Dan Lee
01-21-2011, 11:37 PM
Chúa nhật III TN - năm A
Is 8, 23b-9,3; 1 Cr 1, 10-13.17; Mt 4, 12-23
ÁNH SÁNG HUY HOÀNG
Chuyện kể rằng vào thời vua Akhát, con vua Giotham, cháu vua Útdigiahu, trị vì Giuđa, thì vua Aram là Rơxin, và vua Israel là Pecác, con ông Romangiahu, lên đánh Giêrusalem, nhưng không thể tấn công được. Tin dữ đến với nhà Đavít rằng: "Aram đã đóng quân ở Épraim." Khi nghe được tin dữ ấy lòng vua cũng như lòng dân đều rung động như cây rừng rung rinh trước gió.
Thiên Chúa, mãi mãi yêu thương dân của Ngài nên rồi Ngài ra tay cứu dân. Ngài bảo với Isaia : "Ngươi hãy cùng với Sơa Giasúp, con ngươi, ra đón vua Akhát ở cuối kênh dẫn nước của hồ trên, phía đường dẫn tới cánh đồng Thợ Nện Dạ. Ngươi hãy nói với nhà vua: "Ngài hãy coi chừng, cứ bình tĩnh, đừng sợ, chớ sờn lòng trước hai cái đầu que củi chỉ còn khói đó, trước cơn giận sôi sục của Rơxin, vua Aram, và của người con Rơmangiahu. Vì Aram cùng với Épraim và người con Rơmangiahu đã mưu tính hại ngài và nói: "Ta hãy lên đánh Giuđa, làm cho nó khiếp sợ ta, và đặt con ông Tápên làm vua ở đó."
Thiên Chúa không chỉ cứu dân Israel thoát khỏi bàn tay của Aram nhưng còn làm vẻ vang dân của Ngài ở miền bên kia sông Giođan - vùng đất của dân ngoại. Lời hứa ấy chúng ta vừa nghe Isaia thuật lại : “Thời đầu, Người đã hạ nhục đất Dơvulun và đất Náptali, nhưng thời sau, Người sẽ làm vẻ vang cho con đường ra biển, miền bên kia sông Giođan, vùng đất của dân ngoại. Ơn giải thoát.
Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt, như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm. Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Mađian”.
Có lẽ thời vua Akhát là thời mà dân cảm thấy hạnh phúc nhất vì lẽ không chỉ sống trong cảnh anh bình thịnh vượng mà còn được niềm vui. Niềm vui ấy tăng lên khi thắng trận mà còn được chia nhau chiến lợi phẩm, ách nặng không còn đè lên cổ và không phải chịu đòn roi của kẻ hà hiếp nữa. Và, hạnh phúc lớn nhất của họ là từ nay họ đã được ơn giải thoát, ơn cứu độ.
Hạnh phúc của dân thời ấy phải chăng cũng là hạnh phúc của vua Đavít ? Ở Thánh Vịnh 27 – Thánh Vịnh đáp ca mà chúng ta vừa đọc, vừa nghe lại chính là tâm tình, là nỗi niềm hạnh phúc của Đavít khi ông nhận ra Chúa chính là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của đời ông.
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,
tôi còn sợ người nào?
Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,
tôi khiếp gì ai nữa?
Khi ác nhân xông vào, định nuốt sống thân tôi,
ai ngờ chính đối phương, chính những thù địch ấy,
lại lảo đảo té nhào.
Dù cả một đạo quân vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì.
Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ cậy tin.
Một điều tôi kiếm tôi xin,
là luôn được ở trong đền Chúa tôi
mọi ngày trong suốt cuộc đời,
để chiêm ngưỡng Chúa tuyệt vời cao sang,
ngắm xem thánh điện huy hoàng.
Cuối tâm tình ấy của Thánh Vịnh 27, Đavit đã thốt lên :
Tôi vững vàng tin tưởng
sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống.
Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào!
Hãy cậy trông vào Chúa.
Quả thật, nhìn lại cuộc đời của Đavít, chúng ta thấy hết sức hay và hết sức đặc biệt. Mang trong mình thân phận hết sức yếu đuối của con người, đã phạm trọng tội nhưng ông đã quay trở về với Thiên Chúa là Tình Yêu. Cảm nhận hay nói đúng hơn là xác tín của ông về một Thiên Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ là một xác tín mà chúng ta cần phải học hỏi, cần phải cảm nhận để nhìn nhận Chúa chính là nguồn ơn cứu độ và là nguồn ánh sáng thật của đời chúng ta chứ không phải là ai khác.
Thiên Chúa vẫn yêu thương, Thiên Chúa vẫn cứu độ con người bằng cách này cách khác. Thiên Chúa đã bày tỏ Tình Yêu của Ngài cho con người mọi lúc mọi nơi có thể được.
Một “ánh sáng” mà Thiên Chúa gửi đến cho cuộc đời đang lui vào bóng tối đó là Gioan Tẩy Giả thì một “ánh sáng” khác đó là Đấng Cứu Độ trần gian đã được gửi đến cho nhân loại.
Sau khi “ánh sáng” Gioan đến và làm chứng cho Ánh Sáng, cho Sự Thật đã bị thế gian đẩy lùi và thủ tiêu thì ánh sáng Giêsu đã đến để tiếp tục làm chứng cho Ánh Sáng thật, cho Sự Thật trên thế gian này.
Trước khi Chúa Giêsu nhập thể, thế gian ở trong tình trạng tối tăm và đáng sợ. Nhưng giữa tình trạng hãi hùng này đã vọng lên tiếng nói trấn an của Isaia, là vị tiên tri đã hứa với dân chúng rằng chẳng bao lâu nữa một ánh sáng vĩ đại sẽ xuất hiện để phá tan đêm tăm tối. Và lời hứa của tiên tri Isaia đã được thực hiện viên mãn khi Chúa Giêsu nhập thể.
Matthêu so sánh Chúa Giêsu đến và xuất hiện giữa cuộc đời như một ánh sáng huy hòang chiếu soi mọi người đang sống trong bóng đêm sâu thẳm. Matthêu thấy Chúa Giêsu là sự hòan thành lời tiên tri cao cả của Isaia : “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hòang, những kẻ ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu soi”. Chúa Giêsu đã từng vẽ nên sứ vụ của Ngài bằng những lời tương tự khi Ngài nói : “Ta là ánh sáng thế gian”.
Con người cũng như vạn vật cần có ánh sáng để sống, riêng với con người thì không những ánh sáng cần cho sự sống của thân xác mà còn giúp cho con người khỏi cô đơn. Bóng tối thường làm cho con người cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Có nhiều thứ bóng tối trong cuộc đời chúng ta : bóng tối của ích kỷ, của ganh ghét, của hận thù, của đam mê. Càng giam mình trong những bóng tối ấy, chúng ta càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh họan. Người nào càng sống ích kỷ, và người nào càng nghiền ngẫm đắng cay hận thù, người đó càng hạ giảm nhân tính của mình. Vì thế, chúng ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên trong tình người như để chữa trị những băng họai trong tâm hồn.
Lời của ngôn sứ Isaia nói xưa đã được Chúa Giêsu làm nên hiện thực. Chúa Giêsu chính là ánh sáng. Ngài đến để soi sáng cho kẻ ngồi trong bóng tối, ban niềm vui, niềm hy vọng sống cho tất cả mọi người. Chúa cũng muốn chúng ta khám phá ánh sáng của Ngài. Chúa mời gọi chúng ta cũng trở nên ánh sáng cho những người mà chúng ta gặp gỡ.
Trong cuốn Justs for today người ta có kể lại : ông J. Keller, một nhà diễn thuyết nổi tiếng, đang nói truyện trước trăm ngàn thính giả tại vận động trường Los Angeles, Hoa kỳ, đang diễn thuyết, ông bỗng dừng lại và nói : “Bây giờ xin các bạn đừng sợ, tôi sắp cho tắt tất cả các đèn điện trong sân vận động này”. Ông vừa dứt lời thì cả sân vận động chìm trong bóng tối. Nhà diễn thuyết nói tiếp : “Bây giờ tôi xin đốt một que diêm, những ai nhìn thấy que diêm tôi đốt, xin kêu lên : “Đã thấy”. Cả sân vận động vang dội tiếng : “Đã thấy”. Rồi tất cả đèn điện lại được bật sáng. Diễn giả giải thích : “Ánh sáng của một nghĩa cử sẽ chiếu sáng trong đêm đen của nhân lọai như thế. Một lần nữa, tất cả đèn điện lại tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh : “Tất cả những ai ở đây có đem theo diêm quẹt hãy bật lửa, xin hãy đốt cháy lên”. Bỗng chốc, cả sân vận động rực sáng. Diễn giả kết luận như sau : “Nếu tất cả chúng ta cùng hiệp lực với nhau, chúng ta có thể chiến thắng bóng tối của sự dữ, hận thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.
Ánh sáng Giêsu đến trần gian để xóa tan mọi hận thù, chia rẽ, tranh giành. Ánh sáng Giêsu đến thế gian để quy tụ tất cả mọi người nên hiệp nhất, nên một trong Tình Yêu của Ngài. Hiệp nhất, yêu thương cũng chính là tâm tình mà Thánh Phaolô mời gọi cộng đoàn Côrintô mà chúng ta vừa nghe : Thưa anh em, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau. Thật vậy, thưa anh em, người nhà của bà Khơlôe cho tôi hay tin có chuyện bè phái giữa anh em. Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: "Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô." Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư? Có phải Phaolô đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì anh em chăng? Hay anh em đã chịu phép rửa nhân danh Phaolô sao?
Tâm tình Thánh Phaolô để lại hôm nay cũng là tâm tình hết sức dễ thương mà chúng ta phải học hỏi, phải bắt chước. Một khi đã nhận ra ánh sáng Giêsu trong đời mình thì khi ấy chúng ta cũng phải sống yêu thương, hiệp nhất, một lòng một ý với anh chị em đồng loại.
Hãy bắt đầu là ánh sáng của Giêsu ngay từ trong môi trường nhỏ bé là gia đình, là chòm xóm, là công sở, nơi xứ đạo của chúng ta.
Nguyện xin ánh sáng Giêsu đến và ở lại trên mỗi người chúng ta để ngày mỗi ngày chúng ta cũng chiếu tỏa ánh sáng Giêsu trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Anmai, CSsR
Is 8, 23b-9,3; 1 Cr 1, 10-13.17; Mt 4, 12-23
ÁNH SÁNG HUY HOÀNG
Chuyện kể rằng vào thời vua Akhát, con vua Giotham, cháu vua Útdigiahu, trị vì Giuđa, thì vua Aram là Rơxin, và vua Israel là Pecác, con ông Romangiahu, lên đánh Giêrusalem, nhưng không thể tấn công được. Tin dữ đến với nhà Đavít rằng: "Aram đã đóng quân ở Épraim." Khi nghe được tin dữ ấy lòng vua cũng như lòng dân đều rung động như cây rừng rung rinh trước gió.
Thiên Chúa, mãi mãi yêu thương dân của Ngài nên rồi Ngài ra tay cứu dân. Ngài bảo với Isaia : "Ngươi hãy cùng với Sơa Giasúp, con ngươi, ra đón vua Akhát ở cuối kênh dẫn nước của hồ trên, phía đường dẫn tới cánh đồng Thợ Nện Dạ. Ngươi hãy nói với nhà vua: "Ngài hãy coi chừng, cứ bình tĩnh, đừng sợ, chớ sờn lòng trước hai cái đầu que củi chỉ còn khói đó, trước cơn giận sôi sục của Rơxin, vua Aram, và của người con Rơmangiahu. Vì Aram cùng với Épraim và người con Rơmangiahu đã mưu tính hại ngài và nói: "Ta hãy lên đánh Giuđa, làm cho nó khiếp sợ ta, và đặt con ông Tápên làm vua ở đó."
Thiên Chúa không chỉ cứu dân Israel thoát khỏi bàn tay của Aram nhưng còn làm vẻ vang dân của Ngài ở miền bên kia sông Giođan - vùng đất của dân ngoại. Lời hứa ấy chúng ta vừa nghe Isaia thuật lại : “Thời đầu, Người đã hạ nhục đất Dơvulun và đất Náptali, nhưng thời sau, Người sẽ làm vẻ vang cho con đường ra biển, miền bên kia sông Giođan, vùng đất của dân ngoại. Ơn giải thoát.
Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Chúa đã ban chứa chan niềm hoan hỷ, đã tăng thêm nỗi vui mừng. Họ mừng vui trước nhan Ngài như thiên hạ mừng vui trong mùa gặt, như người ta hỷ hoan khi chia nhau chiến lợi phẩm. Vì cái ách đè lên cổ dân, cây gậy đập xuống vai họ, và ngọn roi của kẻ hà hiếp, Ngài đều bẻ gãy như trong ngày chiến thắng quân Mađian”.
