Dan Lee
01-13-2011, 11:28 PM
CÂU CHUYỆN CÁM ƠN
Một thanh niên có thành tích học tập ưu tú, đi đến một đại công ty xin ứng thí vào chức vụ quản lý, anh ta được thông qua cấp vấn đáp thứ nhất, cấp vấn đáp cuối cùng thì do tổng giám đốc khảo sát và có quyết định sau cùng.
Từ nơi bản lý lịch của người thanh niên này, tổng giám đốc phát hiện người thanh niên này rất ưu tú, từ trung học cho đến nghiên cứu sinh đều không bị gián đoạn. Tổng giám đốc hỏi:
- “Anh có lãnh được phần thưởng ở nhà trường không ?”
Người thanh niên trả lời là không có.
Tổng giám đốc hỏi:
- Có phải ba của anh trả tiền học phí ?”
Người thanh niên trả lời:
- “Ba tôi đã chết khi tôi mới được một tuổi, chính mẹ tôi trả tiền học phí cho tôi”.
Tổng giám đốc hỏi:
- “Vậy thì mẹ anh làm cấp cao ở công ty nào ?”
Người thanh niên trả lời:
- “Mẹ tôi giặt áo quần thuê cho người ta”.
Tổng giám đốc yêu cầu người thanh niên đưa hai bàn tay ra, người thanh niên đưa hai bàn tay sạch sẽ cho ông tồng giám đốc xem.
Tổng giám đốc hỏi:
- “Anh có giúp cho mẹ anh giặt áo quần không ?
Người thanh niên trả lời:
- “Chưa bao giờ, bởi vì mẹ tôi cứ muốn tôi học thật nhiều, hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi nhiều lắm”.
Tổng giám đốc nói:
- “Tôi có một yêu cầu, hôm nay về nhà anh rửa hai bàn tay cho mẹ anh, ngày mai đến gặp tôi”.
Người thanh niên cảm thấy mình có thể thành công lớn, sau khi về tới nhà thì rất vui vẻ rửa tay dùm cho mẹ, mẹ anh ta vừa kinh ngạc vừa âu yếm đưa tay ra để cho con mình rửa.
Người thanh niên giúp mẹ rửa tay, rửa từ từ, vừa rửa vừa khóc, bởi vì lần đầu tiên anh ta phát hiện hai bàn tay của mẹ mình đều bị lở loét, có những vết thương vừa chạm nước thì mẹ run lên vì đau.
Người thanh niên lần thứ nhất hiểu được rằng, mẹ mình mỗi ngày đều dùng hai bàn tay lở loét đau nhức này giặt áo quần thuê, để kiếm tiền đóng học phí cho mình, hai bàn tay của mẹ chính là cái giá tốt nghiệp hôm nay của mình. Người thanh niên rửa tay cho mẹ xong, không nói một lời nào bèn lấy những áo quần mà mẹ chưa giặt đem đi giặt. Tối hôm ấy hai mẹ con cùng trò chuyện với nhau rất lâu.
Qua ngay hôm sau, người thanh niên đi gặp tổng giám đốc, tổng giám đốc nhìn mắt anh thanh niên ửng đỏ, bèn hỏi:
- “Anh có thể nói cho tôi biết hôm qua về nhà anh đã làm những gì ?”
Người thanh niên trả lời:
- “Sau khi rửa tay cho mẹ thì tôi giúp mẹ tôi giặt nốt số áo quần còn lại mà mẹ tôi chưa giặt”.
Tổng giám đốc nói:
- “Anh có thể nói cảm tưởng cho tôi nghe chứ ?”
Người thanh niên nói:
- “Thứ nhất, tôi hiểu được sự cám ơn, nếu không có mẹ tôi thì tôi sẽ không có ngày hôm nay. Thứ hai, tôi hiểu được nên cùng làm việc với mẹ mới biết được sự khổ cực của mẹ. Thứ ba, tôi hiểu được tình cảm gia đình rất đáng quý trọng”.
