Dan Lee
02-23-2011, 09:06 PM
Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục
Đức Giáo hoàng kế vị Thánh Phêrô và các Đức Giám mục kế vị các thánh Tông đồ, đây là Giáo lý đức tin mà các thánh Tông đồ để lại. Đền thế kỷ 16, nhóm Tin lành chống lại Giáo lý đức tin trên cho đến ngày nay. Bài nầy xin được góp một phần với bài của Cha Đỗ Xuân Quế: nhân việc ĐTGM Leopoldo Girelli đươc bổ nhiệm làm đại diện Toà Thánh tại Việt Nam.
I- Thánh Phêrô và Đức Giáo hoàng
Trươc hết chúng ta đọc Tân ước cách khách quan, hay nói cách khác, chúng ta đếm tên thánh Phêrô được nói tới trong Tân ước và lời Chúa Kitô dạy thánh Phêrô và thánh nhân đã ý thức rõ ràng vai trò của mình, chúng ta thấy địa vị Chúa Kitô đặt để cho thánh Phêrô:
1/ Các dấu hiệu chỉ thị tên thánh Phêrô là trưởng:
a- Bốn Tin Mừng nhắc tơi 114 lần, Công vụ Tông đồ nhắc tới 57 lần tên thấnh Phêrô trong khi tên thánh Gioan được nhắc 38 lần trong bốn Tin Mừng và 8 lần trong Công vụ Tông đồ.
b- Nhắc tới tên thánh Phêrô ở hàng đầu (Danh sách 12 Tông đồ: Mathêu 10,2-4; Marcô 3,16-19; Luca 6, 13-16; Biến cố biến hình trên núi thánh: Mt 17, I; Mc 9,2-8; Lc 9,28-36 ).
c- Cầu nguyện trên núi Cây dầu; Mt 26, 37; Mc 14, 33 và 37.
d- Sau khi Chúa Kitô phục sinh, tên thánh Phêrô được nhắc tới: sứ thần bảo: “Các bà hãy đi về bảo cho môn đệ Ngài và cho Phêrô rằng: Ngài đang đi trước các ông mà về Galilê”(Marcô 16,7). Các Tông đồ bảo hai môn đệ trở về rằng: “Hẳn thật Chúa đã sống lại và đã hiện ra cho ông Simon” (Luca 24,34).
2/. Chúa Kitô đích thị đặt Phêrô làm trưởng:
Có hai bản văn mà các nhà chuyên môn không thể hồ nghi tính xác thực của nó:
- Bản văn “Tu es Petrus” (anh là đá) (Mt 16,17-19): “Simon, con ông Gioan, anh có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay khí huyết, mà là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, đã mạc khải cho anh. Nầy, Thầy bảo anh, anh là Đá và trên Đá nầy Thầy sẽ xây Giáo hội của Thầy và cửa âm phủ sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời và điều gì anh cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và điều gì anh tháo gỡ dưới đất thì trên trời cũng tháo gỡ”.
Toàn th? văn bản nầy (Mt 16,13-19) đều có màu sắc hoàn toàn Aram: kiệu nói, nhịp điệu, các xếp đặt cân đối. Vì thế, các nhà chú giải xác nhận tính lịch sử chân thật của nó. Tuy nhiên, so sánh với câu tuyên xưng trong Marcô ngắn hơn trong Mathêu (Thầy là Đức Kitô // Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống) ta phải công nhận đã có bàn tay của cộng đoàn Mathêu thêm vào (Con Thiên Chúa hằng sống).
- Bản văn “ Confirma fratres tuos” (Lc 22,31-32): Simon, Simon, nầy Satan đã đòi được các anh, để quày cho một trận như sàng lúa, nhưng Thầy đã cầu xin cho anh để lòng tin của anh không bị mất. Phần anh, khi trở lại rồi, anh hãy lo cho anh em được vững mạnh”.
Còn bản văn “Pasce agnos meos, Pasce oves meas “(Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Gioan 21,15-18) nằm trong chương 21 của Tin Mừng theo thánh Gioan đang được tranh luận về nguổn gốc. Có thể là do một môn đệ thánh Gioan thêm vào. Nhưng dầu sao cộng đoàn Gioan đã ý thức được vai trò trưởng đoàn của thánh Phêrô chứ không phải của thánh Gioan vì ý Chúa muốn như vậy.
3/. Thánh Phêrô ý thức vai trò trưởng của mình
- Trong giáo đoàn Giêrusalem tiên khởi, ngài tỏ ra như vị chỉ huy, ngài rao giảng nhân danh mình và thay cho Nhóm. (CvTđ 2,14-21).
- Ngài thay mặt cho cộng đoàn trình bày lý do và cách thế bàu một vị thay cho Giuđa (CvTđ 1,15-16)
- Sáng kiến nhận dân ngoại vào mà không cần hỏi các Tông đồ khác (CvTđ 10,1-8; 11,1-17).
- Lên tiếng nói như chủ toạ công đồng Giêrusalem (CvTđ 15, 7-11).
4- Vị Giáo hoàng Rôma kế thừa quyền bính của thánh Phêrô
Muốn chứng minh điều nầy, ta phải minh chứng:
- Thánh Phêrô đã đến Rôma và đã chịu tử vì đạo tại đó.
- Ngay từ đầu Giáo đoàn Rôma đã tổ chức Giám mục độc nhiệm.
- Lần lượt các vị giám mục kế vị chức Giám mục độc nhiệm Rôma ý thức mình thừa hưởng quyền tối thượng của thánh Phêrô.
- Ngay từ hồi đó, hầu hết các nơi, người ta đã công nhận quyền tối thượng đó.
a/ Thánh Phêrô đã đến Rôma và đã chịu tử vì đạo tại đó
Thánh Phêrô đã viết: “Giáo đoàn Babylon cùng được chọn như anh em và cả Marcô là con tôi gửi lời chào anh em “(I Pr 5,13).
