chước làm như vậy.
TRẬN CHIẾN NGUYỆN CẦU
Nghiên cứu sâu đậm hơn nữa vào những khó khăn đối chất chúng ta trong sự nguyện cầu. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dành hết một chương cho động lực can đảm chịu đựng cần thiết cho sự nguyện cầu. Giáo huấn Ki-tô Giáo trình bày trong sách này tột cùng hữu ích và đề nghị tốt cho tất cả, đặc biệt cho những người nhiệt tâm muốn tự mình cam kết đời sống nguyện cầu.
Nhan đề đầu tiên của chương về lời nguyện cầu gần như nhảy ra khỏi trang. Trong những mẫu tự lớn được viết những chữ khởi đầu, TRẬN CHIẾN NGUYỆN CẦU. Khi chúng ta đọc lên, câu hỏi lớn được nêu lên: Trận chiến này bày ra để chống đối ai? Chúng ta được trả lời dưới đây:
Chống lại chính chúng ta và những mưu mẹo của kẻ cám dỗ nó làm tất cả những gì để có thể đẩy người ta ra khỏi sự nguyện cầu, ra khỏi sự kết hiệp với Chúa. Chúng ta nguyện cầu như chúng ta sống, bởi vì chúng ta sống như chúng ta nguyện cầu. Nếu chúng ta không muốn hành động một cách theo thói quen tùy theo Thần Khí của Đức Ki-tô, chúng ta cũng không thể theo thói quen trong Danh Người. "Trận chiến thần linh" của đời sống mới người Ki-tô giáo không thể tách rời khỏi trận chiến nguyện cầu.
Giáo Hội bảo đảm với chúng ta và luôn xác nhận sự việc trải nghiệm thông thường rằng đó là trận chiến trường kỳ chúng ta phải tự khép mình vào kỷ luật để chúng ta có thể luôn luôn sống hiệp nhất với Thiên Chúa. Nhưng chúng ta sẽ không chịu thua để mất can đảm, Vì chúng ta biết rằng lời nguyện cầu không phải chỉ do tự mình chúng ta mà nó cũng đến từ Chúa Thánh Linh. Thí dụ, khi chúng ta chú ý tham dự ngay vào Thánh Lễ, Giờ Kinh Phụng Vụ hoặc giờ chiêm niệm (tâm linh nguyện cầu) hàng ngày và lần chuỗi Mân Côi Mẹ Maria mỗi ngày, chúng ta sẽ không bao lâu nhận ra rằng đời sống linh thiêng của chúng ta trở nên tập trung và quy tụ vào trọng tâm của Đức Ki-tô và Mẹ Người mạnh mẽ hơn. Trong đường hướng này, đời sống chúng ta trở nên càng ngày càng gia tăng nhiều thành quả. Điều này xác nhận rằng phải cần cố gắng nhiều hơn. Nhưng những cố gắng hệ trọng của chúng ta là dấu chỉ chắc chắn rằng Chúa Thánh Linh đang dẫn dắt chúng ta và ta cần phải tự nguyện hợp tác. Nhờ vậy sự hiện diện của Đức Ki-tô và Mẹ Maria càng ngày càng rõ rệt. Và ân huệ Thần Khí sinh sản nhiều hoa trái thiêng liêng.
Sau khi chúng ta đã đi qua tất cả điểm quan trọng này, những điểm khởi đầu, bay giờ chúng ta tiếp tục khảo sát mười lăm mầu nhiệm chí thánh của Chuỗi Mân Côi Thánh một cách riêng rẽ và thật chi tiết.
NHỮNG MẦU NHIỆM CỦA CHUỖI MÂN CÔI
Mười lăm chục Chuỗi Mân Côi bày tỏ sự vui, sự thương và những mầu nhiệm vinh quang (sự mừng) của đời sống Đức Ki-tô. Không một ai chia sẽ những biến cố đời sống của Người như Mẹ Maria, là Mẹ Người đã chia sẻ. Mỗi tuần khi chúng ta đọc kinh Mân Côi chúng ta đã đều lần qua tất cả những mầu nhiệm chí thánh này vài luợt.
Theo Thánh Kinh, những mầu nhiệm vui làm cho chúng ta có thể sống lại với Mẹ Maria sự vui mừng mà Con Thiên Chúa mang xuống trần gian khi Người sinh ra và lan tràn ân huệ qua sự hiện diện của Người. Mặt khác, trong mầu nhiệm thương chúng ta sống với Mẹ Maria trong sự đau khổ khủng khiếp mà Đức Giê-su đã chịu đựng vì tội lỗi chung nhân loại và vì tội lỗi của chính chúng ta. Cách nào đó, mầu nhiệm VUI và mầu nhiệm THƯƠNG dễ nhận biết hơn. Những mầu nhiệm MỪNG dẫn đưa chúng ta vào quang cảnh thần linh của đời sống thiên đàng và ca tụng Thiên Chúa và Đấng cứu chuộc chúng ta hơn. Nhưng luôn luôn phải nhớ rằng những mầu nhiệm Mừng tưởng nhớ đời sống Chúa Giê-su hiện đang ở bên hữu Chúa Cha. Nơi đó Người luôn luôn nguyện cầu cho hết thảy mọi người chúng ta.
Những Mầu Nhiệm Vui
Mầu Nhiệm Truyền Tin
Đức Ma-ri-a hân hoan nhận thức rằng Thiên Chúa cao trên hết mọi tạo vật Người rất đáng yêu mến và ngời ca, Mẹ dâng hiến hoàn toàn để nguyện cầu. Cảm nghĩ của Mẹ tuyệt hảo và thích đáng. Thình lình thiên thần của Chúa đến chào Mẹ Ma-ri-a rằng "Bà là người được Thiên Chúa ưu ái" và Thiên Chúa là Đấng tối cao phán rằng Mẹ sẽ trở nên là Mẹ Đấng cứu Thế. Mẹ Ma-ri-a bối rối lo âu vì Mẹ đã tự hứa hiến dâng trọn đời Mẹ cho Thiên Chúa và nguyện giữ đời đồng trinh. Mẹ hỏi Thiên sứ rằng tôi là một đồng trinh sao có thể trở nên là Mẹ của Đấng cứu rỗi nhân loại? Thiên Sứ nói với Đức Ma-ri-a rằng Mẹ đừng lo sợ vì đó là điều rất chính đáng, bởi vì sự đồng trinh của Mẹ nên Thiên Chúa đã chọn Mẹ. Qua đảm bảo này, Đức Ma-ri-a đã vâng phục ý Thiên Chúa thưa rằng "Tôi là tôi tớ Thiên Chúa, xin được vâng như lời Thiên Sứ truyền." Ngay lập tức Chúa Thánh Thần rợp bóng trên Mẹ và Mẹ đã mang thai "Con Đấng tối cao, Người sẽ cai quản dòng họ Đa-vít đến muôn đời."
Mầu nhiệm Truyền Tin là một dấu chỉ sáng ngời mang chúng ta tới gần Chúa. Chúng ta hãy ghi nhớ sự xác tín của Thánh Têrêxa rằng Mầu Nhiện Truyền Tin là nhân đức khiêm nhường đã mang Con Thiên Chúa xuống trần gian vào lòng Đức Nữ Đồng Trinh. Thánh Gioan Vi-an-nê nói đức khiêm nhường là tất cả những nhân đức khác đó là sợi dây nối liền các chuỗi hạt. Lấy sợi dây đi thì hạt sẽ rã rời khỏi nhau. Bỏ đức khiêm nhường đi thì tất cả những nhân đức khác đều tan biến. Khi chúng ta suy ngắm mầu nhiệm này của chuỗi Mân Côi, chúng ta hãy bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta lên Đức Giê-su đã xuống cứu rỗi chúng ta, và chúng ta cũng đa tạ Đức Ma-ri-a, Đức khiêm tốn của Người là tôi tớ tuyệt vời nhận vinh dự trở thành Mẹ Chúa và Mẹ chúng ta. Đây là lời nguyện của chúng ta, "Lạy Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a hãy biến đổi trái tim chúng con giống như trái tim của Chúa và Mẹ."
Mầu Nhiệm Viếng Thăm của Đức Maria
Mầu nhiệm mừng thứ hai của chuỗi Mân Côi ý chỉ sự thăm viếng bà Ê-li-za-bết của Đức Ma-ri-a.
Sau khi thiên thần Gáp-bri-en từ biệt, Đức Ma-ri-a vội vàng chuẩn bị đến thăm người chị họ là Ê-li-za-bết đang mang thai. Cuộc hành trình của Đức Ma-ri-a từ Na-za-rét tới An-ka-rim trên một ngọn đồi của Hê-brôn. Cuộc hành trình dài khoảng 80 dặm và ít nhất cũng phải mất 3 tới 4 ngày. Bà Êlizabết đã quá tuổi sinh đẻ, nhưng bà đã mang thai Gioan Tẩy Giả được sáu tháng. Một vài điều kỳ diệu trong cuộc họp mặt đầu tiên của hai người Mẹ mong chờ. Khi Đức Maria chào bà chị họ, hài nhi trong bụng bà Ê--lizabết nhảy mừng, dấu hiệu chỉ sự hiện diện của ơn cứu rỗi mà Đức Maria mang đến nhà bà Êlizabết. Do ơn Đức Chúa Thánh Thần, Êlizabết vui mừng chào Đức Maria, tự nói lên bởi đâu tôi được Mẹ của Chúa đến thăm tôi. Bà đã ngời ca sự cao cả của Đức Maria và Hài Nhi của Người. Đức Maria đã trả lời bằng bài Thánh Ca Tin Mừng Magnificat, trong đó Mẹ đã tỏ rõ sự khiêm nhường của Mẹ với đại sự mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ và cho tất cả nhân loại.
Điều quan trọng về sự Thăm Viếng là Mẹ Maria đã cưu mang tất cả những nguồn ân sủng và nguồn thiện mỹ là Đức Giê-su. Chúng ta hãy nhắc lại những lời của Thánh Phao-lô: chúng ta đã trở nên một với Đức Ki-tô trong phép Thánh Tẩy. Chúng ta phải mãi mãi nhận thức sự đồng nhất của chúng ta, sự hiệp nhất của chúng ta với Đức Ki-tô. Bối cảnh Thánh Kinh này là điều nhắc nhở đẹp đẽ những ân huệ của Thiên Chúa ban cho gia đinh và thân nhân bất cứ khi nào họ tụ tập lại trong Danh nghĩa Người. Giống như Mẹ Maria, ước chi chúng ta đem Đức Ki-tô cư ngụ trong tâm hồn chúng ta tới mọi người chúng ta gặp gỡ.
Mầu Nhiệm Sinh Nhật Đức Ki-tô
Khi Thánh Kinh mô tả hiện trường của Giáng Sinh đầu tiên, chúng ta được biết rằng các triên tri và những người thánh thiện của Cựu Ước qua nhiều thế kỷ đã nóng lòng trông chờ sự ra đời của Đấng Thiên Sai và Đấng Cứu Thế. Khi thời viên mãn đã đến, Hiện Thân của Con Thiên Chúa trông chờ đã được sinh ra nơi hang đá ở Bết-lê-hem vì các quán trọ đã hết phòng. Mẹ Maria đã dùng tã quấn Người và đặt nằm trên máng cỏ mà Đức Giuse, chồng Mẹ là một thợ mộc tài ba đã đóng cho Con Trai của hai Ông Bà. Rồi Thánh Kinh cho chúng ta biết rằng Đức Maria và Đức Giuse là những người dân dã đầu tiên nhìn thấy Đấng mà các tiên tri đã nói đến và trông chờ từ lâu. Họ là những người đầu tiên ôm ẵm Đấng Cứu Thế đáng tôn sùng của thế gian trong cánh tay của họ.
Giữa đêm khuya tĩnh mịch, bỗng thình lình nhạc tấu vang lừng hòa nhịp với tiếng ca hoan hỷ của hội hát thiên đàng chúc mừng Người Con Thiên Chúa sinh ra, đoàn mục đồng chăn chiên hân hoan ca hát xé tan sự tĩnh mịch của ban đêm. Tiếng các thiên thần tung hô: "Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người trần gian." Chỉ những trái tim tràn đầy niềm tin mới có thể thực sự biểu lộ được sự ra đời của Đấng Cứu Thế. Đêm Sinh Nhật đầu tiên đó ở khắp nơi trên thế giới, những tâm hồn đầy lòng tin cậy và thánh thiện trông chờ được nghe những lời loan truyền rằng. Sự bình an được truyền ra là sự bình an và hoan hỷ Thiên Chúa đã thực sự xuất hiện mang xuống trên mặt đất. Sự Cứu Rỗi và sự che chở của Thiên Chúa được đảm bảo đời đời cho những người mở lòng đón nhận Lời Thiên Chúa. Phúc Âm của Thánh Mát-Thêu thêm cho Hài Nhi một tên thứ hai nữa là Em-ma-nu-eo, Đức Giêsu là Em-ma-nu-eo có nghĩa là Chúa hằng sống ở với chúng ta đời đời trong Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Mẹ Maria và Thánh Giuse là hai người đầu tiên vô cùng sướng sướng nhìn thấy vẻ đẹp của đứa Con của hai Người, và hai ông bà là những người đầu tiên thờ phượng Con của mình nhân danh riêng của ông bà và nhân danh những người mà Người xuống để cứu chuộc. Theo lời chỉ bảo của thiên thần, tám ngày sau đó Thánh Giuse đã đặt tên Hài Nhi là Giê-su, có nghĩa "Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." Mầu nhiệm này nhắc nhở chúng ta phải tôn kính bằng cách tỏ rõ nào để chúng ta luôn luôn tôn kính Thánh Danh Đức Giê-su vì người ta thường lợi dụng Danh này để làm những sự lừa dối hão huyền. Thánh Danh Đức Giêsu, là danh cực thánh trên hết mọi danh vì chỉ danh đó mới mang lại sự cứu rỗi chúng ta.
Mầu Nhiệm Dâng Hài Nhi Trong Đền Thánh
Bốn mươi ngày sau khi Hài Nhi ra đời, Thánh Giuse và Mẹ Maria đưa Người lên đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem. Hai ông bà trao Người cho vị tư tế đến lượt dâng Hài Nhi một cách trang nghiêm lên Thiên Chúa, tuân theo điều lệ của luật. Ngay lập tức chúng ta có thể nêu ra những câu hỏi thắc mắc như thế này, tại sao Đức Giêsu lại phải đem lên Đền Thánh để dâng cho Thiên Chúa? Người không phải là Con Thiên Chúa, không lớn hơn Lề Luật và Đền Thánh sao? Dù vậy, chúng ta đảm bảo hiểu rằng Chúa Cha muốn Đức Giê-su phải lệ thuộc những điều khoản của Lề Luật để chỉ dạy chúng ta đường hướng làm đẹp lòng Chúa.
Bằng cách công khai chu toàn những điều lệ của Luật và bằng cách hiến dâng Con của hai Ông Bà lên Thiên Chúa qua vị tư tế, Mẹ Maria và Thánh Giuse cũng tự dâng chính mình lên Thiên Chúa. Ông Bà yêu thương Đức Giêsu hơn là yêu thương chính mình. Đức Giêsu là trọng tâm của Ông Bà. Khi hiến dâng Hài Nhi lên Thiên Chúa, Ông Bà cũng hiến dâng sự tri ân và tạ ơn Thiên Chúa với chính tâm hồn và đời sống của hai ông bà trong sự hiệp nhất với Đức Giêsu.
Mầu nhiệm này khích chúng ta tự hỏi, chúng ta có tinh thần phục tùng và sự mở tâm để tuân theo đầy đủ Luật của Chúa không? Sự vâng phục tất cả Lề Luật của Chúa là chìa khóa vàng tìm mở vinh dự và quang vinh của Chúa trên hết mọi sự. Nhà soạn Thánh Ca luôn luôn nhắc nhở chúng ta, "Luật của Chúa là niềm hoan lạc và hạnh phúc của tim con." Ước chi Luật của Chúa luôn luôn là niềm vui của lòng chúng con.
Mầu Nhiệm Tìm Thấy Con Trong Đền Thánh
Hàng năm vào dịp lễ Vượt Qua, Mẹ Maria và Thánh Giuse đều đưa Đức giê-su lên dự lễ ở Giê-ru-sa-lem. Khi Đức Giê-su đã 12 tuổi, Thánh Kinh quả quyết rằng thời niên thiếu của Người đã chấm dứt. Đức Giê-su bấy giờ đã được Luật kể như �một người con của Lề Luật,� một người đã thành niên trong tôn giáo. Trong chuyến hành hương tới Đền Thánh này, Đức Giê-su thình lình biến mất. Với lòng lo âu, Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se đi tìm kiếm Người. Nhưng theo ghi chép, để chúng ta nhớ là Đức Giê-su không thất lạc. Thay vào, Người chủ tâm tự giấu cha mẹ để người có thể thi hành sứ mệnh thực sự trong đời sống.
Khi không trông thấy Con, Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se đã tìm kiếm Người một cách thật kỹ lưỡng, sau cùng hai ông bà đã tìm thấy Người trong khuôn viên Đền Thánh đang trả lời những câu hỏi của các nhà luật sĩ Do Thái. Hai ông bà rất ngạc nhiên về những câu hỏi Người hỏi và những câu giải đáp Người trả lời. Điều cha mẹ tìm gặp lại Con là một hiện trường nổi bật nhất trong Thánh Kinh. Me Maria nói với Đức Giêsu về nỗi lo âu của ông bà. Đức Mẹ hỏi Đức Giê-su, "Con có biết Cha và mẹ tìm kiếm Con trong nỗi đau buồn không?" Đức Giê-su đã trả lời một cách thân mật rằng thời niên thiếu của Người đã qua, Người đã trưởng thành và bây giờ là thời kỳ Người thi hành sứ mệnh mà Cha trên trời đã giao phó cho Người. Đó là ý nghĩa mà Đức Giê-su định giải thích khi Người nói, "Cha Mẹ không biết rằng con phải thi hành công việc của Cha con sao?" Sứ mệnh này là tỏ rõ cho thế gian biết Cha của Người ở trên trời. Vì tất cả nguồn gốc những ân huệ và phước lành họ có là do Chúa Cha ban cho họ.
Bài học quan trọng của Mầu nhiệm này là Đức Giê-su thường chọn để bày tỏ hoặc cho chúng ta biết những sự thật mà chúng ta không hề nghĩ đến. Đức Giê-su có lẽ đang dẫn đưa chúng ta lên cao hơn là chúng ta kỳ vọng và sâu đậm hơn vào những trương trình thực sự của Người cho sự cứu rỗi của chúng ta. Như thế, giống như Mẹ Maria, chúng ta âu yếm và cân nhắc một cách chính chắn những chương trình của Chúa cho tới khi Chúa chấp thuận ban cho chúng ta tất cả sự sáng và sức lực chúng ta cần. Phúc Âm quả quyết với chúng ta rằng đã có sự kết thúc hạnh phúc cho hiện trường, Đức Giê-su đã cùng với Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giuse trở lại nhà ở Na-za-rêt và vâng phục Ông Bà. Trong sự hiện diện yên lặng của Đức Giê-su, Me Ma-ri-a và Thánh Giu-se đã có thể am hiểu và ưng chuẩn sự mạc khải của Đức Giê-su. Trở lại, hai Ông bà hoàn toàn âu yếm và ưng thuận Ý của Thiên Chúa. Và Thánh Gia luôn luôn sống trong an bình và vui vẻ.
NHỮNG MẦU NHIỆM THƯƠNG
Mầu nhiệm đau đớn cực độ trong vườn Gết-sơ-ma-ni:
Khi Đức Giê-su hoàn tất Bữa Tiệc Ly với các môn đồ của Người, tất cả mọi người đứng lên bắt đầu hát bài Tung Hô Thiên Chúa hay "Ha-lê-lui-a". Dưới ánh sáng của đêm trăng lễ Vượt Qua, họ cùng đi với Đức Giê-su tới vườn Ô-liu. Người biết trước những gì sẽ đến, Đức Giê-su đã rủ các tông đồ cùng cầu nguyện với Người. Người nói với các ông "Hãy cầu nguyện để khỏi bị rơi vào cám dỗ" Giờ của sự tối tăm đã tới gần và Đức Giê-su muốn của riêng của Người ở lại gần Người trong sự nguyện cầu để họ được an toàn. Đúng ra, Đức Giêsu lấy cớ với các tông đồ của Người ở lại với Người. Người muốn họ cầu nguyện, "Lạy Cha, đừng theo Ý Con nhưng Ý Cha được hoàn thành." Sự thỉnh cầu này là thỉnh cầu chủ yếu của Chúa Cha, nhưng thay vào đó, các tông đồ đã ngũ vì sự yếu đuối.
Trong cảnh cô đơn của Người, sự đau khổ và hãi sợ kinh khủng đã đè lên Người đến nỗi "mồ hồi của Người trở nên giống như những giọt máu lớn rơi xuống đất." Đức Giê-su tiếp tục cầu nguyện, Người cầu nguyện cho hết thảy chúng ta. Người nguyện cầu tất cả lời nguyện trọng đại, "Lạy Cha, nếu thể được xin cho chén đắng này qua đi, nhưng không theo ý con nhưng Ý Cha được hoàn thành."
