Dan Lee
02-17-2011, 06:49 PM
Tha Thứ Cho Kẻ Thù: Dễ hay Khó (CN 7TN năm A)
Ai mà nói tha thứ cho kẻ thù là chuyện nhỏ, là chuyện dễ dàng … thì tôi nghĩ, người đó trong quá khứ, một là làm việc trong kho đạn Long Bình, hai là có nhà ở bên cạnh kho đạn Long Bình, và ba, là đã từng đi lính pháo binh (hơi đụng chạm một chút, sorry!).
Tha thứ cho người xúc phạm đến mình, bỏ qua, không thù hằn hay không giận dữ với kẻ đã từng hại mình, cho những kẻ đã từng làm cho cuộc đời của mình và gia đình mình đau khổ, bất hạnh và thành thân tàn ma dại … là một chuyện không đơn giản, cũng không dễ dàng thực hiện một chút nào cả, bạn đồng ý không?
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thực hiện được! Lịch sử đã ghi lại rất nhiều những mẫu gương của sự tha thứ.
* Thánh Maria Goretti tha thứ cho Alexander, kẻ đã có âm mưu xâm phạm tiết hạnh của ngài, và khi bị cự tuyệt, hắn đã dùng dao giết ngài. http://www.catholic.org/saints/saint.php?saint_id=78
* Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị đã tha thứ cho kẻ ám sát ngài là Ali Agca ngay khi nằm trên xe cứu thương, và sau này ngài còn đến tận xà lim để thăm hỏi và tha thứ cho anh ta.
* http://en.wikipedia.org/wiki/Pope_John_Paul_II_assassination_attempt#cite_ref-6
* Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người đã từng bị giam trong lao tù cộng sản tới 13 năm, đã tha thứ cho những cán bộ, những tên quản giáo, và tất cả những ai đã hãm hại, nhục mạ và gây đau khổ cho ngài. http://www.cardinalrating.com/cardinal_87__article_5989.htm
Đó là trong quá khứ, còn hiện tại, trong thời đại của chúng ta đang sống đây thì sao? Có ai tha thứ cho kẻ thù và đại lượng như thánh Maria Goretti, như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô, hay như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận hay không? Thưa có đấy! Tôi xin đơn cử ra đây ba ví dụ điển hình để chứng minh với bạn rằng sự tha thứ cho kẻ thù vẫn còn đang xảy ra trong thời đại của chúng ta đang sống, và sự tha thứ cho kẻ thù là chuyện có thể (it’s possible) chứ không phải là chuyện không thể làm được.
Sue Norton http://www.clarkprosecutor.org/html/death/US/knighton855.htm
Ngày 8 tháng 1 năm 1990, Sue Norton, đã chết điếng người khi nghe cảnh sát báo tin bố mẹ của cô đã bị cướp và bị bắn chết. Bà Sue không thể hiểu tại sao tên cướp lại có thể nhẫn tâm đến độ giết hai mạng người chỉ vì 17 đô la và một chiếc xe truck cũ kỹ. Sau khi đến thăm hung thủ, tên là Robert Knighton, bà Sue Norton đã tha thứ cho Robert và sau đó bà đã cầu nguyện, đã thường xuyên đến nhà tù thăm hỏi và rao giảng phúc âm cho anh ta. Bà Sue cũng lên tiếng xin tòa án miễn án tử hình cho Robert, nhưng tất cả những lời thỉnh nguyện của bà đều bị khước từ. Trước khi bị tử hình, Robert Knighton đã ân cần nói với bà Sue Norton rằng: “I'll see you again someday. God bless you”
Lynda Biehl http://gurmeet.net/spiritual/stories-of-forgiveness/
Ngày 25 tháng 8 năm 1993, Amy Biehl, một học sinh da trắng, và là một học sinh giỏi của trường Đại Học danh tiếng Stanford, vừa mới tốt nghiệp bằng cử nhân (BS), bị bốn thanh niên da đen giết chết một cách dã man. Cha mẹ của Amy Biehl, Lynda và Peter đã vô cùng đau khổ khi nghe tin con gái của họ đã bị giết một cách thê thảm như vậy. Thế nhưng bốn năm sau đó, họ đã chôn vùi những đau khổ, và chính họ đã tán thành việc tòa án trả tự do cho bốn thanh niên da đen này. Họ đã bắt tay, và đã tha thứ cho những kẻ đã nhẫn tâm giết chết con gái yêu quý của họ. Sau đó, bà Lynda đã mướn Ntobeko, một trong bốn thanh niên đã giết con gái yêu quý của bà, làm việc cho bà, và ngày hôm nay, bà Lynda coi Ntobeko như là một thành viên trong gia đình của bà vậy. Ntobeko thường xuyên tháp tùng cùng bà Lynda trong những buổi diễn thuyết trên thế giới để nói về sự tha thứ và hòa giải.
Cộng Đồng Amish, Nickel, Pennsylvania http://www.ekklesia.co.uk/node/6387
Sáng ngày thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2006, một người đàn ông 32 tuổi tên là Charles Roberts, đã xông vào một lớp học của cộng đồng người Amish, thuộc thành phố Nickel Mines, tiểu bang Pennsylvania, bắt giữ và bắn chết 5 em học sinh, bắn bị thương 5 em khác và sau đó tự sát. Sáng hôm sau vụ thảm sát này xảy ra, toàn nước Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung, lại một lần nữa sửng sốt và kinh ngạc khi nghe tin cha mẹ của các em học sinh bị bắn chết đã tuyên bố tha thứ cho ông Roberts, kẻ đã bắn chết những đứa con yêu quý của họ. Chưa hết, những gia đình này còn đem thực phẩm, đem vòng hoa đến thăm viếng, an ủi và giúp đỡ cho vợ và hai đứa con của ông Roberts. Họ cũng đến tham dự lễ an tang, cầu nguyện và tiễn đưa ông Roberts ra tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Bạn thân mến, nếu bạn đồng ý với tôi rằng, việc tha thứ và yêu thương kẻ thù là việc rất khó, nhưng là một việc có thể thực hiện được, thì chúng mình hãy cố gắng, hãy nỗ lực và hãy cầu xin Chúa ban cho tôi và cho bạn sự can đảm, lòng quảng đại, và lòng vị tha để nhờ vậy, bạn và tôi sẽ có khả năng yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi [chúng mình] (Mt 5:44).
Để có thể sống thanh thản, sống không có thù hận và có thể yêu thương những người bách hại mình, tôi nghĩ bạn và tôi cần phải nhận ra những lợi ích mà chúng mình nhận được từ sự tha thứ:
1. Khi tha thứ cho người khác, thì những áp lực tâm lý, và những căng thẳng sẽ giảm bớt trong cơ thể của tôi, và như vậy trái tim của tôi sẽ làm việc điều hòa hơn và sẽ làm việc lâu dài hơn. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ sống thọ và sống hạnh phúc.
2. Khi tôi sống vị tha, khi tôi sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm và kể cả những tội lỗi của người khác, thì tôi sẽ trở thành một người dễ thương, da mặt của tôi sẽ không bị nhăn, tôi sẽ ngủ ngon giấc, ăn ngon miệng, tôi sẽ trẻ và tươi đẹp ra, nhiều người sẽ yêu mến tôi và như vậy, cuộc sống của tôi sẽ an bình, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
3. Khi tôi tha thứ cho tha nhân, thì lúc đó tôi đang đẩy xa ma quỷ ra khỏi tâm hồn và ra khỏi cuộc sống của tôi, bởi vì thánh Phaolô nói rằng lúc tôi sống trong hận thù và giận dữ thì lúc đó ma quỷ [sẽ]thừa cơ lợi dụng [tôi] (Ep 4: 26-27).
4. Khi tôi tha thứ cho người khác, thì Thiên Chúa sẽ thứ tha cho những tội lỗi mà tôi đã trót phạm đến Chúa và đến tha nhân, bởi vì chính Ngài đã phán: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em” (Mt 6:14).
Lewis B. Smedes đã nói: “To forgive is to set a prisoner free, and discover that the prisoner was you” Tạm dịch là “Khi tha thứ là lúc đó bạn đang trả tự do cho một tù nhân, và nhớ rằng tên tù nhân đó chính là bạn” Bạn thân mến, nếu bạn đồng ý với Lewis B. Smedes rằng khi tha thứ cho một ai đó, là lúc đó chúng mình đang trả lại tự do cho chính mình, thì chúng mình hãy cố gắng tha thứ và bỏ qua những lỗi lầm của người khác, tha thứ càng nhiều bao nhiêu thì càng được tự do nhiều bấy nhiêu! Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, cộng với niềm tin mạnh mẽ rằng sự tha thứ sẽ đem lại nhiều lợi ích và tự do cho chính cá nhân, cho gia đình, cho cộng đoàn dòng tu, cho giáo xứ và cho thế giới này … tôi tin chắc rằng bạn và tôi sẽ có khả năng tha thứ cũng như yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng mình. Bạn tin không?
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD
Ai mà nói tha thứ cho kẻ thù là chuyện nhỏ, là chuyện dễ dàng … thì tôi nghĩ, người đó trong quá khứ, một là làm việc trong kho đạn Long Bình, hai là có nhà ở bên cạnh kho đạn Long Bình, và ba, là đã từng đi lính pháo binh (hơi đụng chạm một chút, sorry!).
Tha thứ cho người xúc phạm đến mình, bỏ qua, không thù hằn hay không giận dữ với kẻ đã từng hại mình, cho những kẻ đã từng làm cho cuộc đời của mình và gia đình mình đau khổ, bất hạnh và thành thân tàn ma dại … là một chuyện không đơn giản, cũng không dễ dàng thực hiện một chút nào cả, bạn đồng ý không?
Thế nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thực hiện được! Lịch sử đã ghi lại rất nhiều những mẫu gương của sự tha thứ.
* Thánh Maria Goretti tha thứ cho Alexander, kẻ đã có âm mưu xâm phạm tiết hạnh của ngài, và khi bị cự tuyệt, hắn đã dùng dao giết ngài. http://www.catholic.org/saints/saint.php?saint_id=78
* Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị đã tha thứ cho kẻ ám sát ngài là Ali Agca ngay khi nằm trên xe cứu thương, và sau này ngài còn đến tận xà lim để thăm hỏi và tha thứ cho anh ta.
* http://en.wikipedia.org/wiki/Pope_John_Paul_II_assassination_attempt#cite_ref-6
* Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người đã từng bị giam trong lao tù cộng sản tới 13 năm, đã tha thứ cho những cán bộ, những tên quản giáo, và tất cả những ai đã hãm hại, nhục mạ và gây đau khổ cho ngài. http://www.cardinalrating.com/cardinal_87__article_5989.htm
Đó là trong quá khứ, còn hiện tại, trong thời đại của chúng ta đang sống đây thì sao? Có ai tha thứ cho kẻ thù và đại lượng như thánh Maria Goretti, như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô, hay như Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận hay không? Thưa có đấy! Tôi xin đơn cử ra đây ba ví dụ điển hình để chứng minh với bạn rằng sự tha thứ cho kẻ thù vẫn còn đang xảy ra trong thời đại của chúng ta đang sống, và sự tha thứ cho kẻ thù là chuyện có thể (it’s possible) chứ không phải là chuyện không thể làm được.
Sue Norton http://www.clarkprosecutor.org/html/death/US/knighton855.htm
Ngày 8 tháng 1 năm 1990, Sue Norton, đã chết điếng người khi nghe cảnh sát báo tin bố mẹ của cô đã bị cướp và bị bắn chết. Bà Sue không thể hiểu tại sao tên cướp lại có thể nhẫn tâm đến độ giết hai mạng người chỉ vì 17 đô la và một chiếc xe truck cũ kỹ. Sau khi đến thăm hung thủ, tên là Robert Knighton, bà Sue Norton đã tha thứ cho Robert và sau đó bà đã cầu nguyện, đã thường xuyên đến nhà tù thăm hỏi và rao giảng phúc âm cho anh ta. Bà Sue cũng lên tiếng xin tòa án miễn án tử hình cho Robert, nhưng tất cả những lời thỉnh nguyện của bà đều bị khước từ. Trước khi bị tử hình, Robert Knighton đã ân cần nói với bà Sue Norton rằng: “I'll see you again someday. God bless you”
Lynda Biehl http://gurmeet.net/spiritual/stories-of-forgiveness/
Ngày 25 tháng 8 năm 1993, Amy Biehl, một học sinh da trắng, và là một học sinh giỏi của trường Đại Học danh tiếng Stanford, vừa mới tốt nghiệp bằng cử nhân (BS), bị bốn thanh niên da đen giết chết một cách dã man. Cha mẹ của Amy Biehl, Lynda và Peter đã vô cùng đau khổ khi nghe tin con gái của họ đã bị giết một cách thê thảm như vậy. Thế nhưng bốn năm sau đó, họ đã chôn vùi những đau khổ, và chính họ đã tán thành việc tòa án trả tự do cho bốn thanh niên da đen này. Họ đã bắt tay, và đã tha thứ cho những kẻ đã nhẫn tâm giết chết con gái yêu quý của họ. Sau đó, bà Lynda đã mướn Ntobeko, một trong bốn thanh niên đã giết con gái yêu quý của bà, làm việc cho bà, và ngày hôm nay, bà Lynda coi Ntobeko như là một thành viên trong gia đình của bà vậy. Ntobeko thường xuyên tháp tùng cùng bà Lynda trong những buổi diễn thuyết trên thế giới để nói về sự tha thứ và hòa giải.
Cộng Đồng Amish, Nickel, Pennsylvania http://www.ekklesia.co.uk/node/6387
Sáng ngày thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2006, một người đàn ông 32 tuổi tên là Charles Roberts, đã xông vào một lớp học của cộng đồng người Amish, thuộc thành phố Nickel Mines, tiểu bang Pennsylvania, bắt giữ và bắn chết 5 em học sinh, bắn bị thương 5 em khác và sau đó tự sát. Sáng hôm sau vụ thảm sát này xảy ra, toàn nước Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung, lại một lần nữa sửng sốt và kinh ngạc khi nghe tin cha mẹ của các em học sinh bị bắn chết đã tuyên bố tha thứ cho ông Roberts, kẻ đã bắn chết những đứa con yêu quý của họ. Chưa hết, những gia đình này còn đem thực phẩm, đem vòng hoa đến thăm viếng, an ủi và giúp đỡ cho vợ và hai đứa con của ông Roberts. Họ cũng đến tham dự lễ an tang, cầu nguyện và tiễn đưa ông Roberts ra tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Bạn thân mến, nếu bạn đồng ý với tôi rằng, việc tha thứ và yêu thương kẻ thù là việc rất khó, nhưng là một việc có thể thực hiện được, thì chúng mình hãy cố gắng, hãy nỗ lực và hãy cầu xin Chúa ban cho tôi và cho bạn sự can đảm, lòng quảng đại, và lòng vị tha để nhờ vậy, bạn và tôi sẽ có khả năng yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi [chúng mình] (Mt 5:44).
Để có thể sống thanh thản, sống không có thù hận và có thể yêu thương những người bách hại mình, tôi nghĩ bạn và tôi cần phải nhận ra những lợi ích mà chúng mình nhận được từ sự tha thứ:
1. Khi tha thứ cho người khác, thì những áp lực tâm lý, và những căng thẳng sẽ giảm bớt trong cơ thể của tôi, và như vậy trái tim của tôi sẽ làm việc điều hòa hơn và sẽ làm việc lâu dài hơn. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ sống thọ và sống hạnh phúc.
2. Khi tôi sống vị tha, khi tôi sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm và kể cả những tội lỗi của người khác, thì tôi sẽ trở thành một người dễ thương, da mặt của tôi sẽ không bị nhăn, tôi sẽ ngủ ngon giấc, ăn ngon miệng, tôi sẽ trẻ và tươi đẹp ra, nhiều người sẽ yêu mến tôi và như vậy, cuộc sống của tôi sẽ an bình, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn.
3. Khi tôi tha thứ cho tha nhân, thì lúc đó tôi đang đẩy xa ma quỷ ra khỏi tâm hồn và ra khỏi cuộc sống của tôi, bởi vì thánh Phaolô nói rằng lúc tôi sống trong hận thù và giận dữ thì lúc đó ma quỷ [sẽ]thừa cơ lợi dụng [tôi] (Ep 4: 26-27).
4. Khi tôi tha thứ cho người khác, thì Thiên Chúa sẽ thứ tha cho những tội lỗi mà tôi đã trót phạm đến Chúa và đến tha nhân, bởi vì chính Ngài đã phán: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em” (Mt 6:14).
Lewis B. Smedes đã nói: “To forgive is to set a prisoner free, and discover that the prisoner was you” Tạm dịch là “Khi tha thứ là lúc đó bạn đang trả tự do cho một tù nhân, và nhớ rằng tên tù nhân đó chính là bạn” Bạn thân mến, nếu bạn đồng ý với Lewis B. Smedes rằng khi tha thứ cho một ai đó, là lúc đó chúng mình đang trả lại tự do cho chính mình, thì chúng mình hãy cố gắng tha thứ và bỏ qua những lỗi lầm của người khác, tha thứ càng nhiều bao nhiêu thì càng được tự do nhiều bấy nhiêu! Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, cộng với niềm tin mạnh mẽ rằng sự tha thứ sẽ đem lại nhiều lợi ích và tự do cho chính cá nhân, cho gia đình, cho cộng đoàn dòng tu, cho giáo xứ và cho thế giới này … tôi tin chắc rằng bạn và tôi sẽ có khả năng tha thứ cũng như yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi chúng mình. Bạn tin không?
Lm Ansgar Phạm Tĩnh, SDD