Tổng giám đốc nói:
- “Tôi nhận là nhận người biết cám ơn, biết hiểu được sự cực khổ của người khác, chứ không phải nhận người đem tiền bạc làm mục tiêu thứ nhất của cuộc sống để làm quản lý, anh đã được nhận vào làm việc”.
Quả nhiên về sau người thanh niên này nổ lực làm việc, được các công nhân viên chức ủng hộ hết mình, các công nhân viên cũng nổ lực làm việc nên công ty ngày càng phát triển.
Nếu như một em bé từ nhỏ đã được nâng niu chiều chuộng, quen được mọi người vây quanh nuông chiều, cái gì cũng “tôi” là số một, không biết sự cực khổ của cha mẹ, khi làm việc thì cứ cho rằng đồng sự phải nghe lời mình, khi làm giám đốc thì không biết sự cực khổ của nhân viên, lại còn oán trời trách người. Người như thế sẽ có thành tích tốt của nhà trường, sẽ được sĩ diện nhất thời; nhưng trong xã hội thì những người như thế đều không làm được việc lớn, đều không biết cái cảm giác hạnh phúc, đều phải té ngã và đấu tranh.
Như thế thì cha mẹ thương con cái hay làm hại con cái ?
Suy tư:
Bạn có thể mua cho con mình cái laptop, có thể cho nó coi truyền hình màn ảnh rộng, có thể mua cho nó chiếc xe đạp mới, có thể cho nó ở cái phòng đầy đủ tiện nghi. Nhưng khi cả nhà ăn cơm xong thì kêu nó rửa chén bát, khi bạn dọn dẹp nhà cửa thì kêu nó quét nhà, khi bạn bận việc thì kêu nó tự tắm rửa để đi học.v.v…không phải bạn làm không được những chuyện đó, nhưng chính là bạn tập cho con mình hiểu được sự khổ cực của lao động chân tay, hiểu được sự cực khổ của cha mẹ mình, để sau này khi ra giữa xã hội, chúng nó sẽ biết thông cảm với những khổ đau của người khác.
Đó chính là bạn dạy cho con mình biết cám ơn cuộc sống vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
Một thanh niên có thành tích học tập ưu tú, đi đến một đại công ty xin ứng thí vào chức vụ quản lý, anh ta được thông qua cấp vấn đáp thứ nhất, cấp vấn đáp cuối cùng thì do tổng giám đốc khảo sát và có quyết định sau cùng.
Từ nơi bản lý lịch của người thanh niên này, tổng giám đốc phát hiện người thanh niên này rất ưu tú, từ trung học cho đến nghiên cứu sinh đều không bị gián đoạn. Tổng giám đốc hỏi:
- “Anh có lãnh được phần thưởng ở nhà trường không ?”
Người thanh niên trả lời là không có.
Tổng giám đốc hỏi:
- Có phải ba của anh trả tiền học phí ?”
Người thanh niên trả lời:
- “Ba tôi đã chết khi tôi mới được một tuổi, chính mẹ tôi trả tiền học phí cho tôi”.
Tổng giám đốc hỏi:
- “Vậy thì mẹ anh làm cấp cao ở công ty nào ?”
Người thanh niên trả lời:
- “Mẹ tôi giặt áo quần thuê cho người ta”.
Tổng giám đốc yêu cầu người thanh niên đưa hai bàn tay ra, người thanh niên đưa hai bàn tay sạch sẽ cho ông tồng giám đốc xem.
Tổng giám đốc hỏi:
- “Anh có giúp cho mẹ anh giặt áo quần không ?
Người thanh niên trả lời:
- “Chưa bao giờ, bởi vì mẹ tôi cứ muốn tôi học thật nhiều, hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi nhiều lắm”.
Tổng giám đốc nói:
- “Tôi có một yêu cầu, hôm nay về nhà anh rửa hai bàn tay cho mẹ anh, ngày mai đến gặp tôi”.
Người thanh niên cảm thấy mình có thể thành công lớn, sau khi về tới nhà thì rất vui vẻ rửa tay dùm cho mẹ, mẹ anh ta vừa kinh ngạc vừa âu yếm đưa tay ra để cho con mình rửa.
Người thanh niên giúp mẹ rửa tay, rửa từ từ, vừa rửa vừa khóc, bởi vì lần đầu tiên anh ta phát hiện hai bàn tay của mẹ mình đều bị lở loét, có những vết thương vừa chạm nước thì mẹ run lên vì đau.
Người thanh niên lần thứ nhất hiểu được rằng, mẹ mình mỗi ngày đều dùng hai bàn tay lở loét đau nhức này giặt áo quần thuê, để kiếm tiền đóng học phí cho mình, hai bàn tay của mẹ chính là cái giá tốt nghiệp hôm nay của mình. Người thanh niên rửa tay cho mẹ xong, không nói một lời nào bèn lấy những áo quần mà mẹ chưa giặt đem đi giặt. Tối hôm ấy hai mẹ con cùng trò chuyện với nhau rất lâu.
Qua ngay hôm sau, người thanh niên đi gặp tổng giám đốc, tổng giám đốc nhìn mắt anh thanh niên ửng đỏ, bèn hỏi:
- “Anh có thể nói cho tôi biết hôm qua về nhà anh đã làm những gì ?”
Người thanh niên trả lời:
- “Sau khi rửa tay cho mẹ thì tôi giúp mẹ tôi giặt nốt số áo quần còn lại mà mẹ tôi chưa giặt”.
Tổng giám đốc nói:
- “Anh có thể nói cảm tưởng cho tôi nghe chứ ?”
Người thanh niên nói:
- “Thứ nhất, tôi hiểu được sự cám ơn, nếu không có mẹ tôi thì tôi sẽ không có ngày hôm nay. Thứ hai, tôi hiểu được nên cùng làm việc với mẹ mới biết được sự khổ cực của mẹ. Thứ ba, tôi hiểu được tình cảm gia đình rất đáng quý trọng”.
Tổng giám đốc nói:
- “Tôi nhận là nhận người biết cám ơn, biết hiểu được sự cực khổ của người khác, chứ không phải nhận người đem tiền bạc làm mục tiêu thứ nhất của cuộc sống để làm quản lý, anh đã được nhận vào làm việc”.
Quả nhiên về sau người thanh niên này nổ lực làm việc, được các công nhân viên chức ủng hộ hết mình, các công nhân viên cũng nổ lực làm việc nên công ty ngày càng phát triển.
Nếu như một em bé từ nhỏ đã được nâng niu chiều chuộng, quen được mọi người vây quanh nuông chiều, cái gì cũng “tôi” là số một, không biết sự cực khổ của cha mẹ, khi làm việc thì cứ cho rằng đồng sự phải nghe lời mình, khi làm giám đốc thì không biết sự cực khổ của nhân viên, lại còn oán trời trách người. Người như thế sẽ có thành tích tốt của nhà trường, sẽ được sĩ diện nhất thời; nhưng trong xã hội thì những người như thế đều không làm được việc lớn, đều không biết cái cảm giác hạnh phúc, đều phải té ngã và đấu tranh.
Như thế thì cha mẹ thương con cái hay làm hại con cái ?
Suy tư:
Bạn có thể mua cho con mình cái laptop, có thể cho nó coi truyền hình màn ảnh rộng, có thể mua cho nó chiếc xe đạp mới, có thể cho nó ở cái phòng đầy đủ tiện nghi. Nhưng khi cả nhà ăn cơm xong thì kêu nó rửa chén bát, khi bạn dọn dẹp nhà cửa thì kêu nó quét nhà, khi bạn bận việc thì kêu nó tự tắm rửa để đi học.v.v…không phải bạn làm không được những chuyện đó, nhưng chính là bạn tập cho con mình hiểu được sự khổ cực của lao động chân tay, hiểu được sự cực khổ của cha mẹ mình, để sau này khi ra giữa xã hội, chúng nó sẽ biết thông cảm với những khổ đau của người khác.
Đó chính là bạn dạy cho con mình biết cám ơn cuộc sống vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)