Thánh Têrêxa Avila không thể nào nhắc lại hiện trường này của Phúc Âm mà không nghe lời mời buốt thấu xương của Đức Giê-su yêu cầu thánh nhân và hết thảy nhân loại hiệp với Người để nguyện cầu. Thánh nhân nhận được ân huệ hiểu biết việc nài van của Đức Giê-su trong vườn mà chúng ta tuân theo Người cùng cầu nguyện. Đối với Thánh Têrêxa, điều thật không thể tưởng tượng được sự thờ ơ lời yêu cầu của Chúa chúng ta. Thánh nhân nói với chúng ta rằng cái hiện trường này đã mang lại sự tin cậy của Mẹ khi Mẹ nhìn thấy Đức Giê-su cô đơn và ở đó Người năn nỉ Mẹ hết mình cùng cầu nguyện với Người. Trong tinh thần của hiện trường Thánh Kinh này, chúng ta có thể thựïc sự hiểu rõ rằng Đức Ki-tô cần chúng ta cầu nguyện chung rất nhiều mỗi ngày. Cách chính xác hơn, chục kinh của chuỗi Mân Côi này nói với chúng ta rằng Đức Giê-su muốn chúng ta hợp tác với Người trong việc cầu nguyện lên Cha của Người lời cầu cứu, "Không theo ý con nhưng để Ý Cha được hoàn thành."
Mỗi lần tâm chúng ta nhắc lại mầu nhiệm này của chuỗi Mân Côi, chúng ta dự phần vào nỗi đau đớn và cô đơn của Đức Ki-tô chịu cho nhân loại. Nhưng chúng ta đang an ủi Đức Ki-tô bằng cách cùng cầu nguyện với Người và cùng hiệp với lời cầu nguyện sâu thẳm nhất của Người chống lại những nguồn gốc tối tăm. Lời cầu nguyện trong vườn là lời cầu nguyện làm cho Đức Ki-tô có nghị lực tiếp tục tiến tới Can-va-ry, bất chấp sự đau khổ càng lúc càng hung dữ. Chúng ta tự kết hiệp với lời cầu nguyện này của Đức Ki-tô sẽ giúp chúng ta có thể chịu đựng được khi giờ đau khổ và hãi sợ kinh khủng của chúng ta đến làm tan biến sự can đảm của chúng ta. Chúng ta cũng phải tự cho phép chúng ta tìm vào sự đau khổ của Đức Giê-su mà Người đã cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta nhận được ơn huệ kiên nhẫn, ơn huệ không bao giờ chịu đầu hàng thất vọng hoặc ngã lòng. Thay vàøo đó, chúng ta tất cả hãy cùng Đức Giê-su tiến lên đồi Can-va-ry.
MẦU NHIỆM ĐỨC GIÊ-SU BỊ HÀNH HẠ Ở CỘT ĐÁ
Mầu nhiệm này luôn luôn là một điều nhắc nhở sinh động của sự tra tấn tàn nhẫn trên thân thể trong trắng và chí thánh của Đức Giê-su đã phải chịu đựng vì tội lỗi của chúng ta và tội lỗi của nhân loại. Vì những đao phủ đã được nhồi sọ sự căm hờn ma quái và khinh miệt để hành hạ tàn nhẫn và đả thương trầm trọng Đức Giê-su. Người bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi thân hình xơ xác không một chỗ không có vết thương. Đức Giê-su đã phải chịu đựng tất cả điều này chỉ vì yêu thương chúng ta, để chúng ta có thể đủ can đảm cảm nhận một cách chân thành lòng thương đối với Người và cùng cầu nguyện với Người trong sự thống khổ của Người.
Khi chiêm niệm Thiên Chúa bị đánh đập, chúng ta chớ nên quá tự dễ dãi cũng không quá rụt rè để hình dung sự đau khổ và sự nhục nhã mà Đức Ki-tô đã chịu đựng. Nó sẽ không làm chúng ta tổn thương để tưởng tượng và phác họa hình dáng những roi đòn tàn bạo của các đao phủ và sự đau khổ giáng lên thân thể Đấng Cứu thế vô tội của chúng ta, tuy nhiên, khi Thánh Têrêxa nhắc chúng ta, chúng ta có thể không đủ năng lực để suy nghĩ nổi nỗi thống khổ của Người quá lâu. Nguyện ngắm và tham dự vào nỗi thống khổ của Đức Ki-tô và làm như tham dự vào hiện thực như chúng ta có thể, đó là một ân huệ thật quý báu.
Chúng ta hãy nhớ đến Đức Giê-su bị tuyên án và bắt buộc chịu đựng hình phạt làm nhục, làm thống khổ bởi những kẻ tra tấn chuyên nghiệp chỉ vì tội lỗi chúng ta. Khi chúng ta chiêm niệm sự đau đớn của Đức Ki-tô và sự buồn sầu của Đấng Cứu Rỗi chúng ta, chúng ta được nhắc nhở rằng tất cả sự khổ đau của nhân loại đã được thánh hóa, chuẩn bị đầy đủ để họ được kết hiệp và được đảm bảo hiệp nhất với những khổ đau của Đức Ki-tô.
MẦU NHIỆM ĐỨC GIÊ-SU BỊ ĐỘI MÃO GAI
Romano Guardini một lần đã viết rằng nếu anh thực sự muốn làm nhục một người, "anh hãy mua cái đầu của hắn" Cái nguyên lý hành động này là điều chúng ta chiêm niệm khi chúng ta ngắm Đức Ki-tô bị đội mão gai. Kẻ thù của Đức Giê-su đã chế nhạo và làm nhục Người bằng cách đội mão gai trên đầu chí thánh của Người và bịt mắt Người. Những người lính chế nhạo riễu cợt Người, vả mặt Người, ngay cả đùa cợt với Người bằng cách gọi Người là Vua Do Thái để làm khổ đau và tỏ ra khinh bỉ Người.
Bao nhiêu lần những tội lỗi phạm chống đối sự thánh thiện và sự huy hoàng tối cao của Thiên Chúa không đáng gì nhưng chỉ có sự khinh miệt và ngay cả lời lăng mạ khinh thường bởi những tạo vật của Chúa dựng nên mới đáng kể. Thiên Chúa đã tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh của Người và đồng dạng như Người để mỗi người có thể vào trong và thụ hưởng sự yêu thương và vui sướng tình thân thiện giữa họ với Người. Chỉ nhờ sự nhân lành của Thiên Chúa mới làm cho người ta trở nên tồn tại. Ý của Thiên Chúa muốn nhân loại bước đi trong thanh sạch và không gì có thể trách móc được trước mắt Người mọi ngày trong đời chúng ta. Ước ao rằng chúng ta có thể luôn luôn đưa những cánh tay thánh thiện và vô tội của chúng ta lên để tung hô Thiên Chúa bằng lời ca ngợi, tôn thờ và cầu xin tốt lành.
MẦU NHIỆM ĐỨC GIÊ-SU BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH
Những chi tiết của các giờ cuối cùng trong đời sống Đức Giê-su được ghi chép kỹ lưỡng trong Phúc Âm. Chúng ta đọc Phúc Âm kể rằng số mạng của Đức Giê-su được quyết định bằng sự kết tội của tòa án. Tuyên bố rằng Đức Giê-su chí thánh tốt lành và vô tội đã phạm lỗi quá lớn đến nỗi Người đã bị xét xử không xứng đáng và không thích hơp sống trên trái đất này. Ngay khi bản an được thông qua, bản án này đã nhanh chóng thi hành trên Một Người chỉ phạm tội duy nhất là đã yêu thương tất cả những người nam và những người nữ với lòng yêu thương chí thánh vô thời hạn định và thần diệu. Toán hành quyết khởi công thi hành. Một đội đàn ông được tập hợp. Một cây thập tự được mang đến, và toán điều hành khởi đầu bằng một người lính bước đi trước mang một bảng hiệu bi ổi đề tội của Đức Giê-su được viết ra bằng những chữ lớn. Là một hành động ô nhục, nó có nghĩa là trình bày cho dân chúng hiểu biết rằng việc họ chống đối Đức Giê-su thật nhục nhã biết bao!
Nhưng Đức Giê-su thình lình nhận được sự trợ giúp. Anh Si-môn là một người tới từ phương xa, xứ Cyrene, bị bắt ép làm việc và buộc anh vác cây thập tự đỡ Đức Giê-su. Lúc đó Đức Giê-su đã quá kiệt sức vì Người bị quân lính dùng roi đánh đập quá nhiều và cũng vì Người đã không ngủ cũng không ăn uống gì hơn 24 giờ. Hiển nhiên, lính tráng đều biết rằng Đức Giê-su hoàn toàn không thể nào vác thập tự một mình được nữa. Truyền thuyết kể lại với chúng ta rằng Si-môn lúc đầu không bằng lòng giúp đỡ. Nhưng nhờ ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa mạc khải cho nên sự miễn cưỡng của anh ta được chuyển đổi thành lòng tự nguyện. Anh đã bắt đầu tìm ra tinh thần nội tâm tự nguyện trở nên tử tế hăng hái trợ giúp Đấng Cứu rỗi anh. Chúng ta rất hãnh diện về cử chỉ của anh ấy đã thay đổi, sẵn lòng trợ giúp Thiên Chúa, và chúng ta cũng ước móng có thể làm nhẹ phần nào sự đau đớn của Đấng Cứu Thế. Mỗi lần chúng ta kháng cự lại tội lỗi và mỗi lần chúng ta giúp những người khác chống trả lại tội lỗi của họ, chính là chúng ta đã làm giảm bớt gánh nặng của Đấng cứu Rỗi chúng ta. Chúng ta được khuyến khích hỗ trợ Đức Ki-tô trong sứ mệnh cứu rỗi của Người.
MẦU NHIỆM ĐỨC GIÊ-SU CHẾT TRÊN THẬP TỰ
Thật là khủng khiếp biết bao khi chiêm niệm Con của Cha trên Trời, Người xuống thế để làm Sự Sáng và Sự Sống của trần gian, nhưng những kẻ chính do Người tạo dựng đã giết Người. Khi toán hành hình đáng bêu nhục tới đồi Can-va-ry, chúng lột hết quần áo Đức Giê-su. Chúng dùng đinh đóng thâu chân tay của Người vào thập tự. Rồi chúng dựng cây thập tự lên như một sự trình diễn cho tất cả nhìn. Thánh Kinh kể lại cho chúng ta biết rằng dân chúng dám đến gần cây thập tự của Đức Giê-su để nhổ vào Người, mắng nhiếc Người với những lời nguyền rủa phạm thượng.
Bằng những lời khinh miệt, chúng la lối nói với Đức Giê-su rằng, "Nếu ông là Đấng Thiên Sai, hãy xuống khỏi thập tự và chúng tôi sẽ tin ông." Tự mình có quyền vạn năng, Đức Giê-su không xuống khỏi thập tự. Người nói với chúng ta trong Phúc Âm rằng, khi Ta được nâng lên trên thập tự Ta sẽ kéo tất cả mọi người lên với Ta và với Cha Ta. Đức Giê-su dùng quyền vạn năng tình yêu của Người ở lại và chết trên thập tự để tất cả loài người có thể nhận được ơn Cứu rỗi của Người.
Luôn luôn mang theo một tia sáng an ủi nhắc nhở rằng bên cạnh thập tự của Đức Giê-su có Mẹ Người, Thánh Gioan, môn đệ yêu thương của Người, và Thánh Maria Ma-đa-len-na. Họ thức thâu đêm dưới chân thập tự để chiêm ngưỡng trông nom. Bất chấp những đe dọa, lăng mạ của những người lính và sự hung dữ của đám đông, họ cùng nhau ở lại đó cho tới khi hoàn tất mọi việc. Họ tràn đầy lòng yêu thương giữ vững lập trường và chiêm ngắm Đức Giê-su và suy gẫm lòng yêu thương dành cho chúng ta khôn tả tới lúc cuối cùng. Họ muốn chứng tỏ rằng họ yêu Chúa như Chúa đã yêu họ.
Bất cứ khi nào chúng ta bị cám dỗ phạm tội hay khi chúng ta bị ma qủy khắc phục ở đời này, chúng ta hãy tới Thánh Giá và ngồi vào bên cạnh Đức Maria, Mẹ Người, Thánh Gioan và Thánh Maria Ma-đa-len-na cùng những người đàn bà khác. Rồi chúng ta hãy chăm chú nhìn lên Đức Ki-tô trên Thánh Giá với lòng trừu mến và lập đi lập lại lời nguyện cầu, "Lạy Chúa Ki-tô, Con thờ lạy Chúa và ngợi khen Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho nhân loại." Chúng ta hãy cầu xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria và Thánh Gioan cầu thay nguyện giúp cho chúng ta rằng chúng ta sẽ không bao giờ có ý chống lại Chúa nữa. Mỗi ngày trong Thánh Lễ, chúng ta hãy cầu nguyện rằng, xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta bằng sự đau thương và sự chết của Đức Ki-tô để chúng ta "có thể trở nên một thân thể và một linh hồn trong Chúa Ki-tô." Thỉnh xin Mẹ Maria can thiệp để lời cầu nguyện này của chúng ta được Chúa chấp thuận.
Tôi ước mong không bao giờ quên Đức Ki-tô đã chịu bao đau khổ vì tội lỗi của tôi. Tôi cầu xin không quên những sự vô ơn bội nghĩa mà tôi đã đối xử với Chúa tôi. Tôi cầu mong tiếp tục van xin sự thứ tha của Chúa. Tôi luôn luôn cầu xin để nhớ và hiểu biết sự thực rằng tôi sẽ không bao giờ được phép bước vào trong vương quốc đời đời của Cha tôi tới khi tôi hiểu biết đầy đủ và hoàn toàn những gì Đức Ki-tô bị bắt buộc chịu đau khổ vì yêu tôi tới khi tôi đã đền tội đầy đủ và ăn năn tội lỗi của tôi và đã bày tỏ sự thành tâm hoàn toàn biết ơn Đấng Cứu Rỗi tôi là Thiên Chúa và là Chúa của sự Cứu Rỗi tôi.
NHỮNG MẦU NHIỆM VINH QUANG
CỦA CHUỖI MÂN CÔI
MẦU NHIỆM PHỤC SINH
Mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Giê-su có nghĩa là sau khi bị hành hạ chết trên đồi Can-va-ry, Đức Giê-su đã chiến thắng tất cả tội lỗi, thắng luôn sự chết. Đức Giê-su không thể chết nữa. Người đương sống và sẽ là Thần Linh sống đời đời. Đức Cha Fulton J. Sheen bằng cách sinh động đã tóm lược sự thực phi thường của lễ Phục Sinh khi người viết: "Đức Giê-su của Na-za-rét là một Người duy nhất giữ lời hứa hẹn gặp lại các bạn của Người ba ngày sau khi chết." Đức Giê-su Sống Lại bây giờ và đời đời là "Thiên Chúa, Đấng ban sự sống"
Nhưng còn nhiều hơn nữa trong mầu nhiệm Phục Sinh. Đức Giê-su sống lại để chứng minh rằng Người không còn lệ thuộc vào những sự giới hạn trần gian và sự hạn chế đặt trên thân thể con người vì tội lỗi của nhân loại. Sự Phục Sinh có nghĩa rằng thân thể của Đức Giê-su bây giờ đã được thần thánh hóa. Trước đây Đức Giê-su bị lệ thuộc những giới hạn: đói, khát, lớn lên, mòn mỏi và đau khổ. Bây giờ, Chúa Sống Lại không còn chịu những giới hạn của con người. Bằng chứng tin tưởng vào điều này đã được biểu lộ trong Thánh Kinh khi chúng ta nhìn thấy thân thể huy hoàng của Đức Giê-su xuyên qua cửa khóa khi Người hiện ra với các tông đồ trên lầu vào Chúa Nhật Phục Sinh Đầu Tiên.
Mầu nhiệm này tỏ cho biết rằng một ngày kia sự chọn lựa được quyết định là một ngày phù hợp hoàn hảo tương tự giống hệt như sự phục sinh của Đức Ki-tô, ngay cả luôn thể xác chúng ta. Chúng ta sẽ không còn trải nghiệm sự giới hạn của đời này và thân thể vinh quang của chúng ta hoàn toàn tách rời khỏi tội lỗi và ảnh hưởng của tội lỗi vì chúng ta được tràn ngập sự huy hoàng của Thiên Chúa và sẽ ở dưới uy thế trực tiếp Thần Khí của Thiên Chúa.
Vì những sự đau khổ, Đức Ki-tô đã chuộc lại chúng ta bằng cách tách bỏ tội lỗi của chúng ta, nhưng qua mầu nhiệm Phục Sinh của Người, Đức Ki-tô trở nên nguồn sống đời đời cho hết thảy những ai tin vào Người. Ngay việc đầu tiên Đức Giê-su đã làm khi Người hiện ra với các tông đồ, mà họ đã đặt chướng ngại vật trong phòng trên lầu giảm bớt sợ hãi người Do Thái, Người thổi hơi vào từng mỗi tông đồ và nói, "Anh hãy nhận lấy Thần Khí". Sự chúc lành của Chúa Giê-su Phục Sinh trở nên của riêng chúng ta ngày nay. Cha Dave Stanley, S.J. đã viết:
"Sự phục sinh của Chúa Giê-su là nguồn gốc sự phục sinh của người Ki-tô hữu để vào đời sống huy hoàng vĩnh cửu. Chúa Cha đã nâng Đức Gie-su lên, Người cũng sẽ nâng người Ki-tô hữu lên trong vinh quang cùng với Con của Người ."
Mầu nhiệm thánh này nhắc nhở giáo huấn của Thánh Phao-lô. Trong bí tích Thánh Tẩy chúng ta đã được nâng lên với Chúa Ki-tô trong đời sống mới của Thiên Chúa. Trong sự Phục Sinh của Người, Đức Giê-su bây giờ là THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG. Ngay trong thân thể của Người, Người có thể ban cho chúng ta đầy đủ ơn Chúa Thánh Thần. Thường được nói rằng những người Ki-tô hữu là và phải là một "Người A-lê-lui-a." Điều này có nghĩa là những người Ki-tô hữu phải luôn luôn vui mừng; bởi vì được kết hiệp với Đức Ki-tô, chúng ta được Đức Giê-su ban cho đời sống mới. Chúng ta sẽ luôn luôn đa tạ Chúa về ân huệ này không bao giờ ngưng.
MẦU NHIỆM THĂNG THIÊN
Trong Mầu nhiệm này chúng ta nguyện ngắm sự Thăng Thiên của Đức Giê-su lên thiên đàng. Mầu nhiệm này hơi khó hiểu. Niềm tin của chúng ta dạy chúng ta và nghi thức lễ bái xác nhận sự thực rằng sự Thăng Thiên của Đức Giê-su lên ngự bên hữu Chúa Cha là mầu nhiệm lớn nhất trong tất cả các mầu nhiệm của Đức Ki-tô. Qua sự Thăng Thiên, có nghi lễ ca tụng và tân phong Thiên Chúa phục sinh lên ngồi bến tay hữu Đức Chúa Cha vì Người đã hy sinh đời sống của Người để cứu nhân loại. Chúng ta cũng có thể nói rằng Thăng Thiên là việc kết thúc sau cùng đời sống trần thế Đức Giê-su. Mầu nhiệm này là niềm vui chiến thắng của Đức Giê-su hoàn thành toàn bộ và chung cuộc.
Sự Thăng Thiên nhắc cho trần thế nhận ra được công nghiệp của Đức Giê-su đã kết thúc và bày tỏ tiếp chuyển sự phục sinh của Người, thân thể huy hoàng của Người lên thiên đàng, tới vương quốc của Thiên Chúa. Thánh Kinh tường thuật rằng vào ngày Thăng Thiên của Người. Chúa tập họp hết các tông đồ của Người và dẫn họ lên một ngọn đồi thật cao. Trước sự hiện diện của họ, Đức Giê-su từ từ nâng lên trời để các ông được quan sát tận mắt. Giáo Hội ấp ủ hình ảnh Đức Giê-su nhìn thấy được lần cuối cùng. Trong khi Đức Giê-su đang được cất lên tay của Chúa đưa ra chúc lành cho Giáo Hội. Hình ảnh này nhắc nhở và đảm bảo rằng Chúa Giê-su luôn luôn đang đưa tay chúc lành cho chúng ta và can thiệp cho chúng ta ở bên hữu Chúa Cha tới khi Người trở lại vào thời chung thẩm để đưa linh hồn và xác chúng ta vào nhà vĩnh cửu của Cha chúng ta.
Vì chúng ta được sống lại với Đức Ki-tô, Thánh Phao-lô thúc giục chúng ta "tìm kiếm những gì thuộc ở trên, nơi Đức Giê-su ở bên hữu của Chúa Cha." Và nghi lễ của Ngày Lễ Thăng Thiên nhấn mạnh rõ ràng rằng sự Thăng Thiên của Đức Ki-tô là sự vinh quang và hy vọng của chúng ta. Trong đường hướng nữa nghi lễ của ngày lễ này chúng ta đọc: "Cha trên trời đã đưa Đức Ki-tô qua bên kia tầm nhìn của chúng ta để chúng ta có thể tìm kiếm Người trong vinh quang của Người." Và cuối cùng, Lời mở đầu của Thánh Lễ lễ Thăng Thiên nhắc nhở:
Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã qua bên kia tầm nhìn của chúng ta, không phải bỏ chúng ta nhưng là hy vọng của chúng ta. Chúng ta tin tưởng cầu nguyện rằng vì Đức Giê-su đã ngự trong uy nghi bên hữu Chúa Cha, chúng ta trông chờ niềm vui mừng thụ hưởng tái sum họp vĩnh viễn với Người và tất cả được bù đắp bằng hạnh phúc vĩnh cửu.
Ước mong những lời an ủi của Đức Giê-su nhắc nhở tâm trí chúng ta: "Thầy đi để chuẩn bị chỗ cho anh em để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó." Thánh Phao-lô nhấn mạnh rằng nếu Đức Ki-tô đã được nâng lên trên tất cả thiên đàng, trên tất cả các quân vương và các thần thánh của thiên đàng, vậy chúng ta phải tìm kiếm Người ở trên, bên hữu Chúa Cha.
