Dan Lee
02-15-2011, 10:12 PM
CHÚA NHẬT VII PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM A
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ VÀ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG KẺ NGƯƠC ĐÃI ANH EM
SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 17); ( 20.02.2011); ( Mt 5, 38-48)
Lời dạy bảo đối ngược thứ 5 và thứ 6 của Bài Giảng Trên Núi ( hay Tám Mối Phước Thật ) nói lên thái độ phải có đối với người khác. Trong lời giảng dạy được xếp đặt " theo hệ thống có chương trình " của Chúa Giêsu, theo Phúc Âm Thánh Luca là một trang liên tuởng song song với chương huấn dạy của Thánh Matthêu, nói lên căn tính mới mẻ của Ki Tô giáo ( Lc 6, 27-36).
Những lời giảng dạy đó trong Phúc Âm Thánh Luca thiếu mất đi tính chất đối ngược lại với Lề Luật Cựu Ước của Phúc Âm Thánh Matthêu. Bởi lẽ trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta không thấy được các thể thức nhấn mạnh đối ngược của Phúc Âm Thánh Matthêu: " còn Thầy, thầy bảo cho anh em ":
- " Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác,... Anh Em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu thương đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em..." ( Mt 5, 38. 43-44).
Trong khi đó thì Phúc Âm Thánh Luca diễn tả lời giảng dạy của Chúa Giêsu dưới hình thức tích cực , có tính cách dẫn nhập giới thiệu:
- " Thầy nói với anh em là những kẻ đang nghe Thầy đây..." ( Lc 6, 27).
Cũng vậy, lời kết luận của Thánh Luca cũng khác với những lời kết thúc của đoạn giảng dạy Phúc Âm Thánh Matthêu:
- " Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ " ( Lc 6, 36).
Các nhà Thánh Kinh học vẫn chưa đồng thuận cho biết không biết từ đâu hai tác giả Thánh Kinh múc lấy nguồn gốc hai đoạn tường thuật và văn mạch nào là bản văn gần với Phúc Âm Nhất Lãm nhứt.
1 - Về phần Thánh Matthêu, ngài diễn giải lời giảng dạy mới mẻ của Chúa Giêsu bằng hai luận đề đối ngược cho các cách hành xử các môn đệ mình đối với những kẻ tàn ác, ngược đãi các ông; hay nói cách tổng quát đối với những kẻ có cách ăn thói ở thù địch, chỉ vì họ có đức tin vào Chúa Giêsu, như bắt bớ, " trấn nước", " bịt miệng ", chửi bới, mắng nhiết, đánh đập " bọn Tin Lành tựu năm, tựu bảy trong các tư gia để đọc kinh, cầu nguyện, nghe Tin Mừng, vì nhà thờ của tụi nó ở Sàigòn bị ủi sập trước đó; dẹp bỏ tượng Đức Mẹ Sầu Bi, đạp nát Thánh Giá ở Đồng Chiêm, đánh chết người đi chôn xác ở Cồn Dầu... ".
Nếu chúng ta khó mà xác định được đâu là thời điểm lịch sử vấn đề bị bách hại vừa kể ở thời Chúa Giêsu, thì trái lại không có gì khó hiểu nếu chúng ta đặt tình trạng thù địch bắt bới đó đối với các cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi ở Syria, trong lúc bản văn Phúc Âm tiên khởi được viết ra và Thánh Matthêu là vị chủ chăn của các cộng đồng tiên khởi đó.
Hiểu như vậy chúng ta có thể hiểu được tình trạng đó của các Ki Tô hữu tiên khởi vừa kể trong các bản văn ( Mt 5, 38-42. 43- 48) và ( Mt 5, 10-12; 10, 16-39...).
Đi vào nội dung hai luận đề đối ngược ( hay khác biệt vượt lên trên ) những gì Lề Luật dạy, được Chúa Giêsu dạy bảo các môn đệ mình. Đó là
* đừng chống lại những kẻ gian manh tàn ác ( Mt 5, 38-42)
* và hãy yêu thương kẻ thù ( Mt 5, 43-48):
- " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin thì hãy cho, ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi " ( Mt 5, 38-42).
- " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng cho kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế chẳng làm như vậy sao?...Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện " ( Mt 5, 43-48).
Cả hai đoạn trích dẫn vừa kể đã luôn luôn có âm hưởng đến truyền thống Ki Tô giáo và được coi như những đường nét xác định căn tính đòi buộc của người Ki Tô hữu.