Babylon theo sách Khải huyền (14,8; 18,21) là thành Roma.Giả sử bức thư nầy không do thánh Phêrô viết, người viết là ai đi nữa thì cũng đã xem thánh Phêrô ở Rôma.
b/ Thư của Đức Giáo hoàng Clêmentê viết cho Giáo đoàn Corintô khoảng năm 95 đã chứng minh Đức Clêmentê đã xem việc thánh Phêrô ở Rôma là điều hiển nhiên:
“ Hãy lấy những tấm gương cao cả trong thời đại chúng ta. Hãy nhìn đến các Tông đồ anh dũng của chúng ta: Phêrô là nạn nhân của sự ghen tương độc ác, không phải ngài chịu một vài cực hình, nhưng ngài đã chịu rất nhiều khổ cực và sau khi làm chứng như vậy, ngài về hưởng vinh quang Thiên Chúa dành cho ngài. Rồi đến trường hợp Phaolô và cac giáo hữu Rôma cùng chung một số phận với ngài. Cùng với các ngài là những thủ lãnh thánh thiện, một số rất đông các giáo hữu đã chịu biết bao nhục hình, khổ cực do lòng căm hờn gây ra: họ là gương mẫu hoàn toàn cho chúng ta”
Thánh Ignatio thành Antiokia, giám mục khoảng năm 107, trên đường bị áp giải tới Roma, ngài viết thư cho giáo đoàn Rôma:
“Tôi không truyền dạy anh em như các vị Phêrô và Phaolô. Các ngài là Tông đồ, còn tôi là kẻ bị kết án”
Trong bảy lá thư, các thư gửi các giáo đoàn khác nhau với những hoàn cảnh khác nhau. Gửi thư cho giáo đoàn Rôma mà đề cập tới “không dám dạy anh em như các Tông đồ Phêrô và Phaolô dạy thì chỉ có thể hiểu được thánh Phêrô và thánh Phaolô đã đến rao giảng ở Rôma” (theo sử gia Paul Marceaux).
Đức Giám mục Denys ở Corintô (khoảng năm 170) viết thư gửi giáo đoàn Rôma mà sử gia Eusèbe de Césarée đã ghi nhận thế nầy:
“ Denys làm Giám mục ở Corintô, trong một bức thư gửi người Rôma, ngài đã chứng minh rõ ràng cả hai vị thánh Phêrô và Phaolô cùng chịu chết với nhau. Như vậy, anh em đã liên kết Rôma với Corintô là hai cây mà thánh Phêrô và Phaolô đã trồng. Vì cũng như cả hai thánh ở Corintô và đã giảng dạy chúng tôi thì sau khi cả hai ngài đã cùng dạy dỗ một nơi trên đất Ý, các ngài cũng chịu tử vì đạo với nhau” (Lịch sử Giáo hội của Eusèbe de Césarée, Giám mục mièn xứ Césarée năm 340, II, 25-8).
Thánh Irênê Giám mục địa phận Lyon (khoảng năm 180) trong cuốn “Adversus haereses” 3,2 viết: “Vì trong một quyển sách nhỏ như quyển nầy mà kể lại lịch sử các giáo đoàn thì dài quá nên chúng tôi chỉ nói đến giáo đoàn lớn nhất, cổ nhất và mọi người đều biết đến, một giáo đoàn đã được hai vị thời danh là Phêrô và Phaolô thiết lập là Rôma”.
Cũng trong tác phẩm nầy, ngài viết: “Chắc chắn thánh Mathêu vì là người Do thái nên đã viết Tin Mừng bằng tiếng Do thái (Aram), còn Phêrô và Phaolô thì rao giảng Tin Mừng ở Rôma”.
Linh mục Caius sống ở Rôma khoảng năm 200 đã viết sách chống lại Cataphrygiens, Eusèbe de Césarée đã viết, nhờ vậy ta biết được như sau: “Việc nầy có bằng chứng của Caius, một giáo sỹ sống thời Zéphirin làm Giám mục ở Rôma. Trong một tác phẩm để phản đối Proclus cầm đầu môn phái Cataphrygien, ngài nói đến nơi đã chôn thi hài hai vị Tông đồ. Ngài nói: “Tôi có thể chỉ rõ những di tích của hai vị Tông đồ đó. Hãy đến Vatican, trên con đường Ostia, bạn sẽ thấy di tích của hai vị sáng lập giáo đoàn nầy “(Lịch sử Giáo hội của E. de Césarée II, 25,5-7).
Tertullinô khoảng năm 200, trong tác phẩm De Praescriptione, ông viết: “Các Tông đồ Phêrô và Phaolô đã dốc hết giáo lý và máu đào của các ngài cho giáo đoàn Rôma”(P.L 2,48)
Clêmentê thành Alexandre, sinh ở Hy lạp khoảng năm 150, trở lại đạo, tới Alexandre học tập, rổi mở trường dạy học, qua đời ở Capadoce khoảng năm 211-215, viết nhiều tác phẩm: Stomates, Protreplique, Pédagogue, Hypolyposes. Eusèbe de Césarée tóm lượt tác phẩm Hypotyposes và viết trong Lịch sử Giáo hội như sau: “Cũng trong tác phẩm đó Clêmentê còn viết: Phêrô công nhiên rao giảng Lời Chúa ở Rôma, và trình bày Tin Mừng dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần. Những người dự các buổi giảng thuyết đó đã xin Marcô ghi lại những lời ấy vì ông đã theo Phêrô từ lâu và đã nhớ những điều Phêrô giảng “
Origène (qua đời khoảng 253), Eusèbe de Césarée đã cho biết Origène viết tác phẩm về Sáng thế ký (Khởi nguyên), viết như sau:”: Hình như Phêrô đã rao giảng cho nhiều người Do thái lưu lạc ở Pont Galat, Bytinia, Capadoce và Tiểu Á, sau cùng, ngài đã đến Rôma và chịu đóng đanh đầu lộn ngược, vì ngài tự ý xin chịu khổ hình như vậy.
c/ Ngay từ đầu giáo đoàn Rôma đã có chức Giám Mục độc nhiệm.
Vấn đề này, ta căn cứ vào bản danh sách các Giám Mục Rô ma kể từ thánh Phê rô do các tác giả xưa để lại:
Thánh Irênê Giám Mục địa phận Lyon (thế kỷ II) đã lập một danh sách các Giám Mục Rôma như sau: Phêrô, Linô, Anaclet, Clêmtrê, Evariste, Alexalder, Systo, Telesphore, Hygin, Piô, Anicet, Soter, Eleuthère (vị Giáo Hoàng thời thánh Irênê) (xem Adversus Haereses III, 3, 2-3).
