Dan Lee
02-22-2011, 10:28 PM
Cộng tác chứ không ganh tị
Thứ Tư Tuần thứ 7 Thường Niên
Lời Chúa: Mc 9,38-40
38Ông Gioan nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta." 39Đức Giêsu bảo: "Đừng ngăn người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. 40Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta (Mc 9,40)
Suy niệm:
Thời Chúa Giêsu như có nhiều quỉ ám mà Phúc Âm ghi lại tổng quát có bảy lần Chúa làm phép lạ trừ quỉ (Mc 1,21-28; Mt 12,22-23; Mt 9,32; 17, 14-20; Lc 13,10-17). Còn trong Cựu Ước ít nói tới trường hợp quỉ ám ngoại trừ hai lần nói về vua Saolê bị quỉ xấu nhập vào (1V 16,11-16; 19,9). Lý do là nơi dân Do Thái cũng như dân ngoại thời đó đã từng thờ ngẫu tượng, là thờ chính ma qủi rồi, với những tục lệ dị đoan như đồng bóng, bói toán, địa số. Ma quỉ xâm nhập cả các dân tộc như vậy nên ít nhập vào cá nhân.
Nhưng khi đi lưu đày về thì bắt đầu có cá nhân bị nhập và nhất là vào thời Chúa Thánh Thần đến, ma quỉ như rút tàn lực hỏa ngục để phản công Đấng Cứu Thế vừa mới đi vào lịch sử, cho nên có nhiều lần quỉ ám và Chúa chữa nhiều người để minh chứng uy quyền của Ngài trên thế giới thiêng liêng thần dữ. Việc tuyên dương quyền Thiên Chúa cũng được ủy thác cho một số người thí dụ các tông đồ của Chúa. Cựu Ước có các Tiên tri và một số người đạo đức.
Riêng nơi lương dân, sử gia Flavius cũng ghi lại có những người ngoại biết trừ thần dữ. Nghề này có một số công thức phải đọc. Người làm nghề này nói đúng ra là đã thông đồng hay đã bán linh hồn cho ma quỉ. Ngoài ra, cũng có những người Do Thái đạo đức đuổi quỉ được nhờ lời cầu khẩn gắt gao. Chẳng hạn, sách Công Vụ ghi lại: “Có ít người trừ tà lưu động, gốc Do Thái cũng đã thử kêu danh Chúa Kitô trên những người bị quỉ ám mà rằng: “Nhân danh Đức Kitô ông Phaolô rao giảng, Ta truyền cho các ngươi xuất ra,” những người này bị ma quỉ quật lại, vì họ lợi dụng tên Chúa với mục đích như kiếm lời.
Thật ra, ở Ai Cập người ta còn tìm lại những bản thảo trừ tà ma, trừ quỉ mượn danh nghĩa của Đấng Giavê, là Chúa Abraham, Isaac, Jacop, các tổng lãnh Thiên thần. Đôi khi người ta cũng gặp những công thức trừ quỉ: “Tôi khẩn nài nhờ Đức Giavê là Chúa dân Do Thái...”
Trước những trường hợp đó, có lẽ Gioan đã sốt ruột vì Gioan cũng muốn độc quyền cho Chúa hay các tông đồ mà thôi. Nhưng Chúa lại bảo: “Chớ ngăn cản họ...” (c.39). Chúa muốn nói rằng dù là ai mà nại vào danh Ngài tức là đã có một lòng tin vào uy quyền của Chúa rồi. Vậy khi trừ được ma quỉ càng làm tăng giá trị đức tin nơi người đó và nạn nhân. Và đó là một vinh danh Thiên Chúa.
Ở đây, Chúa muốn dạy các môn đệ một bài học đừng ganh tỵ nhau trên con đường phục vụ Thiên Chúa. Mỗi người phải ý thức mình là một phần trong cơ thể. Tuy các chi thể khác nhau nhưng làm thành một nhân thể duy nhất. Mỗi một chi thể phải làm xong, và làm hoàn hảo công tác của mình. Cho nên, hãy ý thức rằng những chức vụ khác nhau trong Giáo Hội không phải là sự phân chia giai cấp mà là những công tác khác nhau của những cá nhân trong một tập thể Hội Thánh Chúa phục vụ cho vinh danh Thiên Chúa mà thôi.