MẦU NHIỆM ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống có thể diễn tả là sự hoàn tất của lễ Phục Sinh. Vào lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống đầu tiên, Đức Giê-su đã đem sinh nhật của Giáo Hội đến. Qua sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần ra, Giáo Hội đã được quyền tự mình xưng hô với tất cả các quốc gia, lôi cuốn tất cả ân huệ cứu rỗi mà Đức Ki-tô đã chiến thắng qua việc khổ nạn, chết, sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Kinh tin Kính của các Tông Đồ nhắc chúng ta rằng trước khi Đức Giê-su lên trời, Người đã nói với các tông đồ hãy tiếp tục cầu nguyện ở phòng trên lầu tới khi họ nhận được "ân huệ từ trên trời." Đức Chúa Thánh Thần đã hiện xuống khi Tông Đồ và Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, đang tụ họp cầu nguyện trong phòng tổ chức bữa tiệc ly để khai sinh Giáo Hội mang sự cứu rỗi đến trần gian.
Đức Giê-su chưa thể ban đầy đủ Thần Khí cho các môn đồ của Người trong đời sống trần thế của Người. Sau khi Người về Trời với Cha, Người đã gửi đầy đủ thánh đức và sức mạnh của của Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội của Người. Theo lời của Dom Marmion, việc gửi Chúa Thánh Thần xuống các tông đồ không có sự giới hạn, như ta biết, là để hoàn thành việc thiết lập Giáo Hội. Thánh Kinh cho chúng ta biết rằng trong bữa tiệc ly Đức Giê-su đã nói với các tông đồ rằng, tốt hơn là để Người rời bỏ họ về với Cha. Người sẽ không thể gửi Đấng Bầu Chữa, là Thần Khi của sự thực để an ủi và làm cho họ mạnh được, cho tới khi Người về ngự bên hữu Chúa Cha.
Các tông đồ lo lắng, rất lo lắng rằng Đức Giê-su sắp bỏ họ và không để lại gì hướng dẫn họ. Đức Giê-su đảm bảo với họ điều đó không bao giờ sẩy ra; và chứng cớ tin cậy đã đến khi Thần Khí đã xuống trên họ vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lúc đó các tông đồ hiểu ra rằng Đức Ki-tô vẫn còn ở với họ. Đúng như lời Người nói, qua Thần Khí, Đức Giê-su có thể sống mạnh mẽ trong tâm hồn của họ hơn là trước đây. Giáo lý Giáo Hội Công Giáo gọi thời gian sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống như, "Thời gian của Thần Khí và của chứng nhân." Đó cũng là thời gian khi Giáo Hội bị thử thách. Chúa Cha và Con gửi Thánh Thần xuống là để làm cho Giáo hội tốt hơn và ban cho Giáo Hội đầy đủ sự đảm bảo mà Giáo Hội cần cho cuộc chiến thắng cuối cùng. Đức Ki-tô hứa gửi Chúa Thánh Thần "rằng Người sẽ còn luôn luôn ở lại với anh em và chịu đựng với anh em đời đời." Giáo hội tiếp tục đương đầu với tương lai với sự tin cậy cho tới ngày trở lại, khi đó Tân Giai Nhân có thể thưa với Tân Lang của nàng, "Xin Chúa đến, Lạy Chúa Giê-su!"
MẦU NHIỆM ĐỨC MẸ THĂNG THIÊN
Ngày 1 tháng Mười Một năm 1950, Đức Giáo Hoàng PIÔ XII long trọng minh định như một tín lý của đức tin Sự Thăng Thiên của Đức Maria, linh hồn và xác lên trời. Trong cùng dịp đó. Đức Thánh Cha đã thuyết giảng một bài giảng thật hay trong đó Người hô hào dân chúng quây quần đông đảo hôm ấy �Hãy ngước mắt lên trời chiêm ngưỡng Mẹ yêu quý của anh chị em trong vinh quang." Với những lời lay động tâm trí này, chúng ta bắt đầu suy nghĩ mầu nhiệm này của chuỗi Mân Côi.
Với sự Thăng Thiên rực rỡ của Mẹ, Mẹ Maria đã thực hiện được như Con của Me, Chúa Ki-tô Sống Lại. Với đặc ân của sự Thăng Thiên, Mẹ Maria được xác nhận vĩnh cữu đầy đủ ân huệ và được nâng lên tới sự vinh quang của thiên đàng, Mẹ sẽ đời đời ở đó với Con Mẹ. Cầu mong Mẹ của chúng ta trong vinh quang xác nhận đức tin của con cái Mẹ và khuyến khích chúng ta ghé vai gánh những thử thách ở đời này để sau khi sự tạm trú nơi trần tục của chúng ta qua đi chúng ta sẽ được cùng đoàn tụ sống với Mẹ trong vinh quang.
Lời nói đầu của Thánh Lễ Thăng Thiên cho chúng ta biết:
. . . ngày hôm nay Đức Nữ Đồng Trinh Maria được đưa lên thiên đang là việc khởi đầu và là mô hình của Giáo Hội trong sự hoàn thiện của nó và như là một dấu hiệu của hy vọng và an ủi các con cái của Mẹ trên đường lữ thứ của họ.
Trong mầu nhiệm này của Chuỗi Mân Côi, Mẹ Maria nhắc nhở chúng ta rằng thế giới này không phải là vận mệnh cuối cùng của chúng ta. Mẹ khuyên chúng ta hãy giữ mắt chúng ta dán chặt vào ngôi nhà vĩnh cữu của chúng ta nơi đó chúng ta sẽ có niềm vui mừng và hạnh phúc tuyệt trần.
***&***
MẦU NHIỆM ĐĂNG QUANG CỦA MẸ MARIA LÀ NỮ HOÀNG CỦA THIÊN THẦN VÀ CÁC THÁNH
Mẹ Maria đã được tưởng thưởng một cách hoàn hảo tương tự như sự Phục Sinh Con của Mẹ là Mẹ được đưa lên trời vào thiên quốc, bởi Mẹ được ngời ca lên trên tất cả các ca đoàn Thiên Thần và các thánh nên Mẹ đã trở nên giống như Con Mẹ Người đã được thăng lên cao nhất trên thiên đàng và ngự bên hữu Chúa Cha đời đời. Hiển nhiên là Chúa Cha dành cho Con mình chỗ danh dự cao nhất. Bên cạnh Đức Giê-su, Mẹ Maria là người được danh dự nhất trên thiên đàng. Mẹ cao trọng hơn hết thảy các thiên thần trên thiên quốc. Nhờ sự hân hoan ưng thuận tiếp nhận sự vinh dự được trở nên Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ Maria đã thực hiện cho Chúa nhiều huy hoàng hơn hết thảy mọi tạo vật. Mầu nhiệm này của Chuỗi Mân Côi tỏ rỏ điều Chúa đã ca ngợi Mẹ của Người và sẽ đáp nhận mọi lời cầu nguyện của Mẹ.
Vì Đức Ki-tô luôn luôn can thiệp cho chúng ta ở trên trời, Mẹ Maria cũng mãi mãi tham gia với Con của Mẹ và cầu nguyện cho những nhu cầu của con cái Mẹ dưới thế. Mẹ Maria biết tất cả những nhu cầu của chúng ta và hiểu rõ những giá trị của những thử thách chúng ta chịu đựng trong thung lũng nước mắt này. Khi chúng ta cầu nguyện Mẹ Maria, chúng ta phải tự nhắc nhở chúng ta rằng Mẹ đang ở nơi vinh quang với Con của Mẹ, và ở đó sự mong muốn lớn nhất của Mẹ là giúp đỡ Giáo Hội vượt qua trong mọi thử thách. Chúng ta cũng hãy nhớ rằng, Mẹ cũng luôn luôn cầu nguyện cho tất cả các con cái Mẹ để ngày kia cùng đoàn tụ với Con của Mẹ trong vinh quang bất tận.
Trước khi kết thúc sự nguyện ngắm mầu nhiệm huy hoàng này, tưởng cũng rất hữu ích nhắc lại điều Thánh Têrêxa Avila tường trình trong những lời chứng thiêng liêng của người rằng bất cứ khi nào Đức Giê-su hiện đến với Thánh nhân, Người luôn luôn hiện đến trong trạng thái sáng rực. Điều này xác nhận sự thực rằng chúng ta phải tìm kiếm Đức Ki-tô tại nơi mà Người đang ngự bây giờ, đó là bên hữu Đức Chúa Cha trong vinh quang. Ở đó chúng ta sẽ tìm thấy Đức Maria, Mẹ huy hoàng của chúng ta bên cạnh Con Người. Thánh Têrêxa cũng viết "qua những điều đích xác Đức Giê-su nói với tôi, tôi đã được hiểu rằng sau khi Người về trời, Đức Giê-su không bao giờ trở xuống trần thế để thông truyền với bất cứ một ai ngoại trừ trong Bí Tích Cực Thánh." (Thánh Thể Chí Thánh)
NHƯNG MẦU NHIỆM SỰ SÁNG CỦA CHUỖI MÂN CÔI
Trong Thư Tông Đồ về Chuỗi Mân Côi Chí Thánh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II thêm vào Chuỗi Mân Côi năm mầu nhiệm nữa. Lý do Người làm điều này là vì thực sự rằng những mầu nhiệm đích xác quan trọng của đời sống công khai của Đức Giê-su đã không được kể vào trong Chuỗi Mân Côi. Với sự thêm vào những Mầu Nhiệm Sáng, Chuỗi Mân Côi bao gồm thực sự tất cả tầng cấp đời sống của Chúa.
Đặc biệt trong suốt những biến cố của đời sống công khai của Đức Giê-su Người xuất hiện như sự thực "Ánh Sáng của Thế Gian." Đây là nhiệm vụ và sứ mệnh thực sự của Đức Giê-su kể từ khi Người đến công bố thông điệp nước trời của Thiên Chúa và tất cả điều đó dành cho sự cứu rỗi nhận loại. Phúc Âm cho chúng ta biết thông điệp này được công bố từ trên nóc nhà của cả thế giới.
Đức Giê-su tới để tuyên bố và công bố pháp lệnh cứu rỗi tối cao, cứu chuộc bằng sự chết và sự sống lại của Người qua những điều đó Người biểu lộ như là Con của Thiên Chúa, cho phép thông truyền sự cứu rỗi mà Người đã tuyên hứa. Điều này cũng bao hàm sự cần thiết của tất cả đáp trả sự kêu gọi của Người bằng niềm tin chân thành và sự hối cải ăn năn, vì đây là lý do tại sao Con Thiên Chúa đã trở nên nhập thế.
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát và cân nhắc năm mầu nhiệm mới của sự sáng này cách chi tiết hơn.
1). MẦU NHIỆM THÁNH TẨY ĐỨC GIÊ-SU Ở SÔNG GION-ĐAN.
Chúa đã gửi Gioan Tẩy Giả xuống đi trước Đức Giê-su để chuẩn bị dân chúng cho Đấng Cứu Chuộc. Ông rao giảng sự cần thiết cho việc ăn năn hoán cải tội lỗi và ban phép rửa cho sự ăn năn để dân chúng sẽ thực sự hối cải tội lỗi của họ và chuẩn bị cho việc chúc lành của Đấng Cứu Rỗi.
Tuy vậy, một hôm khi Gioan đang rửa tội, Đức Giê-su tham gia xếp hàng với dân chúng vì Gioan đã biết Đức Giê-su rất thánh và vì vậy không cần phải rửa. Nhưng Đức Giê-su nói với Gioan đây là việc làm để giữ sự công chính của Thiên Chúa. Tại sao? Vì Đức Giê-su tự mình đồng nhất hóa với những tội nhân "một người vô tội trở nên tội" vì "ích lợi của chúng ta" (2Cor 4:2) để có thể có sự cứu rỗi.
Ở đây chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa thi hành luật của Phúc Âm, bất cứ khi nào Đức Giê-su tự mình hạ phẩm giá, Cha trên trời ca ngợi Người. Vì vậy khi Đức Giê-su chịu phép rửa, Thiên Đàng đã mở ra và Chúa Cha đã công bố Người là Con yêu quý và Thần Khí đã ngự xuống trên Người trao cho Người sứ mệnh để Người thực hiện.
2). MẦU NHIỆM TỰ Ý BIỂU LỘ Ở CA-NA
Mầu nhiệm thứ hai của sự sáng đó là dấu hiệu đầu tiên Đức Giê-su đã tỏ ra ở Ca-na (Ga 2:1-12), khi Đức Giê-su biến đổi nước thành rượu và mở lòng các môn đồ để nhận đức tin, đa tạ sự can thiệp của Mẹ Maria, là Người tín đồ Công Giáo đầu tiên trong những tín đồ.
Phúc Âm thuật lại cho chúng ta biết rằng Đức Giê-su và Mẹ Maria cùng với các môn đồ được mời dự tiệc cưới ở Cana. Khi Mẹ Maria tới các gia nhân báo cho Người biết có 6 chum nước lớn, nhưng không còn rượu cho tiệc cưới. Rượu vang trắng là phẩm vật chủ yếu cho bữa tiệc.
Mẹ Maria biết được sựï lúng túng của trưởng toán điều hành việc đãi tiệc. Rất lo âu, để hưởng ứng hoàn cảnh này. Mẹ biết rằng thời giờ của Con Người đã gần đến, vì vậy người nói với các gia nhân: "HÃY LÀM BẤT CỨ VIỆC GÌ MÀ CON TÔI SAI LÀM." Vâng lời chỉ thị của Chúa những chum nước lớn đã được biến đổi thành rượu một cách kỳ lạ. Trong Phúc Âm kể đây là sự biểu lộ đầu tiên quyền uy thần tính của Chúa và ví đó, các môn đồ đã tức thời tin tưởng vào Người. Sự can thiệp của Mẹ Maria rất quan trọng trong biến cố này, và những lời của Mẹ "HÃY LÀM BẤT CỨ ĐIỀU GÌ CON TÔI SAI ANH LÀM" vẫn còn luôn luôn là ánh sáng qúy giá nhờ đó các tin hữu Ki-tô giáo đã hiểu rằng Đức Ki-tô thực sự là Thiên Chúa.
3). MẦU NHIỆM CÔNG BỐ NƯỚC TRỜI
Sự mầu nhiệm thứ ba của sự sáng là sự rao giảng, qua sự rao giảng này Đức Giê-su công bố Nước Thiên Chúa đang tới, kêu mời mọi người hoán cải (Lc 1:15) và tha thứ tội lỗi của tất cả những ai kéo đến với Người trong niềm tin khiêm tốn.
Chúng ta đọc Phúc Âm được biết là Chúa nói với dân chúng "Ta sẽ là Chúa các ngươi nếu các người muốn làm dân của ta." Khi chúng ta cầu nguyện mầu nhiệm này của Chuỗi Mân Côi chúng ta nên tự nhắc chúng ta rằng, khi theo đuổi sự sáng và sự giáo huấn của Thiên Chúa, đó là điều chúng ta biểu lộ rằng chúng ta thực sự là con Thiên Chúa.
Trong suốt thời gian công khai rao giảng của Người, Đức Giê-su không chỉ dạy những chân lý của Thiên Chúa nhưng Người cũng nhấn mạnh rằng nếu chúng ta giữ Lời Người, chúng ta thực sự là con cái của Thiên Chúa. Người nhấn mạnh rằng vì Người luôn luôn làm những gì Chúa Cha ra lệnh cho Người làm, vì vậy tất cả những ai thực hiện những gì Người dạy một cách trung trực sẽ làm cho người ta tin tỏ ra rằng họ là chân chính và tín trung môn đồ của Người. Thêm vào nữa, Phúc Âm ghi nhận một số các phép lạ thương xót của Chúa như một dấu hiệu và bằng chứng rằng Người là Đấng Chăn Chiên nhân lành tìm kiếm đời sống sung mãn cho tất cả mọi người.
Đức Giáo Hoàng nhắc nhở tâm trí chúng ta rằng Chúa chúng ta tiếp tục hoạt động tới thời gian cuối cùng của thế giới, Đặc biệt qua Bí Tích Ăn Năn hối lỗi, lòng thương xót vô biên của sự Giải Hòa mà Chúa đã vĩnh viễn trao cho Giáo Hội của Chúa. (Ga 20: 22-23)
4). MẦU NHIỆM BIẾN HÌNH
Mầu nhiệm bậc nhất sự sáng là Sự Biến Hình, theo truyền thống tin rằng đã diễn ra trên núi Ta-bo. Sự huy hoàng của Thiên Chúa mặt Đức Ki-tô tỏa sáng rực rỡ khi Chúa Cha phán làm các tông đồ ngạc nhiên "hãy nghe lời Người" (Lc 9:35) và chuẩn bị trải nghiệm với Người qua sự đau đớn khổ nạn của Người, vì vậy khi tới với Người để hưởng sự Sống Lại và được Chúa Thánh Thần biến đổi đời sống.
Chúng ta phải nêu ra rằng trong chương Phúc Aâm của sự Biến Hình, Phúc Âm Thánh Luca kể với chúng ta rằng các tông đồ đã ngủ mê mệt (Lc 9:32). Tuy nhiên, các nhà học giả về Kinh Thánh nói với chúng ta rằng sự ngủ này phải được hiểu như trạng thái xuất thần. Cho phép các tông đồ hiểu biết biến dạng về Thiên Chúa. Thêm vào đó, hãy nhớ rằng Phúc Âm nói với chúng ta sự tình tiết xẩy ra ngay sau khi Đức Ki-tô tuyên bố lần đầu với các tông đồ sự khổ nạn và sự chết của Người sắp đến. Mầu nhiệm Biến Hình này là một ân huệ ban cho chác ngài có sự can đảm để các ngài tiếp tục làm tông đồ cho Chúa.
Đó là luật bất biến của ba Phúc Âm đầu tiên mà các tông đồ đã không và không thể hiểu nổi biến cố cho tới sau khi sự Sống Lại của Đức Giê-su vào đêm Chúa Nhật Phục Sinh ở trên lầu Chúa đã hà hơi vào các tông đồ và họ đã nhận được đầy ơn Chúa Thánh Thần.
Mầu nhiệm Biến Hình vinh quang của Đức Ki-tô và Lời phán của Chúa Cha cũng khiến cho các tông đồ có thể chuẩn bị cho cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa và bồi dưỡng niềm tin cho các ngài trong suốt thời gian rao giảng sau đó của các ngài.
Quan sát thấy rằng trong Thánh lễ của Ngày Lễ Biến Hình, Giáo Hội khuyên chúng ta cầu nguyện Lời Nguyện Cầu truyền cảm Sau Khi Rước Mình Thánh Chúa: "Lạy Chúa, Chúa đã tỏ rõ ánh sáng huy hoàng thực sự của Chúa Ki-tô trong sự vinh quang biến hình của Người, ước chi lương thực chúng con vừa nhận từ thiên đàng biến đổi chúng con trong hình bóng của Người." Và Giáo Lý Công Giáo Mới của Hội Thánh thêm vào những lời này: "Mầu nhiệm biến hình cho chúng ta thưởng thức trước sự rạng rỡ sẽ tới của Đức Ki-tô, khi Người sẽ thay đổi thân thể thấp hèn của chúng ta như thân thể rạng rỡ của Người. (Phi 3:41)". (trang 143)
5). MẦU NHIỆM LẬP PHÉP THÁNH THỂ
Mầu nhiệm cuối cùng của Mầu Nhiệm Sáng là mầu nhiệm Lập Phép Thánh Thể trong đó Đức Ki-tô dâng thân mình và máu của Người dưới hình thức bánh và rượu, và xác nhận "tới sau cùng" tình yêu nhân loại của Người (Ga 13:1), cho sự cứu rỗi, Người đã tự dâng mình bằng sự hiến tế.
Phép Thánh Thể là mầu nhiệm kỷ niệm hiến tế Đức Ki-tô lưu lại cho Giáo Hội vào đêm trước sự Khổ Nạn và sự tử nạn của Người và trong mỗi Thánh Lễ Giáo Hội nhắc chúng ta rằng chúng ta đang tưởng nhớ tình yêu của Đấng Cứu Rỗi chúng ta bằng cách dâng mỗi Thánh Lễ trong kỷ niệm của Người và theo thể thức Người muốn. Trong mỗi Thánh Lễ chúng ta không chỉ nhớ sự đau khổ và sự tử nạn của Đức Ki-tô, nhưng cũng nhớ đến Sự Sống Lại huy hoàng của Người, sự Thăng Thiên của Người lên ngự bên hữu Chúa Cha và cũng nhớ đến lần thứ hai sự trở lại huy hoàng của Người vào giờ viên mãn.
Dom Marmion nhắc nhở rõ ràng với chúng ta rằng khi chúng ta đi tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa mà chúng ta trang trọng rước Đức Ki-tô như Người hiện đang trong trạng thái rạng rỡ của Người, đó là chúng ta rước Đức Ki-tô hằng sống huy hoàng trên thiên đàng bên hữu Đức Chúa Cha. Chúng ta không bao giờ có thể quên rằng trên thiên đàng trong huy hoàng Đức Ki-tô vẫn chiếm hữu tất cả những biến cố hiến tế đời sống của Người trong đó Người đã sống cho sự cứu rỗi của chúng ta và sự huy hoàng trong tương lai. Đó là tại sao Giáo Hội cảm thấy buộc tưởng nhớ rất nhiều mầu nhiệm thánh và những biến cố đời sống của Chúa chúng ta suốt niên lịch phụng vụ.
Khi chúng ta chuẩn bị rước Minh và Máu Thánh Chúa, chúng ta thực hành như vậy sẽ giúp chúng ta chắc chắn là chúng ta làm với niềm tin sống động. Chúng ta có thể thêm vào điều này cách mạnh mẽ bằng việc nhắc lại những lời của Cha trên trời lúc Biến Hình để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang rước Con yêu dấu của Cha, Người mà Cha rất yêu dấu.