Dĩ nhiên trong những trang ngắn ngủi của buổi suy niệm, chúng ta không thể khai thác hết nội dung thật dồi dào của những gì được chứa đựng trong các lời trích dẫn. Ai muốn đào sâu thêm và quảng bác hơn, xin nghiêng cứu tác phẩm ( M. Dumas, Il discorso della montagna, Elle Di Ci, Leumann 1999, 260-283).
2 - Anh em đừng chống cự lại người ác ( Mt 5, 38-42).
Luận đề phản biện của Chúa Giêsu nói lên để giảng dạy các môn đệ, nhằm phản biện và vượt lên trên luật " ăn miếng trả miếng " hay " có vay có trả ", nói như tục ngữ Việt Nam chúng ta.
Lề Luật đó đều hiện diện trong cả năm quyển sách đầu tiên của Cựu Ước ( Pentateuco ): Ex 21, 23-25; Dt 19-21; Lv 24, 19-20). Nhưng từ nhiều thế ký trước Chúa Giáng Sinh, đạo luật hình sự đó đã được ghi vào bản luật Hittites và Hammurabi ( nn. 196-201) và được áp dụng hiện hành trong luập pháp Do Thái thời Chúa Giêsu.
Đó là một điều khoản luật về luật công bằng tích cực, nhằm bảo vệ quyền bình đẳng giữa mọi con người, để giảm thiểu và ngăn chận các thái độ trả thù phục hận, như những gì chúng ta cũng biết được trong sách Sáng Thế Ký:
- " Ông Lamek nói với các bà vợ: Ada va Cilla hãy nghe tiếng ta! Thê thiếp của Lamek hãy lắng nghe lời ta! Vì một vết thương, ta đã giết một người, vì một chút sây sát, ta đã giết một đứa trẻ. Cain sẽ được báo thù gắp bảy, nhưng Lamek thì gấp bảy mươi bảy " ( Gen 4, 23-24).
Sự can thiệp của Chúa Giêsu, qua lời giảng dạy của Người, vào cách sống của các môn đệ và của con người, không có mục đích phá bỏ đi luật công bằng " có vay có trả " vừa kể,
- " Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật Moisen hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn " ( Mt 5, 17).
Tức là mời gọi con người đừng mơ tưởng có thể giải đáp được công bằng với luật " ăn miếng trả miếng ", và đồng thời Người chỉ dạy cho chỉ có các con đường tình yêu mới có thể dập tắt được bạo lực và làm phát sinh ra các mối tương quan hoà giải.
Đó chính là căn tính của người tín hữu Chúa Ki Tô, được mạc khải qua các biến cố trọng đại trong Cựu Ước, khởi đầu từ tội phạm thờ phượng thần tượng trên núi Sinai, cho đến các văn bản sau thời ký lưu đày trong các nghi thức phụng tự sám hối:
- " Chúa ngự trong đám mây và đứng đó với ông ( Moisen). Người xưng danh Người là Thiên Chúa. Thiên Chúa đi qua trước mặt ông và phán: " Đức Chúa, Đức Chúa! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín, giữ lòng nhân nhĩa với muôn vàn thế hệ, chịu đừng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi, nhưng không bỏ qua điều gì, và trừng phạt con cháu đến ba bốn đời vì lỗi lầm của cha ông " ( Ex 34, 6-7).
Lệnh hãy biết tha thứ - không " ăn miếng trả miếng ", trả thù phục hận đối với kẻ gian ác - Chúa Giêsu còn nhắc lại cho chúng ta trong kinh Lạy Cha, được Thánh Matthêu ghi lại:
- " như chúng con cũng tha những kẻ có lỗi với chúng con " ( Mt 6, 12),
và chúng ta cũng gặp được trong Phúc Âm Thánh Luca;
- " xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con ..." ( Lc 11, 4).
Qua những gì được đề cập, chúng ta cần xác định hai điểm chính yếu trong văn bản của Thánh Matthêu về việc không kháng cự lại những kẻ gian manh:
a) trong các câu ( Mt 5, 39b-42), Thánh Matthêu nói lên bốn thí dụ lấy điều lành đáp trả lại điều dữ,
* " nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa " ( Mt 5, 39b),
* " nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài " ( Mt 5, 40),
* " nếu có người bắt anh đi một dặm đường, thì hãy đi với người ấy hai dặm " ( Mt 5, 41),
* " ai xin thì hãy cho, ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi " ( Mt 5, 42),
chắc chắn không phải là cách hành xử phải áp dụng từng chữ.
Bởi lẽ cách ăn ở như vậy là điều nghịch thường và kỳ lạ.
Đó là cách lựa chọn với " lằn mức tối đa ", Chúa Giêsu nói lên để mời gọi những sự lựa chon làm cho ai nấy cũng phải ngỡ ngàng để tha thứ và yêu thương: đó là những gì Thiên Chúa hành xử với người lành cũng như kẻ dữ:
- " ...vì Người cho mặt trời mọc lên, soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính, cũng như kẻ bất chính " ( Mt 5, 45b).
Khi yêu thương thỉ dễ tha thứ, và như vậy có thể đi đến việc mau chóng tạo nên tình thân hữu và liên đới hỗ tương.
Tuy vậy cũng nên thận trọng, thật là khốn và bất hạnh, nếu tổ chức xã hội công cộng không dựa vào công lý, để bênh vực những kẻ thấp cổ bé họng, bị đàn áp, đánh đập, " trấn nước ", " bịt miệng ".
Yêu thương, những không phải là ủy mỵ, vô trách nhiệm, gát ngào tai " sống chết mặc kệ nó ", miễn là mình được " điềm nhiên toạ thị ", hưởng lợi lộc trong thể chế " xin - cho ".
Đó là thái độ bất nhân, khiếp nhược và cũng có thể là cộng tác với kẻ bất chính, thiếu bác ái với anh em, khác với những gì Chúa Giêsu dạy bảo trong dụ ngôn Người Samaritano nhân lành:
- " Ông hãy đi và cũng làm như vậy ( để được sự sống đời đời làm gia nghiệp) " ( Lc 10, 37).
b) Đoạn Phúc Âm Thánh Matthêu chúng ta đang suy niệm cũng không nên hiểu lầm, xem như là lời Chúa Giêsu tuyên bố để ủng hộ việc làm của kẻ gian manh, bạo lực, " ủi sập nhà thờ của bọn Tin Lành ", " dẹp bỏ đi tượng Đức Mẹ Sầu Bi ", " phá nát tượng Thánh Giá Đồng Chiêm", " đánh chết người đi chôn xác ở Cồn Dầu ".
Bênh vực kẻ bé mọn, người yếu thế, kẻ bị đán áp, nạn nhân của bạo lực, bất công vẫn luôn luôn là một chương nói lên căn tính của người tín hữu Chúa Ki Tô.
Có chăng vấn đề là người môn đệ Chúa Ki Tô đừng tự mình tạo nên phản ứng dây chuyền dẫn đến bạo lực thêm nữa, nhưng không thể bỏ rơi người bị áp bức, bị đối xử như nô lệ, súc vật, " mặc kệ họ ".
Thái độ vừa kể không phải là thái độ xứng đáng với con người, còn nói gì là căn tính của người tín hữu Chúa Ki Tô.
3 - Hãy yêu thương kẻ thù ( Mt 5, 43-48).
Luận đề phản biện thứ sáu còn có ý nghĩa vượt qua bên kia lằn mức đừng " ăn miếng trả miếng ", " rả thù phục hận " đối với những hạn người độc ác, man dại.
Nói một cách ngắn gọn, văn bản của Phúc Âm Thánh Matthêu,
- " Anh em đã nghe Luật dạy rằng: " Hãy yêu người thân cận và hãy ghét kẻ thù " ( Mt 5, 43)
là đoạn văn lập lại những gì được sách Levi huấn dạy,
- " Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người đồng bào của ngươi. Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình. Ta là Thiên Chúa " ( Lv 19, 18).
Nhưng so với bản văn của sách Levi, văn bản Phúc Âm Thánh Matthêu có nêu rõ về vấn đề " ghét kẻ thù ", mà sách Levi không đền cập đến. nếu không phải vì Thánh Matthêu muốn liên tưởng cả đến thái độ chống đối lại động tác của những ai làm điều ác, hay những kẻ thù nghịch đối với Thiên Chúa, như những gì các Thánh Vịnh nhắc đến:
- " Việc xấu xa đê tiện, con chẳng để mắt trông. Con ghét kẻ làm điều tà vạy, không để cho dính dáng đến mình, chẳng muốn biết gì đến chuyện xấu xa " ( Ps 101, 3 ).
- " Lạy Chúa, ước chi Ngài tiêu diệt kẻ gian tà, ước gì bọn khát máu đi cho khuất mắt con ! Chúng nói về Ngài với chủ tâm phỉnh gạt, nổi dậy chống Ngài nhưng uổng công. Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét? Làm sao con không tởm kẻ đứng lên chống Ngài ? Con ghét chúng, ghét cay ghét đắng, chúng trở thành thù địch của chính con " ( Ps 139, 19-22).
