Dan Lee
01-12-2011, 10:08 PM
Rửa bằng máu
Chúa nhật 2 thường niên (Gioan 1, 29-34)
Vào mùa hè, Vua Duy Tân thường ra nghỉ mát ở Cửa Tùng, một cửa biển đẹp ở Quảng Bình.
Một hôm nhà vua từ bãi tắm lên, hai tay dính đầy cát, viên thị vệ bưng lại một thau nước ngọt mời vua rửa tay. Nhà vua vừa rửa tay vừa hỏi đùa:
- Tay bẩn lấy thì lấy nước mà rửa, còn 'nước' bẩn lấy gì mà rửa?
Viên thị vệ lúng túng chưa biết trả lời sao thì Vua hỏi tiếp:
- "Nước bẩn thì làm thế nào cho sạch? ".
Người thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói:
- Nước bẩn thì lấy máu mà rửa!"
Viên thị vệ đâu có ngờ nhà vua chơi chữ, chuyển từ nước rửa tay sang một thứ nước khác ngàn lần đáng quý trọng là đất nước, là quê hương.
Khi đất nước bị dơ bẩn bởi sự chà đạp của ngoại bang thì không thể rửa sạch bằng nước mà phải rửa bằng máu. Về sau, vua Duy Tân đã đứng lên hô hào toàn dân khởi nghĩa, lấy máu đào rửa cho sạch cái nhục vong quốc.
Tuy nước có khả năng rửa sạch nhiều thứ, nhưng có một số chất bẩn nước không thể rửa được nên người ta phải dùng những chất tẩy khác, chẳng hạn phải dùng dầu hôi để rửa sạch những vết sơn dính trên nền nhà hoặc phải dùng xăng để rửa sạch dầu mỡ dính tay.
Theo giáo huấn Hội Thánh, tội lỗi cũng là một vết nhơ trầm trọng không có thứ nước nào tẩy rửa được ngoại trừ máu Chúa Ki-tô!
Máu chiên bò
Trong thời cựu ước, người có tội cần đến máu bò, máu chiên hay cừu để làm lễ xoá tội cho mình. Sách Lê vi chép: "Nếu một người đã phạm tội, làm điều Đức Chúa cấm... thì nó sẽ đưa đến một con bò, dê hoặc chiên làm lễ tiến. Nó sẽ đặt tay trên đầu lễ vật tạ tội và sát tế lễ vật tạ tội… Tư tế sẽ dùng ngón tay lấy máu con vật và bôi lên các góc cong của bàn thờ dâng lễ toàn thiêu, rồi đổ tất cả máu còn lại xuống chân bàn thờ.... Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho người ấy, và người ấy sẽ được tha. (Lê-vi 4, 27-32)
Máu Con Thiên Chúa
Nhưng máu bò, máu dê cừu không thể trừ khử được tội lỗi nên Ngôi Hai Thiên Chúa chấp nhận đầu thai xuống thế làm người, trở nên như một Con Chiên mới, Chiên của Thiên Chúa, đổ máu châu báu của mình ra để tẩy rửa tội lỗi thế gian.
"Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con. (Dt 10, 4-7)
Ngay từ đầu, ông Gioan Tẩy giả đã nhận ra vai trò làm Chiên đền tội của Chúa Giê-su nên "khi thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian." (Gioan 1, 29-30)
Thế là Chúa Giê-su cam phận làm Chiên Mới để hiến thân chịu chết và đổ máu mình xoá bỏ tội lỗi thế gian, vì chỉ có máu châu báu của Thiên Chúa mới có thể rửa sạch tội lỗi loài người.
Hôm nay, tội lỗi của chúng ta cũng như của nhân loại còn đang chất ngất. Thế nên, Chúa Giê-su vẫn tiếp tục hiến tế thân mình để xoá tội trần gian. Hiến tế thập giá trên đồi Can-vê năm xưa, nay được hiện tại hoá, tức đang diễn ra cách mầu nhiệm mỗi lần thánh lễ được cử hành. Thế nên, sau khi truyền phép, linh mục chủ tế nâng cao Mình thánh Chúa Giê-su cho tín hữu tôn thờ và dùng lại lời của Gioan tẩy giả để giới thiệu Chúa Giê-su là Chiên Mới đang tiếp tục dâng mình, hiến máu để cứu độ thế gian: "Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian".
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mỗi người chúng ta được trở thành chi thể Chúa Giê-su và được thông dự vào vai trò Tư Tế của Người nên chúng ta đều được mời gọi làm chiên đền tội với Chúa Giê-su, để cùng với Người, chúng ta dâng hiến cuộc đời mình làm hy lễ cứu độ thế gian.
Vì thế, chúng ta hãy hiệp thông với Chúa Giê-su trong từng phút sống, cùng vác thập giá với Chúa bằng cách làm tốt các việc bổn phận hằng ngày, cùng dâng trọn vẹn cuộc sống của chúng ta làm hiến lễ cho Thiên Chúa Cha, để cầu xin Cha ban ơn cứu độ cho bao người tội lỗi.
Nhờ đó, đời sống hằng ngày của chúng ta trở thành một hiến lễ cao đẹp vô cùng.