Hoặc, trở lại, chúng ta thỉnh thoảng có thể tự mình chuẩn bị cho sự Rước Lễ bằng cách quyết định tự phó thác ta cho Chúa của chúng ta cách hoàn toàn. Đạc biệt hữu ích nếu chúng ta luôn luôn nhắc lại những lời rất đẹp đẽ và quý giá của Mẹ Maria: HÃY LÀM BẤT CỨ ĐIỀU GÌ CON TA SAI LÀM! Trong sự sáng của những lời của Mẹ chúng ta sẽ bằng lòng tự phó thác hoàn toàn cho Đức Ki-tô và Người sẽ có thể tự trao hoàn toàn chính Người cho chúng ta.
***&***
NHỮNG LƯU Ý SAU CÙNG
Trong việc phụng vụ Thánh Lễ về Lễ Đức Mẹ Mân Côi của chúng ta, Giáo Hội Mẹ Thánh nhấn mạnh việc phong phú tinh thần đến với Giáo Hội thường xuyên qua sự cầu nguyện Chuỗi Mân Côi của những tín đồ. Địa vị ý nghĩa và lời chào của Chuỗi Mân Côi trong đời sống Công Giáo rất đẹp đẽ được tóm tắt trong lời cầu nguyện cổ xưa của Thánh Lễ. Lời cầu nguyện nhắc nhở chúng ta rằng việc hiến dâng thực sự của Mẹ Maria là một ân huệ quý giá của Thiên Chúa vì nó được thiết lập bằng những mầu nhiệm cứu rỗi của đời sống Đức Ki-tô và bằng một ước ao sống hoàn hảo cho những mầu nhiệm đó càng nhiều càng tốt như chúng ta có thể. Được đọc như sau:
Lạy Chúa, Người là Con Một Thiên Chúa, vì Sự Sống, Sự Chết và Sự Sống Lại của Người xin cho chúng con phần thưởng cứu rỗi đời đời: thuận cho chúng con khẩn nài Chúa bằng sự nguyện gẫm những mầu nhiệm Chuỗi Mân Côi Chí Thánh của Đức Trinh Nữ Maria mà chúng con có thể noi gương cả hai những gì chất chứa trong đó và xin những gì hứa hẹn trong đó qua Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
Đức Mẹ mạnh mẽ thúc giục chúng ta nhận thức rằng qua những công nghiệp đời sống của Con Mẹ và qua sự can thiệp của Mẹ, chúng ta có thể xin tất cả những ân huệ cần thiến cho sự cứu rỗi của chúng ta và cho sự thánh thiện của Giáo Hội. Thêm vào nữa, Mẹ Thiên Đàng của chúng ta bào chữa tất cả con cái của Mẹ tiếp tục nguyện gẫm một cách chu đáo những biến cố cứu rỗi của đời sống Con của Mẹ và trên tất cả hãy sống hết sức nhiệt tình với những mầu nhiệm thánh. Không phải ở tiệc cưới Cana Mẹ Maria chỉ thị cho những gia nhân "hãy làm bất cứ những gì Con của Ta sai các ngươi làm" sao? Và những gia nhân đã làm như những gì Mẹ Maria dạy họ, không phải Phúc Âm đã ghi chép cho chúng ta kết quả vĩ đại tiếp theo đó sao? Lời khuyên nhủ những người yêu mến Chuỗi Mân Côi của Mẹ Maria ngày nay vẫn không có gì thay đổi. Tất cả những điều ấy vẫn còn sôi sùng sục Nếu chúng ta thực hành lời khuyên dạy của Mẹ Maria, chúng ta đều đạt được những kết quả giống như vậy. Chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng.
Chúng ta không thể làm tốt hơn là mang hình ảnh này vào nới kín đáo rồi nhắc lại những lời của một trong những tác gỉa nổi tiếng nhất của Cát Minh Têrêxa. Vị Đáng Tôn Kính Gioan Chúa Giê-su và Maria, người gia nhập Dòng một năm sau khi Mẹ Thánh Têrêxa Avila qua đời và là người được Thánh Gioan Thánh Giá huấn luyện. Trong buổi lễ nhận những Tập Sinh, Vị Đáng kính Gioan Chúa Giê-su và Maria đã cung cấp cho chúng ta với những lời khuyên đặc biệt quan tâm cho việc hiến dâng lên Mẹ Maria. Đây là những lời khuyên của thánh nhân với các thành viên của Dòng.
a - Hãy để họ thường xuyên suy gẫm đời sống và những hành động của Mẹ Maria, vì họ rất xứng đáng để noi gương, để hấp thụ từ những chỉ dẫn hữu ích cho chính họ và những người khác. Vì hoàn toàn chắc chắn rằng sự hiến dâng thực sự bao gồm việc noi gương nhiều hơn là những lời nguyện cầu.
b - Tuy nhiên tất cả nên đọc ngay những kinh theo thói quen của họ để tôn vinh Mẹ, Chuỗi Mân Côi, dâng hiến Thánh Thể hàng ngày, và bất cứ khi nào có cơ hội họ nên cố gắng hết lòng để tán dương những lời ca tụng của Mẹ.
c - Sau cùng, họ sẽ không bao giờ nên tách rời tứ tưởng của Mẹ Maria ra khỏi tứ tưởng của Chúa Giê-su, vì điều này là một cách hiệu lực nhất để đạt sự hoàn hảo của người Ki-tô hữu, và khước từ hoặc đề phòng chống lại mọi sự dữ. Nếu một Tập Sinh không thể có tư tưởng của Chúa Giê-su và Mẹ Maria thường xuyên trong trí óc họ, hãy để họ ít nhất nhắc Danh yêu mến của Chúa và Mẹ thường xuyên: "Điều gì Thiên Chúa kết hợp, không ai có thể tháo gỡ."
d - Tất cả điều chúng ta đã bàn luận thực sự quá ít ỏi so sánh với công trạng của Mẹ và nghĩa vụ của chúng ta. Điều sau cùng chúng ta để ý nhắc cho những Tập sinh hiểu biết được rằng thật đáng buồn tủi biết bao cho họ nếu họ thờ ơ và sao lãng dịch vụ đối với vị NỮ HOÀNG vĩ đại này.
Trích chuyển ngữ trong cuốn:
WELCOME TO CARMEL
Của Cha Michael D. Griffin OCD
Dòng Cát Minh Đi Chân Trần
(Discalced Carmelite Order)
Chuỗi Mân Côi Hàng Ngày
Một trong những sự vui mừng và ân huệ của tất cả Ki-tô hữu, và đặc biệt Cát Minh Ngoài Đời, là lac Chuỗi Mân Côi Thánh của Đức Trinh Nữ. Kinh nghiệm bền lòng chứng tỏ rằng không những là niềm vui cho Cát Minh Ngoài Đời nhưng còn làm cho đời sống của họ phong phú thêm. Nó dìm sức sống họ vào những mầu nhiệm cứu rỗi của đức tin Ki-tô Giáo của họ. Trong khi những hạt chuỗi trôi qua tay họ, niềm tin cậy của họ tìm tim họ để xây đắp những mầu nhiệm đời sống Chúa Ki-tô và Mẹ Maria.
Chuỗi Mân Côi Thánh Là Gì?
Theo lời mô tả của Carol Houselander: "Chuỗi Mân Côi Thánh là một hình thức Nguyện cầu, nhắc lại những cột mốc trong đời sống Đức Ki-tô từ trước khi Người sinh ra tới lúc Người qua đời để trao lại cho chúng ta sắp đặt theo Mẹ Người đã mô tả."
Bởi ví đó là sự hiến dâng để tôn kính Mẹ Chúa Trời, được gọi là Chuỗi Mân Côi Đức Maria. Chuỗi Mân Côi Thánh làm Chúa rất vui lòng nên Đức Giáo Hoàng luôn luôn khuyến khích tin hữu hãy đọc kinh nguyện này. Giáo Hội khuyến khích chúng ta lần Chuỗi Mân Côi Đức Mẹ chung với hội con Đức Mẹ cầu phước lành cho gia đình và Giáo Hội. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo ngời ca sự hiến dâng chuỗi Mân Côi lên Đức Maria và ca tụng chuỗi kinh này như "một bản tóm lược hết thảy các Tin Mừng." Nó biểu lộ sự thật và sự hiến dâng chân thành lên Đức Trinh Nữ Maria.
Trong Thư Tông Đồ của Người đề ngày 29 tháng 9 năm 1961, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII viết: "Chuỗi Mân Côi là một hình thức hiệp nhất với Thiên Chúa. Nó luôn luôn có một tác dụng nâng tâm hồn lên cao nhất." Người tiếp tục mô tả Chuỗi Mân Côi như "chuyến bay vui mừng của linh hồn để chuyện trò cùng Chúa trong những mầu nhiệm hùng vĩ và dịu dàng với lòng yêu thương nhân loại của Người." Lời Đức Giáo Hoàng đặc biệt hữu ích khi ngài giải thích ý nghĩa và sự kết thành Chuỗi Mân Côi. Người viết:
Mỗi chục kinh Kính Mừng có một hình ảnh riêng của nó, và mỗi hình ảnh có ba đặc tính đều luôn giống nhau: Chiêm niệm mầu nhiệm, phản ảnh riêng tư, và chí hướng nhiệt thành.
Sự Chiêm Niệm
Đầu tiên, Sự chiêm niệm của chúng ta là ngay lập tức hiểu rõ ràng sáng tỏ từng mầu nhiệm. Mỗi mầu nhiệm nói lên những sự thực của niềm tin chỉ cho chúng ta hiểu biết về sứ mệnh cứu chuộc của Đức Ki-tô. Khi chúng ta chiêm niệm mỗi mầu nhiệm, chúng ta tự tìm thấy chúng ta trong sự thần giao gần gũi với ý tưởng và cảm nghĩ về giáo huấn và đời sống của Đức Giê-su, Con Thiên Chúa và Con Đức Maria, Người sống trên trái đất này để giáo huấn, thánh hóa, cứu chuộc. Điều này được hoàn thành trong thinh lặng của đời sống ẩn dật của Người, tất cả lời nguyện cầu và việc làm; trong những nỗi đau đớn Khổ Nạn cực thánh của Người; trong sự khải hoàn Phục Sinh của Người; trong vinh quang của thiên đàng, nơi Người ngự bên hữu Chúa Cha, hằng luôn che chở và ban sự sống cho Giáo Hội màø Người thành lập để Giáo Hội tiếp tục hành trình trên giáo huấn của Người qua những thế kỷ.
Sự Phản ảnh
Yếu tố thứ hai là sự phản ảnh, khuếc tán ánh sáng rực rỡ trên linh hồn nguyện cầu, tỏa ra đầy đủ sự mầu nhiệm của Đức Ki-tô. Mọi người tìm ra mỗi mầu nhiệm có một thông điệp thiện hảo và thích nghi riêng biệt. Chúng ta hưởng lợi ích trong sự thánh hóa của chúng ta và cho hoàn cảnh riêng của đời sống chúng ta. Nhờ sự hướng dẫn liên tục của Chúa Thánh Thần, "cầu bầu cho chúng ta với cái nhìn sâu thẳm của ngôn từ." Qua tầm hiểu biết của linh hồn theo mức độ ân huệ. Những điều đó ca tụng những mầu nhiệm đối chiếu với sức mạnh của chủ thuyết được rút từ sự hiểu biết của cùng mầu nhiệm, và tìm thấy chúng trong sự áp dụng bất tận cho linh đạo riêng tư và ngay cả những nhu cầu vật chất của chúng.
Chủ Đích
Chủ đích của chúng ta kể cả những cầu bầu cho tha nhân, những hiệp hội, hoặc những sự cần thiết của cá nhân hay hiện tình của xã hội. Những mục đích này dành cho một hoạt động Công Giáo nhiệt thành, là một phần hình thức từ thiện của chúng ta hướng về tha nhân. Sự từ thiện này được phát xuất từ trong lòng chúng ta như một biểu lộ sinh động của sự chia sẻ công cộng của chúng ta trong Nhiệm Thể Đức Ki-tô.
Ai cũng nghe tiếng rằng Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thường xuyên dâng những chục kinh của chuỗi Mân Côi hàng ngày của Người cho những ai đó. Đôi khi, ngay trong lúc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Gioan, tín hữu có thể xin Người cầu cho những ý đặc biệt riêng của họ. Đức Thánh Cha bằng lòng nhận cầu cho họ khi thì giờ cho phép Người. Đôi khi, Người có thể chỉ trả lời, "Hôm nay tôi đã hứa dâng chuỗi Mân Côi cho người khác rồi; nhưng ngày mai chắc chắn tôi sẽ nhớ những ý yêu cầu đặc biệt của anh trong một chục kinh Mân Côi của tôi."
Trạng Thái Quy Danh Tính Của Tâm Trí
Trong một dịp Tông Huấn Về Chuỗi Mân Côi của Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Cha Gillet, Tổng Quản Bề Trên của Dòng Đa Minh thêm lời cầu nguyện riêng của Người để đọc chuỗi Mân Côi. Bàn luận một cách minh bạch về khía cạnh chiêm niệm của những mầu nhiệm, Người phát biểu:
Mỗi mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi là một sự hiện diện sống động trong đó chúng ta đi từ Mẹ Maria tới Đức Giê-su, đưa ta đến sự hiện diện Thiên Chúa trong chúng ta, ngay trongï sự hiểu biết của linh hồn chúng ta và ban cho chúng ta qua những truyền cảm của Linh Hồn Người. Giống như những tông đồ trên đường tới Em-mau, chúng ta được Chúa Giê-su đụng vào lúc chúng ta nghĩ về điều đó quá ít, khi Người đụng vào, tim chúng ta bừng cháy và mắt chúng ta mở ra. Những Thánh Kinh trở nên dễ hiểu hơn, những đường của Chúa trở nên rõ ràng.
"Sự suy niệm (nguyện ngắm) và phát âm cầu nguyện," Cha Gillet tiếp tục, "được trộn chung với chuỗi Mân Côi để gây cảm hứng trong chúng ta không chỉ những đạo đức luân lý mà chúng ta nên thực hành, nhưng chúng ta cũng cùng chung với trạng thái của tâm trí nếu chúng ta đi vào trong sự sống và tình yêu liên hệ với Chúa."
Cha Gillet giải thích kỹ càng trạng thái tâm trí này:
"Ví sự suy niệm về những mầu nhiệm của chuỗi Mân Côi đưa tâm trí chúng ta vào khuôn khổ đó là kết quả nhờ tính ngoan ngoãn, lòng tin tưởng như trẻ con, sự từ bỏ theo ý Chúa, tất cả những thứ ấy xếp đặt linh hồn với mục đích chiêm niệm."
Chúng ta có thể luôn luôn tự nhắc nhở chúng ta rằng hiệu năng đặc biệt và sức mạnh vô giá của chuỗi Mân Côi nằm trong sự việc đó là đường lối đặc biệt mang sự hiệp nhất tu đức vào đời sống chúng ta. Những mầu nhiệm giữ chúng ta tập trung vào Chúa và tình yêu Thiên Chúa của Người. Chúng đẩy mạnh sự hiệp nhất và sựï tập trung cả đời sống chúng ta vào Chúa. Chúng làm cho chúng ta sống đời sống hoàn toàn cho sự kính tôn và vinh quang của Thiên Chúa. Mười lăm mầu nhiệm bao gồm hoàn toàn đời sống của Đức Ki-tô và Đức Maria. và cũng ôm ấp hoàn toàn đời sống của chúng ta trong tình liên hệ với những mầu nhiệm thánh thiện và hiến tế này."
Những Mầu Nhiệm của Đức Ki-tô và Chuỗi Mân Côi
Để hiểu biết và áp dụng kết quả hơn về những mầu nhiệm của Chuỗi Mân Côi, rất hữu ích nhắc lại sự hiểu biết thâm sâu và siêu việt của Dom Marmion, Ngài là một giáo sư đại tài về tu đức lễ nghi và Thánh kinh của thế kỷ này. Trong tập sách hay nhất của người nhan đề: Đức Ki-tô trong những Mầu Nhiệm của Người, Marmion nhấn mạnh rằng tất cả những nhiệm mầu cứu chuộc của đời sống Đức Ki-tô thuộc vế chính chúng ta. Tất cả những mầu nhiệm này đều sống cho chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta. Đừng bao giờ quên và bỏ qua điểm này. Ông nhắc nhở các độc giả rằng điều quan tâm nhất của Đức Ki-tô là Người sống những mầu nhiệm đời sống của Người cho chúng ta. Chắc chắn, Đức Ki-tô đã sống đời sống và chịu đau khổ cho sự vinh quang của Cha Người, trái tim kính tôn của Người luôn luôn nhịp cùng một lúc cho Cha Người và cho tất cả nhân loại. Người đã sinh ra trên trái đất này cho chúng ta, Người rao giảng, đã dạy dỗ và đã làm việc và chứng tỏ lòng yêu thương của Người cho chúng ta. Người đã về trời và gửi Chúa Thánh Thần xuống và Người vẫn còn ở với chúng ta trong Phép Thánh Thể để yêu thương tất cả nhân loại. Đức Ki-tô chịu đựng tất cả điều này để chúng ta một ngày kia ở với Người trong vinh quang đời đời. Ý tưởng coi như là kỳ dị, Dom Marmion vẽ ra chính xác sự kết luận rằng trong quán năng, những sự mầu nhiệm của Đức Ki-tô thuộc về chúng ta nhiều hơn là thuộc về Người. Đức Ki-tô xuống thế chỉ để sống những mầu nhiệm cho tình yêu của chúng ta và cho sự cứu rỗi của chúng ta.
Thêm nữa, chúng ta chớ quên rằng Đức Ki-tô trong những mầu nhiệm hy sinh tự tỏ chính Người với chúng ta như là gương mẫu của chúng ta. Người đã xuống từ lòng Cha Người để làm kiểu mẫu của chúng ta. Chúng ta không cần phải tìm kiếm đâu.
Đức Ki-tô là gương mẫu cho sự hoàn thiện của chúng ta. Dom Marmion giải thích đường lối như sau:
Điều này là tại sao việc chiêm niệm những mầu nhiệm của Đức Ki-tô rất có ích cho linh hồn. Sự sống, sự chết và sự vinh quang của Đức Giê-su là mẫu mực cho sự sống, sự chết và sự vinh quang của chúng ta. Đừng bao giờ quên sự thực này: Cha Hằng Hữu chấp nhận chúng ta chỉ bởi vì Người nhìn chúng ta giống như Con của Người. Tại sao điều này như thế? Bởi vì đó là sự rất giống nhau này Người đã tiền định ngay từ trước vô cùng. Không có một hình thể khác nào thánh thiện cho chúng ta hơn hình thể mà Đức Ki-tô đã tỏ cho chúng ta; tiêu chuẩn định giá sự hoàn thiện của chúng ta được ấn định bằng mức độ của chúng ta noi gương Đức Giê-su.
Cũng còn lý do nữa, một sự uyên thâm và thân thiện hơn tạo những mầu nhiệm của Đấng Cứu Thế thành của riêng chúng ta. Không phải là Người chỉ sống những mầu nhiệm ấy cho chúng ta, cũng không phải Người chỉ là gương mẫu cho chúng ta, nhưng còn hơn thế nữa bởi vì "trong những mầu nhiệm của Người, Đức Ki-tô trở nên thành một với chúng ta." Chúa Cha yêu thương chúng ta là Người đánh giá rằng chúng ta là một với Con của Người. Dom Marmion đặc biệt hùng biện trên điểm này:
Đó là một nguồn vô tận của niềm tin cậy của một linh hồn yêu Đức Gie-su hiểu rằng chính Đức Ki-tô tự mình kết hiệp linh hồn một cách thân mật với từng mỗi một mầu nhiệm của Người. Sự thực này cho bừng lên những hành động biết ơn và yêu mến để nhường hoàn toàn linh hồn cho Người mà Người rất khoan dung sẽ tự trao chính Người và tự kết hiệp Người với Linh hồn.
Dom Marmion yêu cầu uỷ ban cứu xét việc phong thánh đề nghị với Rô-ma thực hiện thêm vào một mục đặc biệt làm cho người ta tin vào đời sống của Đức Ki-tô. Thí dụ, trong sự thống khổ của Đức Ki-tô, chúng ta thấy Người chịu đựng những sự hành hạ khốn khổ nhất trong suốt thời gian đó Người đã nêu sự tuyệt đẹp và truyền cảm gương nhân đức cho chúng ta. Điều quan trọng chúng ta cần ghi nhớ đó là những nhân đức mà Đức Ki-tô tỏ bày qua đời sống của Người một cách tuyệt đẹp, Người ban cho chúng ta, con cái của Người có toàn quyền đòi hỏi ân huệ tham dự và sống trong nhân đức đó. Đây là chủ đích của Người.
Lý luận sáng suốt một cách tuyệt đẹp của Dom Marmion trùng hợp với một số ân huệ đặc biệt của Thánh Têrêxa Avila trải nghiệm sau khi Mẹ Thánh được chấp thuận ân huệ kết hôn thiêng liêng. Thánh Têrêxa đã mô tả đường lối mà Chúa tỏ rõ cho Mẹ làm thế nào ta có thể quan sát thấy sự đau khổ của Đức Ki-tô. Trong mục thứ bốn mươi sáu của Mẹ ghi chép những Kiến Chứng Thiêng Liêng Thánh của thành Avila đã ghi chép ân huệ này cho chúng ta biết. Sau khi Thánh Têrêxa coi như được Thiên Chúa ban cho linh hồn của Me nhiều đặc ân. Mẹ thuật lại linh hồn Mẹ bắt đầu trở nên rất lo âu. Rồi Chúa đã ban bình an cho linh hồn Mẹ và nói với Mẹ:
Con đã hiểu hôn ước giữa con và ta. Bởi hôn ước này, những gì của ta là của con. Vì vậy ta sẽ trao cho con tất cả những trải nghiệm đau khổ mà ta đã chịu đựng, và bằng những phương tiện này như những gì thuộc về con, con có thể xin Cha ta. Tuy nhiên Ta đã nghe biết chúng ta cùng nhau chia sẻ những thứ này, nhưng nay Ta lại nghe được cách khác dường như Ta có quyền chi phối nhiều hơn. Tình thân hữu mà trong đó ân huệ này được ban cho Ta không thể tiết lột ra đây được. Dường như với tôi Chúa Cha chấp thuận sự chia sẻ này, và từ đó tôi nhận thấy rất khác biệt là những gì Chúa đau khổ như điều thuộc về tôi và điều đó ban cho tôi niềm an ủi lớn lao.
