Dan Lee
01-17-2011, 05:10 PM
"Chỉ có duy nhất một gia đình nhân loại3
VATICAN - Hôm qua, Chúa nhật thứ hai mùa Thường niên, như thường lệ vào khoảng 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI xuất hiện bên cửa sổ phòng làm việc của ngài và đọc kinh truyền tin với anh chị em tín hữu và những người hành hương về quảng trường thánh Phêrô. Trước kinh truyền tin, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người về vấn đề di cư và nhắc lại hình ảnh Chúa Giêsu Hài Đồng và cha mẹ của Ngài cũng từng phải đi lánh nạn bên Ai Cập.
Anh chị em thân mến, Chúa nhật hôm nay là Ngày thế giới về di dân và người tỵ nạn. Mỗi năm chúng ta được mời gọi suy gẫm về kinh nghiệm của nhiều anh chị em, nhiều gia đình phải rời bỏ quê hương để mưu sinh. Việc di cư đôi khi do tự nguyện nhưng nhiều khi phải buộc rời nhà cửa vì chiến tranh hay bách hại và, như chúng ta biết, thường rơi vào những hoàn cảnh bi đát. Vì thế, cách đây 60 năm, Tổ chức giám sát tối cao về người tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc được thành lập.
Trong ngày lễ Thánh Gia, ngay sau Giáng Sinh, chúng ta nhớ rằng cha mẹ của Chúa Giêsu cũng phải rời bỏ xứ sở của mình chạy sang bên Ai Cập hầu bảo toàn tính mạng cho Hài nhi Giêsu. Chúng ta thấy Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa cũng từng đi lánh nạn. Chính Giáo Hội cũng luôn sống kinh nghiệm lữ hành một cách sâu xa. Nhiều Kitô hữu không may phải rời bỏ quê hương trong đau khổ và như thế làm nghèo đi đất nước mà cha ông họ đã sinh sống. Ở khía cạnh khác, sự chủ động di cư của các tín hữu, vì nhiều lý do khác nhau, từ tỉnh này đến tỉnh khác, từ nước này sang nước nọ, từ châu lục này đến châu lục kia, là cơ hội làm tăng năng động truyền giáo của Lời Chúa. Khi đó, các tín hữu trở thành chứng nhân đức tin luân chuyển mạnh mẽ trong Thân thể nhiệm mầu của Đức Kitô ngang qua các dân tộc và văn hoá. Dần dần, họ tiến tới những biên cương mới, những môi trường mới.
"Chỉ có duy nhất một gia đình nhân loại" là chủ đề của Thông điệp tôi nhắn nhủ cho ngày hôm nay. Một chủ đề gợi lên cùng đích trong hành trình vĩ đại của nhân loại trải qua bao nhiêu thế kỷ, đó là tạo nên một gia đình duy nhất cách tất yếu với tất cả sự đa dạng làm phong phú cho chúng ta; một gia đình không có những rào cản hầu chúng ta nhìn nhận tất cả là anh em. Công đồng chung Vaticano II cũng khẳng định: "Tất cả các dân tộc làm nên một cộng đồng duy nhất có chung một nguồn gốc bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng và cho toàn bộ nhân loại cư ngụ trên khắp mặt địa cầu" (Dich. Nostra aetate, 1). Trong hiến chế Ánh sáng muôn dân, Công đồng Vaticano II cũng đề cập rằng Giáo Hội "ở trong Đức Kitô giống như bí tích, nghĩa là dấu chỉ và công cụ của sự hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa và trong sự nối kết với toàn thể nhân loại" (Cost. Lumen gentum, 1). Vì thế, điều căn bản là các Kitô hữu, dù phân tán khắp thế giới và do đó khác biệt nhau về văn hoá và truyền thống, vẫn quy về làm một như Thiên Chúa đã ước muốn. Đây cũng là mục tiêu của "Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô" sẽ diễn ra trong những ngày tới từ 18 đến 25 tháng này. Năm nay, tuần lễ này kêu gọi chúng ta hướng đến đoạn sau văn trong sách Công vụ tông đồ: "Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng." (Cv 2,42) Tuần bát nhật cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô thực sự khởi đầu từ hôm nay, Ngày đối thoại giữa Do thái giáo và Kitô giáo, một sự hoà điệu đầy ý nghĩa, nhắc nhớ chúng ta tầm quan trọng về những nguồn gốc chung nối kết người Do Thái và Tín hữu Kitô.
Hướng về Mẹ Maria Đồng Trinh, cùng với Kinh truyền tin, chúng ta tin tưởng vào sự che chở của Mẹ cho tất cả những người di cư và những ai đang dấn thân trong việc mục vụ di dân. Lạy Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, xin giúp chúng con tiến bước trong hành trình hiệp nhất trọn vẹn tất cả các môn đệ của Chúa Kitô.
Sau kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha bày tỏ sự quan tâm đặc biệt ngang qua lời cầu nguyện đến những nạn nhân lũ lụt ở Úc, Brazil, Philippine và Sri Lanka. Xin Chúa đón nhận linh hồn những người đã mất, tăng sức cho những ai phải sơ tán và đồng hành với những người đang quảng đại dấn thân nhằm làm dịu đi những đau khổ và bất hạnh.
Về sự kiện phong chân phước cho vị tiền nhiệm đáng kính của mình - Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào ngày mùng một tháng Năm sắp tới, ngài bày tỏ niềm vui mừng với người dân Ba Lan, cầu chúc tất cả có được sự chuẩn bị thiêng liêng sâu xa và với trọn vẹn con tim, ngài chúc lành cho mọi người.