Lm Inhaxiô Trần Ngà
Chúa nhật 2 thường niên (Gioan 1, 29-34)
Vào mùa hè, Vua Duy Tân thường ra nghỉ mát ở Cửa Tùng, một cửa biển đẹp ở Quảng Bình.
Một hôm nhà vua từ bãi tắm lên, hai tay dính đầy cát, viên thị vệ bưng lại một thau nước ngọt mời vua rửa tay. Nhà vua vừa rửa tay vừa hỏi đùa:
- Tay bẩn lấy thì lấy nước mà rửa, còn 'nước' bẩn lấy gì mà rửa?
Viên thị vệ lúng túng chưa biết trả lời sao thì Vua hỏi tiếp:
- "Nước bẩn thì làm thế nào cho sạch? ".
Người thị vệ vẫn không trả lời được. Vua Duy Tân bèn nói:
- Nước bẩn thì lấy máu mà rửa!"
Viên thị vệ đâu có ngờ nhà vua chơi chữ, chuyển từ nước rửa tay sang một thứ nước khác ngàn lần đáng quý trọng là đất nước, là quê hương.
Khi đất nước bị dơ bẩn bởi sự chà đạp của ngoại bang thì không thể rửa sạch bằng nước mà phải rửa bằng máu. Về sau, vua Duy Tân đã đứng lên hô hào toàn dân khởi nghĩa, lấy máu đào rửa cho sạch cái nhục vong quốc.
Tuy nước có khả năng rửa sạch nhiều thứ, nhưng có một số chất bẩn nước không thể rửa được nên người ta phải dùng những chất tẩy khác, chẳng hạn phải dùng dầu hôi để rửa sạch những vết sơn dính trên nền nhà hoặc phải dùng xăng để rửa sạch dầu mỡ dính tay.
Theo giáo huấn Hội Thánh, tội lỗi cũng là một vết nhơ trầm trọng không có thứ nước nào tẩy rửa được ngoại trừ máu Chúa Ki-tô!
Máu chiên bò
Trong thời cựu ước, người có tội cần đến máu bò, máu chiên hay cừu để làm lễ xoá tội cho mình. Sách Lê vi chép: "Nếu một người đã phạm tội, làm điều Đức Chúa cấm... thì nó sẽ đưa đến một con bò, dê hoặc chiên làm lễ tiến. Nó sẽ đặt tay trên đầu lễ vật tạ tội và sát tế lễ vật tạ tội… Tư tế sẽ dùng ngón tay lấy máu con vật và bôi lên các góc cong của bàn thờ dâng lễ toàn thiêu, rồi đổ tất cả máu còn lại xuống chân bàn thờ.... Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho người ấy, và người ấy sẽ được tha. (Lê-vi 4, 27-32)
Máu Con Thiên Chúa
Nhưng máu bò, máu dê cừu không thể trừ khử được tội lỗi nên Ngôi Hai Thiên Chúa chấp nhận đầu thai xuống thế làm người, trở nên như một Con Chiên mới, Chiên của Thiên Chúa, đổ máu châu báu của mình ra để tẩy rửa tội lỗi thế gian.
"Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con. (Dt 10, 4-7)
Ngay từ đầu, ông Gioan Tẩy giả đã nhận ra vai trò làm Chiên đền tội của Chúa Giê-su nên "khi thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian." (Gioan 1, 29-30)
Thế là Chúa Giê-su cam phận làm Chiên Mới để hiến thân chịu chết và đổ máu mình xoá bỏ tội lỗi thế gian, vì chỉ có máu châu báu của Thiên Chúa mới có thể rửa sạch tội lỗi loài người.
Hôm nay, tội lỗi của chúng ta cũng như của nhân loại còn đang chất ngất. Thế nên, Chúa Giê-su vẫn tiếp tục hiến tế thân mình để xoá tội trần gian. Hiến tế thập giá trên đồi Can-vê năm xưa, nay được hiện tại hoá, tức đang diễn ra cách mầu nhiệm mỗi lần thánh lễ được cử hành. Thế nên, sau khi truyền phép, linh mục chủ tế nâng cao Mình thánh Chúa Giê-su cho tín hữu tôn thờ và dùng lại lời của Gioan tẩy giả để giới thiệu Chúa Giê-su là Chiên Mới đang tiếp tục dâng mình, hiến máu để cứu độ thế gian: "Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian".
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, mỗi người chúng ta được trở thành chi thể Chúa Giê-su và được thông dự vào vai trò Tư Tế của Người nên chúng ta đều được mời gọi làm chiên đền tội với Chúa Giê-su, để cùng với Người, chúng ta dâng hiến cuộc đời mình làm hy lễ cứu độ thế gian.
Vì thế, chúng ta hãy hiệp thông với Chúa Giê-su trong từng phút sống, cùng vác thập giá với Chúa bằng cách làm tốt các việc bổn phận hằng ngày, cùng dâng trọn vẹn cuộc sống của chúng ta làm hiến lễ cho Thiên Chúa Cha, để cầu xin Cha ban ơn cứu độ cho bao người tội lỗi.
Nhờ đó, đời sống hằng ngày của chúng ta trở thành một hiến lễ cao đẹp vô cùng.
Lm Inhaxiô Trần Ngà