Sự Cấu Tạo Chuỗi Mân Côi
Khởi đầu chuỗi Mân Côi là Cây Thánh Giá. Khi chúng ta bắt đầu đọc chuỗi Mân Côi bằng cái hôn Thánh Giá. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giê-su yêu thương chúng ta, và chúng ta muốn kết hiệp những thánh giá hàng ngày chúng ta vác lên vai cùng với cây thánh giá cứu chuộc của Chúa Ki-tô.
Những tư tưởng đó làm chúng ta mạnh mẽ và hướng dẫn chúng ta hăng say thực hành nhiệm vụ hàng ngày và thu thập những đức hạnh chúng ta cần. Nhưng chúng ta phải cố gắng khởi sự bằng làm Dấu Thánh Giá một cách tôn kính và nhiệt tâm, thấu triệt sự mơ ước của chúng ta rằng sức mạnh Cây Thánh Giá của Đức Ki-ô mặc lên và bao phủ cả thảy nhân cách của chúng ta.
Cây Thánh Giá đơn thuần nhất, cũng là dấu hiệu thâm thúy nhất của đức tin chúng ta. Làm Dấu Thánh Giá chúng ta thuyên xưng lý do chính mà chúng ta tin vào Đức Giê-su Ki-tô. Cây Thánh Giá là nền tảng căn bản đức tin của chúng ta. Bất cứ ai tin vào Đức Ki-tô, tin rằng sự Cứu Rỗi và sự chiến thắng tội lỗi nhờ vào Cây Thánh Giá của Đức Ki-tô. Chúng ta cũng tin rằng chỉ tin cậy vào Cây Thánh Giá và sự đau khổ của Đức Ki-tô tội lỗi chúng ta mới được tha thứ. Chúng ta hãy bắt đầu chuỗi Mân Côi bằng cách làm dấu Thánh Giá một cách chậm chạp và với sự chăm chú như là dấu thực sự tình yêu thương của chúng ta dâng lên Thiên Chúa Đấng Cứu Rỗi chúng ta.
Kinh Tin Kính Của Các Tông Đồ
Đây là chuỗi Kinh Mân Côi đầu tiên, là nền tảng và sự tóm lược chính thức đức tin thánh thiện của chúng ta. Khởi đầu bằng nguyện ngắm kinh Tin Kính, chúng ta tự nhắc nhở rằng đọc chuỗi Mân Côi là chúng ta đang giao tiếp rõ ràng và tin cậy vào đức tin mà Đức Ki-tô tỏ lộ và Giáo Hội giáo huấn qua bao thế kỷ. Chúng ta biết kinh Tin Kính là niềm tin chính đáng của các vị tông đồ và các vị tử đạo thánh thiện. Bao gồm tất cả những đức tin căn bản của Giáo Hội là Mẹ Thánh.
Kinh Lạy Cha
Kinh kế tiếp chúng đọc là kinh Lạy Cha Chúng Tôi, đôi khi gọi là Kinh Cầu của Chúa, Đó là kinh được ghi chép trong Phúc Âm của Mac-thêu và Lu-ca được xuất phát từ miệng thánh của Chính Chúa chúng ta. Vào một dịp sau khi Đức Giê-su nguyện cầu, các tông đồ hỏi Thầy mình dạy cho họ nguyện cầu. Đức Ki-tô đã dạy cho họ nguyện cầu theo thể thức Người nguyện cầu. Vì vậy Người đã dạy cho họ Kinh Lạy Cha Chúng Tôi. Thánh Têrêxa Avila rất chăm chỉ lần chuỗi Mân Côi hàng ngày, Mẹ đã dùng nửa sau tập Con Đường Hoàn Thiện kể về sự quan trọng khi đọc kinh Lạy Cha. Mẹ nói rằng nếu một người biết làm thế nào đọc kinh này với sự hoàn hảo mà Chúa đã dạy chúng ta. Chúng ta sẽ không cần các chỉ dẫn nào khác dạy chúng ta nguyện cầu. Những sự hiểu biết của Mẹ về Lời Nguyện Cầu của Chúa là sự giản dị vô giá nên được đặt ở đầu danh sách bài đọc của mỗi Cát Minh ngoài đời.
Ba Hạt Đầu Tiên
Hạt đơn đánh dấu đọc kinh Lạy Cha, tiếp theo hạt đơn đầu đến tập hơp ba hạt. Theo thói quen chung của niềm tín đó là ba kinh Kính Mừng đọc một cách kính cẩn thỉnh xin Đức Mẹ cầu bầu cho linh hồn chúng ta tăng thêm ba nhân đức thần học: đức tin, đức cậy và đức mến (bác ái). Phúc Âm dạy chúng ta một cách rõ ràng rằng qua những nhân đức này linh hồn ta sẽ kết hiệp thẳng với Chúa. Khi chúng ta đọc "Tôi tin," linh hồn chúng ta kết hiệp thẳng ngay với Chúa, với nguồn gốc của tất cả sự thật và sự cứu rỗi. Qua thần học nhân đức cậy, linh hồn chúng ta kết hiệp thẳng với Chúa và khao khát hạnh phúc vĩnh cửu Chúa hứa ban cho chúng ta. Hành động cậy chỉ một cách rõ ràng rằng chúng ta đặt tất cả niềm tin của chúng ta không phải bằng sức riêng của chúng ta nhưng bằng quyền năng và đức nhân lành của Chúa mà thôi. Đức cậy gìn giữ linh hồn khỏi ngã lòng và kháng cự được trong khi bị thử thách. Và sau cùng qua thần học về đức mến là nhân đức lớn nhất của tất cả các nhân đức, một người mến yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu mục đích riêng của Người và yêu tha nhân như yêu chính chúng ta cho tình yêu Thiên Chúa. Bằng nhân đức của đức bác ái thần linh hay đức yêu thương, chúng ta nhận được tình yêu bất tận của Chúa ban cho chúng ta như miêu tả sinh động trong đời sống của Đức Ki-tô. Đó là nhân đức bác ái làm cho chúng ta ở lại trong tình yêu của Đức Ki-tô và đặt tình yêu của chính Chúa trên mọi sự.
Kinh Kính Mừng
Vì kinh Kính Mừng được đọc năm mươi ba lần trong suốt thới gian lần một chuỗi Mân Côi, chúng ta cần suy nghĩ ôn lại cái đẹp và quyền lực lớn lao của nó. T.M. McFadden nhận ra tâm linh của những lời này: "Kinh Kính Mừng là một lời ca ngợi xưng hô với Mẹ Maria, nó có ba phần: lời chào của Thiên Thần Ga-bi-en, “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Mẹ” (Luca 1:28); lời của bà Ê-li-za-bết, “Bà có phước lạ hơn mọi người nữ và Giê-su con lòng Mẹ gồm phước lạ" (Luca:1:42) và sau này lời thỉnh nguyện được thêm vào: "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử, Amen." Kinh Kính Mừng tôn kính Mẹ Maria bằng cách chào Mẹ giống như lời Thiên Thần và bà Ê-li-za-bết chào khi xưa; nhưng thêm vào giống như là kinh nguyện đọc kết hiệp với Mẹ Maria cầu xin Mẹ Thiên Đàng giúp đỡ những nhu cầu hiện tại cũng như trong giờ lâm chung.
Trong trang 109 Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo tuyên bố rằng: "Danh Đức Giê-su ở trong tâm người nguyện cầu Ki-tô Giáo." nhưng rồi những lời kế tiếp lập tức theo sau, “Kinh Kính Mừng vươn tới đỉnh cao trong những lời "và Giê-su Con lòng Mẹ gồm phước lạ." Điều này là một biểu thị rõ ràng rằng tiếng Kính Mừng được xưng hô với Mẹ Maria vì Người là Mẹ của Thiên Chúa. Và vì chúng ta tin Mẹ Maria được ban đặc ân và phẩm cách này, chúng ta biết chúng ta có thể cùng Mẹ nguyện cầu Thiên Chúa và do đó sự tin cậy của chúng ta đặt vào sự tốt lành và quyền năng của Mẹ sẽ không bao giờ thất vọng.
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo bàn rộng rãi về kinh Kính Mừng và vị trí của nó trong Giáo Hội. Bởi vì vị trí quyền năng của kinh này trong chuỗi Mân Côi, có thể hữu dụng để thăm dò đường hướng mà kinh Kính Mừng được bàn tới. Thí dụ, chúng ta đọc trong trang 109 "Trong kinh cầu Chúa Thánh Thần liên kết chúng ta tới kinh cầu của Ngôi Con thôi, trong nhân tính được tô điểm của Người, qua đó và trong đó lời cầu đạo làm con liên kết chúng ta trong Giáo Hội với Mẹ Đức Ki-tô."
Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo tóm lược sự quan trọng và sức mạnh của lời nguyện cầu lên và với Mẹ Maria trên trang 644 bằng những lời đầy quyền lực này: "Vì sự hợp tác một mình của Mẹ Maria với sự hành động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội thích nguyện cầu chung với Mẹ Đồng Trinh Maria để cùng Mẹ ngợi khen những điều trọng đại mà Chúa đã ban cho Mẹ và phó thác những lời thỉnh nguyện và những lời ca tụng của Giáo Hội lên Mẹ."
Kinh Vinh Danh Cha
Kinh Vinh Danh Cha là kinh kế tiếp đọc chuỗi Mân Côi của chúng ta. Đó là lời nguyện chân thành ca tụng Thiên Chúa. Chúng ta chính thức công nhận sự hoàn hảo tối cao của Thiên Chúa không chỉ vì những gì chúng ta nhận được từ Thiên Chúa nhưng chính xác vì Chúa tự chính Người là tất cả sự tốt lành và sự đáng kính trọng đối với tất cả tình yêu của chúng ta. Kinh nguyện ca tụng và khéo chọn lựa này nhắc nhở chúng ta trong Giáo Lý của Hội Thánh:
Chia sẻ trong sự hạnh phúc chúc tụng của tâm hồn thanh sạch mến yêu Thiên Chúa trong đức tin trước khi nhìn thấy Người trong vinh quang nơi họ sẽ ca tụng Người đời đời. Với lời ca tụng này, Chúa Thánh Thần liên kết với linh hồn chúng ta để làm chứng rằng chúng ta là con cái Chúa.
Tôi đã học được từ trải nghiệm lâu dài, tôi xin phép xen vào điểm này một sự nhận xét cá nhân, rằng trong việc đọc Kinh Phụng Vụ và lần Chuỗi Mân Côi, việc đọc kinh Vinh Danh Chúa Cha tạo nên ngay một kiên quyết. Cho tới gần đây cũng giống như nhiều người, tôi nhận thấy tôi thường trở nên chia trí và lo ra. Nhưng tôi đã khám phá ra rằng bằng cách đặc biệt hết sức cố gắng đọc kinh Vinh Danh một cách chu đáo hơn và thật chăm chú, kết quả làm tôi vui sướng là đã giúp tôi hết chia trí liền. Sự thực hành này giúp tôi tập trung vào lời nguyện cầu của tôi nhiều hơn, chăm chú vào điều mà tôi đang nguyện cầu Thiên Chúa Đấng chí thánh, yêu thương và hằng sống. Và hiện nay khi lần Chuỗi Mân Côi, điều này đã thúc đẩy tôi đọc Kinh Lạy Cha tiếp theo ngay một cách kính cẩn và thận trọng nhiều hơn với hết sức của tôi.
Hiệp Nhất Đời Tôi Với Chúa
Mục đích thực sự của đời sống thiêng liêng là tập trung tâm trí của của chúng ta vào Thiên Chúa và thực thi Thiên Ý của Người. Nói cách khác, mục đích của chúng ta trong thế giới náo nhiệt này phải chắc chắn rằng Chúa tới trước mọi điều. Phần thưởng lớn lao của đời sống thiêng liêng hệ trọng này là được chiêm ngưỡng Dung Nhan Thiên Chúa. Đây là điều mà Nhà soạn Thánh Thi thúc giục chúng ta mong đạt được. Đây cũng là điều mà chính người luôn luôn nguyện cầu để mong được. Ông đã luôn mãi cầu xin Chúa tỏ cho ông thấy Dung Nhan của Người, ông la lên; "Lạy Chúa, Con sẽ nhận biết sự tràn trề vui sướng khi con nhìn thấy Dung Nhan Người." Đấy là trong lời nguyện cầu và khi ánh sáng Dung Nhan Chúa soi lên chúng ta đó là chúng ta được làm sáng tỏ và chúng ta hiểu biết thực sự chính chúng ta là con cái Thiên Chúa. Trong suốt thời gian này chúng ta có thể vui mừng ngời ca và chúc tụng Chúa với tất cả tâm hồn chúng ta.
Trong thời hiện đại, thật không dễ dàng cho chúng ta thường xuyên được hưởng sự hiện diện của Chúa, Thực khó khăn nhận thức được những đặc ân xuất hiện từ tình yêu của Thiên Chúa và sống trọn vẹn cho Chúa. Ngay khi chúng ta cố gắng nhớ lại và cư trú với Chúa trong linh hồn chúng ta, chúng ta giật mình nhận ra rằng thế giới xã hội hiện đại đương hỗn độn. Nó thường xa Chúa, và ảnh hưởng của nó có khuynh hướng làm cho các ông các bà xa lánh Đấng Tạo Hóa và Thượng Đế của chúng. Điều này có nghĩa rằng cả Thiên Chúa lẫn quyền lợi tốt nhất của chúng ta luôn luôn bị đẩy ra khỏi tâm trí và cảm tình của chúng ta. Tuy nhiên tình thế của chúng ta không tuyệt vọng. Chúng ta không nên bỏ cuộc. Nhưng chúng ta cần tìm một cách chữa trị để chiến thắng sự nhầm lẫn này, đó là phương thức hãy cố gắng yêu mến Chúa với cả tâm hồn, với cả trí khôn và với hết sức của chúng ta.
Bất cứ phương tiện nào dẫn đứa chúng ta tập trung và kết hiệp vào tình yêu Thiên Chúa đó là phần thưởng vĩ đại. Nhưng phần thưởng này không cần đặc biệt như nhiều người nghĩ. Các Thánh đã tìm thấy những phương thức để sống là Thánh Lễ và những giờ Kinh Phụng Vụ. Nhiều các ông và các bà nhận thấy rất hữu dụng đó là Chuỗi Mân Côi, vì nó làm cho những người ấy sống cách nhiệt tình với Thiên Chúa. Các Thánh ước ao những thực hành tôn giáo của họ tạo ảnh hưởng tất cả những linh hạnh đời sống của họ để những tác dụng hữu ích của họ không giới hạn trong thời gian họ ở trong nhà thờ hay trong nghi thức nguyện cầu. Chúng ta cũng có thể bắt chước làm như vậy.
TRẬN CHIẾN NGUYỆN CẦU
Nghiên cứu sâu đậm hơn nữa vào những khó khăn đối chất chúng ta trong sự nguyện cầu. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo dành hết một chương cho động lực can đảm chịu đựng cần thiết cho sự nguyện cầu. Giáo huấn Ki-tô Giáo trình bày trong sách này tột cùng hữu ích và đề nghị tốt cho tất cả, đặc biệt cho những người nhiệt tâm muốn tự mình cam kết đời sống nguyện cầu.
Nhan đề đầu tiên của chương về lời nguyện cầu gần như nhảy ra khỏi trang. Trong những mẫu tự lớn được viết những chữ khởi đầu, TRẬN CHIẾN NGUYỆN CẦU. Khi chúng ta đọc lên, câu hỏi lớn được nêu lên: Trận chiến này bày ra để chống đối ai? Chúng ta được trả lời dưới đây:
Chống lại chính chúng ta và những mưu mẹo của kẻ cám dỗ nó làm tất cả những gì để có thể đẩy người ta ra khỏi sự nguyện cầu, ra khỏi sự kết hiệp với Chúa. Chúng ta nguyện cầu như chúng ta sống, bởi vì chúng ta sống như chúng ta nguyện cầu. Nếu chúng ta không muốn hành động một cách theo thói quen tùy theo Thần Khí của Đức Ki-tô, chúng ta cũng không thể theo thói quen trong Danh Người. "Trận chiến thần linh" của đời sống mới người Ki-tô giáo không thể tách rời khỏi trận chiến nguyện cầu.
Giáo Hội bảo đảm với chúng ta và luôn xác nhận sự việc trải nghiệm thông thường rằng đó là trận chiến trường kỳ chúng ta phải tự khép mình vào kỷ luật để chúng ta có thể luôn luôn sống hiệp nhất với Thiên Chúa. Nhưng chúng ta sẽ không chịu thua để mất can đảm, Vì chúng ta biết rằng lời nguyện cầu không phải chỉ do tự mình chúng ta mà nó cũng đến từ Chúa Thánh Linh. Thí dụ, khi chúng ta chú ý tham dự ngay vào Thánh Lễ, Giờ Kinh Phụng Vụ hoặc giờ chiêm niệm (tâm linh nguyện cầu) hàng ngày và lần chuỗi Mân Côi Mẹ Maria mỗi ngày, chúng ta sẽ không bao lâu nhận ra rằng đời sống linh thiêng của chúng ta trở nên tập trung và quy tụ vào trọng tâm của Đức Ki-tô và Mẹ Người mạnh mẽ hơn. Trong đường hướng này, đời sống chúng ta trở nên càng ngày càng gia tăng nhiều thành quả. Điều này xác nhận rằng phải cần cố gắng nhiều hơn. Nhưng những cố gắng hệ trọng của chúng ta là dấu chỉ chắc chắn rằng Chúa Thánh Linh đang dẫn dắt chúng ta và ta cần phải tự nguyện hợp tác. Nhờ vậy sự hiện diện của Đức Ki-tô và Mẹ Maria càng ngày càng rõ rệt. Và ân huệ Thần Khí sinh sản nhiều hoa trái thiêng liêng.
Sau khi chúng ta đã đi qua tất cả điểm quan trọng này, những điểm khởi đầu, bay giờ chúng ta tiếp tục khảo sát mười lăm mầu nhiệm chí thánh của Chuỗi Mân Côi Thánh một cách riêng rẽ và thật chi tiết.
NHỮNG MẦU NHIỆM CỦA CHUỖI MÂN CÔI
Mười lăm chục Chuỗi Mân Côi bày tỏ sự vui, sự thương và những mầu nhiệm vinh quang (sự mừng) của đời sống Đức Ki-tô. Không một ai chia sẽ những biến cố đời sống của Người như Mẹ Maria, là Mẹ Người đã chia sẻ. Mỗi tuần khi chúng ta đọc kinh Mân Côi chúng ta đã đều lần qua tất cả những mầu nhiệm chí thánh này vài luợt.
Theo Thánh Kinh, những mầu nhiệm vui làm cho chúng ta có thể sống lại với Mẹ Maria sự vui mừng mà Con Thiên Chúa mang xuống trần gian khi Người sinh ra và lan tràn ân huệ qua sự hiện diện của Người. Mặt khác, trong mầu nhiệm thương chúng ta sống với Mẹ Maria trong sự đau khổ khủng khiếp mà Đức Giê-su đã chịu đựng vì tội lỗi chung nhân loại và vì tội lỗi của chính chúng ta. Cách nào đó, mầu nhiệm VUI và mầu nhiệm THƯƠNG dễ nhận biết hơn. Những mầu nhiệm MỪNG dẫn đưa chúng ta vào quang cảnh thần linh của đời sống thiên đàng và ca tụng Thiên Chúa và Đấng cứu chuộc chúng ta hơn. Nhưng luôn luôn phải nhớ rằng những mầu nhiệm Mừng tưởng nhớ đời sống Chúa Giê-su hiện đang ở bên hữu Chúa Cha. Nơi đó Người luôn luôn nguyện cầu cho hết thảy mọi người chúng ta.
Những Mầu Nhiệm Vui
Mầu Nhiệm Truyền Tin
Đức Ma-ri-a hân hoan nhận thức rằng Thiên Chúa cao trên hết mọi tạo vật Người rất đáng yêu mến và ngời ca, Mẹ dâng hiến hoàn toàn để nguyện cầu. Cảm nghĩ của Mẹ tuyệt hảo và thích đáng. Thình lình thiên thần của Chúa đến chào Mẹ Ma-ri-a rằng "Bà là người được Thiên Chúa ưu ái" và Thiên Chúa là Đấng tối cao phán rằng Mẹ sẽ trở nên là Mẹ Đấng cứu Thế. Mẹ Ma-ri-a bối rối lo âu vì Mẹ đã tự hứa hiến dâng trọn đời Mẹ cho Thiên Chúa và nguyện giữ đời đồng trinh. Mẹ hỏi Thiên sứ rằng tôi là một đồng trinh sao có thể trở nên là Mẹ của Đấng cứu rỗi nhân loại? Thiên Sứ nói với Đức Ma-ri-a rằng Mẹ đừng lo sợ vì đó là điều rất chính đáng, bởi vì sự đồng trinh của Mẹ nên Thiên Chúa đã chọn Mẹ. Qua đảm bảo này, Đức Ma-ri-a đã vâng phục ý Thiên Chúa thưa rằng "Tôi là tôi tớ Thiên Chúa, xin được vâng như lời Thiên Sứ truyền." Ngay lập tức Chúa Thánh Thần rợp bóng trên Mẹ và Mẹ đã mang thai "Con Đấng tối cao, Người sẽ cai quản dòng họ Đa-vít đến muôn đời."