Đặng Thế Nhân
VATICAN - Hôm qua, Chúa nhật thứ hai mùa Thường niên, như thường lệ vào khoảng 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI xuất hiện bên cửa sổ phòng làm việc của ngài và đọc kinh truyền tin với anh chị em tín hữu và những người hành hương về quảng trường thánh Phêrô. Trước kinh truyền tin, Đức Thánh Cha chia sẻ với mọi người về vấn đề di cư và nhắc lại hình ảnh Chúa Giêsu Hài Đồng và cha mẹ của Ngài cũng từng phải đi lánh nạn bên Ai Cập.
Anh chị em thân mến, Chúa nhật hôm nay là Ngày thế giới về di dân và người tỵ nạn. Mỗi năm chúng ta được mời gọi suy gẫm về kinh nghiệm của nhiều anh chị em, nhiều gia đình phải rời bỏ quê hương để mưu sinh. Việc di cư đôi khi do tự nguyện nhưng nhiều khi phải buộc rời nhà cửa vì chiến tranh hay bách hại và, như chúng ta biết, thường rơi vào những hoàn cảnh bi đát. Vì thế, cách đây 60 năm, Tổ chức giám sát tối cao về người tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc được thành lập.
Trong ngày lễ Thánh Gia, ngay sau Giáng Sinh, chúng ta nhớ rằng cha mẹ của Chúa Giêsu cũng phải rời bỏ xứ sở của mình chạy sang bên Ai Cập hầu bảo toàn tính mạng cho Hài nhi Giêsu. Chúng ta thấy Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa cũng từng đi lánh nạn. Chính Giáo Hội cũng luôn sống kinh nghiệm lữ hành một cách sâu xa. Nhiều Kitô hữu không may phải rời bỏ quê hương trong đau khổ và như thế làm nghèo đi đất nước mà cha ông họ đã sinh sống. Ở khía cạnh khác, sự chủ động di cư của các tín hữu, vì nhiều lý do khác nhau, từ tỉnh này đến tỉnh khác, từ nước này sang nước nọ, từ châu lục này đến châu lục kia, là cơ hội làm tăng năng động truyền giáo của Lời Chúa. Khi đó, các tín hữu trở thành chứng nhân đức tin luân chuyển mạnh mẽ trong Thân thể nhiệm mầu của Đức Kitô ngang qua các dân tộc và văn hoá. Dần dần, họ tiến tới những biên cương mới, những môi trường mới.
"Chỉ có duy nhất một gia đình nhân loại" là chủ đề của Thông điệp tôi nhắn nhủ cho ngày hôm nay. Một chủ đề gợi lên cùng đích trong hành trình vĩ đại của nhân loại trải qua bao nhiêu thế kỷ, đó là tạo nên một gia đình duy nhất cách tất yếu với tất cả sự đa dạng làm phong phú cho chúng ta; một gia đình không có những rào cản hầu chúng ta nhìn nhận tất cả là anh em. Công đồng chung Vaticano II cũng khẳng định: "Tất cả các dân tộc làm nên một cộng đồng duy nhất có chung một nguồn gốc bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng và cho toàn bộ nhân loại cư ngụ trên khắp mặt địa cầu" (Dich. Nostra aetate, 1). Trong hiến chế Ánh sáng muôn dân, Công đồng Vaticano II cũng đề cập rằng Giáo Hội "ở trong Đức Kitô giống như bí tích, nghĩa là dấu chỉ và công cụ của sự hiệp nhất thân mật với Thiên Chúa và trong sự nối kết với toàn thể nhân loại" (Cost. Lumen gentum, 1). Vì thế, điều căn bản là các Kitô hữu, dù phân tán khắp thế giới và do đó khác biệt nhau về văn hoá và truyền thống, vẫn quy về làm một như Thiên Chúa đã ước muốn. Đây cũng là mục tiêu của "Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô" sẽ diễn ra trong những ngày tới từ 18 đến 25 tháng này. Năm nay, tuần lễ này kêu gọi chúng ta hướng đến đoạn sau văn trong sách Công vụ tông đồ: "Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng." (Cv 2,42) Tuần bát nhật cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô thực sự khởi đầu từ hôm nay, Ngày đối thoại giữa Do thái giáo và Kitô giáo, một sự hoà điệu đầy ý nghĩa, nhắc nhớ chúng ta tầm quan trọng về những nguồn gốc chung nối kết người Do Thái và Tín hữu Kitô.
Hướng về Mẹ Maria Đồng Trinh, cùng với Kinh truyền tin, chúng ta tin tưởng vào sự che chở của Mẹ cho tất cả những người di cư và những ai đang dấn thân trong việc mục vụ di dân. Lạy Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, xin giúp chúng con tiến bước trong hành trình hiệp nhất trọn vẹn tất cả các môn đệ của Chúa Kitô.
Sau kinh Truyền tin, Đức Thánh Cha bày tỏ sự quan tâm đặc biệt ngang qua lời cầu nguyện đến những nạn nhân lũ lụt ở Úc, Brazil, Philippine và Sri Lanka. Xin Chúa đón nhận linh hồn những người đã mất, tăng sức cho những ai phải sơ tán và đồng hành với những người đang quảng đại dấn thân nhằm làm dịu đi những đau khổ và bất hạnh.
Về sự kiện phong chân phước cho vị tiền nhiệm đáng kính của mình - Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II vào ngày mùng một tháng Năm sắp tới, ngài bày tỏ niềm vui mừng với người dân Ba Lan, cầu chúc tất cả có được sự chuẩn bị thiêng liêng sâu xa và với trọn vẹn con tim, ngài chúc lành cho mọi người.
Đặng Thế Nhân