Dan Lee
02-04-2011, 10:01 PM
Mùng 2 Tết: Biết ơn tổ tiên
Lời Chúa: Mt 15,1-6
Bấy giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Ðức Giêsu và nói rằng: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa? Người trả lời: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: ‘Ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử’. Còn các ông, các ông lại bảo: ‘Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy, không phải thờ cha kính mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa.”
Suy niệm
Lời Chúa trong đoạn Tin Mừng trên cho thấy, cuộc đụng độ giữa Chúa Giêsu và những người lãnh đạo Do Thái. Trọng tâm chính của lần này, không phải là cuộc chạm trán trực tiếp có tính cách cá nhân giữa Chúa Giêsu và các rapbi nữa, nhưng là sự đụng độ giữa hai quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa, hai hình thức giữ luật. Các luật sĩ thắc mắc: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân?...” Chúa Giêsu trả lời họ cũng bằng một câu hỏi: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa?”
Theo người Do Thái, quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa được ghi trong luật. Luật gồm hai phần: Luật thành văn là luật Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh, và luật truyền khẩu được các kinh sư triển khai qua nhiều thế hệ, và được xem như là truyền thống của tổ tiên. Luật này có tính cách bắt buộc tuân giữ, nếu không muốn nói là hơn cả luật thành văn. Đối với người Do Thái, tất cả những luật truyền thống là lệnh truyền của Chúa, thực thi những điều luật truyền thống là làm vừa lòng Chúa, là trở nên một người công chính. Tuân giữ luật Chúa là tuân thủ những luật lệ, những nguyên tắc và những lễ nghi bề ngoài, nghiêm ngặt phần hình thức như “rửa tay trước khi ăn”, “dâng lễ phẩm cho Chúa thay thế sự hiếu kính cha mẹ.”
Đối với Chúa Giêsu, quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa được thể hiện lớn nhất bằng luật yêu thương. Ngài xem giữ luật là một cảm nghiệm sống ở trong lòng, một biểu hiện liên đới, nhân từ, vượt trên hình thức, là tấm lòng trong sạch và đời sống yêu thương.
Hôm nay, Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi của Pharisêu và các kinh sư cách trực tiếp. Nhưng Ngài lấy một ví dụ về việc thực hành luật truyền khẩu để cho họ thấy, chẳng những đây không phải là luật Chúa mà còn có thể đi ngược lại Luật Chúa. Luật Thiên Chúa đã đặt ra là phải “hiếu thảo với cha mẹ của mình.” Nhưng những người Do Thái lại nói: “Những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi.” Những người Do Thái này, đã dùng nghi lễ bề ngoài, để thoái thác một bổn phận căn bản là hiếu kính cha mẹ. Họ đã lấy quy ước của các kinh sư để xóa bỏ đi điều răn của Thiên Chúa.
Hôm nay ngày mùng hai Tết, Giáo Hội Việt Nam dành để nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa về lòng hiếu thảo, biết ơn tổ tiên - ông bà - cha mẹ. Trong 10 điều răn Chúa truyền dạy, sau ba điều dành cho Thiên Chúa thì đến điều thứ tư dành cho ông bà, cha mẹ. Thánh Phaolô đã làm cho điều răn thứ tư này mạnh mẽ hơn khi nói: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này (Ephêsô 6,1-3).”
Vâng, thảo kính cha mẹ không phải là chuyện gởi những món quà to, nhưng lỡi tết nặng, nhưng thảo kính cha mẹ là về bên các ngài trong những ngày nghỉ, thăm hỏi, chăm sóc, hiện diện, an ủi, đỡ đần và yêu thương. Thảo kính cha mẹ không phải là chuyện khoe thành tích, cũng chẳng là chuyện dâng cúng ít nhiều, nhưng là biết vâng nghe nhưng lời dạy dỗ bảo ban; biết kính trên nhường dưới; biết ghi lòng tạc dạ đền đáp công ơn:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Lời Chúa hôm nay mạnh dạn nhắc nhở, không thể có một sự thỏa hiệp nào giữa hai quan niệm luật hình thức và luật yêu thương ; không thể san bằng nghi thức bên ngoài với lệnh truyền của Chúa. Những kinh sư đã lẫn lộn mọi luật lệ của Chúa với những nguyên tắc bên ngoài, và họ đã biến những nguyên tắc ấy thành một thứ luật mà họ coi là điều Thiên Chúa đòi hỏi cho riêng họ.
Thảo kính cha mẹ là điều Thiên Chúa muốn, Giáo Hội nhắc nhở, đạo làm người mong khắc ghi:
Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố ai đếm những vì sao,
Đố ai đếm được, công lao mẹ thầy.
Lạy Chúa,
Xin chúc lành cho cha mẹ của chúng con.
Xin ban muôn ơn lành hồn xác cho các ngài.
Xin chúc phúc cho những người con thảo hiếu như Chúa đã hứa.
Lời Chúa: Mt 15,1-6
Bấy giờ có mấy người Pharisêu và mấy kinh sư từ Giêrusalem đến gặp Ðức Giêsu và nói rằng: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân, không chịu rửa tay khi dùng bữa? Người trả lời: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa? Quả thế, Thiên Chúa dạy: ‘Ngươi hãy thờ cha kính mẹ ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử’. Còn các ông, các ông lại bảo: ‘Ai nói với cha mẹ rằng: những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy, không phải thờ cha kính mẹ nữa’. Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa.”
Suy niệm
Lời Chúa trong đoạn Tin Mừng trên cho thấy, cuộc đụng độ giữa Chúa Giêsu và những người lãnh đạo Do Thái. Trọng tâm chính của lần này, không phải là cuộc chạm trán trực tiếp có tính cách cá nhân giữa Chúa Giêsu và các rapbi nữa, nhưng là sự đụng độ giữa hai quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa, hai hình thức giữ luật. Các luật sĩ thắc mắc: "Sao môn đệ ông vi phạm truyền thống của tiền nhân?...” Chúa Giêsu trả lời họ cũng bằng một câu hỏi: "Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn của Thiên Chúa?”
Theo người Do Thái, quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa được ghi trong luật. Luật gồm hai phần: Luật thành văn là luật Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh, và luật truyền khẩu được các kinh sư triển khai qua nhiều thế hệ, và được xem như là truyền thống của tổ tiên. Luật này có tính cách bắt buộc tuân giữ, nếu không muốn nói là hơn cả luật thành văn. Đối với người Do Thái, tất cả những luật truyền thống là lệnh truyền của Chúa, thực thi những điều luật truyền thống là làm vừa lòng Chúa, là trở nên một người công chính. Tuân giữ luật Chúa là tuân thủ những luật lệ, những nguyên tắc và những lễ nghi bề ngoài, nghiêm ngặt phần hình thức như “rửa tay trước khi ăn”, “dâng lễ phẩm cho Chúa thay thế sự hiếu kính cha mẹ.”
Đối với Chúa Giêsu, quan niệm về những đòi hỏi của Thiên Chúa được thể hiện lớn nhất bằng luật yêu thương. Ngài xem giữ luật là một cảm nghiệm sống ở trong lòng, một biểu hiện liên đới, nhân từ, vượt trên hình thức, là tấm lòng trong sạch và đời sống yêu thương.
Hôm nay, Chúa Giêsu không trả lời câu hỏi của Pharisêu và các kinh sư cách trực tiếp. Nhưng Ngài lấy một ví dụ về việc thực hành luật truyền khẩu để cho họ thấy, chẳng những đây không phải là luật Chúa mà còn có thể đi ngược lại Luật Chúa. Luật Thiên Chúa đã đặt ra là phải “hiếu thảo với cha mẹ của mình.” Nhưng những người Do Thái lại nói: “Những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi.” Những người Do Thái này, đã dùng nghi lễ bề ngoài, để thoái thác một bổn phận căn bản là hiếu kính cha mẹ. Họ đã lấy quy ước của các kinh sư để xóa bỏ đi điều răn của Thiên Chúa.
Hôm nay ngày mùng hai Tết, Giáo Hội Việt Nam dành để nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa về lòng hiếu thảo, biết ơn tổ tiên - ông bà - cha mẹ. Trong 10 điều răn Chúa truyền dạy, sau ba điều dành cho Thiên Chúa thì đến điều thứ tư dành cho ông bà, cha mẹ. Thánh Phaolô đã làm cho điều răn thứ tư này mạnh mẽ hơn khi nói: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này (Ephêsô 6,1-3).”
Vâng, thảo kính cha mẹ không phải là chuyện gởi những món quà to, nhưng lỡi tết nặng, nhưng thảo kính cha mẹ là về bên các ngài trong những ngày nghỉ, thăm hỏi, chăm sóc, hiện diện, an ủi, đỡ đần và yêu thương. Thảo kính cha mẹ không phải là chuyện khoe thành tích, cũng chẳng là chuyện dâng cúng ít nhiều, nhưng là biết vâng nghe nhưng lời dạy dỗ bảo ban; biết kính trên nhường dưới; biết ghi lòng tạc dạ đền đáp công ơn:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Lời Chúa hôm nay mạnh dạn nhắc nhở, không thể có một sự thỏa hiệp nào giữa hai quan niệm luật hình thức và luật yêu thương ; không thể san bằng nghi thức bên ngoài với lệnh truyền của Chúa. Những kinh sư đã lẫn lộn mọi luật lệ của Chúa với những nguyên tắc bên ngoài, và họ đã biến những nguyên tắc ấy thành một thứ luật mà họ coi là điều Thiên Chúa đòi hỏi cho riêng họ.
Thảo kính cha mẹ là điều Thiên Chúa muốn, Giáo Hội nhắc nhở, đạo làm người mong khắc ghi:
Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy từng trời cao,
Đố ai đếm những vì sao,
Đố ai đếm được, công lao mẹ thầy.
Lạy Chúa,
Xin chúc lành cho cha mẹ của chúng con.
Xin ban muôn ơn lành hồn xác cho các ngài.
Xin chúc phúc cho những người con thảo hiếu như Chúa đã hứa.