Ở câu ( Mt 5, 44. 46-47), Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ " hãy yêu thương kẻ thù " và đưa ra ba phương thức để thể hiện tình thương yêu đó:
* Đó là cầu nguyện cho kẻ thù:
- " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em " ( Mt 5, 44),
* Không chỉ yêu thương những người thương yêu mình:
- " Vì nếu anh em yêu thương kẻ thương yêu mình, thì anh em nào có công gì? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như vậy sao?
* Không những chỉ chào hỏi anh em của mình:
Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như vậy sao ? " ( Mt 5, 46-47).
Đến đây thì Thánh Luca còn thêm hai phương thế thiết thực khác của một tình thương với chân trời rộng mở:
- " Nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ơn với nghĩa ? Ngày cả người tội lỗi cũng làm như vậy. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ơn với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn, để được trả lại sòng phẳng " ( Lc 6, 33-34).
Điều vừa kể cho thấy Thánh Luca muốn thấy được tình yêu phải thể hiện bằng động tác thiết thực, chớ không chỉ là những cảm nhận tình càm nội tâm, rồi bỏ qua, " sống chết thây kệ ".
Nói một cắch ngắn gọn, không phải chỉ có trong lời kêu gọi cuối cùng nầy của Chúa Giêsu ( Mt 5, 43-48), mà cả trong đoạn Phúc Âm về sáu luận đề phản biện lại Lề luật Cựu Ước ( Mt 5, 18-48), những gì chúng ta đọc được ở hai câu:
- " Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời..." ( Mt 5, 45),
- " Vậy anh em sẽ trở nên thiện hảo, như Cha anh em trên trời là Đấng thiện hảo " ( Mt 5, 48). ( cfr. Lc 6, 35-36).
Qua những gì được đề cập đến đây, chúng ta có thể rút ra được 2 kết luận:
a) Thiên Chúa nhân lành mà Thánh Luca và Phúc Âm của ngài có ý làm cho mọi người biết và cảm nhận được, đó là Thiên Chúa được thể hiện trong các động tác và sứ điệp của Chúa Giêsu.
Đó là khuôn mặt nhân từ của người Cha, mà Thánh Luca ao ước làm sao cho hiện diện được trước mắt và trong tâm thức những ai đọc Phúc Âm ngài, nhứt là những đọc giả thuộc thế giới Hy Lạp.
Trong tư tưởng đó, chúng ta cũng có thể nói rằng chủ đích của Thánh Matthêu là đề cập đến Chúa Cha như một người Cha đáng bắt chước, là mẫu gương thiện hảo mà mỗi tín hữu đều phải quy chiếu mình vào đó, nhứt là cộng đồng các Ki Tô hữu của ngài ở Syria:
- " Vậy, anh em sẽ nên thiện hảo như Cha anh em trên trời, là Đấng thiện hảo " ( Mt 5, 48).
b) Hai câu ( Mt 5, 45.48) của Phúc Âm Thánh Matthêu vừa trích dẫn, là nền tảng của những gì mới mẻ Phúc Âm Chúa Giêsu.
Bởi đó, nếu đẻ ý, chúng ta thấy được trong lời mời gọi, hướng dẫn của Chúa Giêsu, chúng ta không còn gặp được cung giọng giới răn của Mười Điều Răn, với động từ ở thì mệnh lệnh tính ( temps impératif), mà ở thì tương lai ( temps futur ):
- " Vậy, anh em sẽ trở nên trọn hảo như Cha anh em trên trời, là Đấng thiện hảo " ( Vous donc, vous serrez parfatis come votre Père est parfait, La Sainte Bibble, L'École biblìque de Jérusalem, Cerf, Paris 1961, 1296).
Những gì Chúa Giêsu dạy bảo cho được biến đổi thành những lời mời gọi và khuyến khích hơn là mệnh lệnh phải cúi đầu vâng phục.
Chúa Giêsu đưa ra mẫu gương Chúa Cha và mời gọi, khuyến khích các môn đệ Người hãy bắt chước.
Dần dần khuôn mẫu diện mạo nhân từ yêu thương của Chúa Cha được các môn đệ thực sự và xác tín chọn lựa, trở thành giống như Chúa Cha , lúc đó người môn đệ không thể không quay về với Chúa Giêsu, con của Chúa Cha làm người, để Chúa Giêsu hướng dẫn và là bạn đường của mình tiến về Chúa Cha.
Bởi vì " Không ai biết được Chúa Cha, nếu không phải là Chúa Con và những ai được Người mạc khải cho ".
