Dan Lee
01-21-2011, 07:58 AM
TỨC KHẮC HỌ BỎ THUYỀN MÀ THEO NGÀI
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Từ một thời đại đã chấm dứt đến một thời đại đang bắt đầu.
Phần đầu bài Phúc âm Chúa nhật thứ III hôm nay (câu 12-16) được coi như đoạn kết chương nhập đề của Matthêu. Một đoạn kết đã phác hoạ những đề tài sắp khai triển.
Bắt đầu là một cuộc tĩnh tâm. Đức Giêsu rời bỏ sông Giođan, lui về ẩn ở miền Galilêa. Trong phần tường thuật về thời thơ ấu, Matthêu đã giúp ta làm quen với lối "ẩn dật” chiến thuật này khi gặp đe doạ, bắt bớ. Hãy nhớ lại cuộc chạy trốn sang Ai Cập khi Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ vô tội, và khi trở về không về Giuđêa nơi bạo chúa Arkêlaô thống trị, nhưng, để được an toàn, đã về Nadarét, xứ Galilêa. Trong khi Đức Giêsu thi hành sứ vụ, ta sẽ thấy Người "ẩn mình" khi sức ép của địch thù quá căng thẳng, cho đến khi từ nơi ẩn dật Xêsarê Philipphê, Người bắt đầu chuyến đi lên Giêrusalem để đương đầu với đau đớn, khổ nạn.
Nguyên nhân của việc rút vào bóng tối này đã được thánh sử nói rõ: đó là việc Gioan Tẩy Giả bị bắt giữ.
Đó là dấu hiệu kết thúc một thời đại. Thời của Lề Luật và các tiên tri - Gioan Tẩy Giả qua đi có nghĩa là bắt đầu một thời đại mới, thời đại hoàn tất trong Đức Giêsu Kitô. Nhưng cách kết thúc tác vụ của Người Tiền hô đã tiên báo chung cuộc dành cho Đấng mà Ngài có trách nhiệm loan báo việc ngự đến!
Trốn tránh sự thù địch của Hêrôđê Antipas, môi trường hoạt động truyền giáo của Đức Giêsu sẽ là Galilêa. Tên Galilêa có nghĩa là: nơi hội tụ các dân tộc đã phiên dịch chính xác tính chất của miền đất biên giới nơi đủ mọi sắc dân chung sống, tràn ngập ảnh hưởng ngoại lai, vùng đất mà Giuđêa và Giêrusalem nghi kỵ nếu không nói là khinh bỉ.
Matthêu nhìn thấy ở đó cả một biểu tượng. Có chỗ tên gọi đó là miền đất thuộc Zabulon và Nephtali. Thực vậy; từ lâu không còn ai hài tên này ra nữa. Cl. Tassin giải thích: vì đối với các đôc giả của Matthêu cũng như đối với ta, tên ấy đã lỗi thời, không còn ghi trong sử sách. Việc hài tên chỉ cho thấy rằng: cùng với sự khai mạc tác vụ Đức Giêsu tại Galilêa, lời sấm Isaia loan báo từ thời 2 chi họ ấy bị sát nhập vào Assyrie, 734-732 trước Công nguyên, đã được thực hiện; "Dân đi trong tăm tối đã thấy ánh sáng huy hoàng" (bài đọc I Chúa nhật này). Tin Mừng mà Đức Giêsu khởi sự rao giảng tại Galilêa, "nơi hội tụ dân ngoại không phải chỉ dành cho 1 dân tộc, nhưng cho tất cả mọi người, không phân chia, không loại trừ. Như một biểu tượng, Người đã hướng về dân ngoại và những kẻ bị loại trừ.
Cl. Tassin kết luận: "Ta có thế tóm tắt tư tưởng của Matthêu như sau: Đức Giêsu đã chọn Galilêa vì Galilêa tượng trưng cho thế giới dân ngoại. Quả vậy, trung thành với sứ mệnh clta Emanuel được sai đến với nhà Israel, Ngài vẫn ngỏ lời với dân Do Thái. Nhưng biểu tượng vẫn còn đó. Vào thời của tác giả Phác âm, các tên "Zabulon và Nephtali" nhắc lại cảnh lưu đầy, phân tán, vết thương mở ra niềm hy vọng mãnh liệt về một cuộc tập họp toàn thể dân Thiên Chúa. Ta thấy núi Galilêa nơi tất cả mọi người được mời đến tập họp: dựa trên cơ sở nào, bằng cách nào thì bài giảng trên núi sẽ cho ta biết".
