Dan Lee
01-21-2011, 08:11 AM
KHI ĐỨC GIÊSU NGHE TIN ÔNG GOAN BỊ NỘP
Khi Đức Giêsu nghe tin ông Gioan đi bị nộp...
Chúng ta luôn nghĩ rằng thời đại của chúng ta là một thời đại xáo trộn nhất với những vụ bạo lực, bắt cóc tin, giết người tấn công có vũ trang. Vả lại, Tin Mừng của Matthêu giới thiệu với chúng ta thời đại của Đức Giêsu như một thời đại bi đát. Đúng vào lúc mà chính quyền bắt giam người anh họ của Người, không cho ông giảng dạy nữa, Đức Giêsu quyết định tiếp lục sự giảng dạy đó! Phải có lòng can đảm, Đức Giêsu mới dám lao vào một cuộc phiêu lưu cũng sẽ đưa Người đến cùng một số phận bi thảm. Ở đây Matthêu sử dụng cùng một từ ngữ như trong cuôc khổ nạn: "Nghe tin ông Gioan đã bị nộp". Trong vài tuần lễ nữa, Đức Giêsu sẽ nói: "Này chúng ta lên Giêrusalem. Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư; họ kết án tử hình Người và nộp Người cho dân ngoại" (Mt 20,18 - 26,2).
Đời sống của tôi cũng thế, có lẽ khó sống. Những cuộc xung đột mà tôi phải sống chẳng phải là cơ hội để tôi hiệp thông với Đức Giêsu sao?
Người lánh qua miền Galilê...
Từ "lánh qua” lui về, là từ đặc biệt của Tin Mừng Matthêu. Thánh sử nhấn mạnh rằng Đức Giêsu (vốn là Thiên Chúa!) là một hạng người bị cấm cách, lưu đày lúc nào cũng phải chạy trốn, và bị những kẻ thù ghét truy nã (Matthêu 12,15 - 14,13 - 15,21). Cũng với những công thức ấy Matthêu đã cho thấy Giuse chạy trốn khỏi miền Giuđê lui về miền Galilê vì Áckêlao nguy hiểm đã kế vị vua cha (Mt 2, 22-23).
Rồi Người bỏ Nadarét, đến ở Caphácnaum. Một thành ven biển hồ Galilê. thuộc địa hạt Dơvulun và Náptali.
Đức Giêsu dời chỗ. Người rời bỏ ngôi làng nhỏ nơi Người đã sống thời thơ ấu. Nói đến ở một "thành phố trong thế kỷ cơ động của chúng ta, tôi thích nghĩ rằng Đức Giêsu cũng đã phải làm quen với những láng giềng mới, tạo ra các mối quen hệ mới, thay đổi môi trường! Vậy, Đức Giêsu đã chọn thành phố nào để ở như sau này người ta sẽ nói "thành phố của Người” (Matthêu 9,1). Caphácnaum! Đó là thành phố của Simon Phêrô. Nhưng sự khai quật gần đây đã khám phá ra ngôi nhà khiêm tốn của người ngư dân đó, rất gần cảng... Đức Giêsu đã đến cư ngụ trong ngôi nhà đó. Caphácnaum là một thành phố biên giới, nằm trên đường biên giới của hai quốc gia của Hêrôđê và của Philípphê. Thành phố này có một trạm thu thuế, rnột đội quân La mã đồn trú. Khác với Nadarét là một thị trấn nhỏ, nằm ẩn khuất sau những đồi núi, Caphácnaum là nơi qua lại và tụ tập nhiều dân là địa điểm quan trọng trên con đường ven biển nối liền Đamát, cửa vào sa mạc, đến Xêsarê cửa ra biển Địa Trung Hải. Đức Giêsu không dời chỗ mà không có lý do. Sự chọn lựa này có một ý nghĩa.
“Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi".
Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Đức Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha: Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu. Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Đức Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người: vì thế có sáu mươi sáu lời trích dẫn của Cựu Ước trong Tin Mừng của Matthêu. Nhưng chúng ta có thể thấy ở đây một ý chí có cân nhắc Đức Giêsu: Người đi đến với những người xa Thiên Chúa nhất.
Miền đất Galilê là một tỉnh pha trộn nhiều sắc dân, một sứ sở mở rộng cho các đoàn thương nhân. Đức Giêsu đến ở đó! Người không định rao giảng trước tiên cho thành Giêrusalem, và miền đất thánh Giuđê... nhưng trong miền đất phía Bắc, mở ra cho các ảnh hưởng ngoại giáo và do đó bị giới lãnh đạo Do Thái nghi ngờ và khinh bỉ như miền đất lạc giáo không nhiều thì ít. Giáo Hội ngày nay có mang tính chất truyền giáo như Đức Giêsu không?
Phần tôi thì sao? Những phản ứng sâu xa của tôi là gì? Có phải tôi chỉ lui tới thân mật với những người suy nghĩ giống tôi? Có phải tôi tránh tiếp xúc với những người ngoại giáo và vô thần? Có phải theo bước Đức Giêsu. Tôi đến chỗ ngã tư đường chỗ giao lưu với dân ngoại? Có phải tôi sẽ mạnh dạn đến xứ sở của “bóng tối và sự chết", để đưa vào đó một chút “ánh sáng"?
Tôi chiêm ngắm Đức Giêsu rời bỏ ngôi làng nhỏ của người... đến cư ngụ ở Caphácnaum...
Từ lúc đó Đức Giêsu bắt đầu rao giảng, và nói rằng: "Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần".
Đức Giêsu tiếp tục việc rao giảng của Gioan Tẩy Giả không thay đổi một lời (Mt 3,2) Và Đức Giêsu đến lượt mình bị giết chết, Phêrô sẽ lặp lại cùng một sứ điệp (Cv 2,38). "Anh em hãy sám hối, hãy thay đổi!”. Chúng ta có xác tín rằng chúng ta một sự đổi hướng phải thực hiện không? Chúng ta không tự phát quay hướng Thiên Chúa, Tha Thể tuyệt đối cũng như về người khác… Theo tính tự nhiên, chúng ta lấy mình làm trung tâm. Nếu chúng ta sáng suốt, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta có một sự đổi hướng hoàn toàn phải thực hiện… để Thiên Chúa thật sự ngự trị trong lòng chúng ta... để Nước Thiên Chúa được ở đây trong đời tôi.
Một cách cụ thể, sự sám hối, hoán cải nào mà Thiên Chúa đòi hỏi tôi trong lúc này?
Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simon, chúng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá".
Cảnh nầy lầ một cảnh tầm thường và hoàn toàn đơn giản theo thể cách của Matthêu. Không có gì là phi thường, đặc biệt. Theo Matthêu, hành động đầu tiên của Đức Giêsu không phải là một phép lạ nhưng là một lời kêu gọi. Cuộc phiêu lưu của Giáo Hội, cuộc cách mạng đã thay đổi bộ mặt của trời đất, đã bắt đầu như thế... trong hoàn cảnh tầm thường của các ngư dân làm công việc mỗi ngày của họ. Chúng ta hãy lưu ý tầm quan trọng đó: Đức Giêsu “kêu gọi" các tông đồ của Người không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh... nhưng ở giữa đời sống mỗi ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp!
Quả Đức Giêsu có sự táo bạo? Chính Người đã khởi xướng, chính Người đã kêu gọi. Xem ra Người hoàn toàn biết rõ Người muốn đi đến đâu! Người lôi kéo người ta đi theo Người. Người điềm nhiên nói rằng mọi người được dựng nên cho Người, phải đi đánh lưới họ, như người ta đi lưới cá.
Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
Ngày nay, có sự thiếu ơn gọi. Tin Mừng ngày hôm nay phải thức tỉnh chúng ta. Chắc chắn, Chúa vẫn tiếp tục gọi. Ai sẽ chấp nhận sống cuộc phiêu lưu trong hoạt đọng tông đồ như trong thời kỳ đó? Lúc đó, những người được gọi đã đáp lại vô điều kiện... Còn tôi?
Đi một quãng nữa: Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với Cha lã ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.
Sự đáp lại ơn gọi quả mau lẹ đối với chúng ta xem ra như không có thật. Chúng ta chớ nên quên rằng những người như Gioan và Giacôbê đã được Gioan Tẩy Giả chuẩn bị về mặt tâm lý và lịch sử. Vả lại đây không phải là lần đầu tiên họ gặp Đức Giêsu. Họ đã gặp Người ở bờ sông Giođan (Ga 1,35-50). Tuy nhiên, chúng ta không nên giảm nhẹ những yêu sách triệt để của Đức Giêsu: Câu chuyện được xây dựng trên sơ đồ ngôn sứ Êlisa cũng đã đốt cày của ông, nướng bò của ông "để không bao giờ còn quay lại đàng sau. Chúng ta không đơn thuần trong một quan hệ “bình thường" của môn đệ với rápbi hay giáo trưởng của họ. Không phải Giacobê và Gioan, cũng không phải Phêrô và Anrê đã tìm kiếm Đức Giêsu mà chính Đức Giêsu với sự cao cả của Người đã có sáng kiến mời gọi họ.
Và nếu đó là Thiên Chúa mời gọi tôi? Tôi sẽ làm gì?
Thế rồi Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân.
Matthêu tóm lược ở đây mọi hoạt động của Đức Giêsu. Thánh sử nói lại nguyên văn câu này trước lúc Nhóm Mười Hai bắt tay vào việc truyền giáo (Mt 9,35). Tôi phải dành thời gian để chiêm niệm trong thinh lặng và kéo dài về Đức Giêsu. Tôi tưởng tượng Người, đang bước đi trên mọi nẻo đường, từ làng này sang làng khác.
Người rao giảng Tin Mừng. Ở đây có từ ngữ "kêrussôn" mà nghĩa theo mặt chữ là cao rao (kêu gào) Tin Mừng. Từ này gợi ý một anh mõ làng (một người rao tin) đến gần để công bố một tin: Nước Thiên Chúa đã đến! Người cũng giáo huấn dạy dỗ. Từ dùng ở đây là "didaskôn" gợi ý một hoạt động được triển khai nhiều hơn và mang tính sư phạm nhiều hơn. Giờ đây chúng ta tưởng tượng Đức Giêsu được vây quanh bởi những kẻ mà người kể cho nghe những dụ ngôn, ví dụ là như thế. Một số nhà chú giải Kinh Thánh nghĩ rằng Đức Giêsu đã sử dụng các phương pháp giảng dạy của các giáo trưởng thời đại Người... tức là bắt họ học thuộc lòng những bản văn mà họ không được quên. Sau cùng, Người chữa lành. Và chúng ta còn ghi nhận từ ngữ Hy Lạp mà người nào biết tiếp Pháp sẽ nhận biết dễ dàng: "thérapeuôn". Đức Giêsu là một người đầy lòng nhân hậu, Người luôn chạnh lòng thương vì tất cả những đau khổ mà Người gặp trên con đường Người đi qua.
Lạy Chúa, xin chữa lành chúng con! Xin cứu chúng con! và làm cho chúng con thành những người cứu độ với Chúa. .
Noel Quession
Khi Đức Giêsu nghe tin ông Gioan đi bị nộp...
Chúng ta luôn nghĩ rằng thời đại của chúng ta là một thời đại xáo trộn nhất với những vụ bạo lực, bắt cóc tin, giết người tấn công có vũ trang. Vả lại, Tin Mừng của Matthêu giới thiệu với chúng ta thời đại của Đức Giêsu như một thời đại bi đát. Đúng vào lúc mà chính quyền bắt giam người anh họ của Người, không cho ông giảng dạy nữa, Đức Giêsu quyết định tiếp lục sự giảng dạy đó! Phải có lòng can đảm, Đức Giêsu mới dám lao vào một cuộc phiêu lưu cũng sẽ đưa Người đến cùng một số phận bi thảm. Ở đây Matthêu sử dụng cùng một từ ngữ như trong cuôc khổ nạn: "Nghe tin ông Gioan đã bị nộp". Trong vài tuần lễ nữa, Đức Giêsu sẽ nói: "Này chúng ta lên Giêrusalem. Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư; họ kết án tử hình Người và nộp Người cho dân ngoại" (Mt 20,18 - 26,2).
Đời sống của tôi cũng thế, có lẽ khó sống. Những cuộc xung đột mà tôi phải sống chẳng phải là cơ hội để tôi hiệp thông với Đức Giêsu sao?
Người lánh qua miền Galilê...
Từ "lánh qua” lui về, là từ đặc biệt của Tin Mừng Matthêu. Thánh sử nhấn mạnh rằng Đức Giêsu (vốn là Thiên Chúa!) là một hạng người bị cấm cách, lưu đày lúc nào cũng phải chạy trốn, và bị những kẻ thù ghét truy nã (Matthêu 12,15 - 14,13 - 15,21). Cũng với những công thức ấy Matthêu đã cho thấy Giuse chạy trốn khỏi miền Giuđê lui về miền Galilê vì Áckêlao nguy hiểm đã kế vị vua cha (Mt 2, 22-23).
Rồi Người bỏ Nadarét, đến ở Caphácnaum. Một thành ven biển hồ Galilê. thuộc địa hạt Dơvulun và Náptali.
Đức Giêsu dời chỗ. Người rời bỏ ngôi làng nhỏ nơi Người đã sống thời thơ ấu. Nói đến ở một "thành phố trong thế kỷ cơ động của chúng ta, tôi thích nghĩ rằng Đức Giêsu cũng đã phải làm quen với những láng giềng mới, tạo ra các mối quen hệ mới, thay đổi môi trường! Vậy, Đức Giêsu đã chọn thành phố nào để ở như sau này người ta sẽ nói "thành phố của Người” (Matthêu 9,1). Caphácnaum! Đó là thành phố của Simon Phêrô. Nhưng sự khai quật gần đây đã khám phá ra ngôi nhà khiêm tốn của người ngư dân đó, rất gần cảng... Đức Giêsu đã đến cư ngụ trong ngôi nhà đó. Caphácnaum là một thành phố biên giới, nằm trên đường biên giới của hai quốc gia của Hêrôđê và của Philípphê. Thành phố này có một trạm thu thuế, rnột đội quân La mã đồn trú. Khác với Nadarét là một thị trấn nhỏ, nằm ẩn khuất sau những đồi núi, Caphácnaum là nơi qua lại và tụ tập nhiều dân là địa điểm quan trọng trên con đường ven biển nối liền Đamát, cửa vào sa mạc, đến Xêsarê cửa ra biển Địa Trung Hải. Đức Giêsu không dời chỗ mà không có lý do. Sự chọn lựa này có một ý nghĩa.
“Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi".
Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Đức Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha: Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu. Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Đức Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người: vì thế có sáu mươi sáu lời trích dẫn của Cựu Ước trong Tin Mừng của Matthêu. Nhưng chúng ta có thể thấy ở đây một ý chí có cân nhắc Đức Giêsu: Người đi đến với những người xa Thiên Chúa nhất.
Miền đất Galilê là một tỉnh pha trộn nhiều sắc dân, một sứ sở mở rộng cho các đoàn thương nhân. Đức Giêsu đến ở đó! Người không định rao giảng trước tiên cho thành Giêrusalem, và miền đất thánh Giuđê... nhưng trong miền đất phía Bắc, mở ra cho các ảnh hưởng ngoại giáo và do đó bị giới lãnh đạo Do Thái nghi ngờ và khinh bỉ như miền đất lạc giáo không nhiều thì ít. Giáo Hội ngày nay có mang tính chất truyền giáo như Đức Giêsu không?
Phần tôi thì sao? Những phản ứng sâu xa của tôi là gì? Có phải tôi chỉ lui tới thân mật với những người suy nghĩ giống tôi? Có phải tôi tránh tiếp xúc với những người ngoại giáo và vô thần? Có phải theo bước Đức Giêsu. Tôi đến chỗ ngã tư đường chỗ giao lưu với dân ngoại? Có phải tôi sẽ mạnh dạn đến xứ sở của “bóng tối và sự chết", để đưa vào đó một chút “ánh sáng"?
Tôi chiêm ngắm Đức Giêsu rời bỏ ngôi làng nhỏ của người... đến cư ngụ ở Caphácnaum...
Từ lúc đó Đức Giêsu bắt đầu rao giảng, và nói rằng: "Anh em hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần".
Đức Giêsu tiếp tục việc rao giảng của Gioan Tẩy Giả không thay đổi một lời (Mt 3,2) Và Đức Giêsu đến lượt mình bị giết chết, Phêrô sẽ lặp lại cùng một sứ điệp (Cv 2,38). "Anh em hãy sám hối, hãy thay đổi!”. Chúng ta có xác tín rằng chúng ta một sự đổi hướng phải thực hiện không? Chúng ta không tự phát quay hướng Thiên Chúa, Tha Thể tuyệt đối cũng như về người khác… Theo tính tự nhiên, chúng ta lấy mình làm trung tâm. Nếu chúng ta sáng suốt, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta có một sự đổi hướng hoàn toàn phải thực hiện… để Thiên Chúa thật sự ngự trị trong lòng chúng ta... để Nước Thiên Chúa được ở đây trong đời tôi.
Một cách cụ thể, sự sám hối, hoán cải nào mà Thiên Chúa đòi hỏi tôi trong lúc này?
Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simon, chúng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá".
Cảnh nầy lầ một cảnh tầm thường và hoàn toàn đơn giản theo thể cách của Matthêu. Không có gì là phi thường, đặc biệt. Theo Matthêu, hành động đầu tiên của Đức Giêsu không phải là một phép lạ nhưng là một lời kêu gọi. Cuộc phiêu lưu của Giáo Hội, cuộc cách mạng đã thay đổi bộ mặt của trời đất, đã bắt đầu như thế... trong hoàn cảnh tầm thường của các ngư dân làm công việc mỗi ngày của họ. Chúng ta hãy lưu ý tầm quan trọng đó: Đức Giêsu “kêu gọi" các tông đồ của Người không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh... nhưng ở giữa đời sống mỗi ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp!
Quả Đức Giêsu có sự táo bạo? Chính Người đã khởi xướng, chính Người đã kêu gọi. Xem ra Người hoàn toàn biết rõ Người muốn đi đến đâu! Người lôi kéo người ta đi theo Người. Người điềm nhiên nói rằng mọi người được dựng nên cho Người, phải đi đánh lưới họ, như người ta đi lưới cá.
Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
Ngày nay, có sự thiếu ơn gọi. Tin Mừng ngày hôm nay phải thức tỉnh chúng ta. Chắc chắn, Chúa vẫn tiếp tục gọi. Ai sẽ chấp nhận sống cuộc phiêu lưu trong hoạt đọng tông đồ như trong thời kỳ đó? Lúc đó, những người được gọi đã đáp lại vô điều kiện... Còn tôi?
Đi một quãng nữa: Người thấy hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là ông Gioan. Hai ông này đang cùng với Cha lã ông Dêbêđê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người.
Sự đáp lại ơn gọi quả mau lẹ đối với chúng ta xem ra như không có thật. Chúng ta chớ nên quên rằng những người như Gioan và Giacôbê đã được Gioan Tẩy Giả chuẩn bị về mặt tâm lý và lịch sử. Vả lại đây không phải là lần đầu tiên họ gặp Đức Giêsu. Họ đã gặp Người ở bờ sông Giođan (Ga 1,35-50). Tuy nhiên, chúng ta không nên giảm nhẹ những yêu sách triệt để của Đức Giêsu: Câu chuyện được xây dựng trên sơ đồ ngôn sứ Êlisa cũng đã đốt cày của ông, nướng bò của ông "để không bao giờ còn quay lại đàng sau. Chúng ta không đơn thuần trong một quan hệ “bình thường" của môn đệ với rápbi hay giáo trưởng của họ. Không phải Giacobê và Gioan, cũng không phải Phêrô và Anrê đã tìm kiếm Đức Giêsu mà chính Đức Giêsu với sự cao cả của Người đã có sáng kiến mời gọi họ.
Và nếu đó là Thiên Chúa mời gọi tôi? Tôi sẽ làm gì?
Thế rồi Đức Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân.
Matthêu tóm lược ở đây mọi hoạt động của Đức Giêsu. Thánh sử nói lại nguyên văn câu này trước lúc Nhóm Mười Hai bắt tay vào việc truyền giáo (Mt 9,35). Tôi phải dành thời gian để chiêm niệm trong thinh lặng và kéo dài về Đức Giêsu. Tôi tưởng tượng Người, đang bước đi trên mọi nẻo đường, từ làng này sang làng khác.
Người rao giảng Tin Mừng. Ở đây có từ ngữ "kêrussôn" mà nghĩa theo mặt chữ là cao rao (kêu gào) Tin Mừng. Từ này gợi ý một anh mõ làng (một người rao tin) đến gần để công bố một tin: Nước Thiên Chúa đã đến! Người cũng giáo huấn dạy dỗ. Từ dùng ở đây là "didaskôn" gợi ý một hoạt động được triển khai nhiều hơn và mang tính sư phạm nhiều hơn. Giờ đây chúng ta tưởng tượng Đức Giêsu được vây quanh bởi những kẻ mà người kể cho nghe những dụ ngôn, ví dụ là như thế. Một số nhà chú giải Kinh Thánh nghĩ rằng Đức Giêsu đã sử dụng các phương pháp giảng dạy của các giáo trưởng thời đại Người... tức là bắt họ học thuộc lòng những bản văn mà họ không được quên. Sau cùng, Người chữa lành. Và chúng ta còn ghi nhận từ ngữ Hy Lạp mà người nào biết tiếp Pháp sẽ nhận biết dễ dàng: "thérapeuôn". Đức Giêsu là một người đầy lòng nhân hậu, Người luôn chạnh lòng thương vì tất cả những đau khổ mà Người gặp trên con đường Người đi qua.
Lạy Chúa, xin chữa lành chúng con! Xin cứu chúng con! và làm cho chúng con thành những người cứu độ với Chúa. .
Noel Quession