Dan Lee
02-14-2011, 05:33 PM
LUẬT CỦA TỰ DO VÀ TÌNH YÊU
NHẬP ĐỀ
Ngày nay, rất nhiều người hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói thời danh : "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Con người trưởng thành luôn khát vọng được tự do, được tự mình làm nên đời mình và rất giận khi có ai can thiệp vào đời sống riêng tư của mình.
Chính Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng tự do của con người, sau khi ban tặng cho họ tự do như một ân huệ quý giá. Ngài đã không ngăn cản Ađam- Eva hái trái cấm, và chấp nhận phải làm rất nhiều việc để sữa chữa tội lỗi đó chỉ vì muốn tôn trọng tự do của họ. Bài đọc I hôm nay cho ta hiểu con người hoàn toàn tự do lựa chọn điều tốt hay xấu để tạo nên "sinh tử” cho mình khi nói: " Việc trung thành tuân giữ các giới răn là tùy ở con người”.
Vậy thì luật Lc của Chúa, của dân tộc Israel mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng có ngăn cản hay xúc phạm đến tự do của con người hay không? Chúng ta tuân giữ các luật Lc với linh thần nào để phát triển trọn vẹn tự do của mình? Đó là vấn đề chúng ta suy niệm tuần này.
1. TỰ DO LÀ GÌ?
1.1 Tự do là khả năng của ý chí để nhờ đó con người quyết định về chính mình, tự hành động mà không bị bên trong thúc bách hay bên ngoài ép buộc. Nói cách khác, đó là khả năng của một hữu thể có lý trí, có thể làm hay không làm, làm cách này hay làm cách khác. Nhưng hữu thể đó là con người, là Thiên Thần và Thiên Chúa. Còn các loài vật khác không có tinh thần thì không có tự do vì bị thúc đẩy đo bản năng hay do đối tượng bên ngoài. Tự do của con người là thứ tự do tương đối vì được Thiên Chúa ban tặng, khác với tự do tuyệt đối của Thiên Chúa. Tự do con người cũng còn bị giới hạn bởi vật chất, không gian và thời gian.
Hơn nữa, điều kiện tiên quyết để thực hiện tự do là có thể lựa chọn và biết lựa chọn theo ý muốn của mình. Thí dụ giữa bao nhiêu người bạn gái, người con trai có thể chọn một người để làm vợ và khi chọn như thế, người đó hiểu mình tại sao chọn cô này mà không lấy cô khác.
Tuy nhiên, sự lựa chọn của con người luôn mang một tính cách liều lĩnh vì con người không thể hiểu rõ đối tượng mình chọn lựa và không bao giờ có thể thấy rõ được tương lai: Vì nếu biết chắn chắn người con gái kia sẽ phản bội mình hoặc sau này bị tai nạn què chân, cụt tay, thì người con trai đã chọn người khác.
1.2 Khi tự do lựa chọn con người, Thiên Chúa cũng đánh liều như vậy. Ngài sáng tạo nên con người, chia sẻ tự do của mình cho con người nên Ngài chấp nhận cả việc con người phản bội tình yêu của mình. Ngài đã không thu lại ân sủng tự do, Ngài cũng chẳng giơ tay ngăn cản Ađam và mọi người chúng ta phạm tội. Ngài để cho con người làm chủ vận mệnh của mình. Ngài chỉ nhắc nhở con người phải khôn ngoan khi lựa chọn bằng lương tâm ngay chính của họ. Bài Sách Huấn Ca nói cho chúng ta hay rằng: “Trước mặt con người là sự sống và sự chết, sự an lành và sự dữ, họ thích thứ nào thì họ đuợc thứ ấy. Thiên Chúa luôn luôn nhìn thấy mọi loài và thấu suốt hành động của con người”(Hc 15,16-21)
Con người càng lắng nghe tiếng Chúa và hành động theo ý Ngài diễn tả qua các luật Lc đúng đắn, qua tiếng lương tâm trung thục thì càng thấy mình được tự do. Đó là thứ tự do đặc biệt của người tín hữu vì các giới luật và lương tâm kia chỉ có mục đích là làm cho con người sống gắn bó với Thiên Chúa, là Đấng tự do tuyệt đối. Nhưng khi con người chiếu theo dục vọng và tham vọng bất chính của mình hay của người khác là con người đã đánh mất tự do cao quý của người con cái Chúa. Con người tưởng mình hoàn toàn tự do được ăn chơi, hưởng thụ hay hành động theo ý của mình, nhưng thực sự lúc đó con người tại đang làm nô Lc cho tiền bạc, sắc đẹp, danh lợi và ma quỷ hơn cả, rồi từ đó làm nô Lc cho tội lỗi chết chóc, vong thân.