Đức Giáo Hoàng Libère (352-366) lập một danh sách các Giám Mục Rôma từ thánh Phêrô tới tên của Ngài.
Furius Dyonsius Philocalius viết năm 354 danh sách các Giám mục Rôma tương tự như bản danh sách của thánh Irênê, trừ một chỗ sai: liệt kê Clet và Anclet là hai vị, thật ra chỉ có một vị.
d/ Các Giám Mục Rôma đã ý thức mình thừa hưởng quyền tối cao của thánh Phêrô.
Thư của Đức Giáo Hoàng Clêmentê viết khoảng năm 95 cho giáo đoàn Corinto, chứng tỏ trách nhiệm của ngài đối với toàn thể Giáo Hội, ngài dạy các người nổi loạn phải vâng phục các Giám Mục và phải sám hối. Tuy nhiên, bức thư này không nại đến tối thượng quyền của Giám mục Roma và không theo những quy luật pháp lý.
Thư của Đức Giáo Hoàng Soter (168-175) gửi giáo đoàn Corinto. Bức thư này bị thất lạc. Nhờ Eusèbe de Césarée ghi lại bức thư của Giám Mục Corinto thời đó là Denys ta mới biết có thư của Đức Soter gửi giáo đoàn Corinto. Nội dung cũng chỉ là hỏi thăm.
Sự kiện thánh Polycarpo tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Anicet (154-165) bàn về một giảỉ pháp dung hoà trong việc ấn định ngày mừng Lễ Phục Sinh (Rôma mừng vào ngày Chúa nhật sau 14 Nisan, các giáo đoàn Tiểu Á mừng vào ngày 14 Nsan do thánh Gioan Tông Đồ để lại). Công việc không kết quả. Việc thánh Polycarpo đến Rôma cho biết sự kính phục của ngài đối với Giám Mục Rôma.
Đức Victor (189-199) ra vạ cho Giám Mục Polycarpô. Đức Victor thúc giục các giáo đoàn địa phương nhóm họp lại ở Césarée,ở Giêrusalem, ở Galilê, ở Hylạp bàn về ngày mừng lễ Phục sinh và đã đi đến kết luận theo Roma. Đức Giám mục Polycarpô viết một bức thư viện lẽ thánh Tông đồ Gioan đã để lại tập truyền mừng lễ Phục sinh vào 14 Nizan. Đức Victor đáp lại bằng các ra vạ tuyệt thông các giáo đoàn Tiểu Á,
.Nhờ có nhiều Giám mục trong đó có thánh Irênê can thiệp nên không xảy ra tuyệt giao giữa Roma với các giáo đoàn dó. Không có ai phản đối quyền ra vạ cùa Đức Victor, người ta chỉ xem nó không thích hợp, nhưng trong việc nầy rõ ràng Đức Victor đã ý thức được tối thượng quyền của Giám mục Roma, và các nơi khác cũng thừa nhận như vậy.
e/ Công nhận Giám mục Roma có tối thượng quyền
Ngay từ thời kỳ đầu, các giáo đoàn đã công nhận Giám mục Roma có tối thượng quyền tức là “ Romanus enim Pontifex habet in Ecclesiam, vi muneris sui, Vicarii scilicet Christi et totius Ecclesiae Pastoris, plenam suprenam et universalem potestatem, quam semper libere exercere valet (Lumen gentium, 22: vì do nhiệm vụ của mình, là Đại diện Chúa Kitô và Chủ chăn của toàn thể Giáo hội, Đức Giáo hoàng Roma có quyền bính trọn vẹn, tối cao, phổ quát trên toàn thể Giáo hội và bao giờ Ngài cũng tự do thi hành quyền bính của mình )
- Thánh Ignatio thành Antiokia,tử vì đạo tại Roma khoảng năm 110, trong bức thư gửi giáo đoàn Roma trên đường ngài bị lính áp giải tới Roma, ngài ca tụng giáo đoàn Roma vì là giáo đoàn đứng đầu giáo hội:
“ Ignatio gửi giáo đoàn đã được Chúa thương, ở trong vinh quang Ngôi Cha tối cao và của Chúa Giêsu Ngôi Con duy nhất, giáo đoàn yêu quý của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta trong miền Rôma, xứng với Thiên Chúa, Đấng đáng được vinh dự chúc phúc và đáng được tuân phục là giáo đoàn tinh tuyền và đứng đầu cộng đoàn bác ái (agapé), tuân giữ luật Chúa Kitô, mang danh Chúa Cha, tôi nhân danh Chua Kitô, kính chào …”
Ở chương 3 câu I, Ignatio viết:”Các ngài không lừa dối ai bao giờ, các ngài theo đã dạy dỗ kẻ khác, phần tôi, tôi ý thức tuân theo mọi đều các ngài giảng dạy và rao truyền “
f- Ðịa vị trổi vượt về quyền bính của Giám mục Rôma nói chung:
- Đức Giám mục Denys giáo đoàn Corintô phúc đáp thư của Đức Giáo hoàng Soter khiển trách (khoảng năm 170) với những lời lẽ khiêm nhường, vâng phục (tham chiếu Lịch sử Giáo hội của Eusèbe de Césarée IV 23,9 )
- Thánh Irênê Giám mục địa phận Lyton viết: “Ad hanc enim Ecclesiam, propter potentiorem principalitatem, necesse est omnem convenire Ecclesiam, hoc est, eos qui sunt undique fideles in qua semper, ab his qui sunt undique, conservata est ea, quae est ab Apostolis Traditio: vì giáo đoàn nầy (Roma) có đặc quyền do vị sáng lập giáo đoàn ấy nên mọi giáo đoàn khác nghĩa là giáo hữu ở khắp nơi nhất thiết phải hợp nhất với giáo đoàn ấy, Thánh truyền do các Tông đồ để lại đã được bảo tồn trong giáó đoàn nầy “(Adv.haer III, 3,2).
- Tertullianô công nhận ưu quyền dạy học thuyết của Roma:”Nếu anh em ở bên cạnh Italia, anh có Roma đấy, ưu quyền của Roma đem lại cho chúng tôi (dân châu Phi) chỗ nương tựa “(De Praecr )
- Thánh Cyprianô (258) thành Carthage công nhận ưu quyền của giáo đoàn Roma bằng cách gọi giáo đoàn Roma là “ Ecclesiae Catholicae radicem ac matricem” (Mẹ và Gốc của Giáo hội Công giáo) (Eph 48,3), là “Cathedra Petri” (ghế của Phêrô) (Eph 48,3) và là “ Ecclesiae Principalis unde unitas Sacerdotalis exoeta est”(Giáo hội Mẹ và từ nơi đây phát xuất sự hiệp nhất các Giám mục) (Eph 59,14).
Càng về sau càng có nhiểu bằng chứng của thánh Augustino (354-430), của thánh Ambrosio (qua đời năm 397 ), thánh Giêrôm (340-419) v.v cho tơi ngày nay đều công nhận Đức Giám mục địa phận Roma kế vị thánh Phêrô, có tối thượng quyền trên toàn Giáo hội Công giáo hoàn cầu. Ngài còn được hưởng đặc ân bất khả ngộ khi ngài truyển dạy cách “ex Cathedra” về những điều về Đức tin và phong hoá “.
2- Các Thánh Tông đồ và Đức Giám mục
Chúa Kitô trao sứ mạng của Ngài đã nhận từ Chúa Cha: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em”. Sai đi rao giảng Tin Mừng khắp thế giới (Mt 28,19; Mc 16,15), cử hành Bí tích Thanh tẩy (Mt 28,19), cử hành Thánh Thể (Lc 22,19), tha tội (Gioan 20,23) với quyền tài thẩm (Mt 18,18 ) nhân danh uy quyền của Chúa Kitô (Lc 10, 16, Mt 10,40)
Thánh Phaolo xác nhận chính ngài (Rm 1,5) cũng như các vị khác (Cvtđ 9,26-30) là Tông đồ của Chúa Kitô.
Chúa Kitô dạy các Tông đồ đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân (Mt 28,21) và Chúa hứa ờ lại với các Tông đô cho đến tận thế (Mt 28,20) tức là sứ mệnh tông đồ phải được tiếp tục nên phải có người kế vị cho tới tận thế. Theo ý muốn của Chúa, các Tồng đồ đã trao quyền hành tồng đồ cho những người khac. Thí dụ, thánh Phaolo đã trao quyền cho môn đệ Timotê và Titô (2 Tm 4,2-5; Titô 2,1; 1 Tm 5,19-21; Titô 2,15, 1,5).
Do nhu cầu truyền giáo, nhất là ý thức lời Chúa Kitô “ Thầy ở cùng anh em cho đến tận thế”, các Tông đồ lập giáo đoàn địa phương và lập những trưởng cộng đoàn đươc gọi là Episcopos hoặc Presbuteros và diakonos (Phó tế), còn các Tông đồ là hàng giáo phẩm truyền giáo lưu động. Vấn đề kế thừa đã đặt xong.
Chức Giám Mục
Trước Công đồng Vatican II, người ta bàn về chức Giám mục. Có phe cho chức Linh mục là chức thánh chính, còn chức Giám Mục chỉ là hình thức bổ túc cho chức linh mục. Ngoài ra, người ta thấy quyền của Giám mục như hình lệ thuộc hoàn toàn vào quyền tối cao của Đức Giáo hoàng.
Có hai thuyết:
Thuyết quyền Giáo hoàng: Đức Giáo hoàng là Đại diện Chúa Kitô (Vicaire du Christ) nắm trong tay trọn quyền mục tử của Giáo hội (Le Pape réunit dans sa main la plénitude du pouvoir pastoral de l ‘ Église ) nên quyền mục tử của Giám mục trực tiếp nhận từ Đức Giáo hoàng.
Thuyết quyền Giám mục: Mỗi Giám mục cũng như Giáo hoàng đều nhận quyền mục tử trực tiếp từ Thiên Chúa.
Công đồng Vatican II làm sáng tỏ vấn đề nầy khi dạy: “Khi đươc tấn phong Giám mục, các Giám mục nhận sự trọn vẹn của Bí tích Truyền chức thánh mà tập tục phụng vụ Giáo hội và các thánh Giáo phụ gọi là chức linh mục tối cao và nhận lãnh thực tại trọn vẹn của thánh vụ. Việc tấn phong Giám mục trao ban nhiệm vụ thánh hóá cũng như nhiệm vụ giảng dạy và cai trị. Tuy nhiên, các nhiệm vụ ấy do bản tính chỉ có thể thực thi trong sự hiệp thông với Thủ lãnh và các phần tử Giám mục đoàn “ (Lumen gentium số 21 ).
Vì hiệp thông với Thủ lãnh (Đức Giáo hoàng ), đứng đấu tổ chức Giáo hội, sự kế thừa quyền chức Tông đồ (successio apostolica) của Giám mục được chia làm hai loại: kế thừa quyền thánh hoá (successio apostolica materialis ) và kế thừa quyền cai trị (successio apostolica formalis ). Thí dụ: Đức Giám mục truyền chức Giám mục cho linh mục nào mà không có sự đồng ý của Đức Giáo hoàng, truyền chức thánh thành sự nhưng mắc vạ tuyệt thông. Thành sự do quyền thánh chức, nhưng bị vạ tuyệt thông do quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng là Thủ lãnh hạn chế lại.
Trong địa phận, các Đức Giam mục kế thừa quyền thánh hoá như nhau, nhưng kế thừa quyền cai trị khác nhau: Đức Giám mục địa phận có toàn quyền trên địa phận của mình về lập pháp, hành pháp và tư pháp (Giáo luật điều 391,1 ), Đức Giám mục Phó hoặc Phụ tá thì Giáo luật khuyên Đức Giám mục địa phận trao chức Tổng Đại diện (vicarius generalis) cho các ngài (Giáo luật điều 406,I ). Nếu Giám mục phó hoặc Giám muc Phụ tá không có chức Tổng Đại diện thì không có quyền cai trị và thua linh mục Tổng đại diện về quyền cai trị.