Mầu nhiệm Truyền Tin là một dấu chỉ sáng ngời mang chúng ta tới gần Chúa. Chúng ta hãy ghi nhớ sự xác tín của Thánh Têrêxa rằng Mầu Nhiện Truyền Tin là nhân đức khiêm nhường đã mang Con Thiên Chúa xuống trần gian vào lòng Đức Nữ Đồng Trinh. Thánh Gioan Vi-an-nê nói đức khiêm nhường là tất cả những nhân đức khác đó là sợi dây nối liền các chuỗi hạt. Lấy sợi dây đi thì hạt sẽ rã rời khỏi nhau. Bỏ đức khiêm nhường đi thì tất cả những nhân đức khác đều tan biến. Khi chúng ta suy ngắm mầu nhiệm này của chuỗi Mân Côi, chúng ta hãy bày tỏ lòng biết ơn của chúng ta lên Đức Giê-su đã xuống cứu rỗi chúng ta, và chúng ta cũng đa tạ Đức Ma-ri-a, Đức khiêm tốn của Người là tôi tớ tuyệt vời nhận vinh dự trở thành Mẹ Chúa và Mẹ chúng ta. Đây là lời nguyện của chúng ta, "Lạy Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a hãy biến đổi trái tim chúng con giống như trái tim của Chúa và Mẹ."
Mầu Nhiệm Viếng Thăm của Đức Maria
Mầu nhiệm mừng thứ hai của chuỗi Mân Côi ý chỉ sự thăm viếng bà Ê-li-za-bết của Đức Ma-ri-a.
Sau khi thiên thần Gáp-bri-en từ biệt, Đức Ma-ri-a vội vàng chuẩn bị đến thăm người chị họ là Ê-li-za-bết đang mang thai. Cuộc hành trình của Đức Ma-ri-a từ Na-za-rét tới An-ka-rim trên một ngọn đồi của Hê-brôn. Cuộc hành trình dài khoảng 80 dặm và ít nhất cũng phải mất 3 tới 4 ngày. Bà Êlizabết đã quá tuổi sinh đẻ, nhưng bà đã mang thai Gioan Tẩy Giả được sáu tháng. Một vài điều kỳ diệu trong cuộc họp mặt đầu tiên của hai người Mẹ mong chờ. Khi Đức Maria chào bà chị họ, hài nhi trong bụng bà Ê--lizabết nhảy mừng, dấu hiệu chỉ sự hiện diện của ơn cứu rỗi mà Đức Maria mang đến nhà bà Êlizabết. Do ơn Đức Chúa Thánh Thần, Êlizabết vui mừng chào Đức Maria, tự nói lên bởi đâu tôi được Mẹ của Chúa đến thăm tôi. Bà đã ngời ca sự cao cả của Đức Maria và Hài Nhi của Người. Đức Maria đã trả lời bằng bài Thánh Ca Tin Mừng Magnificat, trong đó Mẹ đã tỏ rõ sự khiêm nhường của Mẹ với đại sự mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ và cho tất cả nhân loại.
Điều quan trọng về sự Thăm Viếng là Mẹ Maria đã cưu mang tất cả những nguồn ân sủng và nguồn thiện mỹ là Đức Giê-su. Chúng ta hãy nhắc lại những lời của Thánh Phao-lô: chúng ta đã trở nên một với Đức Ki-tô trong phép Thánh Tẩy. Chúng ta phải mãi mãi nhận thức sự đồng nhất của chúng ta, sự hiệp nhất của chúng ta với Đức Ki-tô. Bối cảnh Thánh Kinh này là điều nhắc nhở đẹp đẽ những ân huệ của Thiên Chúa ban cho gia đinh và thân nhân bất cứ khi nào họ tụ tập lại trong Danh nghĩa Người. Giống như Mẹ Maria, ước chi chúng ta đem Đức Ki-tô cư ngụ trong tâm hồn chúng ta tới mọi người chúng ta gặp gỡ.
Mầu Nhiệm Sinh Nhật Đức Ki-tô
Khi Thánh Kinh mô tả hiện trường của Giáng Sinh đầu tiên, chúng ta được biết rằng các triên tri và những người thánh thiện của Cựu Ước qua nhiều thế kỷ đã nóng lòng trông chờ sự ra đời của Đấng Thiên Sai và Đấng Cứu Thế. Khi thời viên mãn đã đến, Hiện Thân của Con Thiên Chúa trông chờ đã được sinh ra nơi hang đá ở Bết-lê-hem vì các quán trọ đã hết phòng. Mẹ Maria đã dùng tã quấn Người và đặt nằm trên máng cỏ mà Đức Giuse, chồng Mẹ là một thợ mộc tài ba đã đóng cho Con Trai của hai Ông Bà. Rồi Thánh Kinh cho chúng ta biết rằng Đức Maria và Đức Giuse là những người dân dã đầu tiên nhìn thấy Đấng mà các tiên tri đã nói đến và trông chờ từ lâu. Họ là những người đầu tiên ôm ẵm Đấng Cứu Thế đáng tôn sùng của thế gian trong cánh tay của họ.
Giữa đêm khuya tĩnh mịch, bỗng thình lình nhạc tấu vang lừng hòa nhịp với tiếng ca hoan hỷ của hội hát thiên đàng chúc mừng Người Con Thiên Chúa sinh ra, đoàn mục đồng chăn chiên hân hoan ca hát xé tan sự tĩnh mịch của ban đêm. Tiếng các thiên thần tung hô: "Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người trần gian." Chỉ những trái tim tràn đầy niềm tin mới có thể thực sự biểu lộ được sự ra đời của Đấng Cứu Thế. Đêm Sinh Nhật đầu tiên đó ở khắp nơi trên thế giới, những tâm hồn đầy lòng tin cậy và thánh thiện trông chờ được nghe những lời loan truyền rằng. Sự bình an được truyền ra là sự bình an và hoan hỷ Thiên Chúa đã thực sự xuất hiện mang xuống trên mặt đất. Sự Cứu Rỗi và sự che chở của Thiên Chúa được đảm bảo đời đời cho những người mở lòng đón nhận Lời Thiên Chúa. Phúc Âm của Thánh Mát-Thêu thêm cho Hài Nhi một tên thứ hai nữa là Em-ma-nu-eo, Đức Giêsu là Em-ma-nu-eo có nghĩa là Chúa hằng sống ở với chúng ta đời đời trong Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta.
Mẹ Maria và Thánh Giuse là hai người đầu tiên vô cùng sướng sướng nhìn thấy vẻ đẹp của đứa Con của hai Người, và hai ông bà là những người đầu tiên thờ phượng Con của mình nhân danh riêng của ông bà và nhân danh những người mà Người xuống để cứu chuộc. Theo lời chỉ bảo của thiên thần, tám ngày sau đó Thánh Giuse đã đặt tên Hài Nhi là Giê-su, có nghĩa "Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." Mầu nhiệm này nhắc nhở chúng ta phải tôn kính bằng cách tỏ rõ nào để chúng ta luôn luôn tôn kính Thánh Danh Đức Giê-su vì người ta thường lợi dụng Danh này để làm những sự lừa dối hão huyền. Thánh Danh Đức Giêsu, là danh cực thánh trên hết mọi danh vì chỉ danh đó mới mang lại sự cứu rỗi chúng ta.
Mầu Nhiệm Dâng Hài Nhi Trong Đền Thánh
Bốn mươi ngày sau khi Hài Nhi ra đời, Thánh Giuse và Mẹ Maria đưa Người lên đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem. Hai ông bà trao Người cho vị tư tế đến lượt dâng Hài Nhi một cách trang nghiêm lên Thiên Chúa, tuân theo điều lệ của luật. Ngay lập tức chúng ta có thể nêu ra những câu hỏi thắc mắc như thế này, tại sao Đức Giêsu lại phải đem lên Đền Thánh để dâng cho Thiên Chúa? Người không phải là Con Thiên Chúa, không lớn hơn Lề Luật và Đền Thánh sao? Dù vậy, chúng ta đảm bảo hiểu rằng Chúa Cha muốn Đức Giê-su phải lệ thuộc những điều khoản của Lề Luật để chỉ dạy chúng ta đường hướng làm đẹp lòng Chúa.
Bằng cách công khai chu toàn những điều lệ của Luật và bằng cách hiến dâng Con của hai Ông Bà lên Thiên Chúa qua vị tư tế, Mẹ Maria và Thánh Giuse cũng tự dâng chính mình lên Thiên Chúa. Ông Bà yêu thương Đức Giêsu hơn là yêu thương chính mình. Đức Giêsu là trọng tâm của Ông Bà. Khi hiến dâng Hài Nhi lên Thiên Chúa, Ông Bà cũng hiến dâng sự tri ân và tạ ơn Thiên Chúa với chính tâm hồn và đời sống của hai ông bà trong sự hiệp nhất với Đức Giêsu.
Mầu nhiệm này khích chúng ta tự hỏi, chúng ta có tinh thần phục tùng và sự mở tâm để tuân theo đầy đủ Luật của Chúa không? Sự vâng phục tất cả Lề Luật của Chúa là chìa khóa vàng tìm mở vinh dự và quang vinh của Chúa trên hết mọi sự. Nhà soạn Thánh Ca luôn luôn nhắc nhở chúng ta, "Luật của Chúa là niềm hoan lạc và hạnh phúc của tim con." Ước chi Luật của Chúa luôn luôn là niềm vui của lòng chúng con.
Mầu Nhiệm Tìm Thấy Con Trong Đền Thánh
Hàng năm vào dịp lễ Vượt Qua, Mẹ Maria và Thánh Giuse đều đưa Đức giê-su lên dự lễ ở Giê-ru-sa-lem. Khi Đức Giê-su đã 12 tuổi, Thánh Kinh quả quyết rằng thời niên thiếu của Người đã chấm dứt. Đức Giê-su bấy giờ đã được Luật kể như �một người con của Lề Luật,� một người đã thành niên trong tôn giáo. Trong chuyến hành hương tới Đền Thánh này, Đức Giê-su thình lình biến mất. Với lòng lo âu, Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se đi tìm kiếm Người. Nhưng theo ghi chép, để chúng ta nhớ là Đức Giê-su không thất lạc. Thay vào, Người chủ tâm tự giấu cha mẹ để người có thể thi hành sứ mệnh thực sự trong đời sống.
Khi không trông thấy Con, Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se đã tìm kiếm Người một cách thật kỹ lưỡng, sau cùng hai ông bà đã tìm thấy Người trong khuôn viên Đền Thánh đang trả lời những câu hỏi của các nhà luật sĩ Do Thái. Hai ông bà rất ngạc nhiên về những câu hỏi Người hỏi và những câu giải đáp Người trả lời. Điều cha mẹ tìm gặp lại Con là một hiện trường nổi bật nhất trong Thánh Kinh. Me Maria nói với Đức Giêsu về nỗi lo âu của ông bà. Đức Mẹ hỏi Đức Giê-su, "Con có biết Cha và mẹ tìm kiếm Con trong nỗi đau buồn không?" Đức Giê-su đã trả lời một cách thân mật rằng thời niên thiếu của Người đã qua, Người đã trưởng thành và bây giờ là thời kỳ Người thi hành sứ mệnh mà Cha trên trời đã giao phó cho Người. Đó là ý nghĩa mà Đức Giê-su định giải thích khi Người nói, "Cha Mẹ không biết rằng con phải thi hành công việc của Cha con sao?" Sứ mệnh này là tỏ rõ cho thế gian biết Cha của Người ở trên trời. Vì tất cả nguồn gốc những ân huệ và phước lành họ có là do Chúa Cha ban cho họ.
Bài học quan trọng của Mầu nhiệm này là Đức Giê-su thường chọn để bày tỏ hoặc cho chúng ta biết những sự thật mà chúng ta không hề nghĩ đến. Đức Giê-su có lẽ đang dẫn đưa chúng ta lên cao hơn là chúng ta kỳ vọng và sâu đậm hơn vào những trương trình thực sự của Người cho sự cứu rỗi của chúng ta. Như thế, giống như Mẹ Maria, chúng ta âu yếm và cân nhắc một cách chính chắn những chương trình của Chúa cho tới khi Chúa chấp thuận ban cho chúng ta tất cả sự sáng và sức lực chúng ta cần. Phúc Âm quả quyết với chúng ta rằng đã có sự kết thúc hạnh phúc cho hiện trường, Đức Giê-su đã cùng với Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giuse trở lại nhà ở Na-za-rêt và vâng phục Ông Bà. Trong sự hiện diện yên lặng của Đức Giê-su, Me Ma-ri-a và Thánh Giu-se đã có thể am hiểu và ưng chuẩn sự mạc khải của Đức Giê-su. Trở lại, hai Ông bà hoàn toàn âu yếm và ưng thuận Ý của Thiên Chúa. Và Thánh Gia luôn luôn sống trong an bình và vui vẻ.
NHỮNG MẦU NHIỆM THƯƠNG
Mầu nhiệm đau đớn cực độ trong vườn Gết-sơ-ma-ni:
Khi Đức Giê-su hoàn tất Bữa Tiệc Ly với các môn đồ của Người, tất cả mọi người đứng lên bắt đầu hát bài Tung Hô Thiên Chúa hay "Ha-lê-lui-a". Dưới ánh sáng của đêm trăng lễ Vượt Qua, họ cùng đi với Đức Giê-su tới vườn Ô-liu. Người biết trước những gì sẽ đến, Đức Giê-su đã rủ các tông đồ cùng cầu nguyện với Người. Người nói với các ông "Hãy cầu nguyện để khỏi bị rơi vào cám dỗ" Giờ của sự tối tăm đã tới gần và Đức Giê-su muốn của riêng của Người ở lại gần Người trong sự nguyện cầu để họ được an toàn. Đúng ra, Đức Giêsu lấy cớ với các tông đồ của Người ở lại với Người. Người muốn họ cầu nguyện, "Lạy Cha, đừng theo Ý Con nhưng Ý Cha được hoàn thành." Sự thỉnh cầu này là thỉnh cầu chủ yếu của Chúa Cha, nhưng thay vào đó, các tông đồ đã ngũ vì sự yếu đuối.
Trong cảnh cô đơn của Người, sự đau khổ và hãi sợ kinh khủng đã đè lên Người đến nỗi "mồ hồi của Người trở nên giống như những giọt máu lớn rơi xuống đất." Đức Giê-su tiếp tục cầu nguyện, Người cầu nguyện cho hết thảy chúng ta. Người nguyện cầu tất cả lời nguyện trọng đại, "Lạy Cha, nếu thể được xin cho chén đắng này qua đi, nhưng không theo ý con nhưng Ý Cha được hoàn thành."
Thánh Têrêxa Avila không thể nào nhắc lại hiện trường này của Phúc Âm mà không nghe lời mời buốt thấu xương của Đức Giê-su yêu cầu thánh nhân và hết thảy nhân loại hiệp với Người để nguyện cầu. Thánh nhân nhận được ân huệ hiểu biết việc nài van của Đức Giê-su trong vườn mà chúng ta tuân theo Người cùng cầu nguyện. Đối với Thánh Têrêxa, điều thật không thể tưởng tượng được sự thờ ơ lời yêu cầu của Chúa chúng ta. Thánh nhân nói với chúng ta rằng cái hiện trường này đã mang lại sự tin cậy của Mẹ khi Mẹ nhìn thấy Đức Giê-su cô đơn và ở đó Người năn nỉ Mẹ hết mình cùng cầu nguyện với Người. Trong tinh thần của hiện trường Thánh Kinh này, chúng ta có thể thựïc sự hiểu rõ rằng Đức Ki-tô cần chúng ta cầu nguyện chung rất nhiều mỗi ngày. Cách chính xác hơn, chục kinh của chuỗi Mân Côi này nói với chúng ta rằng Đức Giê-su muốn chúng ta hợp tác với Người trong việc cầu nguyện lên Cha của Người lời cầu cứu, "Không theo ý con nhưng để Ý Cha được hoàn thành."
Mỗi lần tâm chúng ta nhắc lại mầu nhiệm này của chuỗi Mân Côi, chúng ta dự phần vào nỗi đau đớn và cô đơn của Đức Ki-tô chịu cho nhân loại. Nhưng chúng ta đang an ủi Đức Ki-tô bằng cách cùng cầu nguyện với Người và cùng hiệp với lời cầu nguyện sâu thẳm nhất của Người chống lại những nguồn gốc tối tăm. Lời cầu nguyện trong vườn là lời cầu nguyện làm cho Đức Ki-tô có nghị lực tiếp tục tiến tới Can-va-ry, bất chấp sự đau khổ càng lúc càng hung dữ. Chúng ta tự kết hiệp với lời cầu nguyện này của Đức Ki-tô sẽ giúp chúng ta có thể chịu đựng được khi giờ đau khổ và hãi sợ kinh khủng của chúng ta đến làm tan biến sự can đảm của chúng ta. Chúng ta cũng phải tự cho phép chúng ta tìm vào sự đau khổ của Đức Giê-su mà Người đã cầu nguyện cho chúng ta để chúng ta nhận được ơn huệ kiên nhẫn, ơn huệ không bao giờ chịu đầu hàng thất vọng hoặc ngã lòng. Thay vàøo đó, chúng ta tất cả hãy cùng Đức Giê-su tiến lên đồi Can-va-ry.
MẦU NHIỆM ĐỨC GIÊ-SU BỊ HÀNH HẠ Ở CỘT ĐÁ
Mầu nhiệm này luôn luôn là một điều nhắc nhở sinh động của sự tra tấn tàn nhẫn trên thân thể trong trắng và chí thánh của Đức Giê-su đã phải chịu đựng vì tội lỗi của chúng ta và tội lỗi của nhân loại. Vì những đao phủ đã được nhồi sọ sự căm hờn ma quái và khinh miệt để hành hạ tàn nhẫn và đả thương trầm trọng Đức Giê-su. Người bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi thân hình xơ xác không một chỗ không có vết thương. Đức Giê-su đã phải chịu đựng tất cả điều này chỉ vì yêu thương chúng ta, để chúng ta có thể đủ can đảm cảm nhận một cách chân thành lòng thương đối với Người và cùng cầu nguyện với Người trong sự thống khổ của Người.
Khi chiêm niệm Thiên Chúa bị đánh đập, chúng ta chớ nên quá tự dễ dãi cũng không quá rụt rè để hình dung sự đau khổ và sự nhục nhã mà Đức Ki-tô đã chịu đựng. Nó sẽ không làm chúng ta tổn thương để tưởng tượng và phác họa hình dáng những roi đòn tàn bạo của các đao phủ và sự đau khổ giáng lên thân thể Đấng Cứu thế vô tội của chúng ta, tuy nhiên, khi Thánh Têrêxa nhắc chúng ta, chúng ta có thể không đủ năng lực để suy nghĩ nổi nỗi thống khổ của Người quá lâu. Nguyện ngắm và tham dự vào nỗi thống khổ của Đức Ki-tô và làm như tham dự vào hiện thực như chúng ta có thể, đó là một ân huệ thật quý báu.
Chúng ta hãy nhớ đến Đức Giê-su bị tuyên án và bắt buộc chịu đựng hình phạt làm nhục, làm thống khổ bởi những kẻ tra tấn chuyên nghiệp chỉ vì tội lỗi chúng ta. Khi chúng ta chiêm niệm sự đau đớn của Đức Ki-tô và sự buồn sầu của Đấng Cứu Rỗi chúng ta, chúng ta được nhắc nhở rằng tất cả sự khổ đau của nhân loại đã được thánh hóa, chuẩn bị đầy đủ để họ được kết hiệp và được đảm bảo hiệp nhất với những khổ đau của Đức Ki-tô.
MẦU NHIỆM ĐỨC GIÊ-SU BỊ ĐỘI MÃO GAI
Romano Guardini một lần đã viết rằng nếu anh thực sự muốn làm nhục một người, "anh hãy mua cái đầu của hắn" Cái nguyên lý hành động này là điều chúng ta chiêm niệm khi chúng ta ngắm Đức Ki-tô bị đội mão gai. Kẻ thù của Đức Giê-su đã chế nhạo và làm nhục Người bằng cách đội mão gai trên đầu chí thánh của Người và bịt mắt Người. Những người lính chế nhạo riễu cợt Người, vả mặt Người, ngay cả đùa cợt với Người bằng cách gọi Người là Vua Do Thái để làm khổ đau và tỏ ra khinh bỉ Người.
Bao nhiêu lần những tội lỗi phạm chống đối sự thánh thiện và sự huy hoàng tối cao của Thiên Chúa không đáng gì nhưng chỉ có sự khinh miệt và ngay cả lời lăng mạ khinh thường bởi những tạo vật của Chúa dựng nên mới đáng kể. Thiên Chúa đã tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh của Người và đồng dạng như Người để mỗi người có thể vào trong và thụ hưởng sự yêu thương và vui sướng tình thân thiện giữa họ với Người. Chỉ nhờ sự nhân lành của Thiên Chúa mới làm cho người ta trở nên tồn tại. Ý của Thiên Chúa muốn nhân loại bước đi trong thanh sạch và không gì có thể trách móc được trước mắt Người mọi ngày trong đời chúng ta. Ước ao rằng chúng ta có thể luôn luôn đưa những cánh tay thánh thiện và vô tội của chúng ta lên để tung hô Thiên Chúa bằng lời ca ngợi, tôn thờ và cầu xin tốt lành.
MẦU NHIỆM ĐỨC GIÊ-SU BỊ KẾT ÁN TỬ HÌNH
Những chi tiết của các giờ cuối cùng trong đời sống Đức Giê-su được ghi chép kỹ lưỡng trong Phúc Âm. Chúng ta đọc Phúc Âm kể rằng số mạng của Đức Giê-su được quyết định bằng sự kết tội của tòa án. Tuyên bố rằng Đức Giê-su chí thánh tốt lành và vô tội đã phạm lỗi quá lớn đến nỗi Người đã bị xét xử không xứng đáng và không thích hơp sống trên trái đất này. Ngay khi bản an được thông qua, bản án này đã nhanh chóng thi hành trên Một Người chỉ phạm tội duy nhất là đã yêu thương tất cả những người nam và những người nữ với lòng yêu thương chí thánh vô thời hạn định và thần diệu. Toán hành quyết khởi công thi hành. Một đội đàn ông được tập hợp. Một cây thập tự được mang đến, và toán điều hành khởi đầu bằng một người lính bước đi trước mang một bảng hiệu bi ổi đề tội của Đức Giê-su được viết ra bằng những chữ lớn. Là một hành động ô nhục, nó có nghĩa là trình bày cho dân chúng hiểu biết rằng việc họ chống đối Đức Giê-su thật nhục nhã biết bao!
Nhưng Đức Giê-su thình lình nhận được sự trợ giúp. Anh Si-môn là một người tới từ phương xa, xứ Cyrene, bị bắt ép làm việc và buộc anh vác cây thập tự đỡ Đức Giê-su. Lúc đó Đức Giê-su đã quá kiệt sức vì Người bị quân lính dùng roi đánh đập quá nhiều và cũng vì Người đã không ngủ cũng không ăn uống gì hơn 24 giờ. Hiển nhiên, lính tráng đều biết rằng Đức Giê-su hoàn toàn không thể nào vác thập tự một mình được nữa. Truyền thuyết kể lại với chúng ta rằng Si-môn lúc đầu không bằng lòng giúp đỡ. Nhưng nhờ ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa mạc khải cho nên sự miễn cưỡng của anh ta được chuyển đổi thành lòng tự nguyện. Anh đã bắt đầu tìm ra tinh thần nội tâm tự nguyện trở nên tử tế hăng hái trợ giúp Đấng Cứu rỗi anh. Chúng ta rất hãnh diện về cử chỉ của anh ấy đã thay đổi, sẵn lòng trợ giúp Thiên Chúa, và chúng ta cũng ước móng có thể làm nhẹ phần nào sự đau đớn của Đấng Cứu Thế. Mỗi lần chúng ta kháng cự lại tội lỗi và mỗi lần chúng ta giúp những người khác chống trả lại tội lỗi của họ, chính là chúng ta đã làm giảm bớt gánh nặng của Đấng cứu Rỗi chúng ta. Chúng ta được khuyến khích hỗ trợ Đức Ki-tô trong sứ mệnh cứu rỗi của Người.
MẦU NHIỆM ĐỨC GIÊ-SU CHẾT TRÊN THẬP TỰ
Thật là khủng khiếp biết bao khi chiêm niệm Con của Cha trên Trời, Người xuống thế để làm Sự Sáng và Sự Sống của trần gian, nhưng những kẻ chính do Người tạo dựng đã giết Người. Khi toán hành hình đáng bêu nhục tới đồi Can-va-ry, chúng lột hết quần áo Đức Giê-su. Chúng dùng đinh đóng thâu chân tay của Người vào thập tự. Rồi chúng dựng cây thập tự lên như một sự trình diễn cho tất cả nhìn. Thánh Kinh kể lại cho chúng ta biết rằng dân chúng dám đến gần cây thập tự của Đức Giê-su để nhổ vào Người, mắng nhiếc Người với những lời nguyền rủa phạm thượng.
Bằng những lời khinh miệt, chúng la lối nói với Đức Giê-su rằng, "Nếu ông là Đấng Thiên Sai, hãy xuống khỏi thập tự và chúng tôi sẽ tin ông." Tự mình có quyền vạn năng, Đức Giê-su không xuống khỏi thập tự. Người nói với chúng ta trong Phúc Âm rằng, khi Ta được nâng lên trên thập tự Ta sẽ kéo tất cả mọi người lên với Ta và với Cha Ta. Đức Giê-su dùng quyền vạn năng tình yêu của Người ở lại và chết trên thập tự để tất cả loài người có thể nhận được ơn Cứu rỗi của Người.
Luôn luôn mang theo một tia sáng an ủi nhắc nhở rằng bên cạnh thập tự của Đức Giê-su có Mẹ Người, Thánh Gioan, môn đệ yêu thương của Người, và Thánh Maria Ma-đa-len-na. Họ thức thâu đêm dưới chân thập tự để chiêm ngưỡng trông nom. Bất chấp những đe dọa, lăng mạ của những người lính và sự hung dữ của đám đông, họ cùng nhau ở lại đó cho tới khi hoàn tất mọi việc. Họ tràn đầy lòng yêu thương giữ vững lập trường và chiêm ngắm Đức Giê-su và suy gẫm lòng yêu thương dành cho chúng ta khôn tả tới lúc cuối cùng. Họ muốn chứng tỏ rằng họ yêu Chúa như Chúa đã yêu họ.
Bất cứ khi nào chúng ta bị cám dỗ phạm tội hay khi chúng ta bị ma qủy khắc phục ở đời này, chúng ta hãy tới Thánh Giá và ngồi vào bên cạnh Đức Maria, Mẹ Người, Thánh Gioan và Thánh Maria Ma-đa-len-na cùng những người đàn bà khác. Rồi chúng ta hãy chăm chú nhìn lên Đức Ki-tô trên Thánh Giá với lòng trừu mến và lập đi lập lại lời nguyện cầu, "Lạy Chúa Ki-tô, Con thờ lạy Chúa và ngợi khen Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh Giá Chúa mà chuộc tội cho nhân loại." Chúng ta hãy cầu xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria và Thánh Gioan cầu thay nguyện giúp cho chúng ta rằng chúng ta sẽ không bao giờ có ý chống lại Chúa nữa. Mỗi ngày trong Thánh Lễ, chúng ta hãy cầu nguyện rằng, xin Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta bằng sự đau thương và sự chết của Đức Ki-tô để chúng ta "có thể trở nên một thân thể và một linh hồn trong Chúa Ki-tô." Thỉnh xin Mẹ Maria can thiệp để lời cầu nguyện này của chúng ta được Chúa chấp thuận.
Tôi ước mong không bao giờ quên Đức Ki-tô đã chịu bao đau khổ vì tội lỗi của tôi. Tôi cầu xin không quên những sự vô ơn bội nghĩa mà tôi đã đối xử với Chúa tôi. Tôi cầu mong tiếp tục van xin sự thứ tha của Chúa. Tôi luôn luôn cầu xin để nhớ và hiểu biết sự thực rằng tôi sẽ không bao giờ được phép bước vào trong vương quốc đời đời của Cha tôi tới khi tôi hiểu biết đầy đủ và hoàn toàn những gì Đức Ki-tô bị bắt buộc chịu đau khổ vì yêu tôi tới khi tôi đã đền tội đầy đủ và ăn năn tội lỗi của tôi và đã bày tỏ sự thành tâm hoàn toàn biết ơn Đấng Cứu Rỗi tôi là Thiên Chúa và là Chúa của sự Cứu Rỗi tôi.
NHỮNG MẦU NHIỆM VINH QUANG
CỦA CHUỖI MÂN CÔI
MẦU NHIỆM PHỤC SINH
Mầu nhiệm Phục Sinh của Đức Giê-su có nghĩa là sau khi bị hành hạ chết trên đồi Can-va-ry, Đức Giê-su đã chiến thắng tất cả tội lỗi, thắng luôn sự chết. Đức Giê-su không thể chết nữa. Người đương sống và sẽ là Thần Linh sống đời đời. Đức Cha Fulton J. Sheen bằng cách sinh động đã tóm lược sự thực phi thường của lễ Phục Sinh khi người viết: "Đức Giê-su của Na-za-rét là một Người duy nhất giữ lời hứa hẹn gặp lại các bạn của Người ba ngày sau khi chết." Đức Giê-su Sống Lại bây giờ và đời đời là "Thiên Chúa, Đấng ban sự sống"
Nhưng còn nhiều hơn nữa trong mầu nhiệm Phục Sinh. Đức Giê-su sống lại để chứng minh rằng Người không còn lệ thuộc vào những sự giới hạn trần gian và sự hạn chế đặt trên thân thể con người vì tội lỗi của nhân loại. Sự Phục Sinh có nghĩa rằng thân thể của Đức Giê-su bây giờ đã được thần thánh hóa. Trước đây Đức Giê-su bị lệ thuộc những giới hạn: đói, khát, lớn lên, mòn mỏi và đau khổ. Bây giờ, Chúa Sống Lại không còn chịu những giới hạn của con người. Bằng chứng tin tưởng vào điều này đã được biểu lộ trong Thánh Kinh khi chúng ta nhìn thấy thân thể huy hoàng của Đức Giê-su xuyên qua cửa khóa khi Người hiện ra với các tông đồ trên lầu vào Chúa Nhật Phục Sinh Đầu Tiên.
Mầu nhiệm này tỏ cho biết rằng một ngày kia sự chọn lựa được quyết định là một ngày phù hợp hoàn hảo tương tự giống hệt như sự phục sinh của Đức Ki-tô, ngay cả luôn thể xác chúng ta. Chúng ta sẽ không còn trải nghiệm sự giới hạn của đời này và thân thể vinh quang của chúng ta hoàn toàn tách rời khỏi tội lỗi và ảnh hưởng của tội lỗi vì chúng ta được tràn ngập sự huy hoàng của Thiên Chúa và sẽ ở dưới uy thế trực tiếp Thần Khí của Thiên Chúa.
Vì những sự đau khổ, Đức Ki-tô đã chuộc lại chúng ta bằng cách tách bỏ tội lỗi của chúng ta, nhưng qua mầu nhiệm Phục Sinh của Người, Đức Ki-tô trở nên nguồn sống đời đời cho hết thảy những ai tin vào Người. Ngay việc đầu tiên Đức Giê-su đã làm khi Người hiện ra với các tông đồ, mà họ đã đặt chướng ngại vật trong phòng trên lầu giảm bớt sợ hãi người Do Thái, Người thổi hơi vào từng mỗi tông đồ và nói, "Anh hãy nhận lấy Thần Khí". Sự chúc lành của Chúa Giê-su Phục Sinh trở nên của riêng chúng ta ngày nay. Cha Dave Stanley, S.J. đã viết:
"Sự phục sinh của Chúa Giê-su là nguồn gốc sự phục sinh của người Ki-tô hữu để vào đời sống huy hoàng vĩnh cửu. Chúa Cha đã nâng Đức Gie-su lên, Người cũng sẽ nâng người Ki-tô hữu lên trong vinh quang cùng với Con của Người ."
Mầu nhiệm thánh này nhắc nhở giáo huấn của Thánh Phao-lô. Trong bí tích Thánh Tẩy chúng ta đã được nâng lên với Chúa Ki-tô trong đời sống mới của Thiên Chúa. Trong sự Phục Sinh của Người, Đức Giê-su bây giờ là THIÊN CHÚA HẰNG SỐNG. Ngay trong thân thể của Người, Người có thể ban cho chúng ta đầy đủ ơn Chúa Thánh Thần. Thường được nói rằng những người Ki-tô hữu là và phải là một "Người A-lê-lui-a." Điều này có nghĩa là những người Ki-tô hữu phải luôn luôn vui mừng; bởi vì được kết hiệp với Đức Ki-tô, chúng ta được Đức Giê-su ban cho đời sống mới. Chúng ta sẽ luôn luôn đa tạ Chúa về ân huệ này không bao giờ ngưng.
MẦU NHIỆM THĂNG THIÊN
Trong Mầu nhiệm này chúng ta nguyện ngắm sự Thăng Thiên của Đức Giê-su lên thiên đàng. Mầu nhiệm này hơi khó hiểu. Niềm tin của chúng ta dạy chúng ta và nghi thức lễ bái xác nhận sự thực rằng sự Thăng Thiên của Đức Giê-su lên ngự bên hữu Chúa Cha là mầu nhiệm lớn nhất trong tất cả các mầu nhiệm của Đức Ki-tô. Qua sự Thăng Thiên, có nghi lễ ca tụng và tân phong Thiên Chúa phục sinh lên ngồi bến tay hữu Đức Chúa Cha vì Người đã hy sinh đời sống của Người để cứu nhân loại. Chúng ta cũng có thể nói rằng Thăng Thiên là việc kết thúc sau cùng đời sống trần thế Đức Giê-su. Mầu nhiệm này là niềm vui chiến thắng của Đức Giê-su hoàn thành toàn bộ và chung cuộc.
Sự Thăng Thiên nhắc cho trần thế nhận ra được công nghiệp của Đức Giê-su đã kết thúc và bày tỏ tiếp chuyển sự phục sinh của Người, thân thể huy hoàng của Người lên thiên đàng, tới vương quốc của Thiên Chúa. Thánh Kinh tường thuật rằng vào ngày Thăng Thiên của Người. Chúa tập họp hết các tông đồ của Người và dẫn họ lên một ngọn đồi thật cao. Trước sự hiện diện của họ, Đức Giê-su từ từ nâng lên trời để các ông được quan sát tận mắt. Giáo Hội ấp ủ hình ảnh Đức Giê-su nhìn thấy được lần cuối cùng. Trong khi Đức Giê-su đang được cất lên tay của Chúa đưa ra chúc lành cho Giáo Hội. Hình ảnh này nhắc nhở và đảm bảo rằng Chúa Giê-su luôn luôn đang đưa tay chúc lành cho chúng ta và can thiệp cho chúng ta ở bên hữu Chúa Cha tới khi Người trở lại vào thời chung thẩm để đưa linh hồn và xác chúng ta vào nhà vĩnh cửu của Cha chúng ta.
Vì chúng ta được sống lại với Đức Ki-tô, Thánh Phao-lô thúc giục chúng ta "tìm kiếm những gì thuộc ở trên, nơi Đức Giê-su ở bên hữu của Chúa Cha." Và nghi lễ của Ngày Lễ Thăng Thiên nhấn mạnh rõ ràng rằng sự Thăng Thiên của Đức Ki-tô là sự vinh quang và hy vọng của chúng ta. Trong đường hướng nữa nghi lễ của ngày lễ này chúng ta đọc: "Cha trên trời đã đưa Đức Ki-tô qua bên kia tầm nhìn của chúng ta để chúng ta có thể tìm kiếm Người trong vinh quang của Người." Và cuối cùng, Lời mở đầu của Thánh Lễ lễ Thăng Thiên nhắc nhở:
Đức Ki-tô, Thiên Chúa đã qua bên kia tầm nhìn của chúng ta, không phải bỏ chúng ta nhưng là hy vọng của chúng ta. Chúng ta tin tưởng cầu nguyện rằng vì Đức Giê-su đã ngự trong uy nghi bên hữu Chúa Cha, chúng ta trông chờ niềm vui mừng thụ hưởng tái sum họp vĩnh viễn với Người và tất cả được bù đắp bằng hạnh phúc vĩnh cửu.
Ước mong những lời an ủi của Đức Giê-su nhắc nhở tâm trí chúng ta: "Thầy đi để chuẩn bị chỗ cho anh em để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó." Thánh Phao-lô nhấn mạnh rằng nếu Đức Ki-tô đã được nâng lên trên tất cả thiên đàng, trên tất cả các quân vương và các thần thánh của thiên đàng, vậy chúng ta phải tìm kiếm Người ở trên, bên hữu Chúa Cha.
MẦU NHIỆM ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống có thể diễn tả là sự hoàn tất của lễ Phục Sinh. Vào lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống đầu tiên, Đức Giê-su đã đem sinh nhật của Giáo Hội đến. Qua sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần ra, Giáo Hội đã được quyền tự mình xưng hô với tất cả các quốc gia, lôi cuốn tất cả ân huệ cứu rỗi mà Đức Ki-tô đã chiến thắng qua việc khổ nạn, chết, sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Kinh tin Kính của các Tông Đồ nhắc chúng ta rằng trước khi Đức Giê-su lên trời, Người đã nói với các tông đồ hãy tiếp tục cầu nguyện ở phòng trên lầu tới khi họ nhận được "ân huệ từ trên trời." Đức Chúa Thánh Thần đã hiện xuống khi Tông Đồ và Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, đang tụ họp cầu nguyện trong phòng tổ chức bữa tiệc ly để khai sinh Giáo Hội mang sự cứu rỗi đến trần gian.
Đức Giê-su chưa thể ban đầy đủ Thần Khí cho các môn đồ của Người trong đời sống trần thế của Người. Sau khi Người về Trời với Cha, Người đã gửi đầy đủ thánh đức và sức mạnh của của Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội của Người. Theo lời của Dom Marmion, việc gửi Chúa Thánh Thần xuống các tông đồ không có sự giới hạn, như ta biết, là để hoàn thành việc thiết lập Giáo Hội. Thánh Kinh cho chúng ta biết rằng trong bữa tiệc ly Đức Giê-su đã nói với các tông đồ rằng, tốt hơn là để Người rời bỏ họ về với Cha. Người sẽ không thể gửi Đấng Bầu Chữa, là Thần Khi của sự thực để an ủi và làm cho họ mạnh được, cho tới khi Người về ngự bên hữu Chúa Cha.
Các tông đồ lo lắng, rất lo lắng rằng Đức Giê-su sắp bỏ họ và không để lại gì hướng dẫn họ. Đức Giê-su đảm bảo với họ điều đó không bao giờ sẩy ra; và chứng cớ tin cậy đã đến khi Thần Khí đã xuống trên họ vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lúc đó các tông đồ hiểu ra rằng Đức Ki-tô vẫn còn ở với họ. Đúng như lời Người nói, qua Thần Khí, Đức Giê-su có thể sống mạnh mẽ trong tâm hồn của họ hơn là trước đây. Giáo lý Giáo Hội Công Giáo gọi thời gian sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống như, "Thời gian của Thần Khí và của chứng nhân." Đó cũng là thời gian khi Giáo Hội bị thử thách. Chúa Cha và Con gửi Thánh Thần xuống là để làm cho Giáo hội tốt hơn và ban cho Giáo Hội đầy đủ sự đảm bảo mà Giáo Hội cần cho cuộc chiến thắng cuối cùng. Đức Ki-tô hứa gửi Chúa Thánh Thần "rằng Người sẽ còn luôn luôn ở lại với anh em và chịu đựng với anh em đời đời." Giáo hội tiếp tục đương đầu với tương lai với sự tin cậy cho tới ngày trở lại, khi đó Tân Giai Nhân có thể thưa với Tân Lang của nàng, "Xin Chúa đến, Lạy Chúa Giê-su!"
MẦU NHIỆM ĐỨC MẸ THĂNG THIÊN
Ngày 1 tháng Mười Một năm 1950, Đức Giáo Hoàng PIÔ XII long trọng minh định như một tín lý của đức tin Sự Thăng Thiên của Đức Maria, linh hồn và xác lên trời. Trong cùng dịp đó. Đức Thánh Cha đã thuyết giảng một bài giảng thật hay trong đó Người hô hào dân chúng quây quần đông đảo hôm ấy �Hãy ngước mắt lên trời chiêm ngưỡng Mẹ yêu quý của anh chị em trong vinh quang." Với những lời lay động tâm trí này, chúng ta bắt đầu suy nghĩ mầu nhiệm này của chuỗi Mân Côi.
Với sự Thăng Thiên rực rỡ của Mẹ, Mẹ Maria đã thực hiện được như Con của Me, Chúa Ki-tô Sống Lại. Với đặc ân của sự Thăng Thiên, Mẹ Maria được xác nhận vĩnh cữu đầy đủ ân huệ và được nâng lên tới sự vinh quang của thiên đàng, Mẹ sẽ đời đời ở đó với Con Mẹ. Cầu mong Mẹ của chúng ta trong vinh quang xác nhận đức tin của con cái Mẹ và khuyến khích chúng ta ghé vai gánh những thử thách ở đời này để sau khi sự tạm trú nơi trần tục của chúng ta qua đi chúng ta sẽ được cùng đoàn tụ sống với Mẹ trong vinh quang.
Lời nói đầu của Thánh Lễ Thăng Thiên cho chúng ta biết:
. . . ngày hôm nay Đức Nữ Đồng Trinh Maria được đưa lên thiên đang là việc khởi đầu và là mô hình của Giáo Hội trong sự hoàn thiện của nó và như là một dấu hiệu của hy vọng và an ủi các con cái của Mẹ trên đường lữ thứ của họ.
Trong mầu nhiệm này của Chuỗi Mân Côi, Mẹ Maria nhắc nhở chúng ta rằng thế giới này không phải là vận mệnh cuối cùng của chúng ta. Mẹ khuyên chúng ta hãy giữ mắt chúng ta dán chặt vào ngôi nhà vĩnh cữu của chúng ta nơi đó chúng ta sẽ có niềm vui mừng và hạnh phúc tuyệt trần.
***&***
MẦU NHIỆM ĐĂNG QUANG CỦA MẸ MARIA LÀ NỮ HOÀNG CỦA THIÊN THẦN VÀ CÁC THÁNH
Mẹ Maria đã được tưởng thưởng một cách hoàn hảo tương tự như sự Phục Sinh Con của Mẹ là Mẹ được đưa lên trời vào thiên quốc, bởi Mẹ được ngời ca lên trên tất cả các ca đoàn Thiên Thần và các thánh nên Mẹ đã trở nên giống như Con Mẹ Người đã được thăng lên cao nhất trên thiên đàng và ngự bên hữu Chúa Cha đời đời. Hiển nhiên là Chúa Cha dành cho Con mình chỗ danh dự cao nhất. Bên cạnh Đức Giê-su, Mẹ Maria là người được danh dự nhất trên thiên đàng. Mẹ cao trọng hơn hết thảy các thiên thần trên thiên quốc. Nhờ sự hân hoan ưng thuận tiếp nhận sự vinh dự được trở nên Mẹ của Thiên Chúa, Mẹ Maria đã thực hiện cho Chúa nhiều huy hoàng hơn hết thảy mọi tạo vật. Mầu nhiệm này của Chuỗi Mân Côi tỏ rỏ điều Chúa đã ca ngợi Mẹ của Người và sẽ đáp nhận mọi lời cầu nguyện của Mẹ.