Tuy nhiên, chính khi tuân giữ luật Lc của Chúa, con người tại cảm thấy mình mất tự do nếu không biết dùng lý trí để hiểu tại sao mình phải lựa chọn hành động này mà không chọn hành động khác. Lúc đó người ta chỉ giữ luật vì sợ bị phạt hơn là hiểu rõ tinh thần của luật. Giống như một vài người chạy xe ngừng lại khi đèn đỏ vì sợ người cảnh sát giao thông thổi phạt chứ không phải tôn trọng luật Lc giao thông để bảo vệ sinh mạng của mình và của người khác. Đó là kiểu giữ luật của nhiều kinh sư và biệt phái trong đạo Do Thái. Họ tuân giữ tỉ mỉ 673 điều khoản trong Cựu ước nhưng lại không hiểu tinh thần luật Chúa nằm ở lòng yêu thương chân thành đối với Chúa và tha nhân. Nên Đức Giêsu nói hôm nay : “Nếu anh em không ăN Ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”.
2. TINH THẦN TƯ DO CỦA NHỮNG CON CÁI CHÚA
Đức Giêsu đến để đem lại cho con người “sự tự do hoàn toàn"của những người con Thiên Chúa.
2.1 Ngài là một “Người tự do vượt bậc"
Đối với tội lỗi, đối với cái chết, đối với ma quỷ và đối với lề luật. Tự do đối với tội lỗi là vì Ngài đã yêu thương trọn vẹn, chân thành và quảng đại trong khi tội lỗi là sự từ khước yêu thương. Đối với cái chết vì Ngài sẵn sàng đón nhận nó để rồi sống lại hiển vinh thay vì nể tránh, trốn chạy nó. Ngài đã tiêu diệt tên địch thù cuối cùng là tử thần (x.1 Cr 15,26) để hứa ban sự sống vĩnh hằng cho tất cả những ai tin vào Ngài. Tự do đối với ma quỷ. Vì Ngài đã chữa trị bao nhiêu người bị quỷ ám, giải phóng họ khỏi nhũng điều ác đức, bệnh tật mà ma quỷ đã gây nên cho con người; Tự do đối với Lc luật vì Ngài đã đi sâu vào tinh thần yêu thương của mọi lề luật để dạy chúng ta tuân giữ. Luật tôn trọng sự sống chẳng hạn : không phải chỉ giết người mới phạm luật, nhưng những thái độ hờ hững lạnh nhạt, những lời nói đay nghiến, chỉ trích cũng đều đáng lên án vì gây tác hại đến sự sống của người khác.
Do đó, Ngài mới quả quyết rằng: "Ai giận anh em mình thì cũng đáng bị đưa ra tòa rồi”. Luật pháp "cấm ngoại tình"nhưng tinh thần của lề luật ấy là muốn bảo vệ sự thanh khiết toàn vẹn của con người. Vì vậy Ngài mới dạy "Ai nhìn ngườí phụ nữ mà thèm muốn thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”. Rất nhiều khi chúng ta an tâm khi giữ đúng diều răn thứ 6 và thứ 9: không làm điều dâm dục, không muốn vợ chồng người. Nhưng chúng ta lại vẫn thích thú với những sách báo, phim ảnh, câu chuyện tục tĩu, dâm ô. Chúng ta có lẽ đã quên tinh thần của các điều răn ấy.
2.2. "Giữ luật với tinh thần tự do và tình yêu"
Do đó, để phát huy tự do của mình một cách trọn vẹn, chúng ta cần phải gắn bó mật thiết với Đức Giêsu, hay nói đúng hơn và cụ thể hơn là ta hãy chọn Đức Giêsu và hành động theo lời dạy của Ngài đó là lẽ "khôn ngoan nhiệm mầu" của Thiên Chúa được thánh Phao lô nhắc đến trong bài đọc thứ hai hôm nay.
