Dan Lee
02-21-2011, 10:54 PM
Có thể thật lòng yêu kẻ thù?
“Thiên Chúa nói với Môsê: Hãy nói với toàn thể cộng đồng về con cái Israel và hãy nói với họ. Hãy nên thánh, vì Tôi là Đức Chúa, là Thiên Chúa của ông, là Đấng Thánh”.
Sách Lê-vi tóm tắt các giới răn khác theo giới răn này: Như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta cần nên thánh. Sự thánh thiện mô tả mọi thứ mà Thiên Chúa đặt lên trên sự sáng tạo sai trái. Sự thánh thiện là điều gì đó hơn cả việc giữ trọn lề luật như nô lệ. Nên thánh là vào trong ý nghĩ và trái tim của Chúa, phân xử như Chúa phân xử, hiểu như Chúa hiểu.
Khi những câu trong sách Lê-vi mở ra, chúng ta bắt đầu đánh giá hố ngăn cách (gulf) giữa thói quen tội lỗi của con người và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Nhiều người coi sự thù hằn là cách phản ứng tự nhiên nhất đối với sự thiệt hại mà chúng ta chịu. Sự thánh thiện mà chúng ta được mời gọi đòi hỏi cách phản ứng khác, đó là cách phản ứng có vẻ đi ngược với bản chất. “Bạn không được thù ghét anh em, bạn không được trả thù, bạn không được đố kỵ”.
Một trong các hậu quả của tội là xu hướng phê phán thù hận. Sách Lê-vi loại trừ điều này bằng giới răn, được Chúa Giêsu lặp lại, rằng chúng ta phải yêu người như chính mình. Giới răn quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có thể dễ dàng làm ngơ sự thay đổi cơ bản của con tim mà giới răn ám chỉ. Tội lỗi khiến chúng ta tự nhận là “trung tâm vũ trụ”, vô tình xác nhận rằng mọi thứ phục vụ chính mục đích của chúng ta. Yêu người như chính mình đảo lộn ý nghĩ này. Đây là sự thánh thiện mà Thiên Chúa đặt chúng ta lên trên tội lỗi, đưa chúng ta vào ý nghĩ và trái tim của Thiên Chúa.
Tiếp theo Bài Giảng Trên Núi, Phúc âm nhấn mạnh hố ngăn cách giữa sự thánh thiện và thái độ tội lỗi đã thâm căn cố đế (ingrained attitudes of sin). “Mắt đền mắt, răng đền răng” có vẻ rất cân xứng. Điều gì đó trong chúng ta bắt đầu nổi loạn khi chúng ta được khuyên không chống lại kẻ độc ác, đưa má cho người ta vả, không chỉ đưa áo trong mà đưa luôn cả áo ngoài cho kẻ áp bức mình.
Sự không thoải mái mà chúng ta cảm thấy đã ăn rễ sâu trong chúng ta. Chúng ta bị giằng co: sự công thẳng và ân sủng. Đức Kitô không đến thế giới này để đối xử công thẳng với chúng ta. Ngài đến để mạc khải tình yêu của Chúa Cha, một hồng ân vượt trên mọi thứ mà chúng ta đáng hưởng. Bài Giảng Trên Núi mời gọi chúng ta đạt đến sự thánh thiện để đối xử với tha nhân bằng sự độ lượng mà chúng ta đã lãnh nhận. Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, và hoàn thiện như Chúa Cha là Đấng hoàn thiện.
Chỉ là tự nhiên để cảm thấy bất xứng trước các yêu cầu của Chúa Giêsu trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta có thực sự yêu kẻ thù và làm điều tốt cho những người làm hại mình? Thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô đặt yêu cầu của Chúa Giêsu ngược với những ân sủng mà chúng ta lãnh nhận.
“Bạn không nhận ra mình là đền thờ của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần sống trong bạn sao?” Đó là tặng phẩm của Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, độ lượng như Ngài. Thánh Phaolô tiếp tục làm tương phản sự khôn ngoan của thế gian với sự điên dại của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan của thế gian đòi hỏi sự công bình. Sự điên dại của Thiên Chúa là ân sủng vị tha. Đây là tính thánh thiện mà chúng ta được mời gọi.
(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)
Trầm Thiên Thu
“Thiên Chúa nói với Môsê: Hãy nói với toàn thể cộng đồng về con cái Israel và hãy nói với họ. Hãy nên thánh, vì Tôi là Đức Chúa, là Thiên Chúa của ông, là Đấng Thánh”.
Sách Lê-vi tóm tắt các giới răn khác theo giới răn này: Như Chúa là Thiên Chúa chúng ta, chúng ta cần nên thánh. Sự thánh thiện mô tả mọi thứ mà Thiên Chúa đặt lên trên sự sáng tạo sai trái. Sự thánh thiện là điều gì đó hơn cả việc giữ trọn lề luật như nô lệ. Nên thánh là vào trong ý nghĩ và trái tim của Chúa, phân xử như Chúa phân xử, hiểu như Chúa hiểu.
Khi những câu trong sách Lê-vi mở ra, chúng ta bắt đầu đánh giá hố ngăn cách (gulf) giữa thói quen tội lỗi của con người và sự thánh thiện của Thiên Chúa. Nhiều người coi sự thù hằn là cách phản ứng tự nhiên nhất đối với sự thiệt hại mà chúng ta chịu. Sự thánh thiện mà chúng ta được mời gọi đòi hỏi cách phản ứng khác, đó là cách phản ứng có vẻ đi ngược với bản chất. “Bạn không được thù ghét anh em, bạn không được trả thù, bạn không được đố kỵ”.
Một trong các hậu quả của tội là xu hướng phê phán thù hận. Sách Lê-vi loại trừ điều này bằng giới răn, được Chúa Giêsu lặp lại, rằng chúng ta phải yêu người như chính mình. Giới răn quá quen thuộc đến nỗi chúng ta có thể dễ dàng làm ngơ sự thay đổi cơ bản của con tim mà giới răn ám chỉ. Tội lỗi khiến chúng ta tự nhận là “trung tâm vũ trụ”, vô tình xác nhận rằng mọi thứ phục vụ chính mục đích của chúng ta. Yêu người như chính mình đảo lộn ý nghĩ này. Đây là sự thánh thiện mà Thiên Chúa đặt chúng ta lên trên tội lỗi, đưa chúng ta vào ý nghĩ và trái tim của Thiên Chúa.
Tiếp theo Bài Giảng Trên Núi, Phúc âm nhấn mạnh hố ngăn cách giữa sự thánh thiện và thái độ tội lỗi đã thâm căn cố đế (ingrained attitudes of sin). “Mắt đền mắt, răng đền răng” có vẻ rất cân xứng. Điều gì đó trong chúng ta bắt đầu nổi loạn khi chúng ta được khuyên không chống lại kẻ độc ác, đưa má cho người ta vả, không chỉ đưa áo trong mà đưa luôn cả áo ngoài cho kẻ áp bức mình.
Sự không thoải mái mà chúng ta cảm thấy đã ăn rễ sâu trong chúng ta. Chúng ta bị giằng co: sự công thẳng và ân sủng. Đức Kitô không đến thế giới này để đối xử công thẳng với chúng ta. Ngài đến để mạc khải tình yêu của Chúa Cha, một hồng ân vượt trên mọi thứ mà chúng ta đáng hưởng. Bài Giảng Trên Núi mời gọi chúng ta đạt đến sự thánh thiện để đối xử với tha nhân bằng sự độ lượng mà chúng ta đã lãnh nhận. Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, và hoàn thiện như Chúa Cha là Đấng hoàn thiện.
Chỉ là tự nhiên để cảm thấy bất xứng trước các yêu cầu của Chúa Giêsu trong Bài Giảng Trên Núi. Chúng ta có thực sự yêu kẻ thù và làm điều tốt cho những người làm hại mình? Thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô đặt yêu cầu của Chúa Giêsu ngược với những ân sủng mà chúng ta lãnh nhận.
“Bạn không nhận ra mình là đền thờ của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần sống trong bạn sao?” Đó là tặng phẩm của Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể nên thánh như Chúa Cha là Đấng Thánh, độ lượng như Ngài. Thánh Phaolô tiếp tục làm tương phản sự khôn ngoan của thế gian với sự điên dại của Thiên Chúa. Sự khôn ngoan của thế gian đòi hỏi sự công bình. Sự điên dại của Thiên Chúa là ân sủng vị tha. Đây là tính thánh thiện mà chúng ta được mời gọi.
(Chuyển ngữ từ CatholicHerald.co.uk)
Trầm Thiên Thu