Dan Lee
01-21-2011, 10:31 PM
RỬA TỘI CHO TRẺ THƠ LÀ HỒNG ÂN THIÊN CHÚA
Ban bí tích Rửa Rội cho một em bé - chưa đến tuổi tuyên xưng Đức Tin - là một nghi thức biểu lộ hồng ân nhưng-không đến từ THIÊN CHÚA. Vì thế, lễ ban bí tích Rửa Rội cho trẻ thơ không phải chỉ thuần túy là lễ mừng một em bé chào đời. Có cái gì khác cao cả hơn thế nữa. Thật vậy, đây là buổi cử hành ghi dấu bước khởi đầu cuộc sống của một Kitô-hữu. Thế nhưng, trong Giáo Hội, từ bao đời, đặc biệt trong thế giới tục hóa ngày nay, luôn có người đặt vấn nạn: ”Tại sao rửa tội cho trẻ thơ?” Xin trích dịch câu trả lời của Cha Paul De Clerck, cựu viện trưởng Học Viện Phụng Vụ và hiện là Trưởng Ban Mục Vụ tại Bruxelles, thủ đô Vương Quốc Bỉ.
Vấn nạn ”Tại sao rửa tội cho trẻ thơ” có từ lâu. Vào đầu thế kỷ III, Tertullien (155-222), văn sĩ Kitô đầu tiên ở miền Bắc Phi đã viết một Khảo Luận về bí tích Rửa Tội và nêu vấn đề rửa tội cho trẻ thơ. Thói quen thời đó thường chỉ ban bí tích Rửa Tội cho người lớn, nên ông viết:
- Đúng vậy, Đức Chúa GIÊSU đã phán: ”Hãy để các trẻ nhỏ đến với Thầy”. Dĩ nhiên hãy để chúng đến, nhưng hãy đợi khi chúng đã lớn, đã đạt tuổi khôn, khi chúng đã học biết Đấng mà chúng đến là Ai!
Sau đó, trải dài theo dòng lịch sử của Giáo Hội, vấn nạn: ”Tại sao rửa tội cho trẻ thơ” vẫn tiếp tục đặt ra. Chúng ta có thể tóm tắt vấn đề như sau. Để trở thành Kitô-hữu, cần phải biết Đấng mà chúng ta đặt trọn niềm tin tưởng và sẵn sàng tuyên xưng Đức Tin. Trong khi một trẻ thơ không làm được như thế. Vậy thì, không thể rửa tội cho trẻ thơ! Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo vẫn có thói quen rửa tội cho trẻ sơ sinh, cho các em bé, hay ít ra từ thế kỷ thứ III, bởi vì Tertullien đã lên tiếng phản đối! Đến thế kỷ XVI vấn đề trở nên sôi động hơn với nhóm Tin Lành thuộc Phái ”Trưởng-Tẩy - Baptistes”. Họ cương quyết từ chối việc ban bí tích Rửa Tội các trẻ nhỏ!
Vấn đề không phải là ban bí tích Rửa Tội cho trẻ thơ cho bằng sau đó phải đưa các trẻ được rửa tội vào đời sống của Giáo Hội, vào việc thực hành đạo. Trong trường hợp này, nếu việc ban bí tích Rửa Tội cho trẻ thơ ghi dấu đích thật cho hành trình khởi đầu cuộc sống của Kitô-hữu, thì nó phải tiếp tục sau đó cùng với việc lớn lên của đứa bé. Nếu diễn tiến là như thế thì không có lý do gì ngăn trở việc ban bí tích Rửa Tội cho các trẻ sơ sinh, các em bé chưa đến tuổi khôn hoặc tuổi trưởng thành.
Chúng ta có thể suy tư vấn đề dưới hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là thần học. Các bí tích được định nghĩa như là dấu chỉ gặp gỡ giữa THIÊN CHÚA và con người. Chính THIÊN CHÚA đi bước khởi đầu vì chính Ngài là Chủ Tể. Như thế, chúng ta hiểu mối quan tâm của Giáo Hội là không được phép phung phí các Ơn Lành của THIÊN CHÚA. Trái lại, Giáo Hội luôn luôn tìm cách giới thiệu Ơn Thánh và làm cho Ơn Thánh sinh động trong mọi chiều kích phong phú. Khía cạnh thứ hai là xã hội, là truyền thống: Tín hữu Công Giáo vẫn có thói quen xin rửa tội cho các trẻ sơ sinh, cho các em bé! Đây là niềm an ủi và khích lệ lớn lao khi thấy các bậc cha mẹ Công Giáo muốn đánh dấu sự có mặt của một trẻ thơ trên cõi đời bằng một nghi lễ tôn giáo: lễ Rửa Tội!
Thế nhưng, trước hết và trên hết, việc ban bí tích Rửa Tội cho trẻ thơ phải được nhấn mạnh và hiểu rõ rằng:
- Rửa Tội cho một trẻ thơ là hành động tuyệt đẹp vì nó làm nổi bật đặc tính nhưng-không của Ơn Cứu Độ, của các hồng ân THIÊN CHÚA.
Bởi vì, THIÊN CHÚA không đợi chờ cho đến lúc con người có khả năng hiểu biết mới bày tỏ Tình Yêu của Ngài và kêu mời con người đáp lại Tiếng Gọi của Ngài! Không! THIÊN CHÚA không bao giờ chần-chờ so-đo tính-toán. Chính Ngài đi bước trước. Tình Yêu THIÊN CHÚA vô biên. Bổn phận ưu ái của con người là mau mắn tiếp nhận Tình Yêu và sẵn sàng đáp lại Tiếng Gọi của THIÊN CHÚA.
... Vào lúc ấy, Đức Chúa GIÊSU cất tiếng nói: ”Lạy CHA là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen CHA, vì CHA đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy CHA, vì đó là điều đẹp ý CHA .. CHA Thầy đã giao phó mọi sự cho Thầy. Và không ai biết rõ Người Con, trừ CHÚA CHA; cũng như không ai biết rõ CHÚA CHA, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho .. Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Thầy, và hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy êm ái, và gánh Thầy nhẹ nhàng” (Matthêu 11,25-30).
(”Croire Aujourd'hui”, la Foi dans la Vie, n.270, Septembre 2010, trang 32-34)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Ban bí tích Rửa Rội cho một em bé - chưa đến tuổi tuyên xưng Đức Tin - là một nghi thức biểu lộ hồng ân nhưng-không đến từ THIÊN CHÚA. Vì thế, lễ ban bí tích Rửa Rội cho trẻ thơ không phải chỉ thuần túy là lễ mừng một em bé chào đời. Có cái gì khác cao cả hơn thế nữa. Thật vậy, đây là buổi cử hành ghi dấu bước khởi đầu cuộc sống của một Kitô-hữu. Thế nhưng, trong Giáo Hội, từ bao đời, đặc biệt trong thế giới tục hóa ngày nay, luôn có người đặt vấn nạn: ”Tại sao rửa tội cho trẻ thơ?” Xin trích dịch câu trả lời của Cha Paul De Clerck, cựu viện trưởng Học Viện Phụng Vụ và hiện là Trưởng Ban Mục Vụ tại Bruxelles, thủ đô Vương Quốc Bỉ.
Vấn nạn ”Tại sao rửa tội cho trẻ thơ” có từ lâu. Vào đầu thế kỷ III, Tertullien (155-222), văn sĩ Kitô đầu tiên ở miền Bắc Phi đã viết một Khảo Luận về bí tích Rửa Tội và nêu vấn đề rửa tội cho trẻ thơ. Thói quen thời đó thường chỉ ban bí tích Rửa Tội cho người lớn, nên ông viết:
- Đúng vậy, Đức Chúa GIÊSU đã phán: ”Hãy để các trẻ nhỏ đến với Thầy”. Dĩ nhiên hãy để chúng đến, nhưng hãy đợi khi chúng đã lớn, đã đạt tuổi khôn, khi chúng đã học biết Đấng mà chúng đến là Ai!