2. Một lời làm nổi lên một dân tộc mới.
Câu 17 mở ra một khía cạnh mới của Phúc âm Matthêu, dành cho việc Đức Giêsu khai mạc nước Trời. Một công thức đặc sắc được dùng để dẫn nhập: "Bắt đầu từ đó Đức Giêsu khởi sự..., một công thức mà ta sẽ gặp lại ở 16,21 khi Đức Giêsu khởi hành lên Giêrusalem "Bắt đầu từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người phải lên Giêrusalem, chịu đau khổ rất nhiều vì những bậc trưởng lão, các thầy cả và các luật sĩ sẽ bị giết, nhưng ngày thứ ba, Người sẽ sống lại". Có thể nói rằng, ngay từ khi khai mạc, việc loan báo Tin Mừng đã di vào một lộ trình đau khổ. Trước hết Matthêu trình bày một bản đúc kết các lời giảng của Đức Giêsu, lời giảng này đôi khi nhắc lại lời giảng của Gioan Tẩy Giả: "Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến”.
+ “Nước Trời": Một kiểu nói của người Do Thái, vì kính trọng, nên tránh hài tên Thiên Chúa ra. Riêng Marco đã dứt khoát nói về Triều đại của Thiên Chúa. Triều đại này không ở xa khuất trên mây xanh, nhưng ở "rất gần".
+"Hãy hoán cải ": hiệu quả của Triều đại Thiên Chúa tuỳ thuộc vào sự đón nhận của loài người.
Kế đó, tác giả Phúc âm cho độc giả một cái nhìn bao quát về những hoạt động truyền giáo của Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ Galilêa. Di chuyển không ngừng nghỉ (l3, 21, 23, 24) Đức Giêsu tự đưa mình vào hoạt động Người mời gọi đến với Người, bước theo Người, trở nên môn đệ của Người.
+ Trước tiên, "Khi người đi trên bờ hồ Galilêa”. Người kêu gọi các anh em: "Simon còn gọi là Phêrô và Mátthêu hữu ý đặt lên hàng đầu những người được gọi và Matthêu trình bày như khuôn mẫu của những người theo Đức Giêsu "và André em ông", "Jacobê, con Zebede và Gioan em ông”.
Ta có 2 tường thuật ngắn về ơn kêu gọi xây trên cùng một_ kiểu mẫu và hiển nhiên cảm hứng từ 1 Các vua 19,19: Êlia kêu gọi Êlisêô.
Đức Giêsu thấy có người. Đó là những ngư phủ đánh cá trong hồ.
Người bảo họ: Hãy theo Ta. Lập tức họ bỏ thuyền, bỏ lưới mà theo Người.
Cấu trúc 2 vế này có ưu điểm là làm nổi bật vừa sáng kiến của Đức Giêsu, Người kêu gọi, vừa câu trả lời nhanh nhẹn không ngần ngại của những người được gọi.
Đức Giêsu không chỉ muốn biến những người mà Người gọi đã bỏ nghề nghiệp mà theo Người thành những người ngưỡng mộ đơn sơ hoặc những thính giả thăm chú nghe giáo huấn của Người. Nhưng Người muốn họ trở thành những người cộng tác với người trong việc chinh phục con người: hãy theo Ta, Ta sẽ biến các người thành những kẻ chinh phục con người.
Claude Tassin giải thích: "Kiểu nói "chài lưới người ta đã ngầm loan báo sứ mạng Kitô hữu, thánh sử đã nhấn mạnh một điểm: Làm môn đệ chính là làm nhà truyền giáo. Ở đây, Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ, những người sẽ nghe lời Thầy Chí Thành và sẽ chứng kiến việc Người làm. Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê quả là những tên gọi cao cả đối với Kitô hữu thuộc thế hệ thứ hai. Nhưng, Matthêu, ta kính trọng ký ức của họ ủi họ đã từng là môn đệ, đã được kêu gọi vô điều kiện bởi Đấng khai mạc Nước Trời".