Quả thật, qua bí tích rửa tội, chúng ta đã chọn Ngài, đã thành một chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Ngài. Điều còn thiếu là chúng ta chưa hoàn toàn hành động theo lời dạy của Ngài: tất cả giới luật và dạy dỗ của Ngài chỉ quy về một điều duy nhất là: “Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”. Chính tình yêu sẽ giúp chúng ta vượt qua tinh thần nô Lc vào luật pháp để đạt tới tinh thần tự do của những con cái Thiên Chúa. Vì thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: "Ai yêu thương thì đã chu toàn lề luật" (Rm 13,8) và thánh Augustinô cũng nhắc nhở: "Bạn hãy yêu thương đi rồi làm theo ý bạn muốn”
2.3 "Mầu nhiệm của tự do"
Ngày nay con người thường hiểu lầm về tự do, không phân biệt tự do tương đối và tuyệt dối, nên đã lạm dụng tự do của mình. Con người đã muốn tách rời tự do ra khỏi tương quan cốt yếu và cơ bản của nó với sự thật và chuẩn mực luân lý. Do đó, đã gây nên bao tai họa khủng khiếp cho cá nhân và xã hội. Thí dụ cụ thể là từ việc tự do muốn uống bao nhiêu rượu thì uống, dẫn đến tai nạn khi tái xe trong cơn say, cho đến những cuộc bạo động, chém giết, đập phá, cướp bóc nhân danh tự do đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Khởi đi từ mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô, Đấng đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá (Pl 2,7-8), chúng ta hiểu rằng: Vâng phục và tự do không mâu thuẫn với nhau. Đời sống của Đức Giêsu minh chứng rằng mầu nhiệm về do của con người là con đường vâng phục ý muốn của Chúa Cha bằng tình yêu của người con thảo: càng yêu thì càng muốn vâng phục, và càng vâng phục thì con người càng được tự do trong quyền năng của Thiên Chúa .
KẾT LUẬN
Chúa Giêsu phục Sinh là biểu tượng của của sự tự do viên mãn mà con người mơ ước vì Ngài cho chúng ta hiểu rằng mình không còn bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian và được sống như con cái Thiên Chúa. Tuy nhiên để đạt được điều đó chúng ta cần phải trải qua khổ nạn và thập giá của sự vâng phục Chúa Cha như Đức Giêsu. Sự vâng phục đầy tình yêu như Ngài sẽ làm cho các luật Lc trở thành nhẹ nhàng và đem lại ơn cứu độ.
Sưu tầm
NHẬP ĐỀ
Ngày nay, rất nhiều người hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói thời danh : "Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Con người trưởng thành luôn khát vọng được tự do, được tự mình làm nên đời mình và rất giận khi có ai can thiệp vào đời sống riêng tư của mình.
Chính Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng tự do của con người, sau khi ban tặng cho họ tự do như một ân huệ quý giá. Ngài đã không ngăn cản Ađam- Eva hái trái cấm, và chấp nhận phải làm rất nhiều việc để sữa chữa tội lỗi đó chỉ vì muốn tôn trọng tự do của họ. Bài đọc I hôm nay cho ta hiểu con người hoàn toàn tự do lựa chọn điều tốt hay xấu để tạo nên "sinh tử” cho mình khi nói: " Việc trung thành tuân giữ các giới răn là tùy ở con người”.
Vậy thì luật Lc của Chúa, của dân tộc Israel mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng có ngăn cản hay xúc phạm đến tự do của con người hay không? Chúng ta tuân giữ các luật Lc với linh thần nào để phát triển trọn vẹn tự do của mình? Đó là vấn đề chúng ta suy niệm tuần này.
1. TỰ DO LÀ GÌ?
1.1 Tự do là khả năng của ý chí để nhờ đó con người quyết định về chính mình, tự hành động mà không bị bên trong thúc bách hay bên ngoài ép buộc. Nói cách khác, đó là khả năng của một hữu thể có lý trí, có thể làm hay không làm, làm cách này hay làm cách khác. Nhưng hữu thể đó là con người, là Thiên Thần và Thiên Chúa. Còn các loài vật khác không có tinh thần thì không có tự do vì bị thúc đẩy đo bản năng hay do đối tượng bên ngoài. Tự do của con người là thứ tự do tương đối vì được Thiên Chúa ban tặng, khác với tự do tuyệt đối của Thiên Chúa. Tự do con người cũng còn bị giới hạn bởi vật chất, không gian và thời gian.
Hơn nữa, điều kiện tiên quyết để thực hiện tự do là có thể lựa chọn và biết lựa chọn theo ý muốn của mình. Thí dụ giữa bao nhiêu người bạn gái, người con trai có thể chọn một người để làm vợ và khi chọn như thế, người đó hiểu mình tại sao chọn cô này mà không lấy cô khác.