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ VÀ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG KẺ NGƯƠC ĐÃI ANH EM
SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV A 17); ( 20.02.2011); ( Mt 5, 38-48)
Lời dạy bảo đối ngược thứ 5 và thứ 6 của Bài Giảng Trên Núi ( hay Tám Mối Phước Thật ) nói lên thái độ phải có đối với người khác. Trong lời giảng dạy được xếp đặt " theo hệ thống có chương trình " của Chúa Giêsu, theo Phúc Âm Thánh Luca là một trang liên tuởng song song với chương huấn dạy của Thánh Matthêu, nói lên căn tính mới mẻ của Ki Tô giáo ( Lc 6, 27-36).
Những lời giảng dạy đó trong Phúc Âm Thánh Luca thiếu mất đi tính chất đối ngược lại với Lề Luật Cựu Ước của Phúc Âm Thánh Matthêu. Bởi lẽ trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta không thấy được các thể thức nhấn mạnh đối ngược của Phúc Âm Thánh Matthêu: " còn Thầy, thầy bảo cho anh em ":
- " Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác,... Anh Em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu thương đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em..." ( Mt 5, 38. 43-44).
Trong khi đó thì Phúc Âm Thánh Luca diễn tả lời giảng dạy của Chúa Giêsu dưới hình thức tích cực , có tính cách dẫn nhập giới thiệu:
- " Thầy nói với anh em là những kẻ đang nghe Thầy đây..." ( Lc 6, 27).
Cũng vậy, lời kết luận của Thánh Luca cũng khác với những lời kết thúc của đoạn giảng dạy Phúc Âm Thánh Matthêu:
- " Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ " ( Lc 6, 36).
Các nhà Thánh Kinh học vẫn chưa đồng thuận cho biết không biết từ đâu hai tác giả Thánh Kinh múc lấy nguồn gốc hai đoạn tường thuật và văn mạch nào là bản văn gần với Phúc Âm Nhất Lãm nhứt.
1 - Về phần Thánh Matthêu, ngài diễn giải lời giảng dạy mới mẻ của Chúa Giêsu bằng hai luận đề đối ngược cho các cách hành xử các môn đệ mình đối với những kẻ tàn ác, ngược đãi các ông; hay nói cách tổng quát đối với những kẻ có cách ăn thói ở thù địch, chỉ vì họ có đức tin vào Chúa Giêsu, như bắt bớ, " trấn nước", " bịt miệng ", chửi bới, mắng nhiết, đánh đập " bọn Tin Lành tựu năm, tựu bảy trong các tư gia để đọc kinh, cầu nguyện, nghe Tin Mừng, vì nhà thờ của tụi nó ở Sàigòn bị ủi sập trước đó; dẹp bỏ tượng Đức Mẹ Sầu Bi, đạp nát Thánh Giá ở Đồng Chiêm, đánh chết người đi chôn xác ở Cồn Dầu... ".
Nếu chúng ta khó mà xác định được đâu là thời điểm lịch sử vấn đề bị bách hại vừa kể ở thời Chúa Giêsu, thì trái lại không có gì khó hiểu nếu chúng ta đặt tình trạng thù địch bắt bới đó đối với các cộng đồng Ki Tô hữu tiên khởi ở Syria, trong lúc bản văn Phúc Âm tiên khởi được viết ra và Thánh Matthêu là vị chủ chăn của các cộng đồng tiên khởi đó.
Hiểu như vậy chúng ta có thể hiểu được tình trạng đó của các Ki Tô hữu tiên khởi vừa kể trong các bản văn ( Mt 5, 38-42. 43- 48) và ( Mt 5, 10-12; 10, 16-39...).
Đi vào nội dung hai luận đề đối ngược ( hay khác biệt vượt lên trên ) những gì Lề Luật dạy, được Chúa Giêsu dạy bảo các môn đệ mình. Đó là
* đừng chống lại những kẻ gian manh tàn ác ( Mt 5, 38-42)
* và hãy yêu thương kẻ thù ( Mt 5, 43-48):
- " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin thì hãy cho, ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi " ( Mt 5, 38-42).
- " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng cho kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế chẳng làm như vậy sao?...Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện " ( Mt 5, 43-48).
Cả hai đoạn trích dẫn vừa kể đã luôn luôn có âm hưởng đến truyền thống Ki Tô giáo và được coi như những đường nét xác định căn tính đòi buộc của người Ki Tô hữu.
