Dan Lee
02-19-2011, 10:45 AM
Chúa nhật VII TN - năm A
LỜI MỜI GỌI NÊN THÁNH
Lv 19, 1-2.17-18; 1 Cr 3, 16-23; Mt 5, 38-48
Ông bà xưa hay nói : “bánh ít đi – bánh quy lại”. Câu nói ấy như muốn nói với con người rằng trong cuộc sống, ai cho mình cái gì thì mình phải cho mình lại như vậy. Khi sống như vậy người ta sẽ tròn cái bổn phận tạm gọi là công bằng giữa con người với nhau. Và, theo lẽ thường tình, như thế là tốt lắm rồi !
Không chỉ ông bà ta nhưng tự ngàn xưa, từ bộ luật của Môsê, nếu đọc lại ta sẽ thấy bộ luật ấy cũng dạy con người ta về cái luật của sự công bằng.
Chúa Giêsu đến trần gian này để cứu độ con người, giúp con người hoàn thành luật của Thiên Chúa. Ngài đến để kiện toàn chứ không phải để hủy bỏ như sự nhầm hiểu của một số người.
Trang Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe là đỉnh cao của đạo Kitô giáo. Chúa Giêsu mời gọi, Chúa Giêsu dạy ta nẻo đường để trở nên con cái Cha trên trời (c. 45). Đó là: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”. Cựu Ước dạy ta yêu người thân cận (Lv 19, 18). Còn Chúa Giêsu dạy ta yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ (c. 44).
Khi tuyên bố rằng Ngài "đến không phải để hủy bỏ Lề Luật và các Tiên tri, nhưng là để kiện toàn" trong Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu mạc khải "sự công chính" mới của Nước Trời hệ tại ở chỗ là không phải là giữ Luật cách hình thức, nhưng là "tự điều chỉnh" theo ý Chúa Cha như Ngài, là sống thông hiệp trong tình yêu và tự do của Người Con như Ngài.
Với 5 minh họa, Chúa Giêsu cụ thể hóa "sự công chính" mới này, và cho biết rằng để thực hiện toàn bộ Lề luật, người tín hữu phải đầu tư toàn bộ cuộc sống của mình. Cả năm minh họa đều bắt đầu bằng một công thức duy nhất biểu lộ một quyền lực phi thường: "Anh em đã nghe người xưa được dạy rằng ... còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết." Ba minh họa đầu tiên trong Tin mừng Chúa Nhật tuần trước; hai minh họa cuối cùng trong Tin Mừng hôm nay.
Minh họa thứ tư nhằm những mối tương quan với "kẻ ác".
Để tránh những sự trả thù thái quá ngoài tầm kiểm soát, luật báo thù dự kiến kẻ gây hấn sẽ bị đối xử tương xứng với điều thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân: "Mắt đền mắt" - nhưng không phải là đền hai mắt -, "răng đền răng" - nhưng không phải là cả hàm (Lv 21, 24). Luật này đã là một tiến bộ thực sự trong việc trấn áp tội phạm.
Phần Chúa Giêsu, Ngài chủ trương một thái độ rất cá biệt, tương phản hoàn toàn với thái độ bình thường: "Đừng chống cự với người ác". Ngài đòi hỏi các môn đệ mình phải bẻ gãy vòng xích bạo lực, dù hợp pháp, và không được báo thù.
Ba ví dụ sau đều ở ngôi hai số ít: Ví dụ thứ nhất về "cái tát": "Nếu ai vả má bên phải con, hãy giơ cả má bên trái ra nữa". Dĩ nhiên không thể hiểu lệnh mâu thuẫn này theo nghĩa đen. Chính Chúa Giêsu cũng đã không giơ má khác cho tên đầy tớ tát tai Ngài. Ngài hỏi hắn: "Nếu tôi nói sai, hãy cho thấy sai ở chỗ nào. Còn nếu tôi nói đúng, sao anh lại tát tôi?" (Ga 18, 23). Như vậy, đứng trước kẻ gây hấn, người theo Chúa có thể có một hành vi vừa thách thức vừa làm cho kẻ địch hết chống trả.
Ví dụ thứ hai về người môn đệ bị người khác có ý định đưa ra tòa và người đó muốn lấy áo trong của người môn đệ làm vật thế chấp, nghĩa là áo lót.
Chúa Giêsu chủ trương: "Hãy để cho nó lấy cả áo ngoài nữa". trong khi đó, theo Luật, áo ngoài và áo trong là của không thể sang nhượng được của người nghèo; chiếm hữu chúng là xâm phạm đến chính Thiên Chúa (Xh 22, 25-26). Khi để bị trần trụi đến cho đi cả áo ngoài, theo gương Thầy mình, các kitô hữu biết rằng trong sự khó nghèo như vậy, họ là những kẻ chiến thắng bởi vì họ sẽ được lòng thương xót của Thiên Chúa bao bọc.
Ví dụ sau cùng là ví dụ về sự "trưng tập", thường được quân đội và các viên chức chánh quyền rôma dùng để làm việc công ích (một hình thức lao dịch) thời đó. Chúa Giêsu còn nói thêm: "Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm"
Ngoài bài giảng trên núi, thánh sử Mátthêu chỉ dùng động từ "trưng tập" một lần khác khi quân lính trưng tập Simon thành Xyrênê, một dân ngoại, lúc đó tượng trưng cho tất cả các thế hệ môn đệ chấp nhận thập giá Đức Kitô.
Minh họa thứ năm và cuối cùng nói đến yêu thương kẻ thù.
Sách Lêvi viết : "Ngươi sẽ yêu tha nhân như chính mình" (19, 18). Như vậy điều này mời gọi con cái Israel sống với nhau bằng tình yêu huynh đệ loại bỏ mọi hận thù oán ghét. Nhưng các Thầy rabbi thuộc những nhóm khác nhau tranh luận mãi về quan niệm tha nhân và nhiều người đã cho nó một nghĩa hạn hẹp: tha nhân là người mà ta có quan hệ tốt đẹp; phân biệt với kẻ thù. Từ đó mà có câu Tin mừng : "Anh sẽ ghét kẻ thù" tuy câu này không có trong Luật, nhưng biểu lộ khá đúng ý nghĩ của rất nhiều người.
Ngược lại với tình yêu có tính cách chọn lựa đối tượng này , Chúa Giêsu nói đến một tình yêu phổ quát vượt mọi biên giới, đến cả kẻ thù và người bách hại. theo Ngài, đòi hỏi này đặt nền tảng trên cách đối xử của chính Thiên Chúa với mọi người, "Kẻ xấu cũng như kẻ tốt", "người công chính cũng như kẻ bất chính".
Yêu ở đây không phải là chuyện của cảm xúc hay thích thú. Dĩ nhiên chúng ta không thể yêu kẻ thù tha thiết như yêu cha mẹ mình được. Yêu ở đây là chuyện của ý chí và hành động. Chúng ta yêu kẻ thù, vì kẻ thù cũng là thụ tạo của Cha như ta. Dù kẻ thù của ta có là kẻ xấu xa và bất chính, nhưng họ vẫn được Cha trên trời dấu yêu. Ngài cho mặt trời mọc lên mỗi sáng để nắng ấm đem lại sự sống cho họ. Ngài cho mưa rơi xuống luống cày của họ để họ có của nuôi thân (c. 45). Thiên Chúa không dành nắng hay mưa cho riêng người tử tế đạo đức. Ngài bao dung và rộng rãi khi đối xử với mọi người. Trở nên con cái Cha là mang những tâm tình sâu kín ấy của trái tim Cha. Khi trái tim ta giống trái tim Cha, ta sẽ nhìn kẻ thù bằng cặp mắt mới, sẽ cư xử với họ theo cung cách mới. Lúc đó họ sẽ chẳng còn là kẻ thù nữa, mà là bạn.
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của mình đi xa hơn một bước của những người bình thường. Người môn đệ của Chúa Giêsu phải bước lên cao hơn cái tự nhiên, bình thường của người đời. Dù là kẻ xấu, người thu thuế vẫn yêu kẻ yêu thương ông ta. Người dân ngoại chưa biết Chúa vẫn chào hỏi anh em của họ (c. 46). Điều mà Chúa Giêsu đòi các Kitô hữu phải làm hơn người khác, đó là yêu kẻ thù ghét mình, cầu nguyện cho kẻ làm khổ mình và chào những kẻ chẳng bao giờ chào hỏi mình. Làm thế là vượt lên trên tình cảm tự nhiên đang kéo trì mình xuống, là giải thoát mình khỏi sức nặng của cái tôi nhỏ mọn, tự ái, kiêu căng. Làm thế là bắt đầu đi vào trong nơi sâu nhất của trái tim Thiên Chúa.
Lời mời gọi quá sức lý tưởng : “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời” (c. 48). “Hoàn thiện” ! Chỉ có 2 câu thôi nhưng sức con người khó có thể vươn tới được. Nếu ta tập dần, tập dần thì chúng ta dần dần sẽ trở nên hoàn thiện.
Chúa Giêsu đã mời gọi mọi người Kitô hữu, không trừ ai: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48). Nếu đọc và suy nghĩ sâu xa về câu Kinh Thánh này, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về chữ “như” ở trong câu. Và chúng ta có thể tự hỏi: liệu Chúa Giêsu có lầm không, hoặc có nói quá đáng không khi mời gọi chúng ta nên hoàn thiện ở mức độ “như Cha trên trời” ? Con người làm sao sánh ví với Thiên Chúa được? Ngài có phạm thượng không ? Hay chúng ta phải hiểu câu này theo kiểu nói quá như trong những thành ngữ: “trắng như tuyết”, “cao như núi” , v.v…? hay như kiểu “hắn hút thuốc y như ống khói tàu” ? – Nếu ta ý thức được bản tính của Thiên Chúa đã được ươm sẵn ngay trong bản tính của ta từ khi ta sinh ra, thì ta thấy lời mời gọi nên thánh của Đức Giêsu không nên hiểu theo nghĩa “nói quá”, hoặc theo nghĩa bóng! Tôi nghĩ cần phải hiểu lời ấy của Ngài theo nghĩa đen!
Chúng ta không phải là một phàm nhân thuần túy: một phàm nhân thuần túy không bao giờ trở nên thánh hay nên con cái Thiên Chúa được. Cũng như một con thú – vốn không có bản tính người – không bao giờ có thể sống như một con người, hay trở nên người được. Tương tự như vậy, con người làm sao có thể nên thánh, nếu bản tính của mình vốn không phải là thánh? May thay, chúng ta được Thiên Chúa dựng nên giống Ngài, theo hình ảnh của Ngài, được thông phần bản tính của Ngài, nghĩa là tự bản chất chúng ta đã là thần, là thánh. Nhưng chúng ta mới chỉ là thánh hay thần linh trong tiềm năng, nghĩa là có thể trở nên thánh, chứ chưa phải là thánh trong hiện thực. Nói cách khác, chúng ta chưa sống cho ra thần ra thánh, đúng với bản chất của mình. Vậy, chúng ta cần phải ý thức ơn gọi nên thánh của mình, khả năng nên thánh và nhất là ý thức bản chất thánh của chúng ta. Có thế, việc nên thánh của ta mới có thể trở thành hiện thực như lòng Chúa mong muốn.
Anmai, CSsR
LỜI MỜI GỌI NÊN THÁNH
Lv 19, 1-2.17-18; 1 Cr 3, 16-23; Mt 5, 38-48
Ông bà xưa hay nói : “bánh ít đi – bánh quy lại”. Câu nói ấy như muốn nói với con người rằng trong cuộc sống, ai cho mình cái gì thì mình phải cho mình lại như vậy. Khi sống như vậy người ta sẽ tròn cái bổn phận tạm gọi là công bằng giữa con người với nhau. Và, theo lẽ thường tình, như thế là tốt lắm rồi !
Không chỉ ông bà ta nhưng tự ngàn xưa, từ bộ luật của Môsê, nếu đọc lại ta sẽ thấy bộ luật ấy cũng dạy con người ta về cái luật của sự công bằng.
Chúa Giêsu đến trần gian này để cứu độ con người, giúp con người hoàn thành luật của Thiên Chúa. Ngài đến để kiện toàn chứ không phải để hủy bỏ như sự nhầm hiểu của một số người.
Trang Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe là đỉnh cao của đạo Kitô giáo. Chúa Giêsu mời gọi, Chúa Giêsu dạy ta nẻo đường để trở nên con cái Cha trên trời (c. 45). Đó là: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em”. Cựu Ước dạy ta yêu người thân cận (Lv 19, 18). Còn Chúa Giêsu dạy ta yêu kẻ thù và cầu nguyện cho họ (c. 44).
Khi tuyên bố rằng Ngài "đến không phải để hủy bỏ Lề Luật và các Tiên tri, nhưng là để kiện toàn" trong Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu mạc khải "sự công chính" mới của Nước Trời hệ tại ở chỗ là không phải là giữ Luật cách hình thức, nhưng là "tự điều chỉnh" theo ý Chúa Cha như Ngài, là sống thông hiệp trong tình yêu và tự do của Người Con như Ngài.
Với 5 minh họa, Chúa Giêsu cụ thể hóa "sự công chính" mới này, và cho biết rằng để thực hiện toàn bộ Lề luật, người tín hữu phải đầu tư toàn bộ cuộc sống của mình. Cả năm minh họa đều bắt đầu bằng một công thức duy nhất biểu lộ một quyền lực phi thường: "Anh em đã nghe người xưa được dạy rằng ... còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết." Ba minh họa đầu tiên trong Tin mừng Chúa Nhật tuần trước; hai minh họa cuối cùng trong Tin Mừng hôm nay.
Minh họa thứ tư nhằm những mối tương quan với "kẻ ác".
Để tránh những sự trả thù thái quá ngoài tầm kiểm soát, luật báo thù dự kiến kẻ gây hấn sẽ bị đối xử tương xứng với điều thiệt hại đã gây ra cho nạn nhân: "Mắt đền mắt" - nhưng không phải là đền hai mắt -, "răng đền răng" - nhưng không phải là cả hàm (Lv 21, 24). Luật này đã là một tiến bộ thực sự trong việc trấn áp tội phạm.
Phần Chúa Giêsu, Ngài chủ trương một thái độ rất cá biệt, tương phản hoàn toàn với thái độ bình thường: "Đừng chống cự với người ác". Ngài đòi hỏi các môn đệ mình phải bẻ gãy vòng xích bạo lực, dù hợp pháp, và không được báo thù.
Ba ví dụ sau đều ở ngôi hai số ít: Ví dụ thứ nhất về "cái tát": "Nếu ai vả má bên phải con, hãy giơ cả má bên trái ra nữa". Dĩ nhiên không thể hiểu lệnh mâu thuẫn này theo nghĩa đen. Chính Chúa Giêsu cũng đã không giơ má khác cho tên đầy tớ tát tai Ngài. Ngài hỏi hắn: "Nếu tôi nói sai, hãy cho thấy sai ở chỗ nào. Còn nếu tôi nói đúng, sao anh lại tát tôi?" (Ga 18, 23). Như vậy, đứng trước kẻ gây hấn, người theo Chúa có thể có một hành vi vừa thách thức vừa làm cho kẻ địch hết chống trả.
Ví dụ thứ hai về người môn đệ bị người khác có ý định đưa ra tòa và người đó muốn lấy áo trong của người môn đệ làm vật thế chấp, nghĩa là áo lót.
Chúa Giêsu chủ trương: "Hãy để cho nó lấy cả áo ngoài nữa". trong khi đó, theo Luật, áo ngoài và áo trong là của không thể sang nhượng được của người nghèo; chiếm hữu chúng là xâm phạm đến chính Thiên Chúa (Xh 22, 25-26). Khi để bị trần trụi đến cho đi cả áo ngoài, theo gương Thầy mình, các kitô hữu biết rằng trong sự khó nghèo như vậy, họ là những kẻ chiến thắng bởi vì họ sẽ được lòng thương xót của Thiên Chúa bao bọc.
Ví dụ sau cùng là ví dụ về sự "trưng tập", thường được quân đội và các viên chức chánh quyền rôma dùng để làm việc công ích (một hình thức lao dịch) thời đó. Chúa Giêsu còn nói thêm: "Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm"
Ngoài bài giảng trên núi, thánh sử Mátthêu chỉ dùng động từ "trưng tập" một lần khác khi quân lính trưng tập Simon thành Xyrênê, một dân ngoại, lúc đó tượng trưng cho tất cả các thế hệ môn đệ chấp nhận thập giá Đức Kitô.
Minh họa thứ năm và cuối cùng nói đến yêu thương kẻ thù.
Sách Lêvi viết : "Ngươi sẽ yêu tha nhân như chính mình" (19, 18). Như vậy điều này mời gọi con cái Israel sống với nhau bằng tình yêu huynh đệ loại bỏ mọi hận thù oán ghét. Nhưng các Thầy rabbi thuộc những nhóm khác nhau tranh luận mãi về quan niệm tha nhân và nhiều người đã cho nó một nghĩa hạn hẹp: tha nhân là người mà ta có quan hệ tốt đẹp; phân biệt với kẻ thù. Từ đó mà có câu Tin mừng : "Anh sẽ ghét kẻ thù" tuy câu này không có trong Luật, nhưng biểu lộ khá đúng ý nghĩ của rất nhiều người.
Ngược lại với tình yêu có tính cách chọn lựa đối tượng này , Chúa Giêsu nói đến một tình yêu phổ quát vượt mọi biên giới, đến cả kẻ thù và người bách hại. theo Ngài, đòi hỏi này đặt nền tảng trên cách đối xử của chính Thiên Chúa với mọi người, "Kẻ xấu cũng như kẻ tốt", "người công chính cũng như kẻ bất chính".
Yêu ở đây không phải là chuyện của cảm xúc hay thích thú. Dĩ nhiên chúng ta không thể yêu kẻ thù tha thiết như yêu cha mẹ mình được. Yêu ở đây là chuyện của ý chí và hành động. Chúng ta yêu kẻ thù, vì kẻ thù cũng là thụ tạo của Cha như ta. Dù kẻ thù của ta có là kẻ xấu xa và bất chính, nhưng họ vẫn được Cha trên trời dấu yêu. Ngài cho mặt trời mọc lên mỗi sáng để nắng ấm đem lại sự sống cho họ. Ngài cho mưa rơi xuống luống cày của họ để họ có của nuôi thân (c. 45). Thiên Chúa không dành nắng hay mưa cho riêng người tử tế đạo đức. Ngài bao dung và rộng rãi khi đối xử với mọi người. Trở nên con cái Cha là mang những tâm tình sâu kín ấy của trái tim Cha. Khi trái tim ta giống trái tim Cha, ta sẽ nhìn kẻ thù bằng cặp mắt mới, sẽ cư xử với họ theo cung cách mới. Lúc đó họ sẽ chẳng còn là kẻ thù nữa, mà là bạn.
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của mình đi xa hơn một bước của những người bình thường. Người môn đệ của Chúa Giêsu phải bước lên cao hơn cái tự nhiên, bình thường của người đời. Dù là kẻ xấu, người thu thuế vẫn yêu kẻ yêu thương ông ta. Người dân ngoại chưa biết Chúa vẫn chào hỏi anh em của họ (c. 46). Điều mà Chúa Giêsu đòi các Kitô hữu phải làm hơn người khác, đó là yêu kẻ thù ghét mình, cầu nguyện cho kẻ làm khổ mình và chào những kẻ chẳng bao giờ chào hỏi mình. Làm thế là vượt lên trên tình cảm tự nhiên đang kéo trì mình xuống, là giải thoát mình khỏi sức nặng của cái tôi nhỏ mọn, tự ái, kiêu căng. Làm thế là bắt đầu đi vào trong nơi sâu nhất của trái tim Thiên Chúa.
Lời mời gọi quá sức lý tưởng : “Hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời” (c. 48). “Hoàn thiện” ! Chỉ có 2 câu thôi nhưng sức con người khó có thể vươn tới được. Nếu ta tập dần, tập dần thì chúng ta dần dần sẽ trở nên hoàn thiện.
Chúa Giêsu đã mời gọi mọi người Kitô hữu, không trừ ai: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 48). Nếu đọc và suy nghĩ sâu xa về câu Kinh Thánh này, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về chữ “như” ở trong câu. Và chúng ta có thể tự hỏi: liệu Chúa Giêsu có lầm không, hoặc có nói quá đáng không khi mời gọi chúng ta nên hoàn thiện ở mức độ “như Cha trên trời” ? Con người làm sao sánh ví với Thiên Chúa được? Ngài có phạm thượng không ? Hay chúng ta phải hiểu câu này theo kiểu nói quá như trong những thành ngữ: “trắng như tuyết”, “cao như núi” , v.v…? hay như kiểu “hắn hút thuốc y như ống khói tàu” ? – Nếu ta ý thức được bản tính của Thiên Chúa đã được ươm sẵn ngay trong bản tính của ta từ khi ta sinh ra, thì ta thấy lời mời gọi nên thánh của Đức Giêsu không nên hiểu theo nghĩa “nói quá”, hoặc theo nghĩa bóng! Tôi nghĩ cần phải hiểu lời ấy của Ngài theo nghĩa đen!
Chúng ta không phải là một phàm nhân thuần túy: một phàm nhân thuần túy không bao giờ trở nên thánh hay nên con cái Thiên Chúa được. Cũng như một con thú – vốn không có bản tính người – không bao giờ có thể sống như một con người, hay trở nên người được. Tương tự như vậy, con người làm sao có thể nên thánh, nếu bản tính của mình vốn không phải là thánh? May thay, chúng ta được Thiên Chúa dựng nên giống Ngài, theo hình ảnh của Ngài, được thông phần bản tính của Ngài, nghĩa là tự bản chất chúng ta đã là thần, là thánh. Nhưng chúng ta mới chỉ là thánh hay thần linh trong tiềm năng, nghĩa là có thể trở nên thánh, chứ chưa phải là thánh trong hiện thực. Nói cách khác, chúng ta chưa sống cho ra thần ra thánh, đúng với bản chất của mình. Vậy, chúng ta cần phải ý thức ơn gọi nên thánh của mình, khả năng nên thánh và nhất là ý thức bản chất thánh của chúng ta. Có thế, việc nên thánh của ta mới có thể trở thành hiện thực như lòng Chúa mong muốn.
Anmai, CSsR