Dan Lee
02-05-2011, 09:50 AM
XUÂN PHÚC, XUÂN BÌNH AN
Theo sự sắp đặt và quan phòng của Đấng Tạo Hóa, trật tự thiên nhiên được chia làm bốn mùa gồm: xuân, hạ, thu, đông, khởi đầu là mùa xuân. Thiên Chúa luôn chúc phúc và tuôn đổ muôn phúc lành của Ngài, hầu giúp cho nhân thế có được cuộc sống ngày càng thăng hoa và hạnh phúc, như lời Thánh Vịnh từ ngàn xưa : “ Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi” (Tv.65,12).
Theo văn hóa Á Đông, đặc biệt là của dân tộc Việt Nam. Xuân 2011 được gán cho một cái tên “Xuân Tân Mão”, năm mới 2011 mang hình bóng của con mèo, một trong 12 con giáp, người ta cho rằng mèo là con vật gần gũi, đễ thương và hiền lành. Vì thế, để mừng xuân, mừng năm mới, ngoài những vật dụng trang trí tại tư gia, công sở, một hình ảnh không thể thiếu đó là biểu tượng, hình ảnh của những chú mèo ngộ nghĩnh và đễ thương, trước tết người ta còn tổ chức cuộc thi mèo đẹp, mèo khỏe…, người ta đua nhau đi chọn mèo và mua mèo đem về nuôi trong nhà, những mong đạt được những ước nguyện trong suốt một năm mới.
Riêng với người Trung Hoa, năm 2011 được mang hình bóng con thỏ. Thế nên, trong mấy ngày trước tết và những ngày khời đầu năm mới, người Trung Hoa đua nhau đi tìm thỏ và hình tượng con thỏ, họ tin rằng được sở hữu con thỏ hoặc hình tượng con thỏ, sẽ gặp may mắn và nhiều phúc lộc cho cả năm. Với những người không có khả năng tài chánh để sở hữu riêng cho mình một chú thỏ, họ tìm cách sờ chạm vào những tác phầm điêu khắc, hội họa…mang bóng dáng con thỏ, được như thế họ cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc…!
Một nét văn hóa, nghệ thuật không thể thiếu trong những ngày cuối năm âm lịch và những ngày đầu xuân nơi những thị xã, thị trấn, thành phố lớn. Đó là nghệ thuật múa lân, múa rồng, đây là nét văn hóa đặc trưng của người Á Đông, qua nét văn hóa đó, người ta cũng mang một bầu khí tâm linh, khi tin rằng lân hoặc rồng đến nhà sẽ mang đến điều phúc, sự may mắn cho một năm mới, song hành với lân và rồng là ông địa, ông thần tài… Thế nên trong những ngày cuối năm và những ngày đầu xuân, nhiều nhà, nhiều công ty, xí nghiệp, đã bỏ ra một số kinh phí không nhỏ để mời, rước đoàn múa lân, múa rồng, trước là để tăng thêm bầu khí vui xuân, kế đến là tin tưởng phúc lộc sẽ đến và ở lại trong năm mới…
Vâng! Đời người luôn phải vật lộn với bao lo toan, đối diện với nghịch cảnh và khổ đau, 365 ngày trôi qua hạnh phúc và buồn phiền, thành công và thất bại, khỏe mạnh hay yếu đau luôn đan xen trong từng hơi thở của cuộc sống. Những ngày cuối năm và những ngày đầu năm mới, được coi là những giây phút quý báu nhất, thời gian ngắn ngủi này giúp cho con người thư giãn đôi chút, hồi tâm đôi chút và mơ ước những điều tốt đẹp cho một năm mới khởi đầu. Người đang sống trong hạnh phúc và thành công, mong ước năm mới sẽ bảo tồn và phát huy hơn; người luôn gặp thất bại và khổ đau, mong ước một năm mới sẽ khởi sắc hơn; người nợ nần chồng chất vì công việc không gặp may phải trốn chạy trong tủi nhục, mong có cơ hội được giải thoát; người thường xuyên đau ốm, mong ước năm mới sẽ khoẻ mạnh hơn; những gia cảnh luôn sống trong cảnh bất hòa, chia rẽ và ly tán, mong ước năm mới tới sẽ mang lại sự đoàn viên, bầu khí thân thiện và vui tươi… Tất cả những ước mơ, hoài bão đó được đúc kết bằng hai từ ngắn gọn “ Bình An” hay một từ duy nhất “ Phúc”.
Xuân phúc, xuân vui, xuân bình an, không chỉ dừng lại trong mấy ngày đầu xuân, cũng chẳng dừng lại trong 365 ngày của năm, nhưng có lẽ ai cũng mong ước sẽ ở mãi nơi đời người. Tất cả điều đó do đâu và khởi đi từ đâu? Một điều chắc chắn nơi người Kitô hữu, người tin vào Thiên Chúa, tin vào Đức Kitô, thì xuân phúc, xuân vui, xuân bình an không do lân hay rồng, cũng chẳng do thần tài hay ông địa; cũng chẳng phải do sở hữu hay sờ chạm vào con thỏ hay con mèo, nhưng tất cả đều khởi đi từ Thiên Chúa, Đấng tác dựng muôn loài, muôn vật và cả mạng sống con người; Đấng làm chủ thời gian và không gian, là Chúa của mùa xuân…như lời Thánh Vịnh đã mô tả:
“ Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi!
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả!
Chúa khơi nguồn, suối tuôn thác đổ,
giữa núi đồi, lượn khúc quanh co,
đem nước uống cho loài dã thú,
bầy ngựa hoang đang khát được thoả thuê.
Bên dòng suối, chim trời làm tổ,
dưới lá cành cất giọng líu lo.
Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi,
đất chứa chan phước lộc của Ngài
Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc,
làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng.
Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh,
Chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người,
xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi,
nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ ” (Tv.104,1;10-15).
Vâng! Với cái yếu đuối của kiếp người, nhất là trong những ngày đầu năm mới và một chuỗi ngày dài của năm mới, hai chữ “ Bình An” hay chữ “ Phúc” luôn là điều mơ ước của con người, đây là những viên ngọc quý Thiên Chúa ban tặng cho con người, giúp cho con người luôn sống trong hy vọng và niềm vui. Như ta đã biết, “Bình an hay Phúc” đều khởi đi từ Thiên Chúa. Từ nơi Ngài, tất cả những lắng lo, ưu phiền, những vất vả và đắng cay, hoan lạc và bình an, thành công hay khỏe mạnh, đều được Ngài an ủi và giải thoát, như lời Ngài đã hứa: “ Hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, hãy đến đây, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho các con” (Mt.11,28).
Thế nhưng, để cảm và nhận ra được điều đó nơi cuộc sống của ta khó và rất khó, một khi ta chưa cảm và chưa nhận, thì sao ta nhận lãnh phúc lành từ Thiên Chúa một cách trọn vẹn như lời của Thánh Âutinh đã để lại cho ta: “ Ân sủng của Thiên Chúa như mật ngọt luôn chảy tràn, còn lòng ta thì như những chiếc bình, chứa đầy những dấm chua và mật đắng”, một khi lòng ta đầy những lo âu, yếu tin, thờ ơ, nguội lạnh, thiếu đức mến, lòng cậy trông, đây chính là những “dấm chua và mật đắng”. Thế thì ta phải làm sao và làm như thế nào để đón nhân phúc bình an từ nơi Thiên Chúa?
Lần dở theo Kinh Thánh, nhờ sự soi dẫn của Chúa Thánh thần, ta tìm và nhận ra được chìa khóa mở kho tàng cất giữ viên ngọc quý “ Phúc và Bình An”. Theo sách huấn Ca: “ Kính sợ Đức Chúa đem lại vinh quang và tự hào, hân hoan và phấn khởi; kính sợ Đức Chúa, khiến tâm hồn sung sướng, cho con người được hoan hỷ vui mừng và an khang, trường thọ” (Hc.1,11-12). Kính sợ Đức Chúa có phải chăng là ta đọc kinh, cầu nguyện, tham dự thánh lễ và những việc đạo đức khác.. điều này đúng nhưng chưa đủ, vì như Đức Kitô đã phán: “ Không phải những ai kêu lạy Chúa, lạy Chúa đều được vào Nước Trời cả đâu, nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt.7,21).
Ý của Cha trên trời là gì? Xin thưa! Thánh Sử Gioan đã trình thuật lại cho ta lời của Đức Kitô phán với người Do Thái: “ Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người con và tin vào người con thì được sống muôn đời..” (Ga.6,40). Một khi ta đã tin Đức Kitô là con Thiên Chúa, là Thiên Chúa, thì điều tất yếu, ta được Ngài mời gọi lắng nghe và tuân giữ lời của Ngài, như lời Ngài đã minh định: “ Phúc thay, kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc.11,28). Thế thì Đức Kitô, Ngài dạy những gì?
Phụng vụ Tin Mừng trong ngày khởi đầu năm mới 2011. Thánh sử Matthêu đã giới thiệu cho ta lời dạy dỗ và mời gọi của Đức Kitô, hầu giúp con người đạt được “ Bình An và Phúc”, ta thường được Giáo Hội gọi và dạy là tám mối phúc, bao gồm: “
1) Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó
2) Phúc thay ai hiền lành,
3) phúc thay ai sầu khổ
4) Phúc thay ai khao khát nên người công chính
5) Phúc thay ai xót thương người,
6) phúc thay ai có tâm hồn trong sạch
7) Phúc thay ai xây dựng hòa bình
8) Phúc thay ai bị bách hại vì sống theo Tin mừng (Mt,5,1-10).
Nhưng, để đạt được “An Bình và Phúc” qua tám mối phúc mà Đức Kitô giới thiệu và mời gọi ta quả là một thách đố lớn giữa cuộc sống xã hội hôm nay, một xã hội hưởng thụ và ganh đua; một xã hội mà người ta thường đánh giá nhau qua dáng vẻ bên ngoài, qua tiền tài, học vị và chức quyền. Quả thật, với xã hội hôm nay, nếu ta rơi vào hoàn cảnh nghèo hèn, ta sẽ bị khinh khi, coi thường; nếu ta sống hiền lành, dễ bị người đời cho là “nhát đảm và nhu nhược”; đang sầu khổ ư! đễ bị mọi người xa lánh vì sợ phải lắng nghe lời tâm sự nỉ non; mong nên trọn lành công chính ư! điều này dễ được nghe là “ đạo đức giả” hoặc “dở hơi”; tâm hồn trong sạch ư! nhất là giới trẻ, sẽ được cho là không hợp với thời đại, là “cổ hủ”…xây dựng hòa bình, bảo vệ công lý và sự thật ư! dễ được gọi là “gái góa lo việc triều đình”…sống theo Tin Mừng ư! không dễ, vì coi chừng sẽ bị gán cho là “người cõi trên”, “người lập dị”…
Vâng! Quả là khó và rất khó, khi sống và thực hiện tám mối phúc theo Tin Mừng. Trong tác phẩm “những bậc trứ danh” của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhất, có đoạn ngài đã viết để tâm sự với Đức Kitô như sau: Cái ngày mà Chúa công bố: “ Phúc cho những kẻ nghèo khó, phúc cho những ai bị bách hại…con đã không có mặt ở đó, nếu con ở gần bên Chúa lúc đó, hẳn con đã thưa với Chúa rằng: “ Chúa ơi, khổ quá đi mất, xin Chúa thương dùm cho một chút mà đổi kiểu nói ấy đi nếu như Chúa muốn còn có người tin và xin theo Chúa. Chúa không thấy hiện nay thiên hạ người ta thích và ham muốn sự giàu có tiện nghi hay sao?”
Caton đã hứa hẹn với binh lính của ông ta bằng những trái ngon ngọt ở Phi Châu. César thì đã dụ dỗ bằng những của cải bên xứ Gaule, có như thế người ta mới chịu đầu quân theo mấy vị đó, tốt xấu gì cũng thế thôi! Còn Chúa, Chúa lại hứa hẹn sự nghèo khó và sự bách hại. Thế Chúa muốn ai sẽ theo Chúa bây giờ?!
Tất cả những thách đố, những cản trở đó, đều khởi đi từ ác thần, từ thế gian. Đức Kitô, Ngài đã biết và đã thấu hiểu cho thân phận yếu đuối của kiếp nhân sinh. Vì thế, trước khi lên Giêrusalem kết thúc lời xin vâng, để cứu độ nhân loại. Ngài đã cầu nguyện cùng với Chúa Cha: “Lạy Cha! Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần” (Ga.17,15). Ngài cầu nguyện cho các thánh Tông Đồ và qua đó cũng cho ta trong cuộc sống hôm nay. Hơn thế nữa! Đức Kitô đã động viên ta một cách mạnh mẽ khi Ngài phán: “ Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan, khốn khó. Nhưng hãy can đảm lến Thầy đã thắng thế gian” (Ga.16,33).
Khi viết tới đây, người viết chợt nghĩ: “ Ngày đầu năm, ngày “đại hỷ” sao lại nói toàn chuyện khó khăn, thách đố trên con đường đi tìm sự bình an, tìm phúc cho cuộc sống hiện tại cũng như tương lai!” Nhưng âu đó cũng là sự thật, để rồi qua đó ta tìm ra cho mình một hướng đi, một lẽ sống và một chiếc chìa khóa mở kho tàng ân sủng của Thiên Chúa, dẫu khó khăn đó, thách đố đó, đường vào cõi phúc là con đường chông chênh, con đường hẹp. Con đường mà chính Đức Kitô đã trải và đã đi qua, kế đến là Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, các thánh nam, Nữ, trong số đó có các bậc tiền bối của ta, đại diện là các thánh Tử Đạo Việt Nam. Còn đó những tấm gương những lý tưởng sống, những con đường giúp ta vững tiến trên con đường đi tìm sự bình an và hạnh phúc một cách đích thực.
Vì thế, trong những ngày đầu xuân, ngoài những cuộc vui, chương trình thưởng ngoạn, du xuân, những mâm cao cỗ đầy, những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau, những ước mơ đạt dược “Bình An và Phúc” trong những ngày đầu xuân và chuỗi ngày kế tiếp của năm mới, để những điều đó thực sự trở thành niềm vui trong tình Chúa, đặc biệt nhất là sống và thực hiện tám mối phúc. Thiết tưởng không ai có thể giúp ta được ngoài Thiên Chúa, còn đó lời nhắc nhở của Thánh Vịnh năm xưa: “ Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv.37,5), hoặc : “ Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv. 61,5).
Cuối cùng, ta mượn lời Thánh Vịnh để dâng lên thiên Chúa qua lời cầu bầu rất thần thế của Mẹ Maria, Thánh cả Giuse và các thánh Tử Đạo Việt Nam tâm tình chúc tụng, ngơi khen, tạ ơn và cầu khẩn:
“Suốt cuộc đời, tôi sẽ ca mừng Chúa,
sống ngày nào, xin đàn hát kính Thiên Chúa của tôi.
Nguyện tiếng lòng tôi làm cho Người vui thoả,
đối với tôi, niềm vui là chính Chúa” (Tv.104, 33-34).
Để kết người viết xin mượn câu đối xuân và gởi gắm vào đó ước mơ của chính mình và của mọi người
“ PHÚ QUÝ, VINH HOA TỰA MỔNG ẢO – HIỀN HÒA, NHÂN ÁI ĐẮC THIÊN ÂN”
Ngày khời đầu Xuân Tân Mão 2011
Antôn Lương Văn Liêm
Theo sự sắp đặt và quan phòng của Đấng Tạo Hóa, trật tự thiên nhiên được chia làm bốn mùa gồm: xuân, hạ, thu, đông, khởi đầu là mùa xuân. Thiên Chúa luôn chúc phúc và tuôn đổ muôn phúc lành của Ngài, hầu giúp cho nhân thế có được cuộc sống ngày càng thăng hoa và hạnh phúc, như lời Thánh Vịnh từ ngàn xưa : “ Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo mầu mỡ ngập tràn lối đi” (Tv.65,12).
Theo văn hóa Á Đông, đặc biệt là của dân tộc Việt Nam. Xuân 2011 được gán cho một cái tên “Xuân Tân Mão”, năm mới 2011 mang hình bóng của con mèo, một trong 12 con giáp, người ta cho rằng mèo là con vật gần gũi, đễ thương và hiền lành. Vì thế, để mừng xuân, mừng năm mới, ngoài những vật dụng trang trí tại tư gia, công sở, một hình ảnh không thể thiếu đó là biểu tượng, hình ảnh của những chú mèo ngộ nghĩnh và đễ thương, trước tết người ta còn tổ chức cuộc thi mèo đẹp, mèo khỏe…, người ta đua nhau đi chọn mèo và mua mèo đem về nuôi trong nhà, những mong đạt được những ước nguyện trong suốt một năm mới.
Riêng với người Trung Hoa, năm 2011 được mang hình bóng con thỏ. Thế nên, trong mấy ngày trước tết và những ngày khời đầu năm mới, người Trung Hoa đua nhau đi tìm thỏ và hình tượng con thỏ, họ tin rằng được sở hữu con thỏ hoặc hình tượng con thỏ, sẽ gặp may mắn và nhiều phúc lộc cho cả năm. Với những người không có khả năng tài chánh để sở hữu riêng cho mình một chú thỏ, họ tìm cách sờ chạm vào những tác phầm điêu khắc, hội họa…mang bóng dáng con thỏ, được như thế họ cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc…!
Một nét văn hóa, nghệ thuật không thể thiếu trong những ngày cuối năm âm lịch và những ngày đầu xuân nơi những thị xã, thị trấn, thành phố lớn. Đó là nghệ thuật múa lân, múa rồng, đây là nét văn hóa đặc trưng của người Á Đông, qua nét văn hóa đó, người ta cũng mang một bầu khí tâm linh, khi tin rằng lân hoặc rồng đến nhà sẽ mang đến điều phúc, sự may mắn cho một năm mới, song hành với lân và rồng là ông địa, ông thần tài… Thế nên trong những ngày cuối năm và những ngày đầu xuân, nhiều nhà, nhiều công ty, xí nghiệp, đã bỏ ra một số kinh phí không nhỏ để mời, rước đoàn múa lân, múa rồng, trước là để tăng thêm bầu khí vui xuân, kế đến là tin tưởng phúc lộc sẽ đến và ở lại trong năm mới…
Vâng! Đời người luôn phải vật lộn với bao lo toan, đối diện với nghịch cảnh và khổ đau, 365 ngày trôi qua hạnh phúc và buồn phiền, thành công và thất bại, khỏe mạnh hay yếu đau luôn đan xen trong từng hơi thở của cuộc sống. Những ngày cuối năm và những ngày đầu năm mới, được coi là những giây phút quý báu nhất, thời gian ngắn ngủi này giúp cho con người thư giãn đôi chút, hồi tâm đôi chút và mơ ước những điều tốt đẹp cho một năm mới khởi đầu. Người đang sống trong hạnh phúc và thành công, mong ước năm mới sẽ bảo tồn và phát huy hơn; người luôn gặp thất bại và khổ đau, mong ước một năm mới sẽ khởi sắc hơn; người nợ nần chồng chất vì công việc không gặp may phải trốn chạy trong tủi nhục, mong có cơ hội được giải thoát; người thường xuyên đau ốm, mong ước năm mới sẽ khoẻ mạnh hơn; những gia cảnh luôn sống trong cảnh bất hòa, chia rẽ và ly tán, mong ước năm mới tới sẽ mang lại sự đoàn viên, bầu khí thân thiện và vui tươi… Tất cả những ước mơ, hoài bão đó được đúc kết bằng hai từ ngắn gọn “ Bình An” hay một từ duy nhất “ Phúc”.
Xuân phúc, xuân vui, xuân bình an, không chỉ dừng lại trong mấy ngày đầu xuân, cũng chẳng dừng lại trong 365 ngày của năm, nhưng có lẽ ai cũng mong ước sẽ ở mãi nơi đời người. Tất cả điều đó do đâu và khởi đi từ đâu? Một điều chắc chắn nơi người Kitô hữu, người tin vào Thiên Chúa, tin vào Đức Kitô, thì xuân phúc, xuân vui, xuân bình an không do lân hay rồng, cũng chẳng do thần tài hay ông địa; cũng chẳng phải do sở hữu hay sờ chạm vào con thỏ hay con mèo, nhưng tất cả đều khởi đi từ Thiên Chúa, Đấng tác dựng muôn loài, muôn vật và cả mạng sống con người; Đấng làm chủ thời gian và không gian, là Chúa của mùa xuân…như lời Thánh Vịnh đã mô tả:
“ Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi!
Lạy Chúa là Thiên Chúa con thờ, Chúa muôn trùng cao cả!
Chúa khơi nguồn, suối tuôn thác đổ,
giữa núi đồi, lượn khúc quanh co,
đem nước uống cho loài dã thú,
bầy ngựa hoang đang khát được thoả thuê.
Bên dòng suối, chim trời làm tổ,
dưới lá cành cất giọng líu lo.
Từ cao thẳm, Chúa đổ mưa xuống núi,
đất chứa chan phước lộc của Ngài
Ngài khiến mọc cỏ xanh nuôi sống đàn gia súc,
làm tốt tươi thảo mộc cho người thế hưởng dùng.
Từ ruộng đất, họ kiếm ra cơm bánh,
Chế rượu ngon cho phấn khởi lòng người,
xức dầu thơm cho gương mặt sáng tươi,
nhờ cơm bánh mà no lòng chắc dạ ” (Tv.104,1;10-15).
Vâng! Với cái yếu đuối của kiếp người, nhất là trong những ngày đầu năm mới và một chuỗi ngày dài của năm mới, hai chữ “ Bình An” hay chữ “ Phúc” luôn là điều mơ ước của con người, đây là những viên ngọc quý Thiên Chúa ban tặng cho con người, giúp cho con người luôn sống trong hy vọng và niềm vui. Như ta đã biết, “Bình an hay Phúc” đều khởi đi từ Thiên Chúa. Từ nơi Ngài, tất cả những lắng lo, ưu phiền, những vất vả và đắng cay, hoan lạc và bình an, thành công hay khỏe mạnh, đều được Ngài an ủi và giải thoát, như lời Ngài đã hứa: “ Hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, hãy đến đây, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho các con” (Mt.11,28).
Thế nhưng, để cảm và nhận ra được điều đó nơi cuộc sống của ta khó và rất khó, một khi ta chưa cảm và chưa nhận, thì sao ta nhận lãnh phúc lành từ Thiên Chúa một cách trọn vẹn như lời của Thánh Âutinh đã để lại cho ta: “ Ân sủng của Thiên Chúa như mật ngọt luôn chảy tràn, còn lòng ta thì như những chiếc bình, chứa đầy những dấm chua và mật đắng”, một khi lòng ta đầy những lo âu, yếu tin, thờ ơ, nguội lạnh, thiếu đức mến, lòng cậy trông, đây chính là những “dấm chua và mật đắng”. Thế thì ta phải làm sao và làm như thế nào để đón nhân phúc bình an từ nơi Thiên Chúa?
Lần dở theo Kinh Thánh, nhờ sự soi dẫn của Chúa Thánh thần, ta tìm và nhận ra được chìa khóa mở kho tàng cất giữ viên ngọc quý “ Phúc và Bình An”. Theo sách huấn Ca: “ Kính sợ Đức Chúa đem lại vinh quang và tự hào, hân hoan và phấn khởi; kính sợ Đức Chúa, khiến tâm hồn sung sướng, cho con người được hoan hỷ vui mừng và an khang, trường thọ” (Hc.1,11-12). Kính sợ Đức Chúa có phải chăng là ta đọc kinh, cầu nguyện, tham dự thánh lễ và những việc đạo đức khác.. điều này đúng nhưng chưa đủ, vì như Đức Kitô đã phán: “ Không phải những ai kêu lạy Chúa, lạy Chúa đều được vào Nước Trời cả đâu, nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt.7,21).
Ý của Cha trên trời là gì? Xin thưa! Thánh Sử Gioan đã trình thuật lại cho ta lời của Đức Kitô phán với người Do Thái: “ Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người con và tin vào người con thì được sống muôn đời..” (Ga.6,40). Một khi ta đã tin Đức Kitô là con Thiên Chúa, là Thiên Chúa, thì điều tất yếu, ta được Ngài mời gọi lắng nghe và tuân giữ lời của Ngài, như lời Ngài đã minh định: “ Phúc thay, kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Lc.11,28). Thế thì Đức Kitô, Ngài dạy những gì?
Phụng vụ Tin Mừng trong ngày khởi đầu năm mới 2011. Thánh sử Matthêu đã giới thiệu cho ta lời dạy dỗ và mời gọi của Đức Kitô, hầu giúp con người đạt được “ Bình An và Phúc”, ta thường được Giáo Hội gọi và dạy là tám mối phúc, bao gồm: “
1) Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó
2) Phúc thay ai hiền lành,
3) phúc thay ai sầu khổ
4) Phúc thay ai khao khát nên người công chính
5) Phúc thay ai xót thương người,
6) phúc thay ai có tâm hồn trong sạch
7) Phúc thay ai xây dựng hòa bình
8) Phúc thay ai bị bách hại vì sống theo Tin mừng (Mt,5,1-10).
Nhưng, để đạt được “An Bình và Phúc” qua tám mối phúc mà Đức Kitô giới thiệu và mời gọi ta quả là một thách đố lớn giữa cuộc sống xã hội hôm nay, một xã hội hưởng thụ và ganh đua; một xã hội mà người ta thường đánh giá nhau qua dáng vẻ bên ngoài, qua tiền tài, học vị và chức quyền. Quả thật, với xã hội hôm nay, nếu ta rơi vào hoàn cảnh nghèo hèn, ta sẽ bị khinh khi, coi thường; nếu ta sống hiền lành, dễ bị người đời cho là “nhát đảm và nhu nhược”; đang sầu khổ ư! đễ bị mọi người xa lánh vì sợ phải lắng nghe lời tâm sự nỉ non; mong nên trọn lành công chính ư! điều này dễ được nghe là “ đạo đức giả” hoặc “dở hơi”; tâm hồn trong sạch ư! nhất là giới trẻ, sẽ được cho là không hợp với thời đại, là “cổ hủ”…xây dựng hòa bình, bảo vệ công lý và sự thật ư! dễ được gọi là “gái góa lo việc triều đình”…sống theo Tin Mừng ư! không dễ, vì coi chừng sẽ bị gán cho là “người cõi trên”, “người lập dị”…
Vâng! Quả là khó và rất khó, khi sống và thực hiện tám mối phúc theo Tin Mừng. Trong tác phẩm “những bậc trứ danh” của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhất, có đoạn ngài đã viết để tâm sự với Đức Kitô như sau: Cái ngày mà Chúa công bố: “ Phúc cho những kẻ nghèo khó, phúc cho những ai bị bách hại…con đã không có mặt ở đó, nếu con ở gần bên Chúa lúc đó, hẳn con đã thưa với Chúa rằng: “ Chúa ơi, khổ quá đi mất, xin Chúa thương dùm cho một chút mà đổi kiểu nói ấy đi nếu như Chúa muốn còn có người tin và xin theo Chúa. Chúa không thấy hiện nay thiên hạ người ta thích và ham muốn sự giàu có tiện nghi hay sao?”
Caton đã hứa hẹn với binh lính của ông ta bằng những trái ngon ngọt ở Phi Châu. César thì đã dụ dỗ bằng những của cải bên xứ Gaule, có như thế người ta mới chịu đầu quân theo mấy vị đó, tốt xấu gì cũng thế thôi! Còn Chúa, Chúa lại hứa hẹn sự nghèo khó và sự bách hại. Thế Chúa muốn ai sẽ theo Chúa bây giờ?!
Tất cả những thách đố, những cản trở đó, đều khởi đi từ ác thần, từ thế gian. Đức Kitô, Ngài đã biết và đã thấu hiểu cho thân phận yếu đuối của kiếp nhân sinh. Vì thế, trước khi lên Giêrusalem kết thúc lời xin vâng, để cứu độ nhân loại. Ngài đã cầu nguyện cùng với Chúa Cha: “Lạy Cha! Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần” (Ga.17,15). Ngài cầu nguyện cho các thánh Tông Đồ và qua đó cũng cho ta trong cuộc sống hôm nay. Hơn thế nữa! Đức Kitô đã động viên ta một cách mạnh mẽ khi Ngài phán: “ Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan, khốn khó. Nhưng hãy can đảm lến Thầy đã thắng thế gian” (Ga.16,33).
Khi viết tới đây, người viết chợt nghĩ: “ Ngày đầu năm, ngày “đại hỷ” sao lại nói toàn chuyện khó khăn, thách đố trên con đường đi tìm sự bình an, tìm phúc cho cuộc sống hiện tại cũng như tương lai!” Nhưng âu đó cũng là sự thật, để rồi qua đó ta tìm ra cho mình một hướng đi, một lẽ sống và một chiếc chìa khóa mở kho tàng ân sủng của Thiên Chúa, dẫu khó khăn đó, thách đố đó, đường vào cõi phúc là con đường chông chênh, con đường hẹp. Con đường mà chính Đức Kitô đã trải và đã đi qua, kế đến là Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse, các thánh nam, Nữ, trong số đó có các bậc tiền bối của ta, đại diện là các thánh Tử Đạo Việt Nam. Còn đó những tấm gương những lý tưởng sống, những con đường giúp ta vững tiến trên con đường đi tìm sự bình an và hạnh phúc một cách đích thực.
Vì thế, trong những ngày đầu xuân, ngoài những cuộc vui, chương trình thưởng ngoạn, du xuân, những mâm cao cỗ đầy, những lời chúc tốt đẹp dành cho nhau, những ước mơ đạt dược “Bình An và Phúc” trong những ngày đầu xuân và chuỗi ngày kế tiếp của năm mới, để những điều đó thực sự trở thành niềm vui trong tình Chúa, đặc biệt nhất là sống và thực hiện tám mối phúc. Thiết tưởng không ai có thể giúp ta được ngoài Thiên Chúa, còn đó lời nhắc nhở của Thánh Vịnh năm xưa: “ Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv.37,5), hoặc : “ Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi, hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv. 61,5).
Cuối cùng, ta mượn lời Thánh Vịnh để dâng lên thiên Chúa qua lời cầu bầu rất thần thế của Mẹ Maria, Thánh cả Giuse và các thánh Tử Đạo Việt Nam tâm tình chúc tụng, ngơi khen, tạ ơn và cầu khẩn:
“Suốt cuộc đời, tôi sẽ ca mừng Chúa,
sống ngày nào, xin đàn hát kính Thiên Chúa của tôi.
Nguyện tiếng lòng tôi làm cho Người vui thoả,
đối với tôi, niềm vui là chính Chúa” (Tv.104, 33-34).
Để kết người viết xin mượn câu đối xuân và gởi gắm vào đó ước mơ của chính mình và của mọi người
“ PHÚ QUÝ, VINH HOA TỰA MỔNG ẢO – HIỀN HÒA, NHÂN ÁI ĐẮC THIÊN ÂN”
Ngày khời đầu Xuân Tân Mão 2011
Antôn Lương Văn Liêm