Cho nên khi chúng ta thấy nơi anh em mình làm được những gì hơn chúng ta cho vinh danh Chúa, chúng ta phải biết dùng lời tạ ơn Chúa thay cho họ. Chứ đừng có thái độ con nít, thấy người ta hơn mình, có cái chi là tị nạnh, là đòi hỏi. Không, người con của Chúa phải sống vượt lên trên cái tầm thường đó. Thiên Chúa dựng nên mỗi người một vẻ, nhưng mười phân vẹn mười, để chúng ta sống bên nhau, nâng đỡ nhau, cộng tác với nhau. Chúa đã từng ví Giáo Hội của Ngài như một cánh đồng nghĩa là phải nhiều người một việc mới xong được. Chúa ví Giáo Hội Ngài là một thân thể, là một dân tộc gồm đủ thứ người... Chúng ta hãy xin cho nước Chúa trị đến cùng với mỗi người góp phần vào đó.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tạ ơn Chúa đã quy tụ chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Qua bàn tiệc Thánh Thể chúng con còn được quây quần bên nhau quanh bàn tiệc thánh thấm đượm tình Chúa tình người. Thánh Thể là đỉnh cao của tình yêu Chúa và cũng là dấu chỉ sự hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa. Xin Chúa cho chúng con luôn biết sống hoà hợp với nhau và cùng nhau xây dựng Nước Chúa trong yêu thương chân thành.
Lạy Chúa, người đời thường mang tính bè phái, ích kỷ, đố kỵ và ghen ghét lẫn nhau. Người đời thường tìm phe cánh cho mình để tẩy chay người khác, nhất là những người không cùng quan điểm, sở thích với mình. Thế nên vẫn còn đó những hờn giận, nói xấu, bỏ vạ, cáo gian và kết án lẫn nhau. Thế giới vẫn còn đó những khổ đau vì thiếu hiệp nhất gây nên bất hoà, tranh chấp và mâu thuẫn với nhau. Xin Chúa tha thứ cho những ích kỷ và nhỏ nhen của chúng con, và xin giúp chúng con sửa đổi mỗi ngày tốt hơn.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là nguồn hiệp nhất trong Giáo Hội, xin giúp chúng con thành tâm hiệp nhất với nhau trong khiêm tốn và chân thành. Xin giúp chúng con biết từ bỏ ý riêng để sống hoà hợp với mọi người trong tôn trọng, bác ái vị tha. Xin cho chúng con mỗi lần tuyên xưng Chúa là Cha thì cũng biết nhìn nhận nhau là anh em để yêu thương và sống trọn vẹn tình huynh đệ với nhau. Xin giúp chúng con đủ khiêm tốn để chúng con sống hoà hợp với mọi người. Amen.
Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
Thứ Tư Tuần thứ 7 Thường Niên
Lời Chúa: Mc 9,38-40
38Ông Gioan nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta." 39Đức Giêsu bảo: "Đừng ngăn người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. 40Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta (Mc 9,40)
Suy niệm:
Thời Chúa Giêsu như có nhiều quỉ ám mà Phúc Âm ghi lại tổng quát có bảy lần Chúa làm phép lạ trừ quỉ (Mc 1,21-28; Mt 12,22-23; Mt 9,32; 17, 14-20; Lc 13,10-17). Còn trong Cựu Ước ít nói tới trường hợp quỉ ám ngoại trừ hai lần nói về vua Saolê bị quỉ xấu nhập vào (1V 16,11-16; 19,9). Lý do là nơi dân Do Thái cũng như dân ngoại thời đó đã từng thờ ngẫu tượng, là thờ chính ma qủi rồi, với những tục lệ dị đoan như đồng bóng, bói toán, địa số. Ma quỉ xâm nhập cả các dân tộc như vậy nên ít nhập vào cá nhân.
Nhưng khi đi lưu đày về thì bắt đầu có cá nhân bị nhập và nhất là vào thời Chúa Thánh Thần đến, ma quỉ như rút tàn lực hỏa ngục để phản công Đấng Cứu Thế vừa mới đi vào lịch sử, cho nên có nhiều lần quỉ ám và Chúa chữa nhiều người để minh chứng uy quyền của Ngài trên thế giới thiêng liêng thần dữ. Việc tuyên dương quyền Thiên Chúa cũng được ủy thác cho một số người thí dụ các tông đồ của Chúa. Cựu Ước có các Tiên tri và một số người đạo đức.
Riêng nơi lương dân, sử gia Flavius cũng ghi lại có những người ngoại biết trừ thần dữ. Nghề này có một số công thức phải đọc. Người làm nghề này nói đúng ra là đã thông đồng hay đã bán linh hồn cho ma quỉ. Ngoài ra, cũng có những người Do Thái đạo đức đuổi quỉ được nhờ lời cầu khẩn gắt gao. Chẳng hạn, sách Công Vụ ghi lại: “Có ít người trừ tà lưu động, gốc Do Thái cũng đã thử kêu danh Chúa Kitô trên những người bị quỉ ám mà rằng: “Nhân danh Đức Kitô ông Phaolô rao giảng, Ta truyền cho các ngươi xuất ra,” những người này bị ma quỉ quật lại, vì họ lợi dụng tên Chúa với mục đích như kiếm lời.