Dĩ nhiên trong những trang ngắn ngủi của buổi suy niệm, chúng ta không thể khai thác hết nội dung thật dồi dào của những gì được chứa đựng trong các lời trích dẫn. Ai muốn đào sâu thêm và quảng bác hơn, xin nghiêng cứu tác phẩm ( M. Dumas, Il discorso della montagna, Elle Di Ci, Leumann 1999, 260-283).
2 - Anh em đừng chống cự lại người ác ( Mt 5, 38-42).
Luận đề phản biện của Chúa Giêsu nói lên để giảng dạy các môn đệ, nhằm phản biện và vượt lên trên luật " ăn miếng trả miếng " hay " có vay có trả ", nói như tục ngữ Việt Nam chúng ta.
Lề Luật đó đều hiện diện trong cả năm quyển sách đầu tiên của Cựu Ước ( Pentateuco ): Ex 21, 23-25; Dt 19-21; Lv 24, 19-20). Nhưng từ nhiều thế ký trước Chúa Giáng Sinh, đạo luật hình sự đó đã được ghi vào bản luật Hittites và Hammurabi ( nn. 196-201) và được áp dụng hiện hành trong luập pháp Do Thái thời Chúa Giêsu.
Đó là một điều khoản luật về luật công bằng tích cực, nhằm bảo vệ quyền bình đẳng giữa mọi con người, để giảm thiểu và ngăn chận các thái độ trả thù phục hận, như những gì chúng ta cũng biết được trong sách Sáng Thế Ký:
- " Ông Lamek nói với các bà vợ: Ada va Cilla hãy nghe tiếng ta! Thê thiếp của Lamek hãy lắng nghe lời ta! Vì một vết thương, ta đã giết một người, vì một chút sây sát, ta đã giết một đứa trẻ. Cain sẽ được báo thù gắp bảy, nhưng Lamek thì gấp bảy mươi bảy " ( Gen 4, 23-24).
Sự can thiệp của Chúa Giêsu, qua lời giảng dạy của Người, vào cách sống của các môn đệ và của con người, không có mục đích phá bỏ đi luật công bằng " có vay có trả " vừa kể,
- " Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Lề Luật Moisen hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn " ( Mt 5, 17).
Tức là mời gọi con người đừng mơ tưởng có thể giải đáp được công bằng với luật " ăn miếng trả miếng ", và đồng thời Người chỉ dạy cho chỉ có các con đường tình yêu mới có thể dập tắt được bạo lực và làm phát sinh ra các mối tương quan hoà giải.
Đó chính là căn tính của người tín hữu Chúa Ki Tô, được mạc khải qua các biến cố trọng đại trong Cựu Ước, khởi đầu từ tội phạm thờ phượng thần tượng trên núi Sinai, cho đến các văn bản sau thời ký lưu đày trong các nghi thức phụng tự sám hối:
- " Chúa ngự trong đám mây và đứng đó với ông ( Moisen). Người xưng danh Người là Thiên Chúa. Thiên Chúa đi qua trước mặt ông và phán: " Đức Chúa, Đức Chúa! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín, giữ lòng nhân nhĩa với muôn vàn thế hệ, chịu đừng lỗi lầm, tội ác và tội lỗi, nhưng không bỏ qua điều gì, và trừng phạt con cháu đến ba bốn đời vì lỗi lầm của cha ông " ( Ex 34, 6-7).
Lệnh hãy biết tha thứ - không " ăn miếng trả miếng ", trả thù phục hận đối với kẻ gian ác - Chúa Giêsu còn nhắc lại cho chúng ta trong kinh Lạy Cha, được Thánh Matthêu ghi lại:
- " như chúng con cũng tha những kẻ có lỗi với chúng con " ( Mt 6, 12),
và chúng ta cũng gặp được trong Phúc Âm Thánh Luca;
- " xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con ..." ( Lc 11, 4).
Qua những gì được đề cập, chúng ta cần xác định hai điểm chính yếu trong văn bản của Thánh Matthêu về việc không kháng cự lại những kẻ gian manh:
a) trong các câu ( Mt 5, 39b-42), Thánh Matthêu nói lên bốn thí dụ lấy điều lành đáp trả lại điều dữ,
* " nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa " ( Mt 5, 39b),
* " nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài " ( Mt 5, 40),
* " nếu có người bắt anh đi một dặm đường, thì hãy đi với người ấy hai dặm " ( Mt 5, 41),
* " ai xin thì hãy cho, ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi " ( Mt 5, 42),
chắc chắn không phải là cách hành xử phải áp dụng từng chữ.
Bởi lẽ cách ăn ở như vậy là điều nghịch thường và kỳ lạ.
Đó là cách lựa chọn với " lằn mức tối đa ", Chúa Giêsu nói lên để mời gọi những sự lựa chon làm cho ai nấy cũng phải ngỡ ngàng để tha thứ và yêu thương: đó là những gì Thiên Chúa hành xử với người lành cũng như kẻ dữ:
- " ...vì Người cho mặt trời mọc lên, soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính, cũng như kẻ bất chính " ( Mt 5, 45b).
Khi yêu thương thỉ dễ tha thứ, và như vậy có thể đi đến việc mau chóng tạo nên tình thân hữu và liên đới hỗ tương.
Tuy vậy cũng nên thận trọng, thật là khốn và bất hạnh, nếu tổ chức xã hội công cộng không dựa vào công lý, để bênh vực những kẻ thấp cổ bé họng, bị đàn áp, đánh đập, " trấn nước ", " bịt miệng ".
Yêu thương, những không phải là ủy mỵ, vô trách nhiệm, gát ngào tai " sống chết mặc kệ nó ", miễn là mình được " điềm nhiên toạ thị ", hưởng lợi lộc trong thể chế " xin - cho ".
Đó là thái độ bất nhân, khiếp nhược và cũng có thể là cộng tác với kẻ bất chính, thiếu bác ái với anh em, khác với những gì Chúa Giêsu dạy bảo trong dụ ngôn Người Samaritano nhân lành:
- " Ông hãy đi và cũng làm như vậy ( để được sự sống đời đời làm gia nghiệp) " ( Lc 10, 37).
b) Đoạn Phúc Âm Thánh Matthêu chúng ta đang suy niệm cũng không nên hiểu lầm, xem như là lời Chúa Giêsu tuyên bố để ủng hộ việc làm của kẻ gian manh, bạo lực, " ủi sập nhà thờ của bọn Tin Lành ", " dẹp bỏ đi tượng Đức Mẹ Sầu Bi ", " phá nát tượng Thánh Giá Đồng Chiêm", " đánh chết người đi chôn xác ở Cồn Dầu ".
Bênh vực kẻ bé mọn, người yếu thế, kẻ bị đán áp, nạn nhân của bạo lực, bất công vẫn luôn luôn là một chương nói lên căn tính của người tín hữu Chúa Ki Tô.
Có chăng vấn đề là người môn đệ Chúa Ki Tô đừng tự mình tạo nên phản ứng dây chuyền dẫn đến bạo lực thêm nữa, nhưng không thể bỏ rơi người bị áp bức, bị đối xử như nô lệ, súc vật, " mặc kệ họ ".
Thái độ vừa kể không phải là thái độ xứng đáng với con người, còn nói gì là căn tính của người tín hữu Chúa Ki Tô.
3 - Hãy yêu thương kẻ thù ( Mt 5, 43-48).
Luận đề phản biện thứ sáu còn có ý nghĩa vượt qua bên kia lằn mức đừng " ăn miếng trả miếng ", " rả thù phục hận " đối với những hạn người độc ác, man dại.
Nói một cách ngắn gọn, văn bản của Phúc Âm Thánh Matthêu,
- " Anh em đã nghe Luật dạy rằng: " Hãy yêu người thân cận và hãy ghét kẻ thù " ( Mt 5, 43)
là đoạn văn lập lại những gì được sách Levi huấn dạy,
- " Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người đồng bào của ngươi. Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình. Ta là Thiên Chúa " ( Lv 19, 18).
Nhưng so với bản văn của sách Levi, văn bản Phúc Âm Thánh Matthêu có nêu rõ về vấn đề " ghét kẻ thù ", mà sách Levi không đền cập đến. nếu không phải vì Thánh Matthêu muốn liên tưởng cả đến thái độ chống đối lại động tác của những ai làm điều ác, hay những kẻ thù nghịch đối với Thiên Chúa, như những gì các Thánh Vịnh nhắc đến:
- " Việc xấu xa đê tiện, con chẳng để mắt trông. Con ghét kẻ làm điều tà vạy, không để cho dính dáng đến mình, chẳng muốn biết gì đến chuyện xấu xa " ( Ps 101, 3 ).
- " Lạy Chúa, ước chi Ngài tiêu diệt kẻ gian tà, ước gì bọn khát máu đi cho khuất mắt con ! Chúng nói về Ngài với chủ tâm phỉnh gạt, nổi dậy chống Ngài nhưng uổng công. Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét? Làm sao con không tởm kẻ đứng lên chống Ngài ? Con ghét chúng, ghét cay ghét đắng, chúng trở thành thù địch của chính con " ( Ps 139, 19-22).
Ở câu ( Mt 5, 44. 46-47), Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ " hãy yêu thương kẻ thù " và đưa ra ba phương thức để thể hiện tình thương yêu đó:
* Đó là cầu nguyện cho kẻ thù:
- " Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em " ( Mt 5, 44),
* Không chỉ yêu thương những người thương yêu mình:
- " Vì nếu anh em yêu thương kẻ thương yêu mình, thì anh em nào có công gì? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như vậy sao?
* Không những chỉ chào hỏi anh em của mình:
Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như vậy sao ? " ( Mt 5, 46-47).
Đến đây thì Thánh Luca còn thêm hai phương thế thiết thực khác của một tình thương với chân trời rộng mở:
- " Nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ơn với nghĩa ? Ngày cả người tội lỗi cũng làm như vậy. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ơn với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn, để được trả lại sòng phẳng " ( Lc 6, 33-34).
Điều vừa kể cho thấy Thánh Luca muốn thấy được tình yêu phải thể hiện bằng động tác thiết thực, chớ không chỉ là những cảm nhận tình càm nội tâm, rồi bỏ qua, " sống chết thây kệ ".
Nói một cắch ngắn gọn, không phải chỉ có trong lời kêu gọi cuối cùng nầy của Chúa Giêsu ( Mt 5, 43-48), mà cả trong đoạn Phúc Âm về sáu luận đề phản biện lại Lề luật Cựu Ước ( Mt 5, 18-48), những gì chúng ta đọc được ở hai câu:
- " Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời..." ( Mt 5, 45),
- " Vậy anh em sẽ trở nên thiện hảo, như Cha anh em trên trời là Đấng thiện hảo " ( Mt 5, 48). ( cfr. Lc 6, 35-36).
Qua những gì được đề cập đến đây, chúng ta có thể rút ra được 2 kết luận:
a) Thiên Chúa nhân lành mà Thánh Luca và Phúc Âm của ngài có ý làm cho mọi người biết và cảm nhận được, đó là Thiên Chúa được thể hiện trong các động tác và sứ điệp của Chúa Giêsu.
Đó là khuôn mặt nhân từ của người Cha, mà Thánh Luca ao ước làm sao cho hiện diện được trước mắt và trong tâm thức những ai đọc Phúc Âm ngài, nhứt là những đọc giả thuộc thế giới Hy Lạp.
Trong tư tưởng đó, chúng ta cũng có thể nói rằng chủ đích của Thánh Matthêu là đề cập đến Chúa Cha như một người Cha đáng bắt chước, là mẫu gương thiện hảo mà mỗi tín hữu đều phải quy chiếu mình vào đó, nhứt là cộng đồng các Ki Tô hữu của ngài ở Syria:
- " Vậy, anh em sẽ nên thiện hảo như Cha anh em trên trời, là Đấng thiện hảo " ( Mt 5, 48).
b) Hai câu ( Mt 5, 45.48) của Phúc Âm Thánh Matthêu vừa trích dẫn, là nền tảng của những gì mới mẻ Phúc Âm Chúa Giêsu.
Bởi đó, nếu đẻ ý, chúng ta thấy được trong lời mời gọi, hướng dẫn của Chúa Giêsu, chúng ta không còn gặp được cung giọng giới răn của Mười Điều Răn, với động từ ở thì mệnh lệnh tính ( temps impératif), mà ở thì tương lai ( temps futur ):
- " Vậy, anh em sẽ trở nên trọn hảo như Cha anh em trên trời, là Đấng thiện hảo " ( Vous donc, vous serrez parfatis come votre Père est parfait, La Sainte Bibble, L'École biblìque de Jérusalem, Cerf, Paris 1961, 1296).
Những gì Chúa Giêsu dạy bảo cho được biến đổi thành những lời mời gọi và khuyến khích hơn là mệnh lệnh phải cúi đầu vâng phục.
Chúa Giêsu đưa ra mẫu gương Chúa Cha và mời gọi, khuyến khích các môn đệ Người hãy bắt chước.
Dần dần khuôn mẫu diện mạo nhân từ yêu thương của Chúa Cha được các môn đệ thực sự và xác tín chọn lựa, trở thành giống như Chúa Cha , lúc đó người môn đệ không thể không quay về với Chúa Giêsu, con của Chúa Cha làm người, để Chúa Giêsu hướng dẫn và là bạn đường của mình tiến về Chúa Cha.
Bởi vì " Không ai biết được Chúa Cha, nếu không phải là Chúa Con và những ai được Người mạc khải cho ".
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập