Dan Lee
02-14-2011, 05:26 PM
TÌNH YÊU LÀM ĐỘNG LỰC
Đức Kitô đến trần gian để khai mào Vương quốc Thiên Chúa. Ngài công bố sẽ được hội nhập vào vương quốc những người môn đệ đích thực của Chúa, nghĩa là những ai cố gắng sống theo tinh thần Tám mối phúc thật (CNIV) và biết biến đổi đời mình thành muối, thành ánh sáng cho trần gian (CNV). Nhưng để thừa hưởng các mối phúc lành, người môn đệ cần phải làm gì ? Trung thành tuân giữ lề luật Môsê hay từ khước, bởi lẽ lề luật ấy đã trở nên lỗi thời ? Trong bài Tin Mừng Chúa nhật VI hôm nay, Đức Giêsu đã đưa ra câu trả lời: Đời sống mới của người môn đệ một đàng, vừa tiếp nối đời sống đạo truyền thống của lề luật cha ông ; đàng thác, lại vươn lên đỉnh trọn làn theo khuonl mẫu của Cha trên trời là đấng trọn lành (x. Mt 5,48). Lí do là vì Đức Kitô đến không phải nhằm bãi bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn. Vậy đức Giêsu kiện toàn lề luật như thế nào ? Và người Kitô hữu tuân giữ luật Chúa đã được đổi mới ra sao ?
ĐỨC KITÔ KIỆN TOÀN LỀ LUẬT NHƯ THẾ NÀO ?
Bài Tin Mừng ghi rõ Đức Kitô không tuyên bố huỷ bỏ luật Môsê, Ngài cũng không chỉ xác nhận hay củng cố, nhưng kiện toàn .
1. Một mặt, Ngài kiện toàn bằng cách giúp con người am hiểu tường tận những gì gói ghém trong lề luật để con người quay về với thánh ý Thiên Chúa khi ban hành Lề luật. Vâng ! Lề luật đâu phải là rào cản, là thừng ách trói buộc nặng nề, khiến con người phải tuân, phải giữ trong tinh phần nô lệ sợ hãi; đúng ra, lề luật phải vươn tới mục đích mà Thiên Chúa đã giao phó, đó là sự phục vụ và tình yêu mến. Bởi chưng điều Thiên Chúa muốn là "lòng nhân nghĩa chứ không phải là lễ tế" (Mt 9,13). Như vậy, Đức Kitô đòi hỏi lề luật phải phục vụ thay vì đè bẹp con người, và một khi ra luật được sửa đổi để diễn tả cách trung thực thánh ý của Thiên Chúa, thì nó có một giá trị tuyệt đối, đến nỗi "cho dù trời đất có qua đi, thì một chấn, một phết trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. (Mt 5,18)
2. Không những kêu gọi con người quay về với thánh ý Thiên Chúa, Đức Kitô còn kiện toàn bằng cách nội giới hoá lề luật. Lề luật được tuân giữ, không dựa vào mặt chữ bên ngoài, nhưng hệ tại nơi nội tâm con người. Kể từ nay, chính ý hướng con người sẽ là yếu tố quyết định, vì đức Kitô đã từng khẳng định: "Tự bên trong, tự lòng người ta mà xuất ra những suy tính xấu xa, như dâm bôn, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác ..." (x.Mc 7,21tt). Kinh nghiệm đời thường giúp ta thấy rõ điều này. Trong thời mở cửa, chúng ta có bộ luật chặt chẽ với những khung hình phạt cụ thể dành cho những kẻ vi phạm. Thế nhưng vẫn nhan nhản hàng dỏm hàng giả, và đặc biệt tệ buôn lậu, tham nhũng còn được xem là quốc nạn. Thì ra, một quy định dù chặt chẽ đến đâu vẫn thưa dư, nếu cái tâm con người không biết đón nhận và tuân hành.