Tuy nhiên, sự lựa chọn của con người luôn mang một tính cách liều lĩnh vì con người không thể hiểu rõ đối tượng mình chọn lựa và không bao giờ có thể thấy rõ được tương lai: Vì nếu biết chắn chắn người con gái kia sẽ phản bội mình hoặc sau này bị tai nạn què chân, cụt tay, thì người con trai đã chọn người khác.
1.2 Khi tự do lựa chọn con người, Thiên Chúa cũng đánh liều như vậy. Ngài sáng tạo nên con người, chia sẻ tự do của mình cho con người nên Ngài chấp nhận cả việc con người phản bội tình yêu của mình. Ngài đã không thu lại ân sủng tự do, Ngài cũng chẳng giơ tay ngăn cản Ađam và mọi người chúng ta phạm tội. Ngài để cho con người làm chủ vận mệnh của mình. Ngài chỉ nhắc nhở con người phải khôn ngoan khi lựa chọn bằng lương tâm ngay chính của họ. Bài Sách Huấn Ca nói cho chúng ta hay rằng: “Trước mặt con người là sự sống và sự chết, sự an lành và sự dữ, họ thích thứ nào thì họ đuợc thứ ấy. Thiên Chúa luôn luôn nhìn thấy mọi loài và thấu suốt hành động của con người”(Hc 15,16-21)
Con người càng lắng nghe tiếng Chúa và hành động theo ý Ngài diễn tả qua các luật Lc đúng đắn, qua tiếng lương tâm trung thục thì càng thấy mình được tự do. Đó là thứ tự do đặc biệt của người tín hữu vì các giới luật và lương tâm kia chỉ có mục đích là làm cho con người sống gắn bó với Thiên Chúa, là Đấng tự do tuyệt đối. Nhưng khi con người chiếu theo dục vọng và tham vọng bất chính của mình hay của người khác là con người đã đánh mất tự do cao quý của người con cái Chúa. Con người tưởng mình hoàn toàn tự do được ăn chơi, hưởng thụ hay hành động theo ý của mình, nhưng thực sự lúc đó con người tại đang làm nô Lc cho tiền bạc, sắc đẹp, danh lợi và ma quỷ hơn cả, rồi từ đó làm nô Lc cho tội lỗi chết chóc, vong thân.
Tuy nhiên, chính khi tuân giữ luật Lc của Chúa, con người tại cảm thấy mình mất tự do nếu không biết dùng lý trí để hiểu tại sao mình phải lựa chọn hành động này mà không chọn hành động khác. Lúc đó người ta chỉ giữ luật vì sợ bị phạt hơn là hiểu rõ tinh thần của luật. Giống như một vài người chạy xe ngừng lại khi đèn đỏ vì sợ người cảnh sát giao thông thổi phạt chứ không phải tôn trọng luật Lc giao thông để bảo vệ sinh mạng của mình và của người khác. Đó là kiểu giữ luật của nhiều kinh sư và biệt phái trong đạo Do Thái. Họ tuân giữ tỉ mỉ 673 điều khoản trong Cựu ước nhưng lại không hiểu tinh thần luật Chúa nằm ở lòng yêu thương chân thành đối với Chúa và tha nhân. Nên Đức Giêsu nói hôm nay : “Nếu anh em không ăN Ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”.
2. TINH THẦN TƯ DO CỦA NHỮNG CON CÁI CHÚA
Đức Giêsu đến để đem lại cho con người “sự tự do hoàn toàn"của những người con Thiên Chúa.
2.1 Ngài là một “Người tự do vượt bậc"
Đối với tội lỗi, đối với cái chết, đối với ma quỷ và đối với lề luật. Tự do đối với tội lỗi là vì Ngài đã yêu thương trọn vẹn, chân thành và quảng đại trong khi tội lỗi là sự từ khước yêu thương. Đối với cái chết vì Ngài sẵn sàng đón nhận nó để rồi sống lại hiển vinh thay vì nể tránh, trốn chạy nó. Ngài đã tiêu diệt tên địch thù cuối cùng là tử thần (x.1 Cr 15,26) để hứa ban sự sống vĩnh hằng cho tất cả những ai tin vào Ngài. Tự do đối với ma quỷ. Vì Ngài đã chữa trị bao nhiêu người bị quỷ ám, giải phóng họ khỏi nhũng điều ác đức, bệnh tật mà ma quỷ đã gây nên cho con người; Tự do đối với Lc luật vì Ngài đã đi sâu vào tinh thần yêu thương của mọi lề luật để dạy chúng ta tuân giữ. Luật tôn trọng sự sống chẳng hạn : không phải chỉ giết người mới phạm luật, nhưng những thái độ hờ hững lạnh nhạt, những lời nói đay nghiến, chỉ trích cũng đều đáng lên án vì gây tác hại đến sự sống của người khác.
Do đó, Ngài mới quả quyết rằng: "Ai giận anh em mình thì cũng đáng bị đưa ra tòa rồi”. Luật pháp "cấm ngoại tình"nhưng tinh thần của lề luật ấy là muốn bảo vệ sự thanh khiết toàn vẹn của con người. Vì vậy Ngài mới dạy "Ai nhìn ngườí phụ nữ mà thèm muốn thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi”. Rất nhiều khi chúng ta an tâm khi giữ đúng diều răn thứ 6 và thứ 9: không làm điều dâm dục, không muốn vợ chồng người. Nhưng chúng ta lại vẫn thích thú với những sách báo, phim ảnh, câu chuyện tục tĩu, dâm ô. Chúng ta có lẽ đã quên tinh thần của các điều răn ấy.
2.2. "Giữ luật với tinh thần tự do và tình yêu"
Do đó, để phát huy tự do của mình một cách trọn vẹn, chúng ta cần phải gắn bó mật thiết với Đức Giêsu, hay nói đúng hơn và cụ thể hơn là ta hãy chọn Đức Giêsu và hành động theo lời dạy của Ngài đó là lẽ "khôn ngoan nhiệm mầu" của Thiên Chúa được thánh Phao lô nhắc đến trong bài đọc thứ hai hôm nay.
Quả thật, qua bí tích rửa tội, chúng ta đã chọn Ngài, đã thành một chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Ngài. Điều còn thiếu là chúng ta chưa hoàn toàn hành động theo lời dạy của Ngài: tất cả giới luật và dạy dỗ của Ngài chỉ quy về một điều duy nhất là: “Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương anh em”. Chính tình yêu sẽ giúp chúng ta vượt qua tinh thần nô Lc vào luật pháp để đạt tới tinh thần tự do của những con cái Thiên Chúa. Vì thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta: "Ai yêu thương thì đã chu toàn lề luật" (Rm 13,8) và thánh Augustinô cũng nhắc nhở: "Bạn hãy yêu thương đi rồi làm theo ý bạn muốn”
2.3 "Mầu nhiệm của tự do"
Ngày nay con người thường hiểu lầm về tự do, không phân biệt tự do tương đối và tuyệt dối, nên đã lạm dụng tự do của mình. Con người đã muốn tách rời tự do ra khỏi tương quan cốt yếu và cơ bản của nó với sự thật và chuẩn mực luân lý. Do đó, đã gây nên bao tai họa khủng khiếp cho cá nhân và xã hội. Thí dụ cụ thể là từ việc tự do muốn uống bao nhiêu rượu thì uống, dẫn đến tai nạn khi tái xe trong cơn say, cho đến những cuộc bạo động, chém giết, đập phá, cướp bóc nhân danh tự do đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Khởi đi từ mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô, Đấng đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá (Pl 2,7-8), chúng ta hiểu rằng: Vâng phục và tự do không mâu thuẫn với nhau. Đời sống của Đức Giêsu minh chứng rằng mầu nhiệm về do của con người là con đường vâng phục ý muốn của Chúa Cha bằng tình yêu của người con thảo: càng yêu thì càng muốn vâng phục, và càng vâng phục thì con người càng được tự do trong quyền năng của Thiên Chúa .
KẾT LUẬN
Chúa Giêsu phục Sinh là biểu tượng của của sự tự do viên mãn mà con người mơ ước vì Ngài cho chúng ta hiểu rằng mình không còn bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian và được sống như con cái Thiên Chúa. Tuy nhiên để đạt được điều đó chúng ta cần phải trải qua khổ nạn và thập giá của sự vâng phục Chúa Cha như Đức Giêsu. Sự vâng phục đầy tình yêu như Ngài sẽ làm cho các luật Lc trở thành nhẹ nhàng và đem lại ơn cứu độ.
Sưu tầm