Dan Lee
01-12-2011, 10:12 PM
Cứ Thế
“Sở dĩ biển làm chủ các sông ngòi bởi vì biển ở thấp”. Lão Tử đã có lý khi nhìn ngắm thiên nhiên mà tìm ra được cái đức của Đạo. Ở vị trí cao nhất lại mang lấy thân phận người nhỏ bé nhất, là Đấng vô tội nhưng lại mang gánh tội lỗi của cả nhân loại. Cứ như thế, chúng ta nhìn ngắm dung nhan Chúa Giêsu tỏ lộ tại sông Giođan.
Trở nên không.
Lão Tử nói: “không để mà dùng”, vốn đĩ cái thể của Đạo là rỗng không, vậy mà không gì mà không bao trùm, không chỗ nào mà không thấu suốt. Cái không là khoảng rộng vô biên dựa trên sự hiện hữu tuyệt đối của Thiên Chúa. Giải thích cái hữu dụng của cái không theo cách Lão Tử là dựa trên cái có, có nhà trống mới có thể người ra vào sinh sống, cái thùng trống mới có thể chứa đựng. Chúa Giêsu trở nên không để chứa đựng, mang lấy tất cả nhân loại ở trong Ngài: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân hoàn toàn trút bỏ vinh quang sống như người trần thế.” (Pl 2, 6 – 7). Gioan chí lý khi giới thiệu Chúa Giêsu với mọi người: “Đây chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1, 29). Không ở đâu mà không tràn ngập ân sủng và lòng yêu thương của Thiên Chúa. Từ trời cao Ngài xuống thế làm người, ở giữa nhân loại. Là Thiên Chúa toàn năng, Ngài đón nhận lấy thân phận hữu hạn của con người, là Đấng Thánh Thiện nhưng lại gánh lấy tội trần gian, rõ ràng cái dụng của cái không của Đạo mà Lão Tử nói đến.
Cứ như thế.
Cứ như thế có lẽ là câu trả lời đừng thắc mắc. Câu chuyện với Gioan tẩy giả ngạc nhiên về Đấng đến với mình để chịu phép rửa, cũng giống như trường hợp truyền tin cho Giacaria, Maria và Giuse. Cứ như thế, không thể giải thích bằng lời nói mà bằng hành động, cũng chẳng hiểu ngay được mà sau nhiều năm suy đi ngẫm lại mới hiểu. Đó cũng giống như khi Lão tử nói về Đạo: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh”. Không hiểu ngay được mà cần có kinh nghiệm sống với Chúa Giêsu mới hiểu được lời Chúa nói “cứ như thế”. Để kinh nghiệm về điều này, chúng ta hãy nghe lại lời mẹ Maria nói với những người giúp việc tại tiệc cưới Cana: “Người bảo gì cứ làm theo” (Ga 2, 5) và hiệu quả nước lã thành rượu ngon.
Cứ như thế, Chúa Giêsu nhắc bảo hãy để cho Thiên Chúa làm việc, con người không thể hiểu hết được nhưng họ sẽ thấy được hiệu quả của việc thực hiện Lời Chúa. Đức Maria nhận thấy kết quả việc Chúa làm trong đời mình: “Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại, Danh Người là Thánh” (Lc1, 49). Thánh Gioan tẩy giả trong thời gian ở tù cũng suy nghĩ: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? " (Mt 11, 3) và Gioan tẩy giả đã hiểu khi thấy việc Chúa làm, nghe điều Chúa dạy, thấy điều Chúa thực hiện. Cứ như thế, là nói với mỗi người chúng ta, để ý Thiên Chúa thực hiện trong cuộc đời mình.
Lạy Chúa Chúa bảo chúng con cứ hãy cứ làm như thế. Xin cho chúng con luôn biết lắng nghe và đem Lời Chúa ra thực hành.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan
“Sở dĩ biển làm chủ các sông ngòi bởi vì biển ở thấp”. Lão Tử đã có lý khi nhìn ngắm thiên nhiên mà tìm ra được cái đức của Đạo. Ở vị trí cao nhất lại mang lấy thân phận người nhỏ bé nhất, là Đấng vô tội nhưng lại mang gánh tội lỗi của cả nhân loại. Cứ như thế, chúng ta nhìn ngắm dung nhan Chúa Giêsu tỏ lộ tại sông Giođan.
Trở nên không.
Lão Tử nói: “không để mà dùng”, vốn đĩ cái thể của Đạo là rỗng không, vậy mà không gì mà không bao trùm, không chỗ nào mà không thấu suốt. Cái không là khoảng rộng vô biên dựa trên sự hiện hữu tuyệt đối của Thiên Chúa. Giải thích cái hữu dụng của cái không theo cách Lão Tử là dựa trên cái có, có nhà trống mới có thể người ra vào sinh sống, cái thùng trống mới có thể chứa đựng. Chúa Giêsu trở nên không để chứa đựng, mang lấy tất cả nhân loại ở trong Ngài: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân hoàn toàn trút bỏ vinh quang sống như người trần thế.” (Pl 2, 6 – 7). Gioan chí lý khi giới thiệu Chúa Giêsu với mọi người: “Đây chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1, 29). Không ở đâu mà không tràn ngập ân sủng và lòng yêu thương của Thiên Chúa. Từ trời cao Ngài xuống thế làm người, ở giữa nhân loại. Là Thiên Chúa toàn năng, Ngài đón nhận lấy thân phận hữu hạn của con người, là Đấng Thánh Thiện nhưng lại gánh lấy tội trần gian, rõ ràng cái dụng của cái không của Đạo mà Lão Tử nói đến.
Cứ như thế.
Cứ như thế có lẽ là câu trả lời đừng thắc mắc. Câu chuyện với Gioan tẩy giả ngạc nhiên về Đấng đến với mình để chịu phép rửa, cũng giống như trường hợp truyền tin cho Giacaria, Maria và Giuse. Cứ như thế, không thể giải thích bằng lời nói mà bằng hành động, cũng chẳng hiểu ngay được mà sau nhiều năm suy đi ngẫm lại mới hiểu. Đó cũng giống như khi Lão tử nói về Đạo: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh”. Không hiểu ngay được mà cần có kinh nghiệm sống với Chúa Giêsu mới hiểu được lời Chúa nói “cứ như thế”. Để kinh nghiệm về điều này, chúng ta hãy nghe lại lời mẹ Maria nói với những người giúp việc tại tiệc cưới Cana: “Người bảo gì cứ làm theo” (Ga 2, 5) và hiệu quả nước lã thành rượu ngon.
Cứ như thế, Chúa Giêsu nhắc bảo hãy để cho Thiên Chúa làm việc, con người không thể hiểu hết được nhưng họ sẽ thấy được hiệu quả của việc thực hiện Lời Chúa. Đức Maria nhận thấy kết quả việc Chúa làm trong đời mình: “Chúa đã làm cho tôi những điều trọng đại, Danh Người là Thánh” (Lc1, 49). Thánh Gioan tẩy giả trong thời gian ở tù cũng suy nghĩ: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? " (Mt 11, 3) và Gioan tẩy giả đã hiểu khi thấy việc Chúa làm, nghe điều Chúa dạy, thấy điều Chúa thực hiện. Cứ như thế, là nói với mỗi người chúng ta, để ý Thiên Chúa thực hiện trong cuộc đời mình.
Lạy Chúa Chúa bảo chúng con cứ hãy cứ làm như thế. Xin cho chúng con luôn biết lắng nghe và đem Lời Chúa ra thực hành.
Lm Giuse Hoàng Kim Toan