Vì Đức Ki-tô luôn luôn can thiệp cho chúng ta ở trên trời, Mẹ Maria cũng mãi mãi tham gia với Con của Mẹ và cầu nguyện cho những nhu cầu của con cái Mẹ dưới thế. Mẹ Maria biết tất cả những nhu cầu của chúng ta và hiểu rõ những giá trị của những thử thách chúng ta chịu đựng trong thung lũng nước mắt này. Khi chúng ta cầu nguyện Mẹ Maria, chúng ta phải tự nhắc nhở chúng ta rằng Mẹ đang ở nơi vinh quang với Con của Mẹ, và ở đó sự mong muốn lớn nhất của Mẹ là giúp đỡ Giáo Hội vượt qua trong mọi thử thách. Chúng ta cũng hãy nhớ rằng, Mẹ cũng luôn luôn cầu nguyện cho tất cả các con cái Mẹ để ngày kia cùng đoàn tụ với Con của Mẹ trong vinh quang bất tận.
Trước khi kết thúc sự nguyện ngắm mầu nhiệm huy hoàng này, tưởng cũng rất hữu ích nhắc lại điều Thánh Têrêxa Avila tường trình trong những lời chứng thiêng liêng của người rằng bất cứ khi nào Đức Giê-su hiện đến với Thánh nhân, Người luôn luôn hiện đến trong trạng thái sáng rực. Điều này xác nhận sự thực rằng chúng ta phải tìm kiếm Đức Ki-tô tại nơi mà Người đang ngự bây giờ, đó là bên hữu Đức Chúa Cha trong vinh quang. Ở đó chúng ta sẽ tìm thấy Đức Maria, Mẹ huy hoàng của chúng ta bên cạnh Con Người. Thánh Têrêxa cũng viết "qua những điều đích xác Đức Giê-su nói với tôi, tôi đã được hiểu rằng sau khi Người về trời, Đức Giê-su không bao giờ trở xuống trần thế để thông truyền với bất cứ một ai ngoại trừ trong Bí Tích Cực Thánh." (Thánh Thể Chí Thánh)
NHƯNG MẦU NHIỆM SỰ SÁNG CỦA CHUỖI MÂN CÔI
Trong Thư Tông Đồ về Chuỗi Mân Côi Chí Thánh, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II thêm vào Chuỗi Mân Côi năm mầu nhiệm nữa. Lý do Người làm điều này là vì thực sự rằng những mầu nhiệm đích xác quan trọng của đời sống công khai của Đức Giê-su đã không được kể vào trong Chuỗi Mân Côi. Với sự thêm vào những Mầu Nhiệm Sáng, Chuỗi Mân Côi bao gồm thực sự tất cả tầng cấp đời sống của Chúa.
Đặc biệt trong suốt những biến cố của đời sống công khai của Đức Giê-su Người xuất hiện như sự thực "Ánh Sáng của Thế Gian." Đây là nhiệm vụ và sứ mệnh thực sự của Đức Giê-su kể từ khi Người đến công bố thông điệp nước trời của Thiên Chúa và tất cả điều đó dành cho sự cứu rỗi nhận loại. Phúc Âm cho chúng ta biết thông điệp này được công bố từ trên nóc nhà của cả thế giới.
Đức Giê-su tới để tuyên bố và công bố pháp lệnh cứu rỗi tối cao, cứu chuộc bằng sự chết và sự sống lại của Người qua những điều đó Người biểu lộ như là Con của Thiên Chúa, cho phép thông truyền sự cứu rỗi mà Người đã tuyên hứa. Điều này cũng bao hàm sự cần thiết của tất cả đáp trả sự kêu gọi của Người bằng niềm tin chân thành và sự hối cải ăn năn, vì đây là lý do tại sao Con Thiên Chúa đã trở nên nhập thế.
Bây giờ chúng ta hãy khảo sát và cân nhắc năm mầu nhiệm mới của sự sáng này cách chi tiết hơn.
1). MẦU NHIỆM THÁNH TẨY ĐỨC GIÊ-SU Ở SÔNG GION-ĐAN.
Chúa đã gửi Gioan Tẩy Giả xuống đi trước Đức Giê-su để chuẩn bị dân chúng cho Đấng Cứu Chuộc. Ông rao giảng sự cần thiết cho việc ăn năn hoán cải tội lỗi và ban phép rửa cho sự ăn năn để dân chúng sẽ thực sự hối cải tội lỗi của họ và chuẩn bị cho việc chúc lành của Đấng Cứu Rỗi.
Tuy vậy, một hôm khi Gioan đang rửa tội, Đức Giê-su tham gia xếp hàng với dân chúng vì Gioan đã biết Đức Giê-su rất thánh và vì vậy không cần phải rửa. Nhưng Đức Giê-su nói với Gioan đây là việc làm để giữ sự công chính của Thiên Chúa. Tại sao? Vì Đức Giê-su tự mình đồng nhất hóa với những tội nhân "một người vô tội trở nên tội" vì "ích lợi của chúng ta" (2Cor 4:2) để có thể có sự cứu rỗi.
Ở đây chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa thi hành luật của Phúc Âm, bất cứ khi nào Đức Giê-su tự mình hạ phẩm giá, Cha trên trời ca ngợi Người. Vì vậy khi Đức Giê-su chịu phép rửa, Thiên Đàng đã mở ra và Chúa Cha đã công bố Người là Con yêu quý và Thần Khí đã ngự xuống trên Người trao cho Người sứ mệnh để Người thực hiện.
2). MẦU NHIỆM TỰ Ý BIỂU LỘ Ở CA-NA
Mầu nhiệm thứ hai của sự sáng đó là dấu hiệu đầu tiên Đức Giê-su đã tỏ ra ở Ca-na (Ga 2:1-12), khi Đức Giê-su biến đổi nước thành rượu và mở lòng các môn đồ để nhận đức tin, đa tạ sự can thiệp của Mẹ Maria, là Người tín đồ Công Giáo đầu tiên trong những tín đồ.
Phúc Âm thuật lại cho chúng ta biết rằng Đức Giê-su và Mẹ Maria cùng với các môn đồ được mời dự tiệc cưới ở Cana. Khi Mẹ Maria tới các gia nhân báo cho Người biết có 6 chum nước lớn, nhưng không còn rượu cho tiệc cưới. Rượu vang trắng là phẩm vật chủ yếu cho bữa tiệc.
Mẹ Maria biết được sựï lúng túng của trưởng toán điều hành việc đãi tiệc. Rất lo âu, để hưởng ứng hoàn cảnh này. Mẹ biết rằng thời giờ của Con Người đã gần đến, vì vậy người nói với các gia nhân: "HÃY LÀM BẤT CỨ VIỆC GÌ MÀ CON TÔI SAI LÀM." Vâng lời chỉ thị của Chúa những chum nước lớn đã được biến đổi thành rượu một cách kỳ lạ. Trong Phúc Âm kể đây là sự biểu lộ đầu tiên quyền uy thần tính của Chúa và ví đó, các môn đồ đã tức thời tin tưởng vào Người. Sự can thiệp của Mẹ Maria rất quan trọng trong biến cố này, và những lời của Mẹ "HÃY LÀM BẤT CỨ ĐIỀU GÌ CON TÔI SAI ANH LÀM" vẫn còn luôn luôn là ánh sáng qúy giá nhờ đó các tin hữu Ki-tô giáo đã hiểu rằng Đức Ki-tô thực sự là Thiên Chúa.
3). MẦU NHIỆM CÔNG BỐ NƯỚC TRỜI
Sự mầu nhiệm thứ ba của sự sáng là sự rao giảng, qua sự rao giảng này Đức Giê-su công bố Nước Thiên Chúa đang tới, kêu mời mọi người hoán cải (Lc 1:15) và tha thứ tội lỗi của tất cả những ai kéo đến với Người trong niềm tin khiêm tốn.
Chúng ta đọc Phúc Âm được biết là Chúa nói với dân chúng "Ta sẽ là Chúa các ngươi nếu các người muốn làm dân của ta." Khi chúng ta cầu nguyện mầu nhiệm này của Chuỗi Mân Côi chúng ta nên tự nhắc chúng ta rằng, khi theo đuổi sự sáng và sự giáo huấn của Thiên Chúa, đó là điều chúng ta biểu lộ rằng chúng ta thực sự là con Thiên Chúa.
Trong suốt thời gian công khai rao giảng của Người, Đức Giê-su không chỉ dạy những chân lý của Thiên Chúa nhưng Người cũng nhấn mạnh rằng nếu chúng ta giữ Lời Người, chúng ta thực sự là con cái của Thiên Chúa. Người nhấn mạnh rằng vì Người luôn luôn làm những gì Chúa Cha ra lệnh cho Người làm, vì vậy tất cả những ai thực hiện những gì Người dạy một cách trung trực sẽ làm cho người ta tin tỏ ra rằng họ là chân chính và tín trung môn đồ của Người. Thêm vào nữa, Phúc Âm ghi nhận một số các phép lạ thương xót của Chúa như một dấu hiệu và bằng chứng rằng Người là Đấng Chăn Chiên nhân lành tìm kiếm đời sống sung mãn cho tất cả mọi người.
Đức Giáo Hoàng nhắc nhở tâm trí chúng ta rằng Chúa chúng ta tiếp tục hoạt động tới thời gian cuối cùng của thế giới, Đặc biệt qua Bí Tích Ăn Năn hối lỗi, lòng thương xót vô biên của sự Giải Hòa mà Chúa đã vĩnh viễn trao cho Giáo Hội của Chúa. (Ga 20: 22-23)
4). MẦU NHIỆM BIẾN HÌNH
Mầu nhiệm bậc nhất sự sáng là Sự Biến Hình, theo truyền thống tin rằng đã diễn ra trên núi Ta-bo. Sự huy hoàng của Thiên Chúa mặt Đức Ki-tô tỏa sáng rực rỡ khi Chúa Cha phán làm các tông đồ ngạc nhiên "hãy nghe lời Người" (Lc 9:35) và chuẩn bị trải nghiệm với Người qua sự đau đớn khổ nạn của Người, vì vậy khi tới với Người để hưởng sự Sống Lại và được Chúa Thánh Thần biến đổi đời sống.
Chúng ta phải nêu ra rằng trong chương Phúc Aâm của sự Biến Hình, Phúc Âm Thánh Luca kể với chúng ta rằng các tông đồ đã ngủ mê mệt (Lc 9:32). Tuy nhiên, các nhà học giả về Kinh Thánh nói với chúng ta rằng sự ngủ này phải được hiểu như trạng thái xuất thần. Cho phép các tông đồ hiểu biết biến dạng về Thiên Chúa. Thêm vào đó, hãy nhớ rằng Phúc Âm nói với chúng ta sự tình tiết xẩy ra ngay sau khi Đức Ki-tô tuyên bố lần đầu với các tông đồ sự khổ nạn và sự chết của Người sắp đến. Mầu nhiệm Biến Hình này là một ân huệ ban cho chác ngài có sự can đảm để các ngài tiếp tục làm tông đồ cho Chúa.
Đó là luật bất biến của ba Phúc Âm đầu tiên mà các tông đồ đã không và không thể hiểu nổi biến cố cho tới sau khi sự Sống Lại của Đức Giê-su vào đêm Chúa Nhật Phục Sinh ở trên lầu Chúa đã hà hơi vào các tông đồ và họ đã nhận được đầy ơn Chúa Thánh Thần.
Mầu nhiệm Biến Hình vinh quang của Đức Ki-tô và Lời phán của Chúa Cha cũng khiến cho các tông đồ có thể chuẩn bị cho cuộc khổ nạn và sự chết của Chúa và bồi dưỡng niềm tin cho các ngài trong suốt thời gian rao giảng sau đó của các ngài.
Quan sát thấy rằng trong Thánh lễ của Ngày Lễ Biến Hình, Giáo Hội khuyên chúng ta cầu nguyện Lời Nguyện Cầu truyền cảm Sau Khi Rước Mình Thánh Chúa: "Lạy Chúa, Chúa đã tỏ rõ ánh sáng huy hoàng thực sự của Chúa Ki-tô trong sự vinh quang biến hình của Người, ước chi lương thực chúng con vừa nhận từ thiên đàng biến đổi chúng con trong hình bóng của Người." Và Giáo Lý Công Giáo Mới của Hội Thánh thêm vào những lời này: "Mầu nhiệm biến hình cho chúng ta thưởng thức trước sự rạng rỡ sẽ tới của Đức Ki-tô, khi Người sẽ thay đổi thân thể thấp hèn của chúng ta như thân thể rạng rỡ của Người. (Phi 3:41)". (trang 143)
5). MẦU NHIỆM LẬP PHÉP THÁNH THỂ
Mầu nhiệm cuối cùng của Mầu Nhiệm Sáng là mầu nhiệm Lập Phép Thánh Thể trong đó Đức Ki-tô dâng thân mình và máu của Người dưới hình thức bánh và rượu, và xác nhận "tới sau cùng" tình yêu nhân loại của Người (Ga 13:1), cho sự cứu rỗi, Người đã tự dâng mình bằng sự hiến tế.
Phép Thánh Thể là mầu nhiệm kỷ niệm hiến tế Đức Ki-tô lưu lại cho Giáo Hội vào đêm trước sự Khổ Nạn và sự tử nạn của Người và trong mỗi Thánh Lễ Giáo Hội nhắc chúng ta rằng chúng ta đang tưởng nhớ tình yêu của Đấng Cứu Rỗi chúng ta bằng cách dâng mỗi Thánh Lễ trong kỷ niệm của Người và theo thể thức Người muốn. Trong mỗi Thánh Lễ chúng ta không chỉ nhớ sự đau khổ và sự tử nạn của Đức Ki-tô, nhưng cũng nhớ đến Sự Sống Lại huy hoàng của Người, sự Thăng Thiên của Người lên ngự bên hữu Chúa Cha và cũng nhớ đến lần thứ hai sự trở lại huy hoàng của Người vào giờ viên mãn.
Dom Marmion nhắc nhở rõ ràng với chúng ta rằng khi chúng ta đi tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa mà chúng ta trang trọng rước Đức Ki-tô như Người hiện đang trong trạng thái rạng rỡ của Người, đó là chúng ta rước Đức Ki-tô hằng sống huy hoàng trên thiên đàng bên hữu Đức Chúa Cha. Chúng ta không bao giờ có thể quên rằng trên thiên đàng trong huy hoàng Đức Ki-tô vẫn chiếm hữu tất cả những biến cố hiến tế đời sống của Người trong đó Người đã sống cho sự cứu rỗi của chúng ta và sự huy hoàng trong tương lai. Đó là tại sao Giáo Hội cảm thấy buộc tưởng nhớ rất nhiều mầu nhiệm thánh và những biến cố đời sống của Chúa chúng ta suốt niên lịch phụng vụ.
Khi chúng ta chuẩn bị rước Minh và Máu Thánh Chúa, chúng ta thực hành như vậy sẽ giúp chúng ta chắc chắn là chúng ta làm với niềm tin sống động. Chúng ta có thể thêm vào điều này cách mạnh mẽ bằng việc nhắc lại những lời của Cha trên trời lúc Biến Hình để nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đang rước Con yêu dấu của Cha, Người mà Cha rất yêu dấu.
Hoặc, trở lại, chúng ta thỉnh thoảng có thể tự mình chuẩn bị cho sự Rước Lễ bằng cách quyết định tự phó thác ta cho Chúa của chúng ta cách hoàn toàn. Đạc biệt hữu ích nếu chúng ta luôn luôn nhắc lại những lời rất đẹp đẽ và quý giá của Mẹ Maria: HÃY LÀM BẤT CỨ ĐIỀU GÌ CON TA SAI LÀM! Trong sự sáng của những lời của Mẹ chúng ta sẽ bằng lòng tự phó thác hoàn toàn cho Đức Ki-tô và Người sẽ có thể tự trao hoàn toàn chính Người cho chúng ta.
***&***
NHỮNG LƯU Ý SAU CÙNG
Trong việc phụng vụ Thánh Lễ về Lễ Đức Mẹ Mân Côi của chúng ta, Giáo Hội Mẹ Thánh nhấn mạnh việc phong phú tinh thần đến với Giáo Hội thường xuyên qua sự cầu nguyện Chuỗi Mân Côi của những tín đồ. Địa vị ý nghĩa và lời chào của Chuỗi Mân Côi trong đời sống Công Giáo rất đẹp đẽ được tóm tắt trong lời cầu nguyện cổ xưa của Thánh Lễ. Lời cầu nguyện nhắc nhở chúng ta rằng việc hiến dâng thực sự của Mẹ Maria là một ân huệ quý giá của Thiên Chúa vì nó được thiết lập bằng những mầu nhiệm cứu rỗi của đời sống Đức Ki-tô và bằng một ước ao sống hoàn hảo cho những mầu nhiệm đó càng nhiều càng tốt như chúng ta có thể. Được đọc như sau:
Lạy Chúa, Người là Con Một Thiên Chúa, vì Sự Sống, Sự Chết và Sự Sống Lại của Người xin cho chúng con phần thưởng cứu rỗi đời đời: thuận cho chúng con khẩn nài Chúa bằng sự nguyện gẫm những mầu nhiệm Chuỗi Mân Côi Chí Thánh của Đức Trinh Nữ Maria mà chúng con có thể noi gương cả hai những gì chất chứa trong đó và xin những gì hứa hẹn trong đó qua Đức Ki-tô, Chúa chúng con. Amen.
Đức Mẹ mạnh mẽ thúc giục chúng ta nhận thức rằng qua những công nghiệp đời sống của Con Mẹ và qua sự can thiệp của Mẹ, chúng ta có thể xin tất cả những ân huệ cần thiến cho sự cứu rỗi của chúng ta và cho sự thánh thiện của Giáo Hội. Thêm vào nữa, Mẹ Thiên Đàng của chúng ta bào chữa tất cả con cái của Mẹ tiếp tục nguyện gẫm một cách chu đáo những biến cố cứu rỗi của đời sống Con của Mẹ và trên tất cả hãy sống hết sức nhiệt tình với những mầu nhiệm thánh. Không phải ở tiệc cưới Cana Mẹ Maria chỉ thị cho những gia nhân "hãy làm bất cứ những gì Con của Ta sai các ngươi làm" sao? Và những gia nhân đã làm như những gì Mẹ Maria dạy họ, không phải Phúc Âm đã ghi chép cho chúng ta kết quả vĩ đại tiếp theo đó sao? Lời khuyên nhủ những người yêu mến Chuỗi Mân Côi của Mẹ Maria ngày nay vẫn không có gì thay đổi. Tất cả những điều ấy vẫn còn sôi sùng sục Nếu chúng ta thực hành lời khuyên dạy của Mẹ Maria, chúng ta đều đạt được những kết quả giống như vậy. Chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng.
Chúng ta không thể làm tốt hơn là mang hình ảnh này vào nới kín đáo rồi nhắc lại những lời của một trong những tác gỉa nổi tiếng nhất của Cát Minh Têrêxa. Vị Đáng Tôn Kính Gioan Chúa Giê-su và Maria, người gia nhập Dòng một năm sau khi Mẹ Thánh Têrêxa Avila qua đời và là người được Thánh Gioan Thánh Giá huấn luyện. Trong buổi lễ nhận những Tập Sinh, Vị Đáng kính Gioan Chúa Giê-su và Maria đã cung cấp cho chúng ta với những lời khuyên đặc biệt quan tâm cho việc hiến dâng lên Mẹ Maria. Đây là những lời khuyên của thánh nhân với các thành viên của Dòng.
a - Hãy để họ thường xuyên suy gẫm đời sống và những hành động của Mẹ Maria, vì họ rất xứng đáng để noi gương, để hấp thụ từ những chỉ dẫn hữu ích cho chính họ và những người khác. Vì hoàn toàn chắc chắn rằng sự hiến dâng thực sự bao gồm việc noi gương nhiều hơn là những lời nguyện cầu.
b - Tuy nhiên tất cả nên đọc ngay những kinh theo thói quen của họ để tôn vinh Mẹ, Chuỗi Mân Côi, dâng hiến Thánh Thể hàng ngày, và bất cứ khi nào có cơ hội họ nên cố gắng hết lòng để tán dương những lời ca tụng của Mẹ.
c - Sau cùng, họ sẽ không bao giờ nên tách rời tứ tưởng của Mẹ Maria ra khỏi tứ tưởng của Chúa Giê-su, vì điều này là một cách hiệu lực nhất để đạt sự hoàn hảo của người Ki-tô hữu, và khước từ hoặc đề phòng chống lại mọi sự dữ. Nếu một Tập Sinh không thể có tư tưởng của Chúa Giê-su và Mẹ Maria thường xuyên trong trí óc họ, hãy để họ ít nhất nhắc Danh yêu mến của Chúa và Mẹ thường xuyên: "Điều gì Thiên Chúa kết hợp, không ai có thể tháo gỡ."
d - Tất cả điều chúng ta đã bàn luận thực sự quá ít ỏi so sánh với công trạng của Mẹ và nghĩa vụ của chúng ta. Điều sau cùng chúng ta để ý nhắc cho những Tập sinh hiểu biết được rằng thật đáng buồn tủi biết bao cho họ nếu họ thờ ơ và sao lãng dịch vụ đối với vị NỮ HOÀNG vĩ đại này.
Trích chuyển ngữ trong cuốn:
WELCOME TO CARMEL
Của Cha Michael D. Griffin OCD
Dòng Cát Minh Đi Chân Trần
(Discalced Carmelite Order)