+ Sau đó, toàn miền Galilêa trở thành diễn trường cho Đức Giêsu rao giảng. Được cải hoá nhờ Tin Mừng, được chữa lành khỏi bệnh tật, những người trước kia không thể bước đi nay bắt đầu đi lại và tạo thành một "dân tộc ": tại miền "Galilêa, nơi hội lụ dân ngoại', đã manh nha một dân mới của Thiên Chúa thuộc mọi chủng tộc mọi ngôn ngữ, mọi nước và mọi dân phát sinh nhờ lời rao giảng Tin Mừng.
BÀI ĐỌC THÊM
1. Bình minh của hy vọng
(Mgr. L. Daloz, Le Régne de cieux s’est approché).
Đức Giêsu vào cuộc có nghĩa là ánh sáng đến với nhân loại. Trích dẫn Isaia không đơn thuần đem lại một chỉ dẫn về địa lý. Đó là một biểu tượng: là lối thoát của dân tộc Do Thái, sinh ở Bêlem, vì là dòng dõi David, trở thành người Galilêa ở Nazareth, Đức Giêsu đến đón rước các dân tộc. Tức thì sứ mệnh của Người mang lấy dáng vóc phổ quát. Tự bản thân chúng ta cũng phải cúi chào tia sáng đầu tiên này loé lên soi cho các dân đang sống trong bóng tối: Đức Giêsu đến gặp gỡ ta, đó là khởi đầu ơn cứu độ của ta, là bình minh của niềm hy vọng. Ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ánh bình minh này với lòng biết ơn rồi làm sống lại trong ta cảm giác kỳ diệu khám phá ra Đức Kitô, ánh sáng bừng lên soi chiếu vào mắt ta. Vâng, đối với ta vì cả mọi dân tộc, ánh sáng chính là Lời nói lạ lùng mà Phúc âm không cho ta biết đối tượng: Từ lúc ấy, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng: hãy năn sám hối, vì Nước Trời đã gần đến. Lời của Giêsu trên vũ trụ, vượt qua những biên cương của vùng đất hứa cho dân của Giao ước cũ, biến cả thế giới thành vùng đất hứa của Nước trời. Những nỗ lực và lực và toan tính của các vị truyền giáo đều phát xuất từ một lời duy nhất này. Bây giờ đến phiên chúng ta phải chuyển nhữngg từ Phúc âm tạo âm vang cho lời kêu gọi đầu tiên của Đức Giêsu khi Người đứng trước miền Galilê của các dân tộc, trên bờ sông thế giới.
2. Cuộc phiên lưu vĩ đại khởi đi từ một vùng đất bị khinh khi.
Đối với dân thủ đô, Galilêa chỉ là tỉnh lẻ. Đối với ai mộ đạo sùng tín, miền Bắc thực đáng ngờ vực. Đó là rniền hầu như thuộc ngoại bang, nơi hội tụ dân ngoại. Một dân cư pha tạp, nông dân và ngư dân có giọng nói nặng phịch vốn là đề tài phong phú cho các câu chuyện giễu cợt hằng ngày.
Trong khi những tín đồ chính thống ở kinh đô nghiền ngẫm sự khinh khi, chiêm ngưỡng sự siêu việt của mình, chế diễu và tránh xa những người bị loại trừ ở phía Bắc, thì Đức Messia Cứu Chúa, ánh sáng muôn dân, "tới cư ngự' tại Capharnaum, bên bờ hồ". Xa khỏi kinh đô vĩnh hằng, khỏi thói ngạo mạn, tự tôn, và sự mù quáng của họ. Gioan Tiền hô, vị ngôn sứ của lòng thống hối, đã trở thành kẻ sách nhiễu, gây rối. Ông bị chém đầu. Từ đó Tin Mừng bị nghi ngờ và sứ giả Tin Mừng bị theo dõi gắt gao...Nhưng Đức Giêsu đã gặp những tâm hồn cởi mở đón tiếp nơi những người hiếu động và bé nhỏ nhất của dân Người.
Chính trên bờ hồ chứ không phải trên các bậc cấp của đền thờ, giữa đám ngư phủ bận rộn công việc chứ không phải nơi những vị tư tế chuyên lo phụng tự mà Đức Giêsu sẽ chọn các môn đệ của Người. Đúng là một nước cờ ngược lại mọi lôgic. Chính những người ít khả năng nhất, ít được chuẩn bị nhất lại là những người đầu tiên nhận được ánh sáng và đi theo Đấng là "Đường, và Sự Thật và là Sự Sống”.
Ngay tức khắc, thành phần lao động đơn sơ chất phác nhưng có trái tim nhạy bén đã tin tưởng vào ngôn sứ, người rao giảng chẳng có danh nghĩa chính thức, người chạy trốn chính quyền hợp pháp câu nệ thói tục và lối giải thích của họ. Những người tội lỗi bỗng nhiên bị chất vấn, đã cảm thấy ánh sáng mà ngay những kẻ rắc rối khó tính nhất cũng phải nhượng bộ... và họ đã đi theo Người. Cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khởi đi từ một miền đất bị nguyền rủa. Thế giới đổi mới đã ăn rễ sâu vào vùng đất nhơ uế, nhưng cởi mở đón tiếp mọi bất ngờ của Thánh Thần, của Thiên Chúa...
Hôm nay cũng thế, Đấng Phục Sinh vẫn tiếp tục sứ mệnh của Người không theo cách người ta nghĩ. Người tỏ mình ra dạy dỗ, và kêu gọi không theo những chuẩn mực hay lý luận của người phàm chúng ta. Không khác gì vào thời của Đền Thở, Đức Giêsu không chỉ giam mình trong các truyền thống nhân loại, trong các tính toán của các chuyên gia, trong phán quyết của các quyến lực Người không bị giam hãm trong Giáo Hội của Người, Giáo Hội đang bị chia rẽ, nơi người thì tự cho mình là thuộc phe Phaolô và Giacôbê, Anrê, Matthêu như thể kitô đã bị chia cắt và như thể là giáo huấn của người không quan trọng bằng giáo huấn của môn đệ Người. Trong khi con cái trong nhà cãi cọ, xâu xé thân thể mầu nhiệm Đức Kitô và đóng đinh Người, Người chạy đến nơi "hội tụ dân ngoại và tìm được sự tiếp đón nồng hậu, tìm được môn đệ trong đám người bị khai trừ và những người sống ngoài lề xã hội.
Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
1. Từ một thời đại đã chấm dứt đến một thời đại đang bắt đầu.
Phần đầu bài Phúc âm Chúa nhật thứ III hôm nay (câu 12-16) được coi như đoạn kết chương nhập đề của Matthêu. Một đoạn kết đã phác hoạ những đề tài sắp khai triển.
Bắt đầu là một cuộc tĩnh tâm. Đức Giêsu rời bỏ sông Giođan, lui về ẩn ở miền Galilêa. Trong phần tường thuật về thời thơ ấu, Matthêu đã giúp ta làm quen với lối "ẩn dật” chiến thuật này khi gặp đe doạ, bắt bớ. Hãy nhớ lại cuộc chạy trốn sang Ai Cập khi Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ vô tội, và khi trở về không về Giuđêa nơi bạo chúa Arkêlaô thống trị, nhưng, để được an toàn, đã về Nadarét, xứ Galilêa. Trong khi Đức Giêsu thi hành sứ vụ, ta sẽ thấy Người "ẩn mình" khi sức ép của địch thù quá căng thẳng, cho đến khi từ nơi ẩn dật Xêsarê Philipphê, Người bắt đầu chuyến đi lên Giêrusalem để đương đầu với đau đớn, khổ nạn.
Nguyên nhân của việc rút vào bóng tối này đã được thánh sử nói rõ: đó là việc Gioan Tẩy Giả bị bắt giữ.
Đó là dấu hiệu kết thúc một thời đại. Thời của Lề Luật và các tiên tri - Gioan Tẩy Giả qua đi có nghĩa là bắt đầu một thời đại mới, thời đại hoàn tất trong Đức Giêsu Kitô. Nhưng cách kết thúc tác vụ của Người Tiền hô đã tiên báo chung cuộc dành cho Đấng mà Ngài có trách nhiệm loan báo việc ngự đến!
Trốn tránh sự thù địch của Hêrôđê Antipas, môi trường hoạt động truyền giáo của Đức Giêsu sẽ là Galilêa. Tên Galilêa có nghĩa là: nơi hội tụ các dân tộc đã phiên dịch chính xác tính chất của miền đất biên giới nơi đủ mọi sắc dân chung sống, tràn ngập ảnh hưởng ngoại lai, vùng đất mà Giuđêa và Giêrusalem nghi kỵ nếu không nói là khinh bỉ.
