Dan Lee
01-24-2011, 11:07 PM
Tội ngoan cố
Thứ Hai Tuần thứ 3 Thường Niên
Lời Chúa: Mc 3,22-30
22Còn các Kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bêendêbun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ. 24Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; 25nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. 26Vậy Xatan mà chống Xatan, Xatan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. 27Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó. 28"Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. 29Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời." 30Đó là vì họ đã nói "ông ấy bị thần ô uế ám."
Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời (Mc 3,22)
Suy niệm:
Hoạt động của Chúa Giêsu ở Capharnaum, miền Bắc Galilê, đã có một tiếng vang đến Giêrusalem là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Israel thời Chúa Giêsu. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các luật sĩ từ Giêrusalem đến chẳng có gì là tốt đẹp, mà chỉ phơi bày sự ngoan cố của các kẻ thù của Chúa. Sự ngoan cố khước từ đó đạt tới cao điểm khi họ giải thích sai lạc việc Chúa Giêsu dùng quyền năng của mình xua trừ ma quỷ ra khỏi con người, mang lại sức khoẻ cho con người.
Chúa Giêsu đã rao giảng một cách có uy tín trong vùng Galilê, quanh thành Capharnaum, cùng với những dấu chỉ kỳ diệu chứng tỏ lòng nhân từ của Chúa đối với con người, đồng thời chứng minh quyền năng thần linh của Ngài. Các Luật sĩ từ Giêrusalem đến, lẽ ra hơn ai hết, họ phải hiểu được những dấu chỉ kỳ diệu này, vì họ là những con người tôn giáo chuyên môn về Lời Chúa. Nếu Chúa Giêsu chỉ nói suông mà thôi, thì sự ngoan cố của các kẻ chống đối Chúa có thể còn tha thứ được, nhưng đàng này, Ngài đã thực hiện những dấu lạ để chứng tỏ quyền năng thần linh của Ngài: Ngài đã chữa người bại liệt để chứng minh Ngài có quyền tha tội. Ngài đã ra lệnh cho quỷ dữ ra khỏi nhiều người và chúng đã vâng phục.
Trước những hành động kỳ diệu của quyền năng Thiên Chúa, những kẻ chống đối Ngài nói rằng Ngài đã bị quỷ Beelzebul ám và đã dùng quyền của quỷ vương để trừ quỷ. Thật không có sự ngoan cố nào nặng nề hơn: một vị Thiên Chúa mà lại bị các nhà thông luật gán cho tước hiệu đầu mục của quỷ. Đó là một sự xúc phạm không thể tha thứ được, vì là tội phạm đến Thánh Thần, Thiên Chúa quyền năng có thể tha thứ mọi tội lỗi, nhưng Ngài không thể cứu con người, nếu con người cứ đóng kín tâm hồn mình trước ân sủng và sự soi sáng của Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con xác tín vào chương trình cứu rỗi yêu thương của Ngài được thực hiện qua Chúa Giêsu Kitô, để chúng con đáng được hưởng ơn cứu độ của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Thứ Hai Tuần thứ 3 Thường Niên
Lời Chúa: Mc 3,22-30
22Còn các Kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bêendêbun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ. 24Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: "Xatan làm sao trừ Xatan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; 25nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. 26Vậy Xatan mà chống Xatan, Xatan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số. 27Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó. 28"Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. 29Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời." 30Đó là vì họ đã nói "ông ấy bị thần ô uế ám."
Ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời (Mc 3,22)
Suy niệm:
Hoạt động của Chúa Giêsu ở Capharnaum, miền Bắc Galilê, đã có một tiếng vang đến Giêrusalem là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Israel thời Chúa Giêsu. Tuy nhiên, cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và các luật sĩ từ Giêrusalem đến chẳng có gì là tốt đẹp, mà chỉ phơi bày sự ngoan cố của các kẻ thù của Chúa. Sự ngoan cố khước từ đó đạt tới cao điểm khi họ giải thích sai lạc việc Chúa Giêsu dùng quyền năng của mình xua trừ ma quỷ ra khỏi con người, mang lại sức khoẻ cho con người.
Chúa Giêsu đã rao giảng một cách có uy tín trong vùng Galilê, quanh thành Capharnaum, cùng với những dấu chỉ kỳ diệu chứng tỏ lòng nhân từ của Chúa đối với con người, đồng thời chứng minh quyền năng thần linh của Ngài. Các Luật sĩ từ Giêrusalem đến, lẽ ra hơn ai hết, họ phải hiểu được những dấu chỉ kỳ diệu này, vì họ là những con người tôn giáo chuyên môn về Lời Chúa. Nếu Chúa Giêsu chỉ nói suông mà thôi, thì sự ngoan cố của các kẻ chống đối Chúa có thể còn tha thứ được, nhưng đàng này, Ngài đã thực hiện những dấu lạ để chứng tỏ quyền năng thần linh của Ngài: Ngài đã chữa người bại liệt để chứng minh Ngài có quyền tha tội. Ngài đã ra lệnh cho quỷ dữ ra khỏi nhiều người và chúng đã vâng phục.
Trước những hành động kỳ diệu của quyền năng Thiên Chúa, những kẻ chống đối Ngài nói rằng Ngài đã bị quỷ Beelzebul ám và đã dùng quyền của quỷ vương để trừ quỷ. Thật không có sự ngoan cố nào nặng nề hơn: một vị Thiên Chúa mà lại bị các nhà thông luật gán cho tước hiệu đầu mục của quỷ. Đó là một sự xúc phạm không thể tha thứ được, vì là tội phạm đến Thánh Thần, Thiên Chúa quyền năng có thể tha thứ mọi tội lỗi, nhưng Ngài không thể cứu con người, nếu con người cứ đóng kín tâm hồn mình trước ân sủng và sự soi sáng của Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con xác tín vào chương trình cứu rỗi yêu thương của Ngài được thực hiện qua Chúa Giêsu Kitô, để chúng con đáng được hưởng ơn cứu độ của Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