3. Sau khi đã đề ra những nguyên tắc kiện toàn lề luật, Đức Kitô đi vào những trường hợp cụ thể qua việc trưng dẫn một loạt các điều khoản trong luật Môsê. Trưng dẫn không phải nhằm loại bỏ, nhưng xem luật cũ như đối tượng để đào sâu ý nghĩa, và nâng nó lên mức độ của Tin Mùng.
- Trước hết, luật Môsê truyền rằng : "Chớ giết người". Còn Đức Giêsu, Ngài lại đưa nó đi xa hơn, đi đến tận cùng ý muốn của Thiên Chúa, đó là phải loại trừ sự tức giận, là nguyên nhân sâu xa đưa tới tội giết người, không những giết chết thân xác mà còn giết chết phẩm giá của anh em. Thành thử ra, để có đức công chính vượt trên sự công chính của các luật sĩ và biệt phái, người môn đệ đức Kitô không chỉ dừng lại nói mệnh lệnh tiêu cực : "Chớ giết người", mà còn phải đọc ra bề sâu của điều luật, là hãy lấy sự thuận hoà, lấy tình thương yêu mà đối xử với nhau. Tình hoà thuận yêu thương lại càng trở nên cấp bách hơn nữa, khi Đức Giêsu xem đó như là điều kiện để của lễ dâng lên làm đẹp lòng Thiên Chúa (x.Mt 5,23-24).
- Thứ đến, luật Môsê truyền rằng: "Chớ ngoại tình". Nhưng đối với Đức Kitô, không phải chỉ có sự quan hệ trong thân xác mới thành ngoại tình, mà chính khi ao ước trong lòng là đã phạm tội rồi. Vấn đê ở đây là cái tâm, nơi xuất phát hoặc là tội lỗi, hoặc là cách ăn ở phù hợp với những giá trị Tin Mừng. Chính điều luật này là tiền đề đưa tới Lcnh truyền cấm li dị, để vừa trung thành với ý định ban đầu của Thiên Chúa, là cả hai sẽ thành một xương một thịt, đồng thời cũng là để bảo đảm sự chung thuỷ trong hôn nhân.
- Cuối cùng, luật Môsê truyền rằng: "Chớ bội thề". Còn đức Giêsu, Ngài dạy không cần thề thốt chi cả, vì lời nói của người môn đệ phải tự nó có giá trị và đáng tin cậy. Như thế, giáo huấn của Đức Giêsu nhằm nhấn mạnh đến tính trong sáng và chân thật trong các phương thế giao tiếp với nhau, chứ không được nói nước đôi, nói mập mờ để trục lợi.
Tóm lại, qua sự quảng diễn dựa trên các điều khoản cụ thể của luật Môsê, Đức Kitô đã làm nổi bật thánh ý Thiên Chúa tiềm ẩn trong lề luật, để từ đây, những ai tuân giữ thánh ý Chúa được diễn tả qua lề luật, họ sẽ vươn lên đỉnh trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành.
II. NGƯỜI KITÔ HỮU SỐNG LUẬT CHÚA TRONG CUỘC ĐỜI RA SAO ?
1. Ta không đến để hủy bỏ, nhưng dể kiện toàn". Lời Chúa nói với các môn đệ hôm xưa cũng là lời Ngài đang nói với cộng đoàn chúng ta hôm nay. Cần tuân giữ luật, tuy nhiên sự tuân giữ ấy phải tránh thái độ nệ luật, có nghĩa là chỉ giữ luật theo mặt chữ bên ngoài mà không gửi gắm một tâm tình xứng hợp bên trong. Cách giữ luật hình thức ấy nó đưa đẩy con người đến hai thái cực này :
- Một là tạo cho con ngươi cảm giác an tâm giả tạo khi cố gắng giữ chi li các điều khoản quy định: Rút cục, lề luật thay vì là phương tiện, đã trở thành cứu cánh, người ta đánh giá chính mình và người khác dựa trên lề luật mà không biết hướng về chính Đấng lập luật là Thiên Chúa.