Có lẽ thời vua Akhát là thời mà dân cảm thấy hạnh phúc nhất vì lẽ không chỉ sống trong cảnh anh bình thịnh vượng mà còn được niềm vui. Niềm vui ấy tăng lên khi thắng trận mà còn được chia nhau chiến lợi phẩm, ách nặng không còn đè lên cổ và không phải chịu đòn roi của kẻ hà hiếp nữa. Và, hạnh phúc lớn nhất của họ là từ nay họ đã được ơn giải thoát, ơn cứu độ.
Hạnh phúc của dân thời ấy phải chăng cũng là hạnh phúc của vua Đavít ? Ở Thánh Vịnh 27 – Thánh Vịnh đáp ca mà chúng ta vừa đọc, vừa nghe lại chính là tâm tình, là nỗi niềm hạnh phúc của Đavít khi ông nhận ra Chúa chính là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của đời ông.
Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi,
tôi còn sợ người nào?
Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi,
tôi khiếp gì ai nữa?
Khi ác nhân xông vào, định nuốt sống thân tôi,
ai ngờ chính đối phương, chính những thù địch ấy,
lại lảo đảo té nhào.
Dù cả một đạo quân vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì.
Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ cậy tin.
Một điều tôi kiếm tôi xin,
là luôn được ở trong đền Chúa tôi
mọi ngày trong suốt cuộc đời,
để chiêm ngưỡng Chúa tuyệt vời cao sang,
ngắm xem thánh điện huy hoàng.
Cuối tâm tình ấy của Thánh Vịnh 27, Đavit đã thốt lên :
Tôi vững vàng tin tưởng
sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống.
Hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào!
Hãy cậy trông vào Chúa.
Quả thật, nhìn lại cuộc đời của Đavít, chúng ta thấy hết sức hay và hết sức đặc biệt. Mang trong mình thân phận hết sức yếu đuối của con người, đã phạm trọng tội nhưng ông đã quay trở về với Thiên Chúa là Tình Yêu. Cảm nhận hay nói đúng hơn là xác tín của ông về một Thiên Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ là một xác tín mà chúng ta cần phải học hỏi, cần phải cảm nhận để nhìn nhận Chúa chính là nguồn ơn cứu độ và là nguồn ánh sáng thật của đời chúng ta chứ không phải là ai khác.
Thiên Chúa vẫn yêu thương, Thiên Chúa vẫn cứu độ con người bằng cách này cách khác. Thiên Chúa đã bày tỏ Tình Yêu của Ngài cho con người mọi lúc mọi nơi có thể được.
Một “ánh sáng” mà Thiên Chúa gửi đến cho cuộc đời đang lui vào bóng tối đó là Gioan Tẩy Giả thì một “ánh sáng” khác đó là Đấng Cứu Độ trần gian đã được gửi đến cho nhân loại.
Sau khi “ánh sáng” Gioan đến và làm chứng cho Ánh Sáng, cho Sự Thật đã bị thế gian đẩy lùi và thủ tiêu thì ánh sáng Giêsu đã đến để tiếp tục làm chứng cho Ánh Sáng thật, cho Sự Thật trên thế gian này.
Trước khi Chúa Giêsu nhập thể, thế gian ở trong tình trạng tối tăm và đáng sợ. Nhưng giữa tình trạng hãi hùng này đã vọng lên tiếng nói trấn an của Isaia, là vị tiên tri đã hứa với dân chúng rằng chẳng bao lâu nữa một ánh sáng vĩ đại sẽ xuất hiện để phá tan đêm tăm tối. Và lời hứa của tiên tri Isaia đã được thực hiện viên mãn khi Chúa Giêsu nhập thể.
Matthêu so sánh Chúa Giêsu đến và xuất hiện giữa cuộc đời như một ánh sáng huy hòang chiếu soi mọi người đang sống trong bóng đêm sâu thẳm. Matthêu thấy Chúa Giêsu là sự hòan thành lời tiên tri cao cả của Isaia : “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hòang, những kẻ ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu soi”. Chúa Giêsu đã từng vẽ nên sứ vụ của Ngài bằng những lời tương tự khi Ngài nói : “Ta là ánh sáng thế gian”.
Con người cũng như vạn vật cần có ánh sáng để sống, riêng với con người thì không những ánh sáng cần cho sự sống của thân xác mà còn giúp cho con người khỏi cô đơn. Bóng tối thường làm cho con người cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Có nhiều thứ bóng tối trong cuộc đời chúng ta : bóng tối của ích kỷ, của ganh ghét, của hận thù, của đam mê. Càng giam mình trong những bóng tối ấy, chúng ta càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh họan. Người nào càng sống ích kỷ, và người nào càng nghiền ngẫm đắng cay hận thù, người đó càng hạ giảm nhân tính của mình. Vì thế, chúng ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên trong tình người như để chữa trị những băng họai trong tâm hồn.
Lời của ngôn sứ Isaia nói xưa đã được Chúa Giêsu làm nên hiện thực. Chúa Giêsu chính là ánh sáng. Ngài đến để soi sáng cho kẻ ngồi trong bóng tối, ban niềm vui, niềm hy vọng sống cho tất cả mọi người. Chúa cũng muốn chúng ta khám phá ánh sáng của Ngài. Chúa mời gọi chúng ta cũng trở nên ánh sáng cho những người mà chúng ta gặp gỡ.
Trong cuốn Justs for today người ta có kể lại : ông J. Keller, một nhà diễn thuyết nổi tiếng, đang nói truyện trước trăm ngàn thính giả tại vận động trường Los Angeles, Hoa kỳ, đang diễn thuyết, ông bỗng dừng lại và nói : “Bây giờ xin các bạn đừng sợ, tôi sắp cho tắt tất cả các đèn điện trong sân vận động này”. Ông vừa dứt lời thì cả sân vận động chìm trong bóng tối. Nhà diễn thuyết nói tiếp : “Bây giờ tôi xin đốt một que diêm, những ai nhìn thấy que diêm tôi đốt, xin kêu lên : “Đã thấy”. Cả sân vận động vang dội tiếng : “Đã thấy”. Rồi tất cả đèn điện lại được bật sáng. Diễn giả giải thích : “Ánh sáng của một nghĩa cử sẽ chiếu sáng trong đêm đen của nhân lọai như thế. Một lần nữa, tất cả đèn điện lại tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh : “Tất cả những ai ở đây có đem theo diêm quẹt hãy bật lửa, xin hãy đốt cháy lên”. Bỗng chốc, cả sân vận động rực sáng. Diễn giả kết luận như sau : “Nếu tất cả chúng ta cùng hiệp lực với nhau, chúng ta có thể chiến thắng bóng tối của sự dữ, hận thù bằng những đốm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta”.
Ánh sáng Giêsu đến trần gian để xóa tan mọi hận thù, chia rẽ, tranh giành. Ánh sáng Giêsu đến thế gian để quy tụ tất cả mọi người nên hiệp nhất, nên một trong Tình Yêu của Ngài. Hiệp nhất, yêu thương cũng chính là tâm tình mà Thánh Phaolô mời gọi cộng đoàn Côrintô mà chúng ta vừa nghe : Thưa anh em, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hoà thuận, một lòng một ý với nhau. Thật vậy, thưa anh em, người nhà của bà Khơlôe cho tôi hay tin có chuyện bè phái giữa anh em. Tôi muốn nói là trong anh em có những luận điệu như: "Tôi thuộc về ông Phao-lô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô." Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư? Có phải Phaolô đã chịu đóng đinh vào khổ giá vì anh em chăng? Hay anh em đã chịu phép rửa nhân danh Phaolô sao?
Tâm tình Thánh Phaolô để lại hôm nay cũng là tâm tình hết sức dễ thương mà chúng ta phải học hỏi, phải bắt chước. Một khi đã nhận ra ánh sáng Giêsu trong đời mình thì khi ấy chúng ta cũng phải sống yêu thương, hiệp nhất, một lòng một ý với anh chị em đồng loại.
Hãy bắt đầu là ánh sáng của Giêsu ngay từ trong môi trường nhỏ bé là gia đình, là chòm xóm, là công sở, nơi xứ đạo của chúng ta.
Nguyện xin ánh sáng Giêsu đến và ở lại trên mỗi người chúng ta để ngày mỗi ngày chúng ta cũng chiếu tỏa ánh sáng Giêsu trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Anmai, CSsR