Dan Lee
02-08-2011, 06:54 AM
Để thấy được Người (Mc 3,13-15)
Download Nghe bài “Để Thấy Được Người” (http://phutcaunguyen.net/wp-content/uploads/2011/02/PCN060211.mp3)
Quý vị và các bạn thân mến,
bước vào giờ cầu nguyện, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng đọc lại đoạn Tin Mừng Chúa gọi các môn đệ:
“Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ.” Mc 3,13-15
Đoạn Tin Mừng trên cho chúng ta biết một trong những mục đích của việc mời gọi làm môn đệ là để họ ở với Người. Khi Chúa Giê-su còn tại thế với thân xác hữu hình, thì việc thấy Người và ở với Người không cần đặt ra. Nhưng từ khi thân xác tại thế của Người được biến cố Phục sinh biến đổi thành thân xác phục sinh, thì lối nhìn của chúng ta cần thay đổi mới thấy Người và ở với Người được.
Để có thể ở với Chúa Giê-su, chúng ta cần phải thấy Người và ở với Người. Để thấy được Người, chúng ta cần thay đổi lối nhìn cũ để đón nhận lối nhìn mới về Người; và để có thể ở với Người, chúng ta cần để Người ở với chúng ta. Hôm nay chúng ta tập trung cầu nguyện ở điểm thứ nhất “để nhìn thấy Người”.
Trước hết, chúng ta cần bỏ lối nhìn duy vật về một Đấng vượt trên mọi giới hạn vật chất đang cư ngụ giữa chúng ta. Ngày xưa, thánh Tô-ma đã khẳng khái thể hiện lối nhìn duy vật của mình khi đòi hỏi được đụng chạm đến những dấu tích vật chất chứng tỏ thầy mình đã sống lại, nếu không thì ông không tin: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” ( Ga 20, 25 ). Ngày nay, một cách nào đó, chúng ta vẫn thường có thái độ tương tự như thế với Chúa “nếu Ngài thương tôi thì hãy cho một một dấu hiệu cụ thể?” hoặc “Xin Chúa hãy làm cho mẹ tôi được lành bệnh, khi đó tôi sẽ tin vào Ngài?” Đành rằng chúng ta cần những dấu chứng để củng cố đức tin, nhưng điều cần thiết hơn, chúng ta cần vượt trên những giới hạn của con mắt thể xác đó, để nhìn thấy Người hiện diện trong anh em, trong những người bé mọn chúng ta gặp dọc đường. Tinh tế một chút, chúng ta sẽ sẽ nhận thấy trong cuộc đời của chúng ta biết bao dấu tích tình thương của Thiên Chúa, tình thương ấy đang bao bọc cuộc đời chúng ta.
Chúng ta cũng cần ngưng nhìn Đức Giê-su như một Đấng chuyên làm các phép lạ để giải quyết những vấn đề trong cuộc đời, trong xã hội của chúng ta. Nhiều khi chúng ta đến với Chúa để đòi hỏi Chúa thực thi những phép lạ cho chúng ta, chỉ khi nhìn thấy những phép lạ ấy, chúng ta mới tin. Khi chúng ta thấy Chúa không thực hiện những đòi hỏi của chúng ta, hoặc khi chúng ta thấy nhiều điều xấu xa diễn ra trong xã hội, chúng ta nói rằng Chúa không hiện diện ở trần gian này. Quả thật, nếu Chúa chỉ đơn thuần là Đấng chuyên làm những phép lạ thì liệu rằng chúng ta có thể tin yêu một Đấng như thế không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người có thể làm được những việc lạ lùng, nhưng chúng ta chỉ có thể xem họ như một con người đặc biệt mà thôi. Đấng chúng ta tin yêu là Đấng dâng tặng cho chúng ta một tình yêu vô biên, Ngài dẫn dắt chúng ta đi trên cuộc đời bằng tình yêu của Ngài, mặc dầu có đôi khi đôi mắt thể xác của chúng ta không nhìn thấy được.
Một điều cốt yếu trong thay đổi lối nhìn của chúng ta về Chúa Giê-su là thấy rằng không phải chính tôi yêu Chúa trước, mà là chính Chúa đã yêu tôi. Chính Gioan đã cảm nghiệm được Chúa yêu ông nên ông mau chóng nhận ra Chúa Phục Sinh đang tìm ông ngang qua đống khăn liệm (Ga 20,8). Chính ông là người nhanh hơn ai hết nhận biết Chúa Phục Sinh đang đi tìm ông ngang qua người đứng trên bờ hồ (Ga 21,7). Maria hăm hở tìm Đức Giê-su và đã không thấy dù Người đang đứng trước mặt (Ga 20,1-15). Chỉ khi Chúa gọi tên bà, bà thấy Chúa đi tìm bà thì bà mới nhận ra Đấng Phục Sinh nơi người làm vườn, và nơi các môn đệ (Ga 20,16-18).
Ngày nay, Chúa Phục sinh vẫn đi tìm chúng ta ngang qua những hình ảnh chúng ta gặp trong đời thường: hình ảnh cụ già cần người dắt qua đường, hình ảnh một em bé mồ côi đang ngồi bên lề đường, hình ảnh một thanh niên mất phương hướng sống, hay một cô gái lỡ bước chân trên đường đời đang cần đôi bàn tay của chúng ta đồng hành. Chính Chúa nói với chúng ta rằng “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. (Mt 25,40)
Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh,
Chúng con chưa bao giờ nghĩ rằng
hằng ngày Chúa vẫn miệt mài chúng con,
Chúng con cứ nghĩ
Chúa phải đến với chúng con trong huy hoàng,
trong những kỳ tích.
Không, Chúa đang tìm chúng con,
Trong em bé thơ,
trong người xin ăn vệ đường,
trong những bệnh nhân,
trong những mãnh đời cô than.
Ngài vẫn đến với chúng con
giữa cảnh đời bất hạnh.
Trong những khoảnh khắc đau buồn của chính chúng con,
Ngài vẫn ngỏ lời với chúng con với đôi bàn tay nâng đỡ.
Xin Chúa thay đổi lối nhìn của chúng con,
Để chúng con có thể nhìn thấy Ngài trong cảnh đời hôm nay.
Nguyễn Hiền Nhu
Download Nghe bài “Để Thấy Được Người” (http://phutcaunguyen.net/wp-content/uploads/2011/02/PCN060211.mp3)
Quý vị và các bạn thân mến,
bước vào giờ cầu nguyện, chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng đọc lại đoạn Tin Mừng Chúa gọi các môn đệ:
“Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ.” Mc 3,13-15
Đoạn Tin Mừng trên cho chúng ta biết một trong những mục đích của việc mời gọi làm môn đệ là để họ ở với Người. Khi Chúa Giê-su còn tại thế với thân xác hữu hình, thì việc thấy Người và ở với Người không cần đặt ra. Nhưng từ khi thân xác tại thế của Người được biến cố Phục sinh biến đổi thành thân xác phục sinh, thì lối nhìn của chúng ta cần thay đổi mới thấy Người và ở với Người được.
Để có thể ở với Chúa Giê-su, chúng ta cần phải thấy Người và ở với Người. Để thấy được Người, chúng ta cần thay đổi lối nhìn cũ để đón nhận lối nhìn mới về Người; và để có thể ở với Người, chúng ta cần để Người ở với chúng ta. Hôm nay chúng ta tập trung cầu nguyện ở điểm thứ nhất “để nhìn thấy Người”.
Trước hết, chúng ta cần bỏ lối nhìn duy vật về một Đấng vượt trên mọi giới hạn vật chất đang cư ngụ giữa chúng ta. Ngày xưa, thánh Tô-ma đã khẳng khái thể hiện lối nhìn duy vật của mình khi đòi hỏi được đụng chạm đến những dấu tích vật chất chứng tỏ thầy mình đã sống lại, nếu không thì ông không tin: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin” ( Ga 20, 25 ). Ngày nay, một cách nào đó, chúng ta vẫn thường có thái độ tương tự như thế với Chúa “nếu Ngài thương tôi thì hãy cho một một dấu hiệu cụ thể?” hoặc “Xin Chúa hãy làm cho mẹ tôi được lành bệnh, khi đó tôi sẽ tin vào Ngài?” Đành rằng chúng ta cần những dấu chứng để củng cố đức tin, nhưng điều cần thiết hơn, chúng ta cần vượt trên những giới hạn của con mắt thể xác đó, để nhìn thấy Người hiện diện trong anh em, trong những người bé mọn chúng ta gặp dọc đường. Tinh tế một chút, chúng ta sẽ sẽ nhận thấy trong cuộc đời của chúng ta biết bao dấu tích tình thương của Thiên Chúa, tình thương ấy đang bao bọc cuộc đời chúng ta.
Chúng ta cũng cần ngưng nhìn Đức Giê-su như một Đấng chuyên làm các phép lạ để giải quyết những vấn đề trong cuộc đời, trong xã hội của chúng ta. Nhiều khi chúng ta đến với Chúa để đòi hỏi Chúa thực thi những phép lạ cho chúng ta, chỉ khi nhìn thấy những phép lạ ấy, chúng ta mới tin. Khi chúng ta thấy Chúa không thực hiện những đòi hỏi của chúng ta, hoặc khi chúng ta thấy nhiều điều xấu xa diễn ra trong xã hội, chúng ta nói rằng Chúa không hiện diện ở trần gian này. Quả thật, nếu Chúa chỉ đơn thuần là Đấng chuyên làm những phép lạ thì liệu rằng chúng ta có thể tin yêu một Đấng như thế không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người có thể làm được những việc lạ lùng, nhưng chúng ta chỉ có thể xem họ như một con người đặc biệt mà thôi. Đấng chúng ta tin yêu là Đấng dâng tặng cho chúng ta một tình yêu vô biên, Ngài dẫn dắt chúng ta đi trên cuộc đời bằng tình yêu của Ngài, mặc dầu có đôi khi đôi mắt thể xác của chúng ta không nhìn thấy được.
Một điều cốt yếu trong thay đổi lối nhìn của chúng ta về Chúa Giê-su là thấy rằng không phải chính tôi yêu Chúa trước, mà là chính Chúa đã yêu tôi. Chính Gioan đã cảm nghiệm được Chúa yêu ông nên ông mau chóng nhận ra Chúa Phục Sinh đang tìm ông ngang qua đống khăn liệm (Ga 20,8). Chính ông là người nhanh hơn ai hết nhận biết Chúa Phục Sinh đang đi tìm ông ngang qua người đứng trên bờ hồ (Ga 21,7). Maria hăm hở tìm Đức Giê-su và đã không thấy dù Người đang đứng trước mặt (Ga 20,1-15). Chỉ khi Chúa gọi tên bà, bà thấy Chúa đi tìm bà thì bà mới nhận ra Đấng Phục Sinh nơi người làm vườn, và nơi các môn đệ (Ga 20,16-18).
Ngày nay, Chúa Phục sinh vẫn đi tìm chúng ta ngang qua những hình ảnh chúng ta gặp trong đời thường: hình ảnh cụ già cần người dắt qua đường, hình ảnh một em bé mồ côi đang ngồi bên lề đường, hình ảnh một thanh niên mất phương hướng sống, hay một cô gái lỡ bước chân trên đường đời đang cần đôi bàn tay của chúng ta đồng hành. Chính Chúa nói với chúng ta rằng “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. (Mt 25,40)
Lạy Chúa Giê-su Phục Sinh,
Chúng con chưa bao giờ nghĩ rằng
hằng ngày Chúa vẫn miệt mài chúng con,
Chúng con cứ nghĩ
Chúa phải đến với chúng con trong huy hoàng,
trong những kỳ tích.
Không, Chúa đang tìm chúng con,
Trong em bé thơ,
trong người xin ăn vệ đường,
trong những bệnh nhân,
trong những mãnh đời cô than.
Ngài vẫn đến với chúng con
giữa cảnh đời bất hạnh.
Trong những khoảnh khắc đau buồn của chính chúng con,
Ngài vẫn ngỏ lời với chúng con với đôi bàn tay nâng đỡ.
Xin Chúa thay đổi lối nhìn của chúng con,
Để chúng con có thể nhìn thấy Ngài trong cảnh đời hôm nay.
Nguyễn Hiền Nhu