Thật ra, ở Ai Cập người ta còn tìm lại những bản thảo trừ tà ma, trừ quỉ mượn danh nghĩa của Đấng Giavê, là Chúa Abraham, Isaac, Jacop, các tổng lãnh Thiên thần. Đôi khi người ta cũng gặp những công thức trừ quỉ: “Tôi khẩn nài nhờ Đức Giavê là Chúa dân Do Thái...”
Trước những trường hợp đó, có lẽ Gioan đã sốt ruột vì Gioan cũng muốn độc quyền cho Chúa hay các tông đồ mà thôi. Nhưng Chúa lại bảo: “Chớ ngăn cản họ...” (c.39). Chúa muốn nói rằng dù là ai mà nại vào danh Ngài tức là đã có một lòng tin vào uy quyền của Chúa rồi. Vậy khi trừ được ma quỉ càng làm tăng giá trị đức tin nơi người đó và nạn nhân. Và đó là một vinh danh Thiên Chúa.
Ở đây, Chúa muốn dạy các môn đệ một bài học đừng ganh tỵ nhau trên con đường phục vụ Thiên Chúa. Mỗi người phải ý thức mình là một phần trong cơ thể. Tuy các chi thể khác nhau nhưng làm thành một nhân thể duy nhất. Mỗi một chi thể phải làm xong, và làm hoàn hảo công tác của mình. Cho nên, hãy ý thức rằng những chức vụ khác nhau trong Giáo Hội không phải là sự phân chia giai cấp mà là những công tác khác nhau của những cá nhân trong một tập thể Hội Thánh Chúa phục vụ cho vinh danh Thiên Chúa mà thôi.
Cho nên khi chúng ta thấy nơi anh em mình làm được những gì hơn chúng ta cho vinh danh Chúa, chúng ta phải biết dùng lời tạ ơn Chúa thay cho họ. Chứ đừng có thái độ con nít, thấy người ta hơn mình, có cái chi là tị nạnh, là đòi hỏi. Không, người con của Chúa phải sống vượt lên trên cái tầm thường đó. Thiên Chúa dựng nên mỗi người một vẻ, nhưng mười phân vẹn mười, để chúng ta sống bên nhau, nâng đỡ nhau, cộng tác với nhau. Chúa đã từng ví Giáo Hội của Ngài như một cánh đồng nghĩa là phải nhiều người một việc mới xong được. Chúa ví Giáo Hội Ngài là một thân thể, là một dân tộc gồm đủ thứ người... Chúng ta hãy xin cho nước Chúa trị đến cùng với mỗi người góp phần vào đó.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tạ ơn Chúa đã quy tụ chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Qua bàn tiệc Thánh Thể chúng con còn được quây quần bên nhau quanh bàn tiệc thánh thấm đượm tình Chúa tình người. Thánh Thể là đỉnh cao của tình yêu Chúa và cũng là dấu chỉ sự hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa. Xin Chúa cho chúng con luôn biết sống hoà hợp với nhau và cùng nhau xây dựng Nước Chúa trong yêu thương chân thành.
Lạy Chúa, người đời thường mang tính bè phái, ích kỷ, đố kỵ và ghen ghét lẫn nhau. Người đời thường tìm phe cánh cho mình để tẩy chay người khác, nhất là những người không cùng quan điểm, sở thích với mình. Thế nên vẫn còn đó những hờn giận, nói xấu, bỏ vạ, cáo gian và kết án lẫn nhau. Thế giới vẫn còn đó những khổ đau vì thiếu hiệp nhất gây nên bất hoà, tranh chấp và mâu thuẫn với nhau. Xin Chúa tha thứ cho những ích kỷ và nhỏ nhen của chúng con, và xin giúp chúng con sửa đổi mỗi ngày tốt hơn.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa là nguồn hiệp nhất trong Giáo Hội, xin giúp chúng con thành tâm hiệp nhất với nhau trong khiêm tốn và chân thành. Xin giúp chúng con biết từ bỏ ý riêng để sống hoà hợp với mọi người trong tôn trọng, bác ái vị tha. Xin cho chúng con mỗi lần tuyên xưng Chúa là Cha thì cũng biết nhìn nhận nhau là anh em để yêu thương và sống trọn vẹn tình huynh đệ với nhau. Xin giúp chúng con đủ khiêm tốn để chúng con sống hoà hợp với mọi người. Amen.
Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền