Dan Lee
02-19-2011, 09:47 AM
Cuộc Biến Hình Vinh Quang
Thứ Bảy Tuần thứ 6 Thường Niên
Lời Chúa: Mc 9,2-13
2Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 3Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. 4Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu. 5Bấy giờ, ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia." 6Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. 7Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." 8Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi. 9Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. 10Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì. 11Các ông hỏi Đức Giêsu: "Tại sao các kinh sư lại nói ông Êlia phải đến trước?" 12Người đáp: "Đúng thế, ông Êlia đến trước để chỉnh đốn mọi sự. Vậy sao có lời chép rằng Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê? 13Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Êlia đã đến, và họ đã xử với ông theo ý họ muốn, như Sách Thánh đã chép về ông."
Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh (Mc 9,3)
Suy niệm:
Sau khi các môn đệ nhận ra Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế thì Chúa lại tiên báo cho họ cuộc tử nạn đau thương của Ngài. Điều này làm cho các môn đệ hoang mang lo sợ. Để an ủi họ và để chứng minh Ngài là Đấng Cứu Thế phải đến thật, thì Chúa đã biến hình trước sự hiện diện của 3 nhân chứng là Phêrô, Giacôbê và Gioan. Cảnh tượng biến hình gây nhắc nhớ tới những lần Thiên Chúa hiện ra với Maisen ở Sinai và với Elia ở Oreb. Giờ đây, Thiên Chúa không còn “che giấu mình” qua làn mây cột lửa nữa, mà mặt đối mặt cùng với hai cựu tiên tri Maisen và Elia (c.4).
Biến hình là gì? Biến hình là sự thay đổi dáng vẻ hình thức bên ngoài nghĩa là mặc một hình dáng khác với thường lệ. Chẳng hạn như sau khi Phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra giữa các môn đệ Emaus dưới hình thức một khách bộ hành. Ở đây, cuộc biến hình của Chúa được Kinh Thánh mô tả: “Áo Ngài trở nên rạng ngời trắng xóa không thợ giặt nào ở trần gian làm trắng tinh được như thế” (c.3). Điều này cho thấy như có một thứ ánh sáng từ trời toát ra. Điều này cũng minh chứng một quang cảnh uy nghi trang trọng của Trời cao đầy sự vinh quang cung kính. Cùng một vẻ vinh quang như ngày Chúa xuống phán xét cùng với các thiên thần (Mt 16,27). Vinh quang ấy đã một lần xảy ra ở Belem ngày Chúa Giáng sinh bao phủ các mục đồng (Lc 2,9-10). Stêphanô tử đạo đã thấy được thứ vinh quang Thiên Chúa trước khi chết (Cv 7,55). Phaolô trên đường Damasô cũng thấy vinh quang đó của Thiên Chúa (9,3). Xưa kia Maisen cũng được ánh sáng vinh quang này trên khuôn mặt của ông làm dân Do Thái kính phục sợ hãi.
Việc biến hình là một ước mơ của người Do Thái cho rằng vào thời cuối cùng bộ mặt kẻ lành sẽ được biến đổi trở nên tinh khôi như các thiên thần. Sách Đaniel viết: “Kẻ hiền sẽ chói chang như ánh quang vòm trời và những ai dậy dỗ sự công chính cho người ta lúc ấy, được lung linh ánh sáng như tinh đẩu muôn đời muôn kiếp” (12,13).
Nếu chúng ta muốn gặp thấy Chúa biến hình, chúng ta cũng phải can đảm từ bỏ mọi bận rộn thường nhật như các tông đồ để đi gặp riêng Chúa. Chúa Giêsu thường ngày vẫn là Chúa Giêsu biến hình, vấn đề là chúng ta có nhận ra Ngài không, nhận ra Thiên Chúa qua bổn phận của mỗi chúng ta không?
Chúng ta cũng sẽ được biến hình như Chúa, nếu chúng ta cùng leo núi như Ngài, cùng chịu dựng những vất vả cực nhọc và sự chết với Ngài.
Việc Chúa biến hình trong ánh sáng vinh quang hạnh phúc, cho chúng ta thấy rằng đau khổ không thể là cùng đích của con người, nhưng là hạnh phúc, hạnh phúc vĩnh cửu của Nước trời. Cho nên đau khổ chỉ là bước đường phải đi qua, là nấc thang đưa ta về trời. Mỗi lần Chúa nói tiên tri về cái chết đau khổ, Chúa liền tiên báo trước cuộc phục sinh vinh quang mà cụ thể hóa trước bằng việc biến hình. Sự kiện biến hình đã là sức mạnh hăng say thúc đẩy nhiệm vụ nặng nề của các tông đồ. Chúng ta hãy nhắm đó làm tương lai vững chắc gần gũi cho cuộc đời dương thế.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, giờ đây chúng con đang cùng nhau xum họp trước tôn nhan Chúa, chúng con xin được chiêm ngắm thờ lạy Chúa. Ước gì chúng con cũng cảm nghiệm được niềm hạnh phúc ngây ngất như ba môn đệ xưa khi chiêm ngắm vinh quang Chúa, để rồi chúng con cũng thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, chúng con thật hạnh phúc được ở bên Chúa, và tâm hồn chúng con tràn ngập bình an và hoan lạc. Xin cho linh hồn chúng con cũng trở lên lều tạm cho Chúa ngự trị. Dầu có bất xứng nhưng chúng con tin rằng tình yêu sẽ phủ lấp muôn vàn tội lỗi chúng con.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, xin cho chúng con cũng biết không dừng lại ở chiêm ngưỡng vinh quang Chúa mà còn biết xuống núi để làm vinh quang Chúa. Xin cho chúng con biết dẹp bỏ tính hưởng thụ, ngại gian khó. Xin cho chúng con sẵn sàng dấn thân không biết mệt mỏi trong chính bổn phận của mình, cũng như trong việc kiến tạo hạnh phúc cho tha nhân. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân mà không so đo tính toán. Xin giúp chúng con biết dấn thân vì tha nhân mà không sợ tiêu hao bản thân để đem lại niềm tươi vui và hạnh phúc cho anh em của mình. Xin Chúa hãy thêm sức và kiện toàn những ước nguyện của chúng con ngõ hầu chúng con cũng được hưởng vinh quang bất diện với Chúa trên quê trời. Amen
Lm.Giuse Tạ duy Tuyền
Thứ Bảy Tuần thứ 6 Thường Niên
Lời Chúa: Mc 9,2-13
2Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 3Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. 4Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu. 5Bấy giờ, ông Phêrô thưa với Đức Giêsu rằng: "Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia." 6Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. 7Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: "Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người." 8Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi. 9Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. 10Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu "từ cõi chết sống lại" nghĩa là gì. 11Các ông hỏi Đức Giêsu: "Tại sao các kinh sư lại nói ông Êlia phải đến trước?" 12Người đáp: "Đúng thế, ông Êlia đến trước để chỉnh đốn mọi sự. Vậy sao có lời chép rằng Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị khinh chê? 13Nhưng Thầy nói cho anh em biết: ông Êlia đã đến, và họ đã xử với ông theo ý họ muốn, như Sách Thánh đã chép về ông."
Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh (Mc 9,3)
Suy niệm:
Sau khi các môn đệ nhận ra Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế thì Chúa lại tiên báo cho họ cuộc tử nạn đau thương của Ngài. Điều này làm cho các môn đệ hoang mang lo sợ. Để an ủi họ và để chứng minh Ngài là Đấng Cứu Thế phải đến thật, thì Chúa đã biến hình trước sự hiện diện của 3 nhân chứng là Phêrô, Giacôbê và Gioan. Cảnh tượng biến hình gây nhắc nhớ tới những lần Thiên Chúa hiện ra với Maisen ở Sinai và với Elia ở Oreb. Giờ đây, Thiên Chúa không còn “che giấu mình” qua làn mây cột lửa nữa, mà mặt đối mặt cùng với hai cựu tiên tri Maisen và Elia (c.4).
Biến hình là gì? Biến hình là sự thay đổi dáng vẻ hình thức bên ngoài nghĩa là mặc một hình dáng khác với thường lệ. Chẳng hạn như sau khi Phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra giữa các môn đệ Emaus dưới hình thức một khách bộ hành. Ở đây, cuộc biến hình của Chúa được Kinh Thánh mô tả: “Áo Ngài trở nên rạng ngời trắng xóa không thợ giặt nào ở trần gian làm trắng tinh được như thế” (c.3). Điều này cho thấy như có một thứ ánh sáng từ trời toát ra. Điều này cũng minh chứng một quang cảnh uy nghi trang trọng của Trời cao đầy sự vinh quang cung kính. Cùng một vẻ vinh quang như ngày Chúa xuống phán xét cùng với các thiên thần (Mt 16,27). Vinh quang ấy đã một lần xảy ra ở Belem ngày Chúa Giáng sinh bao phủ các mục đồng (Lc 2,9-10). Stêphanô tử đạo đã thấy được thứ vinh quang Thiên Chúa trước khi chết (Cv 7,55). Phaolô trên đường Damasô cũng thấy vinh quang đó của Thiên Chúa (9,3). Xưa kia Maisen cũng được ánh sáng vinh quang này trên khuôn mặt của ông làm dân Do Thái kính phục sợ hãi.
Việc biến hình là một ước mơ của người Do Thái cho rằng vào thời cuối cùng bộ mặt kẻ lành sẽ được biến đổi trở nên tinh khôi như các thiên thần. Sách Đaniel viết: “Kẻ hiền sẽ chói chang như ánh quang vòm trời và những ai dậy dỗ sự công chính cho người ta lúc ấy, được lung linh ánh sáng như tinh đẩu muôn đời muôn kiếp” (12,13).
Nếu chúng ta muốn gặp thấy Chúa biến hình, chúng ta cũng phải can đảm từ bỏ mọi bận rộn thường nhật như các tông đồ để đi gặp riêng Chúa. Chúa Giêsu thường ngày vẫn là Chúa Giêsu biến hình, vấn đề là chúng ta có nhận ra Ngài không, nhận ra Thiên Chúa qua bổn phận của mỗi chúng ta không?
Chúng ta cũng sẽ được biến hình như Chúa, nếu chúng ta cùng leo núi như Ngài, cùng chịu dựng những vất vả cực nhọc và sự chết với Ngài.
Việc Chúa biến hình trong ánh sáng vinh quang hạnh phúc, cho chúng ta thấy rằng đau khổ không thể là cùng đích của con người, nhưng là hạnh phúc, hạnh phúc vĩnh cửu của Nước trời. Cho nên đau khổ chỉ là bước đường phải đi qua, là nấc thang đưa ta về trời. Mỗi lần Chúa nói tiên tri về cái chết đau khổ, Chúa liền tiên báo trước cuộc phục sinh vinh quang mà cụ thể hóa trước bằng việc biến hình. Sự kiện biến hình đã là sức mạnh hăng say thúc đẩy nhiệm vụ nặng nề của các tông đồ. Chúng ta hãy nhắm đó làm tương lai vững chắc gần gũi cho cuộc đời dương thế.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, giờ đây chúng con đang cùng nhau xum họp trước tôn nhan Chúa, chúng con xin được chiêm ngắm thờ lạy Chúa. Ước gì chúng con cũng cảm nghiệm được niềm hạnh phúc ngây ngất như ba môn đệ xưa khi chiêm ngắm vinh quang Chúa, để rồi chúng con cũng thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, chúng con thật hạnh phúc được ở bên Chúa, và tâm hồn chúng con tràn ngập bình an và hoan lạc. Xin cho linh hồn chúng con cũng trở lên lều tạm cho Chúa ngự trị. Dầu có bất xứng nhưng chúng con tin rằng tình yêu sẽ phủ lấp muôn vàn tội lỗi chúng con.
Lạy Chúa Giêsu mến yêu, xin cho chúng con cũng biết không dừng lại ở chiêm ngưỡng vinh quang Chúa mà còn biết xuống núi để làm vinh quang Chúa. Xin cho chúng con biết dẹp bỏ tính hưởng thụ, ngại gian khó. Xin cho chúng con sẵn sàng dấn thân không biết mệt mỏi trong chính bổn phận của mình, cũng như trong việc kiến tạo hạnh phúc cho tha nhân. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân mà không so đo tính toán. Xin giúp chúng con biết dấn thân vì tha nhân mà không sợ tiêu hao bản thân để đem lại niềm tươi vui và hạnh phúc cho anh em của mình. Xin Chúa hãy thêm sức và kiện toàn những ước nguyện của chúng con ngõ hầu chúng con cũng được hưởng vinh quang bất diện với Chúa trên quê trời. Amen
Lm.Giuse Tạ duy Tuyền