Sau đó, trải dài theo dòng lịch sử của Giáo Hội, vấn nạn: ”Tại sao rửa tội cho trẻ thơ” vẫn tiếp tục đặt ra. Chúng ta có thể tóm tắt vấn đề như sau. Để trở thành Kitô-hữu, cần phải biết Đấng mà chúng ta đặt trọn niềm tin tưởng và sẵn sàng tuyên xưng Đức Tin. Trong khi một trẻ thơ không làm được như thế. Vậy thì, không thể rửa tội cho trẻ thơ! Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo vẫn có thói quen rửa tội cho trẻ sơ sinh, cho các em bé, hay ít ra từ thế kỷ thứ III, bởi vì Tertullien đã lên tiếng phản đối! Đến thế kỷ XVI vấn đề trở nên sôi động hơn với nhóm Tin Lành thuộc Phái ”Trưởng-Tẩy - Baptistes”. Họ cương quyết từ chối việc ban bí tích Rửa Tội các trẻ nhỏ!
Vấn đề không phải là ban bí tích Rửa Tội cho trẻ thơ cho bằng sau đó phải đưa các trẻ được rửa tội vào đời sống của Giáo Hội, vào việc thực hành đạo. Trong trường hợp này, nếu việc ban bí tích Rửa Tội cho trẻ thơ ghi dấu đích thật cho hành trình khởi đầu cuộc sống của Kitô-hữu, thì nó phải tiếp tục sau đó cùng với việc lớn lên của đứa bé. Nếu diễn tiến là như thế thì không có lý do gì ngăn trở việc ban bí tích Rửa Tội cho các trẻ sơ sinh, các em bé chưa đến tuổi khôn hoặc tuổi trưởng thành.
Chúng ta có thể suy tư vấn đề dưới hai khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là thần học. Các bí tích được định nghĩa như là dấu chỉ gặp gỡ giữa THIÊN CHÚA và con người. Chính THIÊN CHÚA đi bước khởi đầu vì chính Ngài là Chủ Tể. Như thế, chúng ta hiểu mối quan tâm của Giáo Hội là không được phép phung phí các Ơn Lành của THIÊN CHÚA. Trái lại, Giáo Hội luôn luôn tìm cách giới thiệu Ơn Thánh và làm cho Ơn Thánh sinh động trong mọi chiều kích phong phú. Khía cạnh thứ hai là xã hội, là truyền thống: Tín hữu Công Giáo vẫn có thói quen xin rửa tội cho các trẻ sơ sinh, cho các em bé! Đây là niềm an ủi và khích lệ lớn lao khi thấy các bậc cha mẹ Công Giáo muốn đánh dấu sự có mặt của một trẻ thơ trên cõi đời bằng một nghi lễ tôn giáo: lễ Rửa Tội!
Thế nhưng, trước hết và trên hết, việc ban bí tích Rửa Tội cho trẻ thơ phải được nhấn mạnh và hiểu rõ rằng:
- Rửa Tội cho một trẻ thơ là hành động tuyệt đẹp vì nó làm nổi bật đặc tính nhưng-không của Ơn Cứu Độ, của các hồng ân THIÊN CHÚA.
Bởi vì, THIÊN CHÚA không đợi chờ cho đến lúc con người có khả năng hiểu biết mới bày tỏ Tình Yêu của Ngài và kêu mời con người đáp lại Tiếng Gọi của Ngài! Không! THIÊN CHÚA không bao giờ chần-chờ so-đo tính-toán. Chính Ngài đi bước trước. Tình Yêu THIÊN CHÚA vô biên. Bổn phận ưu ái của con người là mau mắn tiếp nhận Tình Yêu và sẵn sàng đáp lại Tiếng Gọi của THIÊN CHÚA.
... Vào lúc ấy, Đức Chúa GIÊSU cất tiếng nói: ”Lạy CHA là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen CHA, vì CHA đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy CHA, vì đó là điều đẹp ý CHA .. CHA Thầy đã giao phó mọi sự cho Thầy. Và không ai biết rõ Người Con, trừ CHÚA CHA; cũng như không ai biết rõ CHÚA CHA, trừ Người Con và kẻ mà Người Con muốn mặc khải cho .. Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Thầy, Thầy sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của Thầy, và hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách Thầy êm ái, và gánh Thầy nhẹ nhàng” (Matthêu 11,25-30).
(”Croire Aujourd'hui”, la Foi dans la Vie, n.270, Septembre 2010, trang 32-34)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt