Dan Lee
01-21-2011, 08:02 AM
ƠN CỨU ĐỘ PHỔ QUÁT
Đức Thánh Cha Phaolô II đã có lần mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi toàn thể Giáo Hội tại Mỹ Châu, hãy tìm giải pháp cho những vấn đề trầm trọng đang tác hại tại lục địa này. Chúng ta hãy cùng lắng nghe một đoạn trong bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ cử hành tại Goađalubê:
“Giáo Hội đã có Tin mừng sự sống và sự can đảm của tiên tri, Giáo Hội lại có các nền văn hóa của chết chóc. Ước gì đại học của hy vọng này cũng là đại học của sự sống, đấy là tiếng báo động lớn của chúng ta, hãy kiến tạo một cuộc sống mới xứng đáng cho tất cả mọi người, cho các thai nhi đã được cưu mang trong lòng mẹ, cho những trẻ em bụi đời sống ngoài đường phố, cho những người dân bản xứ, cho những người dân Phi châu, cho những người di dân vì tị nạn, cho những người trẻ chiếm nhiều cơ hội để thăng tiến đời mình, cho những người già cả, cho tất cả những ai đang nếm trải sự nghèo khổ hay bị loại ra bên lề xã hội”.
“Đã đến lúc chúng ta phải nhất quyết loại trừ ra khỏi đại học Mỹ Châu này bất cứ sự tấn công nào chống lại sự sống. Xin đừng bao giờ có bạo lực, đừng bao giờ có khủng bố và buôn bán ma túy, đừng bao giờ có nạn tra tấn, hay những hình thức lạm dụng khác, cần phải chấm dứt việc kết án tử hình, đừng bao giờ có nạn khai thác bóc lột những kẻ yếu thế, đừng bao giờ có nạn kỳ thị chủng tộc, đừng bao giờ có những khu ổ chuột cùng khổ, đừng bao giờ có những tệ nạn như vậy. Đó là những tệ nạn không thể dung chấp được, những tệ nạn này kêu thấu đến tận trời cao và mời gọi các tín hữu Kitô hãy có một nếp sống khác, hãy dấn thân vào trong xã hội, mục kích phù hợp hơn với đức tin của mình”.
Những lời trên đây của vị chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ là một tiếng vang của chính Tin mừng mà Chúa Giêsu đã mang đến cho nhân loại cách đây hơn hai ngàn năm. Hiện nay tại các nhà thờ Anh giáo bên Anh Quốc, người ta đang thấy trưng bày những tấm bích chương có vẽ hình Chúa Giêsu giống hệt dung mạo của nhà cách mạng nổi tiếng Thêghê Bara, ông là một bác sĩ, đã từng là bạn của chủ tịch Fiđel Castro người Cuba, ông muốn quảng bá lý tưởng cách mạng bạo động cho toàn thể Châu Mỹ Latinh, thế nhưng ông đã ngã gục vào giữa thập niên sáu mươi. Chúa Giêsu quả thật là một nhà cách mạng nhưng Ngài không hề có Chủ trương dùng bạo động để thực hiện cách mạng. Hơn nữa, cuộc cách mạng mà Chúa Giêsu đã thực hiện qua chính cuộc sống của Ngài và được Giáo Hội tiếp tục giảng dạy và thể hiện thiết yếu là cuộc cách mạng bản thân. Tính cách mạng ấy được Chúa Giêsu thốt lên khi bắt đầu khai mạc sứ vụ công khai của Ngài: “Hãy hối cải vì nước trời đã gần đến”.
Trong chương trình cách mạng ấy của Chúa Giêsu, chúng ta bắt gặp lẽ khôn ngoan nghìn đời của các nhà hiền triết Đông Tây: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Có tu thân nghĩa là có sống cho ra người thì người ta mới có thể lãnh đạo gia đình, cai trị đất nước và mang lại thái bình cho thế giới. Khi nghe lời kêu gọi hòa bình của Giáo Hội, nhà độc tài Stalin đã thách thức, thử hỏi xem Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn? Có thể Stalin đã quên lời nhận xét của người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản là Lênin như sau: “Chỉ cần mười người như thánh Phanxicô nghèo, thì cũng đủ để cải tạo xã hội Nga”.
Quả thật ở bất cứ thời đại nào, thế giới cần nhiều vị thánh hơn là những con người tài ba. Khoa học và kỹ thuật đang tiến bộ với tốc độ nhanh chóng khiến chúng ta phải chóng mặt, các tiện nghi ngày càng tối tân, con số các nhà tỷ phú trên thế giới ngày càng gia tăng, của cải do con người tạo ra ngày càng ứ đọng, vậy mà tình hình thế giới được các phương tiện truyền thông đưa lên vẫn là một bức tranh xám xịt. Chiến tranh, chết chóc và nhất là đói khổ vẫn còn bao phủ phần lớn địa cầu của chúng ta. Bên này bán cầu thừa mứa của cải vật chất, thì bên kia bán cầu còn tới không biết bao nhiêu người đang phải lâm cảnh chết đói. Trong một quốc gia, một thiểu số nhỏ kẻ nắm giữ trong tay phần lớn của cải, còn số đông phải quằn quại trong khốn khổ.
Nguyên nhân của sự chênh lệch ấy là giải pháp cho vấn đề nằm ngay trong chính lòng con người, bao lâu vẫn còn có những người chiếm giữ quyền hành trong tay và chối bỏ những quyền cơ bản nhất của người khác thì bấy lâu vẫn còn có một số người phải quằn quại đói khổ. Bao lâu con người chưa hối cải và sống cho ra người thì bấy lâu thế giới vẫn không bao giờ có được hòa bình thật sự.
Hãy hối cải, hãy sống cho ra người, nếu chúng ta quyết tâm thực hiện mệnh lệnh này của Chúa Giêsu trong môi trường sống của chúng ta hằng ngày, thì không những chúng ta đóng góp vào cuộc cải tạo xã hội mà còn chứng tỏ cho mọi người thấy được rằng, nước trời thực sự đang đến.
Đó là niềm xác tín, đó là niềm tin của chúng ta, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau nài xin Chúa ban cho chúng ta niềm tin này.
Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu
Đức Thánh Cha Phaolô II đã có lần mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi toàn thể Giáo Hội tại Mỹ Châu, hãy tìm giải pháp cho những vấn đề trầm trọng đang tác hại tại lục địa này. Chúng ta hãy cùng lắng nghe một đoạn trong bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ cử hành tại Goađalubê:
“Giáo Hội đã có Tin mừng sự sống và sự can đảm của tiên tri, Giáo Hội lại có các nền văn hóa của chết chóc. Ước gì đại học của hy vọng này cũng là đại học của sự sống, đấy là tiếng báo động lớn của chúng ta, hãy kiến tạo một cuộc sống mới xứng đáng cho tất cả mọi người, cho các thai nhi đã được cưu mang trong lòng mẹ, cho những trẻ em bụi đời sống ngoài đường phố, cho những người dân bản xứ, cho những người dân Phi châu, cho những người di dân vì tị nạn, cho những người trẻ chiếm nhiều cơ hội để thăng tiến đời mình, cho những người già cả, cho tất cả những ai đang nếm trải sự nghèo khổ hay bị loại ra bên lề xã hội”.
“Đã đến lúc chúng ta phải nhất quyết loại trừ ra khỏi đại học Mỹ Châu này bất cứ sự tấn công nào chống lại sự sống. Xin đừng bao giờ có bạo lực, đừng bao giờ có khủng bố và buôn bán ma túy, đừng bao giờ có nạn tra tấn, hay những hình thức lạm dụng khác, cần phải chấm dứt việc kết án tử hình, đừng bao giờ có nạn khai thác bóc lột những kẻ yếu thế, đừng bao giờ có nạn kỳ thị chủng tộc, đừng bao giờ có những khu ổ chuột cùng khổ, đừng bao giờ có những tệ nạn như vậy. Đó là những tệ nạn không thể dung chấp được, những tệ nạn này kêu thấu đến tận trời cao và mời gọi các tín hữu Kitô hãy có một nếp sống khác, hãy dấn thân vào trong xã hội, mục kích phù hợp hơn với đức tin của mình”.
Những lời trên đây của vị chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ là một tiếng vang của chính Tin mừng mà Chúa Giêsu đã mang đến cho nhân loại cách đây hơn hai ngàn năm. Hiện nay tại các nhà thờ Anh giáo bên Anh Quốc, người ta đang thấy trưng bày những tấm bích chương có vẽ hình Chúa Giêsu giống hệt dung mạo của nhà cách mạng nổi tiếng Thêghê Bara, ông là một bác sĩ, đã từng là bạn của chủ tịch Fiđel Castro người Cuba, ông muốn quảng bá lý tưởng cách mạng bạo động cho toàn thể Châu Mỹ Latinh, thế nhưng ông đã ngã gục vào giữa thập niên sáu mươi. Chúa Giêsu quả thật là một nhà cách mạng nhưng Ngài không hề có Chủ trương dùng bạo động để thực hiện cách mạng. Hơn nữa, cuộc cách mạng mà Chúa Giêsu đã thực hiện qua chính cuộc sống của Ngài và được Giáo Hội tiếp tục giảng dạy và thể hiện thiết yếu là cuộc cách mạng bản thân. Tính cách mạng ấy được Chúa Giêsu thốt lên khi bắt đầu khai mạc sứ vụ công khai của Ngài: “Hãy hối cải vì nước trời đã gần đến”.
Trong chương trình cách mạng ấy của Chúa Giêsu, chúng ta bắt gặp lẽ khôn ngoan nghìn đời của các nhà hiền triết Đông Tây: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Có tu thân nghĩa là có sống cho ra người thì người ta mới có thể lãnh đạo gia đình, cai trị đất nước và mang lại thái bình cho thế giới. Khi nghe lời kêu gọi hòa bình của Giáo Hội, nhà độc tài Stalin đã thách thức, thử hỏi xem Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn? Có thể Stalin đã quên lời nhận xét của người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản là Lênin như sau: “Chỉ cần mười người như thánh Phanxicô nghèo, thì cũng đủ để cải tạo xã hội Nga”.
Quả thật ở bất cứ thời đại nào, thế giới cần nhiều vị thánh hơn là những con người tài ba. Khoa học và kỹ thuật đang tiến bộ với tốc độ nhanh chóng khiến chúng ta phải chóng mặt, các tiện nghi ngày càng tối tân, con số các nhà tỷ phú trên thế giới ngày càng gia tăng, của cải do con người tạo ra ngày càng ứ đọng, vậy mà tình hình thế giới được các phương tiện truyền thông đưa lên vẫn là một bức tranh xám xịt. Chiến tranh, chết chóc và nhất là đói khổ vẫn còn bao phủ phần lớn địa cầu của chúng ta. Bên này bán cầu thừa mứa của cải vật chất, thì bên kia bán cầu còn tới không biết bao nhiêu người đang phải lâm cảnh chết đói. Trong một quốc gia, một thiểu số nhỏ kẻ nắm giữ trong tay phần lớn của cải, còn số đông phải quằn quại trong khốn khổ.
Nguyên nhân của sự chênh lệch ấy là giải pháp cho vấn đề nằm ngay trong chính lòng con người, bao lâu vẫn còn có những người chiếm giữ quyền hành trong tay và chối bỏ những quyền cơ bản nhất của người khác thì bấy lâu vẫn còn có một số người phải quằn quại đói khổ. Bao lâu con người chưa hối cải và sống cho ra người thì bấy lâu thế giới vẫn không bao giờ có được hòa bình thật sự.
Hãy hối cải, hãy sống cho ra người, nếu chúng ta quyết tâm thực hiện mệnh lệnh này của Chúa Giêsu trong môi trường sống của chúng ta hằng ngày, thì không những chúng ta đóng góp vào cuộc cải tạo xã hội mà còn chứng tỏ cho mọi người thấy được rằng, nước trời thực sự đang đến.
Đó là niềm xác tín, đó là niềm tin của chúng ta, giờ đây chúng ta hãy cùng nhau nài xin Chúa ban cho chúng ta niềm tin này.
Ðài Phát Thanh Chân Lý Á Châu