Matthêu nhìn thấy ở đó cả một biểu tượng. Có chỗ tên gọi đó là miền đất thuộc Zabulon và Nephtali. Thực vậy; từ lâu không còn ai hài tên này ra nữa. Cl. Tassin giải thích: vì đối với các đôc giả của Matthêu cũng như đối với ta, tên ấy đã lỗi thời, không còn ghi trong sử sách. Việc hài tên chỉ cho thấy rằng: cùng với sự khai mạc tác vụ Đức Giêsu tại Galilêa, lời sấm Isaia loan báo từ thời 2 chi họ ấy bị sát nhập vào Assyrie, 734-732 trước Công nguyên, đã được thực hiện; "Dân đi trong tăm tối đã thấy ánh sáng huy hoàng" (bài đọc I Chúa nhật này). Tin Mừng mà Đức Giêsu khởi sự rao giảng tại Galilêa, "nơi hội tụ dân ngoại không phải chỉ dành cho 1 dân tộc, nhưng cho tất cả mọi người, không phân chia, không loại trừ. Như một biểu tượng, Người đã hướng về dân ngoại và những kẻ bị loại trừ.
Cl. Tassin kết luận: "Ta có thế tóm tắt tư tưởng của Matthêu như sau: Đức Giêsu đã chọn Galilêa vì Galilêa tượng trưng cho thế giới dân ngoại. Quả vậy, trung thành với sứ mệnh clta Emanuel được sai đến với nhà Israel, Ngài vẫn ngỏ lời với dân Do Thái. Nhưng biểu tượng vẫn còn đó. Vào thời của tác giả Phác âm, các tên "Zabulon và Nephtali" nhắc lại cảnh lưu đầy, phân tán, vết thương mở ra niềm hy vọng mãnh liệt về một cuộc tập họp toàn thể dân Thiên Chúa. Ta thấy núi Galilêa nơi tất cả mọi người được mời đến tập họp: dựa trên cơ sở nào, bằng cách nào thì bài giảng trên núi sẽ cho ta biết".
2. Một lời làm nổi lên một dân tộc mới.
Câu 17 mở ra một khía cạnh mới của Phúc âm Matthêu, dành cho việc Đức Giêsu khai mạc nước Trời. Một công thức đặc sắc được dùng để dẫn nhập: "Bắt đầu từ đó Đức Giêsu khởi sự..., một công thức mà ta sẽ gặp lại ở 16,21 khi Đức Giêsu khởi hành lên Giêrusalem "Bắt đầu từ lúc đó, Đức Giêsu Kitô bắt đầu tỏ cho các môn đệ biết Người phải lên Giêrusalem, chịu đau khổ rất nhiều vì những bậc trưởng lão, các thầy cả và các luật sĩ sẽ bị giết, nhưng ngày thứ ba, Người sẽ sống lại". Có thể nói rằng, ngay từ khi khai mạc, việc loan báo Tin Mừng đã di vào một lộ trình đau khổ. Trước hết Matthêu trình bày một bản đúc kết các lời giảng của Đức Giêsu, lời giảng này đôi khi nhắc lại lời giảng của Gioan Tẩy Giả: "Hãy sám hối, vì Nước Trời đã gần đến”.
+ “Nước Trời": Một kiểu nói của người Do Thái, vì kính trọng, nên tránh hài tên Thiên Chúa ra. Riêng Marco đã dứt khoát nói về Triều đại của Thiên Chúa. Triều đại này không ở xa khuất trên mây xanh, nhưng ở "rất gần".
+"Hãy hoán cải ": hiệu quả của Triều đại Thiên Chúa tuỳ thuộc vào sự đón nhận của loài người.
Kế đó, tác giả Phúc âm cho độc giả một cái nhìn bao quát về những hoạt động truyền giáo của Đức Giêsu khởi đầu sứ vụ Galilêa. Di chuyển không ngừng nghỉ (l3, 21, 23, 24) Đức Giêsu tự đưa mình vào hoạt động Người mời gọi đến với Người, bước theo Người, trở nên môn đệ của Người.
+ Trước tiên, "Khi người đi trên bờ hồ Galilêa”. Người kêu gọi các anh em: "Simon còn gọi là Phêrô và Mátthêu hữu ý đặt lên hàng đầu những người được gọi và Matthêu trình bày như khuôn mẫu của những người theo Đức Giêsu "và André em ông", "Jacobê, con Zebede và Gioan em ông”.
Ta có 2 tường thuật ngắn về ơn kêu gọi xây trên cùng một_ kiểu mẫu và hiển nhiên cảm hứng từ 1 Các vua 19,19: Êlia kêu gọi Êlisêô.
Đức Giêsu thấy có người. Đó là những ngư phủ đánh cá trong hồ.
Người bảo họ: Hãy theo Ta. Lập tức họ bỏ thuyền, bỏ lưới mà theo Người.
Cấu trúc 2 vế này có ưu điểm là làm nổi bật vừa sáng kiến của Đức Giêsu, Người kêu gọi, vừa câu trả lời nhanh nhẹn không ngần ngại của những người được gọi.
Đức Giêsu không chỉ muốn biến những người mà Người gọi đã bỏ nghề nghiệp mà theo Người thành những người ngưỡng mộ đơn sơ hoặc những thính giả thăm chú nghe giáo huấn của Người. Nhưng Người muốn họ trở thành những người cộng tác với người trong việc chinh phục con người: hãy theo Ta, Ta sẽ biến các người thành những kẻ chinh phục con người.
Claude Tassin giải thích: "Kiểu nói "chài lưới người ta đã ngầm loan báo sứ mạng Kitô hữu, thánh sử đã nhấn mạnh một điểm: Làm môn đệ chính là làm nhà truyền giáo. Ở đây, Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ, những người sẽ nghe lời Thầy Chí Thành và sẽ chứng kiến việc Người làm. Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê quả là những tên gọi cao cả đối với Kitô hữu thuộc thế hệ thứ hai. Nhưng, Matthêu, ta kính trọng ký ức của họ ủi họ đã từng là môn đệ, đã được kêu gọi vô điều kiện bởi Đấng khai mạc Nước Trời".
+ Sau đó, toàn miền Galilêa trở thành diễn trường cho Đức Giêsu rao giảng. Được cải hoá nhờ Tin Mừng, được chữa lành khỏi bệnh tật, những người trước kia không thể bước đi nay bắt đầu đi lại và tạo thành một "dân tộc ": tại miền "Galilêa, nơi hội lụ dân ngoại', đã manh nha một dân mới của Thiên Chúa thuộc mọi chủng tộc mọi ngôn ngữ, mọi nước và mọi dân phát sinh nhờ lời rao giảng Tin Mừng.
BÀI ĐỌC THÊM
1. Bình minh của hy vọng
(Mgr. L. Daloz, Le Régne de cieux s’est approché).
Đức Giêsu vào cuộc có nghĩa là ánh sáng đến với nhân loại. Trích dẫn Isaia không đơn thuần đem lại một chỉ dẫn về địa lý. Đó là một biểu tượng: là lối thoát của dân tộc Do Thái, sinh ở Bêlem, vì là dòng dõi David, trở thành người Galilêa ở Nazareth, Đức Giêsu đến đón rước các dân tộc. Tức thì sứ mệnh của Người mang lấy dáng vóc phổ quát. Tự bản thân chúng ta cũng phải cúi chào tia sáng đầu tiên này loé lên soi cho các dân đang sống trong bóng tối: Đức Giêsu đến gặp gỡ ta, đó là khởi đầu ơn cứu độ của ta, là bình minh của niềm hy vọng. Ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ánh bình minh này với lòng biết ơn rồi làm sống lại trong ta cảm giác kỳ diệu khám phá ra Đức Kitô, ánh sáng bừng lên soi chiếu vào mắt ta. Vâng, đối với ta vì cả mọi dân tộc, ánh sáng chính là Lời nói lạ lùng mà Phúc âm không cho ta biết đối tượng: Từ lúc ấy, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng: hãy năn sám hối, vì Nước Trời đã gần đến. Lời của Giêsu trên vũ trụ, vượt qua những biên cương của vùng đất hứa cho dân của Giao ước cũ, biến cả thế giới thành vùng đất hứa của Nước trời. Những nỗ lực và lực và toan tính của các vị truyền giáo đều phát xuất từ một lời duy nhất này. Bây giờ đến phiên chúng ta phải chuyển nhữngg từ Phúc âm tạo âm vang cho lời kêu gọi đầu tiên của Đức Giêsu khi Người đứng trước miền Galilê của các dân tộc, trên bờ sông thế giới.
2. Cuộc phiên lưu vĩ đại khởi đi từ một vùng đất bị khinh khi.
Đối với dân thủ đô, Galilêa chỉ là tỉnh lẻ. Đối với ai mộ đạo sùng tín, miền Bắc thực đáng ngờ vực. Đó là rniền hầu như thuộc ngoại bang, nơi hội tụ dân ngoại. Một dân cư pha tạp, nông dân và ngư dân có giọng nói nặng phịch vốn là đề tài phong phú cho các câu chuyện giễu cợt hằng ngày.
Trong khi những tín đồ chính thống ở kinh đô nghiền ngẫm sự khinh khi, chiêm ngưỡng sự siêu việt của mình, chế diễu và tránh xa những người bị loại trừ ở phía Bắc, thì Đức Messia Cứu Chúa, ánh sáng muôn dân, "tới cư ngự' tại Capharnaum, bên bờ hồ". Xa khỏi kinh đô vĩnh hằng, khỏi thói ngạo mạn, tự tôn, và sự mù quáng của họ. Gioan Tiền hô, vị ngôn sứ của lòng thống hối, đã trở thành kẻ sách nhiễu, gây rối. Ông bị chém đầu. Từ đó Tin Mừng bị nghi ngờ và sứ giả Tin Mừng bị theo dõi gắt gao...Nhưng Đức Giêsu đã gặp những tâm hồn cởi mở đón tiếp nơi những người hiếu động và bé nhỏ nhất của dân Người.
Chính trên bờ hồ chứ không phải trên các bậc cấp của đền thờ, giữa đám ngư phủ bận rộn công việc chứ không phải nơi những vị tư tế chuyên lo phụng tự mà Đức Giêsu sẽ chọn các môn đệ của Người. Đúng là một nước cờ ngược lại mọi lôgic. Chính những người ít khả năng nhất, ít được chuẩn bị nhất lại là những người đầu tiên nhận được ánh sáng và đi theo Đấng là "Đường, và Sự Thật và là Sự Sống”.
Ngay tức khắc, thành phần lao động đơn sơ chất phác nhưng có trái tim nhạy bén đã tin tưởng vào ngôn sứ, người rao giảng chẳng có danh nghĩa chính thức, người chạy trốn chính quyền hợp pháp câu nệ thói tục và lối giải thích của họ. Những người tội lỗi bỗng nhiên bị chất vấn, đã cảm thấy ánh sáng mà ngay những kẻ rắc rối khó tính nhất cũng phải nhượng bộ... và họ đã đi theo Người. Cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khởi đi từ một miền đất bị nguyền rủa. Thế giới đổi mới đã ăn rễ sâu vào vùng đất nhơ uế, nhưng cởi mở đón tiếp mọi bất ngờ của Thánh Thần, của Thiên Chúa...
Hôm nay cũng thế, Đấng Phục Sinh vẫn tiếp tục sứ mệnh của Người không theo cách người ta nghĩ. Người tỏ mình ra dạy dỗ, và kêu gọi không theo những chuẩn mực hay lý luận của người phàm chúng ta. Không khác gì vào thời của Đền Thở, Đức Giêsu không chỉ giam mình trong các truyền thống nhân loại, trong các tính toán của các chuyên gia, trong phán quyết của các quyến lực Người không bị giam hãm trong Giáo Hội của Người, Giáo Hội đang bị chia rẽ, nơi người thì tự cho mình là thuộc phe Phaolô và Giacôbê, Anrê, Matthêu như thể kitô đã bị chia cắt và như thể là giáo huấn của người không quan trọng bằng giáo huấn của môn đệ Người. Trong khi con cái trong nhà cãi cọ, xâu xé thân thể mầu nhiệm Đức Kitô và đóng đinh Người, Người chạy đến nơi "hội tụ dân ngoại và tìm được sự tiếp đón nồng hậu, tìm được môn đệ trong đám người bị khai trừ và những người sống ngoài lề xã hội.
Chú giải của Fiches Dominicales