- Hai là gây cho con người sự sợ hãi lo lắng trong các thực hành đạo đức, chăng biết mình có chu toàn hay không. Rút cục, lề luật, thay vì khai mở cho tự do và yêu thương, lại trở thành xiềng xích và xiềng xích, thì cho dù bằng vàng đi nữa, cũng vẫn là xiềng xích trói buộc con người.
2. Trái lại, đối với người môn đệ đích thực, việc tuân giữ lề luật phải lấy tình yêu làm động lực thúc đẩy và dối tượng để quy chiếu. Luật tối thượng là Tình yêu (x.Gl 5,14; Mt 22,37 ít), vì xét cho cùng, lề luật là gì, nếu không phải là cách diễn tả những đòi hòi nội tại của Tình yêu? Nếu tôi yêu mến Chúa, yêu mến anh em thực sự, thì chẳng những tôi không giết người, không ngoại tình, không thề gian thề dối mà hơn nữa, tôi còn cố gắng hoà thuận với anh em, chung thuỷ trong hôn nhân và chân thật trong khi giao tiếp. Nói cách khác, tình thương ví như thân cây, còn mọi điều khoản trong lề luật là hoa, là lá; nếu tách rời khỏi cây tình thương, thì mọi luật lệ chẳng còn ý nghĩa, có chăng chỉ còn là cái xác không hồn.
Kết luận
Đức tin trưởng thành đòi hỏi người môn đệ tuân giữ những thực hành lề luật, nhưng việc tuân giữ phải được soi dẫn bởi tình thương, chứ không phải theo thói quen máy móc, hoặc vì sức ép của người khác. Có như vậy, lề luật mới không phải là rào cản, nhốt kín ta trong âu lo, bối rối sợ sệt, nhưng là cột mốc chỉ đường, hướng dẫn ta đến chỗ sống chan hoà với Chúa và với anh em.
Sưu tầm
Đức Kitô đến trần gian để khai mào Vương quốc Thiên Chúa. Ngài công bố sẽ được hội nhập vào vương quốc những người môn đệ đích thực của Chúa, nghĩa là những ai cố gắng sống theo tinh thần Tám mối phúc thật (CNIV) và biết biến đổi đời mình thành muối, thành ánh sáng cho trần gian (CNV). Nhưng để thừa hưởng các mối phúc lành, người môn đệ cần phải làm gì ? Trung thành tuân giữ lề luật Môsê hay từ khước, bởi lẽ lề luật ấy đã trở nên lỗi thời ? Trong bài Tin Mừng Chúa nhật VI hôm nay, Đức Giêsu đã đưa ra câu trả lời: Đời sống mới của người môn đệ một đàng, vừa tiếp nối đời sống đạo truyền thống của lề luật cha ông ; đàng thác, lại vươn lên đỉnh trọn làn theo khuonl mẫu của Cha trên trời là đấng trọn lành (x. Mt 5,48). Lí do là vì Đức Kitô đến không phải nhằm bãi bỏ lề luật, nhưng để kiện toàn. Vậy đức Giêsu kiện toàn lề luật như thế nào ? Và người Kitô hữu tuân giữ luật Chúa đã được đổi mới ra sao ?
ĐỨC KITÔ KIỆN TOÀN LỀ LUẬT NHƯ THẾ NÀO ?
Bài Tin Mừng ghi rõ Đức Kitô không tuyên bố huỷ bỏ luật Môsê, Ngài cũng không chỉ xác nhận hay củng cố, nhưng kiện toàn .
1. Một mặt, Ngài kiện toàn bằng cách giúp con người am hiểu tường tận những gì gói ghém trong lề luật để con người quay về với thánh ý Thiên Chúa khi ban hành Lề luật. Vâng ! Lề luật đâu phải là rào cản, là thừng ách trói buộc nặng nề, khiến con người phải tuân, phải giữ trong tinh phần nô lệ sợ hãi; đúng ra, lề luật phải vươn tới mục đích mà Thiên Chúa đã giao phó, đó là sự phục vụ và tình yêu mến. Bởi chưng điều Thiên Chúa muốn là "lòng nhân nghĩa chứ không phải là lễ tế" (Mt 9,13). Như vậy, Đức Kitô đòi hỏi lề luật phải phục vụ thay vì đè bẹp con người, và một khi ra luật được sửa đổi để diễn tả cách trung thực thánh ý của Thiên Chúa, thì nó có một giá trị tuyệt đối, đến nỗi "cho dù trời đất có qua đi, thì một chấn, một phết trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. (Mt 5,18)
2. Không những kêu gọi con người quay về với thánh ý Thiên Chúa, Đức Kitô còn kiện toàn bằng cách nội giới hoá lề luật. Lề luật được tuân giữ, không dựa vào mặt chữ bên ngoài, nhưng hệ tại nơi nội tâm con người. Kể từ nay, chính ý hướng con người sẽ là yếu tố quyết định, vì đức Kitô đã từng khẳng định: "Tự bên trong, tự lòng người ta mà xuất ra những suy tính xấu xa, như dâm bôn, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác ..." (x.Mc 7,21tt). Kinh nghiệm đời thường giúp ta thấy rõ điều này. Trong thời mở cửa, chúng ta có bộ luật chặt chẽ với những khung hình phạt cụ thể dành cho những kẻ vi phạm. Thế nhưng vẫn nhan nhản hàng dỏm hàng giả, và đặc biệt tệ buôn lậu, tham nhũng còn được xem là quốc nạn. Thì ra, một quy định dù chặt chẽ đến đâu vẫn thưa dư, nếu cái tâm con người không biết đón nhận và tuân hành.
3. Sau khi đã đề ra những nguyên tắc kiện toàn lề luật, Đức Kitô đi vào những trường hợp cụ thể qua việc trưng dẫn một loạt các điều khoản trong luật Môsê. Trưng dẫn không phải nhằm loại bỏ, nhưng xem luật cũ như đối tượng để đào sâu ý nghĩa, và nâng nó lên mức độ của Tin Mùng.
- Trước hết, luật Môsê truyền rằng : "Chớ giết người". Còn Đức Giêsu, Ngài lại đưa nó đi xa hơn, đi đến tận cùng ý muốn của Thiên Chúa, đó là phải loại trừ sự tức giận, là nguyên nhân sâu xa đưa tới tội giết người, không những giết chết thân xác mà còn giết chết phẩm giá của anh em. Thành thử ra, để có đức công chính vượt trên sự công chính của các luật sĩ và biệt phái, người môn đệ đức Kitô không chỉ dừng lại nói mệnh lệnh tiêu cực : "Chớ giết người", mà còn phải đọc ra bề sâu của điều luật, là hãy lấy sự thuận hoà, lấy tình thương yêu mà đối xử với nhau. Tình hoà thuận yêu thương lại càng trở nên cấp bách hơn nữa, khi Đức Giêsu xem đó như là điều kiện để của lễ dâng lên làm đẹp lòng Thiên Chúa (x.Mt 5,23-24).
- Thứ đến, luật Môsê truyền rằng: "Chớ ngoại tình". Nhưng đối với Đức Kitô, không phải chỉ có sự quan hệ trong thân xác mới thành ngoại tình, mà chính khi ao ước trong lòng là đã phạm tội rồi. Vấn đê ở đây là cái tâm, nơi xuất phát hoặc là tội lỗi, hoặc là cách ăn ở phù hợp với những giá trị Tin Mừng. Chính điều luật này là tiền đề đưa tới Lcnh truyền cấm li dị, để vừa trung thành với ý định ban đầu của Thiên Chúa, là cả hai sẽ thành một xương một thịt, đồng thời cũng là để bảo đảm sự chung thuỷ trong hôn nhân.
- Cuối cùng, luật Môsê truyền rằng: "Chớ bội thề". Còn đức Giêsu, Ngài dạy không cần thề thốt chi cả, vì lời nói của người môn đệ phải tự nó có giá trị và đáng tin cậy. Như thế, giáo huấn của Đức Giêsu nhằm nhấn mạnh đến tính trong sáng và chân thật trong các phương thế giao tiếp với nhau, chứ không được nói nước đôi, nói mập mờ để trục lợi.
Tóm lại, qua sự quảng diễn dựa trên các điều khoản cụ thể của luật Môsê, Đức Kitô đã làm nổi bật thánh ý Thiên Chúa tiềm ẩn trong lề luật, để từ đây, những ai tuân giữ thánh ý Chúa được diễn tả qua lề luật, họ sẽ vươn lên đỉnh trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành.
II. NGƯỜI KITÔ HỮU SỐNG LUẬT CHÚA TRONG CUỘC ĐỜI RA SAO ?
1. Ta không đến để hủy bỏ, nhưng dể kiện toàn". Lời Chúa nói với các môn đệ hôm xưa cũng là lời Ngài đang nói với cộng đoàn chúng ta hôm nay. Cần tuân giữ luật, tuy nhiên sự tuân giữ ấy phải tránh thái độ nệ luật, có nghĩa là chỉ giữ luật theo mặt chữ bên ngoài mà không gửi gắm một tâm tình xứng hợp bên trong. Cách giữ luật hình thức ấy nó đưa đẩy con người đến hai thái cực này :
- Một là tạo cho con ngươi cảm giác an tâm giả tạo khi cố gắng giữ chi li các điều khoản quy định: Rút cục, lề luật thay vì là phương tiện, đã trở thành cứu cánh, người ta đánh giá chính mình và người khác dựa trên lề luật mà không biết hướng về chính Đấng lập luật là Thiên Chúa.
- Hai là gây cho con người sự sợ hãi lo lắng trong các thực hành đạo đức, chăng biết mình có chu toàn hay không. Rút cục, lề luật, thay vì khai mở cho tự do và yêu thương, lại trở thành xiềng xích và xiềng xích, thì cho dù bằng vàng đi nữa, cũng vẫn là xiềng xích trói buộc con người.
2. Trái lại, đối với người môn đệ đích thực, việc tuân giữ lề luật phải lấy tình yêu làm động lực thúc đẩy và dối tượng để quy chiếu. Luật tối thượng là Tình yêu (x.Gl 5,14; Mt 22,37 ít), vì xét cho cùng, lề luật là gì, nếu không phải là cách diễn tả những đòi hòi nội tại của Tình yêu? Nếu tôi yêu mến Chúa, yêu mến anh em thực sự, thì chẳng những tôi không giết người, không ngoại tình, không thề gian thề dối mà hơn nữa, tôi còn cố gắng hoà thuận với anh em, chung thuỷ trong hôn nhân và chân thật trong khi giao tiếp. Nói cách khác, tình thương ví như thân cây, còn mọi điều khoản trong lề luật là hoa, là lá; nếu tách rời khỏi cây tình thương, thì mọi luật lệ chẳng còn ý nghĩa, có chăng chỉ còn là cái xác không hồn.
Kết luận
Đức tin trưởng thành đòi hỏi người môn đệ tuân giữ những thực hành lề luật, nhưng việc tuân giữ phải được soi dẫn bởi tình thương, chứ không phải theo thói quen máy móc, hoặc vì sức ép của người khác. Có như vậy, lề luật mới không phải là rào cản, nhốt kín ta trong âu lo, bối rối sợ sệt, nhưng là cột mốc chỉ đường, hướng dẫn ta đến chỗ sống chan hoà với Chúa và với anh em.
Sưu tầm