Dan Lee
02-15-2011, 09:38 PM
GIƠ MÁ KIA RA CHĂNG?
Đây là một thí dụ điển hình để kiếm chứng bài giảng trên núi về chữ nghĩa và tinh thần. Đâu là tinh thần của câu “Hãy giơ má kia ra” là câu làm bất cứ ai cũng nhăn mặt?
Khi chính mình bị một cái tát trong cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu đã chẳng giơ má kia ra. Ngài đã đặt kẻ vũ phu đứng trước hành vi của mình: “Nếu ta nói sai, hãy chứng minh điều sai đó: nếu ta nói phải, tại sao lại đánh ta?” (Ga 18,23).
Điều sai lầm đó cứ lao theo từ ngữ như con bò mộng lao vào cái khăn nhử: “Tôi mà giơ má ra à? Để tạo điều kiện cho bạo lực sao?” Đúng ra là Chúa Giêsu muốn điều ngược lại. Khi Ngài nói: “Ngươi đừng đánh trả kẻ dữ dằn”, thì Ngài đã chỉ đích danh, và chúng ta biết phải làm gì đối với một kẻ dữ dằn rồi. nhưng đó là một cái gì vượt xa trên kẻ dữ dằn này cũng như trên cái má rát bỏng của chúng ta. Dưới cái hình ảnh gây ấn tượng này (giơ má kia ra!) ẩn giấu một kế hoạch phi thường: ngăn chận bạo lực gia tăng.
Con ngưới chấp nhận bạo lực như là một dữ kiện không thể bàn cãi vào đâu được. Đánh trả và báo thù dường như là điều tự nhiên, mọi người đều như thế, ngay cả những Kitô hữu tốt cũng vậy. Nếu chúng ta muốn đo lường sự đảo ngược to lớn mà Chúa Giêsu đưa ra, chúng ta hãy mở Kinh thánh ra, Sáng Thế ký 4,24: “Lameck sẽ bị báo thù 77 lần!”. Và chúng ta hãy đặt mình vào địa vị của Phêrô khi được trả lời rằng: “Ngươi hãy tha thứ bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22).
Có thể tỏ ra hoàn toàn vô lý, sự đảo ngược này bắt đầu xảy ra thực sự ngay khi chúng ta có can đảm nói không đối với bạo lực của chính chúng ta. Không phải bạo lực của người khác, mà là bạo lực của chúng ta. Khi lái xe, khi làm việc, khi coi truyền hình chúng ta muốn la lên: “Đồ thối tha! Quân sát nhân!” (và con cái có thể nghe được).
- Ngươi hãy im đi, hãy bình tĩnh, đừng đánh trả những người hung dữ, Chúa Giêsu nói.
- Chúa muốn chúng con để cho tất cả những người gàn dở, tất cả những kẻ bạo hành tha hồ hành động hay sao?
Tin Mừng không đơn giản chút nào cả. Sau đây là một câu chuyện đã xảy đến với tôi. Tôi đã chứng kiến hai tên vô lại đi xe máy làm một bà già bị thương nặng khi kéo lê bà ta dưới đất để giật túi xách. Một nỗi oán ghét dâng lên trong lòng tôi. Khi hai cảnh sát đến tôi nghĩ họ phải bắt hai tên đó, tẩn chúng cho tới chết để dạy cho chúng một bài học!
Điều đó chẳng dạy cho chúng một bài học nào cả. Bạo lực không bao giờ dạy cho ai một bài học nào cả. Nó chỉ có kêu gọi thêm bạo lực mà thôi. Tôi đã thấy rõ điều đó chung quanh bà già bị thương tội nghiệp. Chúng ta sẽ nhìn tất cả các thanh niên đi xe máy bằng con mắt thành kiến.
Thánh Phaolô đã đào sâu vấn đề này: “Đừng để mình thua điều ác” (Rm 12,17). Đừng để cho ai cả, từ cậu bé vô lại cho tới tên đồ tể, có khả năng biến đổi bạn thành một con người đầy căm thù. Nếu không, bạn sẽ thua điều ác.
Chúng ta không lúc nào cũng có thể hoàn toàn tự kiềm chế trước một kẻ tàn ác hoặc xảo trá. Nhưng chúng ta có thể chống lại làn sóng bạo lực ở trong ta, chống lại những lời nói và những cử chỉ bạo lực. Chúng ta có thể không cố gắng làm cho sự tự vệ và sự tức giận chính đáng biến thành bạo lực lớn và mù quáng hơn, biến thành sự khinh bỉ, biến thành ước muốn và hành vi báo thù thuần tuý.
Nơi nào một Kitô hữu ngăn chận được việc lan truyền bạo lực bằng cách từ chối làm một mắt xích của chuỗi sự ác, thì nơi đó một thế giới mới sinh ra.
Sưu tầm
Đây là một thí dụ điển hình để kiếm chứng bài giảng trên núi về chữ nghĩa và tinh thần. Đâu là tinh thần của câu “Hãy giơ má kia ra” là câu làm bất cứ ai cũng nhăn mặt?
Khi chính mình bị một cái tát trong cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu đã chẳng giơ má kia ra. Ngài đã đặt kẻ vũ phu đứng trước hành vi của mình: “Nếu ta nói sai, hãy chứng minh điều sai đó: nếu ta nói phải, tại sao lại đánh ta?” (Ga 18,23).
Điều sai lầm đó cứ lao theo từ ngữ như con bò mộng lao vào cái khăn nhử: “Tôi mà giơ má ra à? Để tạo điều kiện cho bạo lực sao?” Đúng ra là Chúa Giêsu muốn điều ngược lại. Khi Ngài nói: “Ngươi đừng đánh trả kẻ dữ dằn”, thì Ngài đã chỉ đích danh, và chúng ta biết phải làm gì đối với một kẻ dữ dằn rồi. nhưng đó là một cái gì vượt xa trên kẻ dữ dằn này cũng như trên cái má rát bỏng của chúng ta. Dưới cái hình ảnh gây ấn tượng này (giơ má kia ra!) ẩn giấu một kế hoạch phi thường: ngăn chận bạo lực gia tăng.
Con ngưới chấp nhận bạo lực như là một dữ kiện không thể bàn cãi vào đâu được. Đánh trả và báo thù dường như là điều tự nhiên, mọi người đều như thế, ngay cả những Kitô hữu tốt cũng vậy. Nếu chúng ta muốn đo lường sự đảo ngược to lớn mà Chúa Giêsu đưa ra, chúng ta hãy mở Kinh thánh ra, Sáng Thế ký 4,24: “Lameck sẽ bị báo thù 77 lần!”. Và chúng ta hãy đặt mình vào địa vị của Phêrô khi được trả lời rằng: “Ngươi hãy tha thứ bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22).
Có thể tỏ ra hoàn toàn vô lý, sự đảo ngược này bắt đầu xảy ra thực sự ngay khi chúng ta có can đảm nói không đối với bạo lực của chính chúng ta. Không phải bạo lực của người khác, mà là bạo lực của chúng ta. Khi lái xe, khi làm việc, khi coi truyền hình chúng ta muốn la lên: “Đồ thối tha! Quân sát nhân!” (và con cái có thể nghe được).
- Ngươi hãy im đi, hãy bình tĩnh, đừng đánh trả những người hung dữ, Chúa Giêsu nói.
- Chúa muốn chúng con để cho tất cả những người gàn dở, tất cả những kẻ bạo hành tha hồ hành động hay sao?
Tin Mừng không đơn giản chút nào cả. Sau đây là một câu chuyện đã xảy đến với tôi. Tôi đã chứng kiến hai tên vô lại đi xe máy làm một bà già bị thương nặng khi kéo lê bà ta dưới đất để giật túi xách. Một nỗi oán ghét dâng lên trong lòng tôi. Khi hai cảnh sát đến tôi nghĩ họ phải bắt hai tên đó, tẩn chúng cho tới chết để dạy cho chúng một bài học!
Điều đó chẳng dạy cho chúng một bài học nào cả. Bạo lực không bao giờ dạy cho ai một bài học nào cả. Nó chỉ có kêu gọi thêm bạo lực mà thôi. Tôi đã thấy rõ điều đó chung quanh bà già bị thương tội nghiệp. Chúng ta sẽ nhìn tất cả các thanh niên đi xe máy bằng con mắt thành kiến.
Thánh Phaolô đã đào sâu vấn đề này: “Đừng để mình thua điều ác” (Rm 12,17). Đừng để cho ai cả, từ cậu bé vô lại cho tới tên đồ tể, có khả năng biến đổi bạn thành một con người đầy căm thù. Nếu không, bạn sẽ thua điều ác.
Chúng ta không lúc nào cũng có thể hoàn toàn tự kiềm chế trước một kẻ tàn ác hoặc xảo trá. Nhưng chúng ta có thể chống lại làn sóng bạo lực ở trong ta, chống lại những lời nói và những cử chỉ bạo lực. Chúng ta có thể không cố gắng làm cho sự tự vệ và sự tức giận chính đáng biến thành bạo lực lớn và mù quáng hơn, biến thành sự khinh bỉ, biến thành ước muốn và hành vi báo thù thuần tuý.
Nơi nào một Kitô hữu ngăn chận được việc lan truyền bạo lực bằng cách từ chối làm một mắt xích của chuỗi sự ác, thì nơi đó một thế giới mới sinh ra.
Sưu tầm