Viết xong ngày Lễ Lập Tông Toà Thánh Phêrô 22-02-2011
LM Fx Nguyễn hùng Oánh
Đức Giáo hoàng kế vị Thánh Phêrô và các Đức Giám mục kế vị các thánh Tông đồ, đây là Giáo lý đức tin mà các thánh Tông đồ để lại. Đền thế kỷ 16, nhóm Tin lành chống lại Giáo lý đức tin trên cho đến ngày nay. Bài nầy xin được góp một phần với bài của Cha Đỗ Xuân Quế: nhân việc ĐTGM Leopoldo Girelli đươc bổ nhiệm làm đại diện Toà Thánh tại Việt Nam.
I- Thánh Phêrô và Đức Giáo hoàng
Trươc hết chúng ta đọc Tân ước cách khách quan, hay nói cách khác, chúng ta đếm tên thánh Phêrô được nói tới trong Tân ước và lời Chúa Kitô dạy thánh Phêrô và thánh nhân đã ý thức rõ ràng vai trò của mình, chúng ta thấy địa vị Chúa Kitô đặt để cho thánh Phêrô:
1/ Các dấu hiệu chỉ thị tên thánh Phêrô là trưởng:
a- Bốn Tin Mừng nhắc tơi 114 lần, Công vụ Tông đồ nhắc tới 57 lần tên thấnh Phêrô trong khi tên thánh Gioan được nhắc 38 lần trong bốn Tin Mừng và 8 lần trong Công vụ Tông đồ.
b- Nhắc tới tên thánh Phêrô ở hàng đầu (Danh sách 12 Tông đồ: Mathêu 10,2-4; Marcô 3,16-19; Luca 6, 13-16; Biến cố biến hình trên núi thánh: Mt 17, I; Mc 9,2-8; Lc 9,28-36 ).
c- Cầu nguyện trên núi Cây dầu; Mt 26, 37; Mc 14, 33 và 37.
d- Sau khi Chúa Kitô phục sinh, tên thánh Phêrô được nhắc tới: sứ thần bảo: “Các bà hãy đi về bảo cho môn đệ Ngài và cho Phêrô rằng: Ngài đang đi trước các ông mà về Galilê”(Marcô 16,7). Các Tông đồ bảo hai môn đệ trở về rằng: “Hẳn thật Chúa đã sống lại và đã hiện ra cho ông Simon” (Luca 24,34).
2/. Chúa Kitô đích thị đặt Phêrô làm trưởng:
Có hai bản văn mà các nhà chuyên môn không thể hồ nghi tính xác thực của nó:
- Bản văn “Tu es Petrus” (anh là đá) (Mt 16,17-19): “Simon, con ông Gioan, anh có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay khí huyết, mà là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, đã mạc khải cho anh. Nầy, Thầy bảo anh, anh là Đá và trên Đá nầy Thầy sẽ xây Giáo hội của Thầy và cửa âm phủ sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời và điều gì anh cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và điều gì anh tháo gỡ dưới đất thì trên trời cũng tháo gỡ”.
Toàn th? văn bản nầy (Mt 16,13-19) đều có màu sắc hoàn toàn Aram: kiệu nói, nhịp điệu, các xếp đặt cân đối. Vì thế, các nhà chú giải xác nhận tính lịch sử chân thật của nó. Tuy nhiên, so sánh với câu tuyên xưng trong Marcô ngắn hơn trong Mathêu (Thầy là Đức Kitô // Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống) ta phải công nhận đã có bàn tay của cộng đoàn Mathêu thêm vào (Con Thiên Chúa hằng sống).
- Bản văn “ Confirma fratres tuos” (Lc 22,31-32): Simon, Simon, nầy Satan đã đòi được các anh, để quày cho một trận như sàng lúa, nhưng Thầy đã cầu xin cho anh để lòng tin của anh không bị mất. Phần anh, khi trở lại rồi, anh hãy lo cho anh em được vững mạnh”.
Còn bản văn “Pasce agnos meos, Pasce oves meas “(Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Gioan 21,15-18) nằm trong chương 21 của Tin Mừng theo thánh Gioan đang được tranh luận về nguổn gốc. Có thể là do một môn đệ thánh Gioan thêm vào. Nhưng dầu sao cộng đoàn Gioan đã ý thức được vai trò trưởng đoàn của thánh Phêrô chứ không phải của thánh Gioan vì ý Chúa muốn như vậy.
3/. Thánh Phêrô ý thức vai trò trưởng của mình
- Trong giáo đoàn Giêrusalem tiên khởi, ngài tỏ ra như vị chỉ huy, ngài rao giảng nhân danh mình và thay cho Nhóm. (CvTđ 2,14-21).
- Ngài thay mặt cho cộng đoàn trình bày lý do và cách thế bàu một vị thay cho Giuđa (CvTđ 1,15-16)
- Sáng kiến nhận dân ngoại vào mà không cần hỏi các Tông đồ khác (CvTđ 10,1-8; 11,1-17).
- Lên tiếng nói như chủ toạ công đồng Giêrusalem (CvTđ 15, 7-11).
4- Vị Giáo hoàng Rôma kế thừa quyền bính của thánh Phêrô
Muốn chứng minh điều nầy, ta phải minh chứng:
- Thánh Phêrô đã đến Rôma và đã chịu tử vì đạo tại đó.
- Ngay từ đầu Giáo đoàn Rôma đã tổ chức Giám mục độc nhiệm.
- Lần lượt các vị giám mục kế vị chức Giám mục độc nhiệm Rôma ý thức mình thừa hưởng quyền tối thượng của thánh Phêrô.
- Ngay từ hồi đó, hầu hết các nơi, người ta đã công nhận quyền tối thượng đó.
a/ Thánh Phêrô đã đến Rôma và đã chịu tử vì đạo tại đó
Thánh Phêrô đã viết: “Giáo đoàn Babylon cùng được chọn như anh em và cả Marcô là con tôi gửi lời chào anh em “(I Pr 5,13).
Babylon theo sách Khải huyền (14,8; 18,21) là thành Roma.Giả sử bức thư nầy không do thánh Phêrô viết, người viết là ai đi nữa thì cũng đã xem thánh Phêrô ở Rôma.
b/ Thư của Đức Giáo hoàng Clêmentê viết cho Giáo đoàn Corintô khoảng năm 95 đã chứng minh Đức Clêmentê đã xem việc thánh Phêrô ở Rôma là điều hiển nhiên:
“ Hãy lấy những tấm gương cao cả trong thời đại chúng ta. Hãy nhìn đến các Tông đồ anh dũng của chúng ta: Phêrô là nạn nhân của sự ghen tương độc ác, không phải ngài chịu một vài cực hình, nhưng ngài đã chịu rất nhiều khổ cực và sau khi làm chứng như vậy, ngài về hưởng vinh quang Thiên Chúa dành cho ngài. Rồi đến trường hợp Phaolô và cac giáo hữu Rôma cùng chung một số phận với ngài. Cùng với các ngài là những thủ lãnh thánh thiện, một số rất đông các giáo hữu đã chịu biết bao nhục hình, khổ cực do lòng căm hờn gây ra: họ là gương mẫu hoàn toàn cho chúng ta”
Thánh Ignatio thành Antiokia, giám mục khoảng năm 107, trên đường bị áp giải tới Roma, ngài viết thư cho giáo đoàn Rôma:
“Tôi không truyền dạy anh em như các vị Phêrô và Phaolô. Các ngài là Tông đồ, còn tôi là kẻ bị kết án”
Trong bảy lá thư, các thư gửi các giáo đoàn khác nhau với những hoàn cảnh khác nhau. Gửi thư cho giáo đoàn Rôma mà đề cập tới “không dám dạy anh em như các Tông đồ Phêrô và Phaolô dạy thì chỉ có thể hiểu được thánh Phêrô và thánh Phaolô đã đến rao giảng ở Rôma” (theo sử gia Paul Marceaux).
Đức Giám mục Denys ở Corintô (khoảng năm 170) viết thư gửi giáo đoàn Rôma mà sử gia Eusèbe de Césarée đã ghi nhận thế nầy:
“ Denys làm Giám mục ở Corintô, trong một bức thư gửi người Rôma, ngài đã chứng minh rõ ràng cả hai vị thánh Phêrô và Phaolô cùng chịu chết với nhau. Như vậy, anh em đã liên kết Rôma với Corintô là hai cây mà thánh Phêrô và Phaolô đã trồng. Vì cũng như cả hai thánh ở Corintô và đã giảng dạy chúng tôi thì sau khi cả hai ngài đã cùng dạy dỗ một nơi trên đất Ý, các ngài cũng chịu tử vì đạo với nhau” (Lịch sử Giáo hội của Eusèbe de Césarée, Giám mục mièn xứ Césarée năm 340, II, 25-8).
Thánh Irênê Giám mục địa phận Lyon (khoảng năm 180) trong cuốn “Adversus haereses” 3,2 viết: “Vì trong một quyển sách nhỏ như quyển nầy mà kể lại lịch sử các giáo đoàn thì dài quá nên chúng tôi chỉ nói đến giáo đoàn lớn nhất, cổ nhất và mọi người đều biết đến, một giáo đoàn đã được hai vị thời danh là Phêrô và Phaolô thiết lập là Rôma”.
Cũng trong tác phẩm nầy, ngài viết: “Chắc chắn thánh Mathêu vì là người Do thái nên đã viết Tin Mừng bằng tiếng Do thái (Aram), còn Phêrô và Phaolô thì rao giảng Tin Mừng ở Rôma”.
Linh mục Caius sống ở Rôma khoảng năm 200 đã viết sách chống lại Cataphrygiens, Eusèbe de Césarée đã viết, nhờ vậy ta biết được như sau: “Việc nầy có bằng chứng của Caius, một giáo sỹ sống thời Zéphirin làm Giám mục ở Rôma. Trong một tác phẩm để phản đối Proclus cầm đầu môn phái Cataphrygien, ngài nói đến nơi đã chôn thi hài hai vị Tông đồ. Ngài nói: “Tôi có thể chỉ rõ những di tích của hai vị Tông đồ đó. Hãy đến Vatican, trên con đường Ostia, bạn sẽ thấy di tích của hai vị sáng lập giáo đoàn nầy “(Lịch sử Giáo hội của E. de Césarée II, 25,5-7).
Tertullinô khoảng năm 200, trong tác phẩm De Praescriptione, ông viết: “Các Tông đồ Phêrô và Phaolô đã dốc hết giáo lý và máu đào của các ngài cho giáo đoàn Rôma”(P.L 2,48)
Clêmentê thành Alexandre, sinh ở Hy lạp khoảng năm 150, trở lại đạo, tới Alexandre học tập, rổi mở trường dạy học, qua đời ở Capadoce khoảng năm 211-215, viết nhiều tác phẩm: Stomates, Protreplique, Pédagogue, Hypolyposes. Eusèbe de Césarée tóm lượt tác phẩm Hypotyposes và viết trong Lịch sử Giáo hội như sau: “Cũng trong tác phẩm đó Clêmentê còn viết: Phêrô công nhiên rao giảng Lời Chúa ở Rôma, và trình bày Tin Mừng dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần. Những người dự các buổi giảng thuyết đó đã xin Marcô ghi lại những lời ấy vì ông đã theo Phêrô từ lâu và đã nhớ những điều Phêrô giảng “
Origène (qua đời khoảng 253), Eusèbe de Césarée đã cho biết Origène viết tác phẩm về Sáng thế ký (Khởi nguyên), viết như sau:”: Hình như Phêrô đã rao giảng cho nhiều người Do thái lưu lạc ở Pont Galat, Bytinia, Capadoce và Tiểu Á, sau cùng, ngài đã đến Rôma và chịu đóng đanh đầu lộn ngược, vì ngài tự ý xin chịu khổ hình như vậy.
c/ Ngay từ đầu giáo đoàn Rôma đã có chức Giám Mục độc nhiệm.
Vấn đề này, ta căn cứ vào bản danh sách các Giám Mục Rô ma kể từ thánh Phê rô do các tác giả xưa để lại:
Thánh Irênê Giám Mục địa phận Lyon (thế kỷ II) đã lập một danh sách các Giám Mục Rôma như sau: Phêrô, Linô, Anaclet, Clêmtrê, Evariste, Alexalder, Systo, Telesphore, Hygin, Piô, Anicet, Soter, Eleuthère (vị Giáo Hoàng thời thánh Irênê) (xem Adversus Haereses III, 3, 2-3).
Đức Giáo Hoàng Libère (352-366) lập một danh sách các Giám Mục Rôma từ thánh Phêrô tới tên của Ngài.
Furius Dyonsius Philocalius viết năm 354 danh sách các Giám mục Rôma tương tự như bản danh sách của thánh Irênê, trừ một chỗ sai: liệt kê Clet và Anclet là hai vị, thật ra chỉ có một vị.
d/ Các Giám Mục Rôma đã ý thức mình thừa hưởng quyền tối cao của thánh Phêrô.
Thư của Đức Giáo Hoàng Clêmentê viết khoảng năm 95 cho giáo đoàn Corinto, chứng tỏ trách nhiệm của ngài đối với toàn thể Giáo Hội, ngài dạy các người nổi loạn phải vâng phục các Giám Mục và phải sám hối. Tuy nhiên, bức thư này không nại đến tối thượng quyền của Giám mục Roma và không theo những quy luật pháp lý.
Thư của Đức Giáo Hoàng Soter (168-175) gửi giáo đoàn Corinto. Bức thư này bị thất lạc. Nhờ Eusèbe de Césarée ghi lại bức thư của Giám Mục Corinto thời đó là Denys ta mới biết có thư của Đức Soter gửi giáo đoàn Corinto. Nội dung cũng chỉ là hỏi thăm.
Sự kiện thánh Polycarpo tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Anicet (154-165) bàn về một giảỉ pháp dung hoà trong việc ấn định ngày mừng Lễ Phục Sinh (Rôma mừng vào ngày Chúa nhật sau 14 Nisan, các giáo đoàn Tiểu Á mừng vào ngày 14 Nsan do thánh Gioan Tông Đồ để lại). Công việc không kết quả. Việc thánh Polycarpo đến Rôma cho biết sự kính phục của ngài đối với Giám Mục Rôma.
Đức Victor (189-199) ra vạ cho Giám Mục Polycarpô. Đức Victor thúc giục các giáo đoàn địa phương nhóm họp lại ở Césarée,ở Giêrusalem, ở Galilê, ở Hylạp bàn về ngày mừng lễ Phục sinh và đã đi đến kết luận theo Roma. Đức Giám mục Polycarpô viết một bức thư viện lẽ thánh Tông đồ Gioan đã để lại tập truyền mừng lễ Phục sinh vào 14 Nizan. Đức Victor đáp lại bằng các ra vạ tuyệt thông các giáo đoàn Tiểu Á,
.Nhờ có nhiều Giám mục trong đó có thánh Irênê can thiệp nên không xảy ra tuyệt giao giữa Roma với các giáo đoàn dó. Không có ai phản đối quyền ra vạ cùa Đức Victor, người ta chỉ xem nó không thích hợp, nhưng trong việc nầy rõ ràng Đức Victor đã ý thức được tối thượng quyền của Giám mục Roma, và các nơi khác cũng thừa nhận như vậy.
e/ Công nhận Giám mục Roma có tối thượng quyền
Ngay từ thời kỳ đầu, các giáo đoàn đã công nhận Giám mục Roma có tối thượng quyền tức là “ Romanus enim Pontifex habet in Ecclesiam, vi muneris sui, Vicarii scilicet Christi et totius Ecclesiae Pastoris, plenam suprenam et universalem potestatem, quam semper libere exercere valet (Lumen gentium, 22: vì do nhiệm vụ của mình, là Đại diện Chúa Kitô và Chủ chăn của toàn thể Giáo hội, Đức Giáo hoàng Roma có quyền bính trọn vẹn, tối cao, phổ quát trên toàn thể Giáo hội và bao giờ Ngài cũng tự do thi hành quyền bính của mình )
- Thánh Ignatio thành Antiokia,tử vì đạo tại Roma khoảng năm 110, trong bức thư gửi giáo đoàn Roma trên đường ngài bị lính áp giải tới Roma, ngài ca tụng giáo đoàn Roma vì là giáo đoàn đứng đầu giáo hội:
“ Ignatio gửi giáo đoàn đã được Chúa thương, ở trong vinh quang Ngôi Cha tối cao và của Chúa Giêsu Ngôi Con duy nhất, giáo đoàn yêu quý của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta trong miền Rôma, xứng với Thiên Chúa, Đấng đáng được vinh dự chúc phúc và đáng được tuân phục là giáo đoàn tinh tuyền và đứng đầu cộng đoàn bác ái (agapé), tuân giữ luật Chúa Kitô, mang danh Chúa Cha, tôi nhân danh Chua Kitô, kính chào …”
Ở chương 3 câu I, Ignatio viết:”Các ngài không lừa dối ai bao giờ, các ngài theo đã dạy dỗ kẻ khác, phần tôi, tôi ý thức tuân theo mọi đều các ngài giảng dạy và rao truyền “
f- Ðịa vị trổi vượt về quyền bính của Giám mục Rôma nói chung:
- Đức Giám mục Denys giáo đoàn Corintô phúc đáp thư của Đức Giáo hoàng Soter khiển trách (khoảng năm 170) với những lời lẽ khiêm nhường, vâng phục (tham chiếu Lịch sử Giáo hội của Eusèbe de Césarée IV 23,9 )
- Thánh Irênê Giám mục địa phận Lyton viết: “Ad hanc enim Ecclesiam, propter potentiorem principalitatem, necesse est omnem convenire Ecclesiam, hoc est, eos qui sunt undique fideles in qua semper, ab his qui sunt undique, conservata est ea, quae est ab Apostolis Traditio: vì giáo đoàn nầy (Roma) có đặc quyền do vị sáng lập giáo đoàn ấy nên mọi giáo đoàn khác nghĩa là giáo hữu ở khắp nơi nhất thiết phải hợp nhất với giáo đoàn ấy, Thánh truyền do các Tông đồ để lại đã được bảo tồn trong giáó đoàn nầy “(Adv.haer III, 3,2).
- Tertullianô công nhận ưu quyền dạy học thuyết của Roma:”Nếu anh em ở bên cạnh Italia, anh có Roma đấy, ưu quyền của Roma đem lại cho chúng tôi (dân châu Phi) chỗ nương tựa “(De Praecr )
- Thánh Cyprianô (258) thành Carthage công nhận ưu quyền của giáo đoàn Roma bằng cách gọi giáo đoàn Roma là “ Ecclesiae Catholicae radicem ac matricem” (Mẹ và Gốc của Giáo hội Công giáo) (Eph 48,3), là “Cathedra Petri” (ghế của Phêrô) (Eph 48,3) và là “ Ecclesiae Principalis unde unitas Sacerdotalis exoeta est”(Giáo hội Mẹ và từ nơi đây phát xuất sự hiệp nhất các Giám mục) (Eph 59,14).
Càng về sau càng có nhiểu bằng chứng của thánh Augustino (354-430), của thánh Ambrosio (qua đời năm 397 ), thánh Giêrôm (340-419) v.v cho tơi ngày nay đều công nhận Đức Giám mục địa phận Roma kế vị thánh Phêrô, có tối thượng quyền trên toàn Giáo hội Công giáo hoàn cầu. Ngài còn được hưởng đặc ân bất khả ngộ khi ngài truyển dạy cách “ex Cathedra” về những điều về Đức tin và phong hoá “.
2- Các Thánh Tông đồ và Đức Giám mục
Chúa Kitô trao sứ mạng của Ngài đã nhận từ Chúa Cha: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em”. Sai đi rao giảng Tin Mừng khắp thế giới (Mt 28,19; Mc 16,15), cử hành Bí tích Thanh tẩy (Mt 28,19), cử hành Thánh Thể (Lc 22,19), tha tội (Gioan 20,23) với quyền tài thẩm (Mt 18,18 ) nhân danh uy quyền của Chúa Kitô (Lc 10, 16, Mt 10,40)
Thánh Phaolo xác nhận chính ngài (Rm 1,5) cũng như các vị khác (Cvtđ 9,26-30) là Tông đồ của Chúa Kitô.
Chúa Kitô dạy các Tông đồ đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân (Mt 28,21) và Chúa hứa ờ lại với các Tông đô cho đến tận thế (Mt 28,20) tức là sứ mệnh tông đồ phải được tiếp tục nên phải có người kế vị cho tới tận thế. Theo ý muốn của Chúa, các Tồng đồ đã trao quyền hành tồng đồ cho những người khac. Thí dụ, thánh Phaolo đã trao quyền cho môn đệ Timotê và Titô (2 Tm 4,2-5; Titô 2,1; 1 Tm 5,19-21; Titô 2,15, 1,5).
Do nhu cầu truyền giáo, nhất là ý thức lời Chúa Kitô “ Thầy ở cùng anh em cho đến tận thế”, các Tông đồ lập giáo đoàn địa phương và lập những trưởng cộng đoàn đươc gọi là Episcopos hoặc Presbuteros và diakonos (Phó tế), còn các Tông đồ là hàng giáo phẩm truyền giáo lưu động. Vấn đề kế thừa đã đặt xong.
Chức Giám Mục
Trước Công đồng Vatican II, người ta bàn về chức Giám mục. Có phe cho chức Linh mục là chức thánh chính, còn chức Giám Mục chỉ là hình thức bổ túc cho chức linh mục. Ngoài ra, người ta thấy quyền của Giám mục như hình lệ thuộc hoàn toàn vào quyền tối cao của Đức Giáo hoàng.
Có hai thuyết:
Thuyết quyền Giáo hoàng: Đức Giáo hoàng là Đại diện Chúa Kitô (Vicaire du Christ) nắm trong tay trọn quyền mục tử của Giáo hội (Le Pape réunit dans sa main la plénitude du pouvoir pastoral de l ‘ Église ) nên quyền mục tử của Giám mục trực tiếp nhận từ Đức Giáo hoàng.
Thuyết quyền Giám mục: Mỗi Giám mục cũng như Giáo hoàng đều nhận quyền mục tử trực tiếp từ Thiên Chúa.
Công đồng Vatican II làm sáng tỏ vấn đề nầy khi dạy: “Khi đươc tấn phong Giám mục, các Giám mục nhận sự trọn vẹn của Bí tích Truyền chức thánh mà tập tục phụng vụ Giáo hội và các thánh Giáo phụ gọi là chức linh mục tối cao và nhận lãnh thực tại trọn vẹn của thánh vụ. Việc tấn phong Giám mục trao ban nhiệm vụ thánh hóá cũng như nhiệm vụ giảng dạy và cai trị. Tuy nhiên, các nhiệm vụ ấy do bản tính chỉ có thể thực thi trong sự hiệp thông với Thủ lãnh và các phần tử Giám mục đoàn “ (Lumen gentium số 21 ).
Vì hiệp thông với Thủ lãnh (Đức Giáo hoàng ), đứng đấu tổ chức Giáo hội, sự kế thừa quyền chức Tông đồ (successio apostolica) của Giám mục được chia làm hai loại: kế thừa quyền thánh hoá (successio apostolica materialis ) và kế thừa quyền cai trị (successio apostolica formalis ). Thí dụ: Đức Giám mục truyền chức Giám mục cho linh mục nào mà không có sự đồng ý của Đức Giáo hoàng, truyền chức thánh thành sự nhưng mắc vạ tuyệt thông. Thành sự do quyền thánh chức, nhưng bị vạ tuyệt thông do quyền tối thượng của Đức Giáo hoàng là Thủ lãnh hạn chế lại.
Trong địa phận, các Đức Giam mục kế thừa quyền thánh hoá như nhau, nhưng kế thừa quyền cai trị khác nhau: Đức Giám mục địa phận có toàn quyền trên địa phận của mình về lập pháp, hành pháp và tư pháp (Giáo luật điều 391,1 ), Đức Giám mục Phó hoặc Phụ tá thì Giáo luật khuyên Đức Giám mục địa phận trao chức Tổng Đại diện (vicarius generalis) cho các ngài (Giáo luật điều 406,I ). Nếu Giám mục phó hoặc Giám muc Phụ tá không có chức Tổng Đại diện thì không có quyền cai trị và thua linh mục Tổng đại diện về quyền cai trị.
Viết xong ngày Lễ Lập Tông Toà Thánh Phêrô 22-02-2011
LM Fx Nguyễn hùng Oánh