Dan Lee
03-02-2011, 09:50 PM
THỰC HÀNH
Trong những giờ chia sẻ Lời Chúa, tôi thường thấy anh em hay bị lẫn lộn giữa thi hành và thực hành. Cũng có nhiều người cho thi hành và thực hành chỉ là một, nói thi hành Lời Chúa hay thực hành Lời Chúa cũng vậy thôi. Họ đưa ra một ví dụ: Nếu tôi làm đúng theo Lời Chúa dạy “Ai có 2 áo thì chia cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”, rồi tôi nói là tôi đã thi hành – hoặc thực hành – Lời Chúa, cũng đâu có gì sai. Đúng là không có gì sai nếu xét trên công việc, nhưng về mặt ngôn ngữ thì vẫn chưa ổn. Tại sao vậy? Trước hết xin nói về từ nguyên: Thi hành là “làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định”, còn Thực hành là “làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế”. Chúng ta thường nói Đức Giê-su xuống thế làm người thi hành sứ vụ Chúa Cha trao phó và Người đã rao truyền, giảng dạy Tin Mừng Cứu Độ và thực hành đúng như những Lời Người đã nói. Nói cách khác, ở nơi Đức Giê-su Ki-tô, lời nói luôn đi đôi với việc làm, lý thuyết đi đôi với thực hành. Để sáng tỏ hơn, xin dẫn thêm Lời Chúa trong bài TM hôm nay (CN IX/TN-A): "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi… Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá"" (Mt 7, 21-24). Như vậy là đã rõ, Đức Ki-tô muốn chúng ta thi hành ý muốn của Chúa Cha bằng cách thực hành Lời Đức Ki-tô dạy. Còn chúng ta thì sao?
Thì dĩ nhiên lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Cứ xem trong việc giáo dục nơi học đường thì đủ biết, lý thuyết là cần thiết, nhưng chỉ lý thuyết suông thì đôi khi lại có tác dụng ngược. Học thì phải hành (“Học nhi thì tập chi” – Luận Ngữ). Học Đạo phải hành Đạo, bởi “Đạo bất hành, phi khả Đạo” (Đường không dùng để đi lại thì không thể là đường: Đạo lý không được hành xử thì sao còn là Đạo lý được nữa!) Học Lời Chúa mà không thực hành thì không thể coi là đã sống Lời Chúa được. Đón nhận Lời Chúa là đón nhận những sự tốt lành, thánh thiện, nói về Chúa cũng nói rất trơn tru chẳng kém gì những kinh sư ngồi trên toà ông Mô-sê; nhưng khi sống Lời Chúa thì lại thấy hành động trái ngược với những điều đã đón nhận, đã rao giảng, như vậy thì sao gọi là thực hành Lời Chúa cho được?
Ngay trong Cựu Ước cũng đã dạy : “Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em… Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh” (Đnl 4, 1-6). Vâng, quả thực nói thì dễ, ai nói cũng được, nhưng áp dụng cái lý thuyết ấy vào thực tế cuộc đời thì chuyện lại không đơn giản chút nào. Ngay đến cả cái đức tin mà tôi đã thuộc làu làu từ thủa nhỏ, ai hỏi đến là trả lời vanh vách, nhưng khi cần phải tuyên xưng đức tin, thì không hiểu tôi có đủ can đảm không, hay lúc đó tôi lại “bởi…, vì…, tại…, bị…” để cho cái đức tin ấy chết dí trong lòng, như Thánh Gia-cô-bê dạy : “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2, 26).
Nói đến Thánh Gia-cô-bê, tôi không thể quên được lời khuyên của ngài : “Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác còn lan tràn; hãy khiêm tốn đón nhận Lời đã được gieo vào lòng anh em; Lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Người ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt mình thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo - luật mang lại tự do -, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1, 21-25). Cái cảnh lời nói không đi đôi với việc làm, nói một đàng làm một nẻo, ngôn hành bất nhất, ở thời đại ngày nay nhiều lắm. Không chỉ ở nơi cộng đồng giáo dân, mà ngay trong hàng giáo sĩ, giảng viên, cũng vẫn còn và còn không ít cảnh tượng giống hệt những ”kinh sư ngồi trên toà ông Mô-sê” mà giảng dạy. Vì thế nên những người nghe thường biểu lộ thái độ hoài nghi, không tin tưởng vào những điều họ được nghe qua lời nói của những kinh sư thời đại. Thực chẳng khác nào lời dạy của thánh Âu-tinh: ”Ngày nay, người ta tin vào những chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có tin vào những thầy dạy thì cũng bởi vì những thầy dạy thực sự là những chứng nhân”.
Vâng, và cũng không thiếu những cảnh “mồm năm miệng mười, mồm loa mép giải, quai xanh vành chảo…” trong những cuộc họp, chỉ biết nói và nói át giọng thiên hạ, chẳng bao giờ thèm nghe dù một câu ngắn gọn. Bệnh này thì tôi đã nói khá kỹ trong “Điếc luận” (xc. Trang bài vở - <Thanhlinh.net>). Nhiều khi điếc thật sự, nhưng nhiều khi lại là cảnh giả vờ điếc, ấy mới đáng lo! Nhiều người còn lý luận : “Trong những lúc cầu nguyện, tôi vẫn lắng nghe Lời Chúa đấy chứ. Còn trong các cuộc họp thì lại khác. Đó đâu phải là Lời Chúa mà bảo tôi phải lắng nghe!” Rõ ràng là lý sự cùn, nếu không muốn nói là nguỵ biện. Những cuộc họp là những lúc bàn với nhau việc thực hành Lời Chúa trong Huynh đoàn, trong Giáo xứ, trong Giáo Hội, nếu không biết lắng nghe những ý kiến đóng góp xây dựng cho “Nhà Chúa” ngày một tốt đẹp hơn, thì còn nghe Lời Chúa ở đâu nữa? Hình như họ đã quên hoặc cố tình quên “Thiên Chúa đã dùng sự bất toàn của con người để diễn tả sự toàn năng, dùng môi miệng nhơ uế của con người để nói Lời Chí Thánh”. Lời Chúa trong Kinh Thánh thì cũng là do con người (các Thánh sử, ngôn sứ) ghi lại mà thôi. Có thể có những bất đồng ý kiến khi thảo luận, tranh luận, nhưng biết đâu đó lại không là những thử thách Chúa gửi đến để giúp mình có nghị lực vượt qua. Mà như thế lại càng cần lắng nghe để hiểu vấn đề cho thật thấu đáo, nhiên hậu sẽ tìm được điểm chung nhất : đó là Lời Chúa.
Thầy Chí Thánh luôn nhắc nhở và khuyên răn: "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23, 2-3). Hoá cho nên, cần phải biết “mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận” (Gc 1, 19) mới hy vọng đem thực hành Lời Chúa ngay chính trong cuộc sống bản thân, nhiên hậu mới có thể “nói về Chúa” với anh em được. Và cũng đừng quên cầu nguyện, bởi cầu nguyện chính là vũ khí sắc bén chống lại ba thù, đồng thời là cứu cánh giúp Ki-tô hữu thực hành Lời Chúa cách hiệu quả. Ôi ! Lạy Chúa ! ”Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong cuộc sống. Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài từng theo bước đời con. Xin cho con biết sẵn sàng chờ đợi và vâng nghe theo Chúa. Xin cho con biết sẵn sàng thực hành Lời Chúa đã truyền ban” (Nguyễn Duy – ”Lắng nghe Lời Chúa”).
JM. Lam Thy ĐVD.
Trong những giờ chia sẻ Lời Chúa, tôi thường thấy anh em hay bị lẫn lộn giữa thi hành và thực hành. Cũng có nhiều người cho thi hành và thực hành chỉ là một, nói thi hành Lời Chúa hay thực hành Lời Chúa cũng vậy thôi. Họ đưa ra một ví dụ: Nếu tôi làm đúng theo Lời Chúa dạy “Ai có 2 áo thì chia cho người không có, ai có của ăn cũng hãy làm như vậy”, rồi tôi nói là tôi đã thi hành – hoặc thực hành – Lời Chúa, cũng đâu có gì sai. Đúng là không có gì sai nếu xét trên công việc, nhưng về mặt ngôn ngữ thì vẫn chưa ổn. Tại sao vậy? Trước hết xin nói về từ nguyên: Thi hành là “làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định”, còn Thực hành là “làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế”. Chúng ta thường nói Đức Giê-su xuống thế làm người thi hành sứ vụ Chúa Cha trao phó và Người đã rao truyền, giảng dạy Tin Mừng Cứu Độ và thực hành đúng như những Lời Người đã nói. Nói cách khác, ở nơi Đức Giê-su Ki-tô, lời nói luôn đi đôi với việc làm, lý thuyết đi đôi với thực hành. Để sáng tỏ hơn, xin dẫn thêm Lời Chúa trong bài TM hôm nay (CN IX/TN-A): "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa! " là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi… Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá"" (Mt 7, 21-24). Như vậy là đã rõ, Đức Ki-tô muốn chúng ta thi hành ý muốn của Chúa Cha bằng cách thực hành Lời Đức Ki-tô dạy. Còn chúng ta thì sao?
Thì dĩ nhiên lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Cứ xem trong việc giáo dục nơi học đường thì đủ biết, lý thuyết là cần thiết, nhưng chỉ lý thuyết suông thì đôi khi lại có tác dụng ngược. Học thì phải hành (“Học nhi thì tập chi” – Luận Ngữ). Học Đạo phải hành Đạo, bởi “Đạo bất hành, phi khả Đạo” (Đường không dùng để đi lại thì không thể là đường: Đạo lý không được hành xử thì sao còn là Đạo lý được nữa!) Học Lời Chúa mà không thực hành thì không thể coi là đã sống Lời Chúa được. Đón nhận Lời Chúa là đón nhận những sự tốt lành, thánh thiện, nói về Chúa cũng nói rất trơn tru chẳng kém gì những kinh sư ngồi trên toà ông Mô-sê; nhưng khi sống Lời Chúa thì lại thấy hành động trái ngược với những điều đã đón nhận, đã rao giảng, như vậy thì sao gọi là thực hành Lời Chúa cho được?
Ngay trong Cựu Ước cũng đã dạy : “Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em… Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh” (Đnl 4, 1-6). Vâng, quả thực nói thì dễ, ai nói cũng được, nhưng áp dụng cái lý thuyết ấy vào thực tế cuộc đời thì chuyện lại không đơn giản chút nào. Ngay đến cả cái đức tin mà tôi đã thuộc làu làu từ thủa nhỏ, ai hỏi đến là trả lời vanh vách, nhưng khi cần phải tuyên xưng đức tin, thì không hiểu tôi có đủ can đảm không, hay lúc đó tôi lại “bởi…, vì…, tại…, bị…” để cho cái đức tin ấy chết dí trong lòng, như Thánh Gia-cô-bê dạy : “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2, 26).
Nói đến Thánh Gia-cô-bê, tôi không thể quên được lời khuyên của ngài : “Anh em hãy giũ sạch mọi điều ô uế và mọi thứ độc ác còn lan tràn; hãy khiêm tốn đón nhận Lời đã được gieo vào lòng anh em; Lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lời Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Người ấy soi gương rồi đi, và quên ngay không nhớ mặt mình thế nào. Ai thiết tha và trung thành tuân giữ luật trọn hảo - luật mang lại tự do -, ai thi hành luật Chúa, chứ không nghe qua rồi bỏ, thì sẽ tìm được hạnh phúc trong mọi việc mình làm” (Gc 1, 21-25). Cái cảnh lời nói không đi đôi với việc làm, nói một đàng làm một nẻo, ngôn hành bất nhất, ở thời đại ngày nay nhiều lắm. Không chỉ ở nơi cộng đồng giáo dân, mà ngay trong hàng giáo sĩ, giảng viên, cũng vẫn còn và còn không ít cảnh tượng giống hệt những ”kinh sư ngồi trên toà ông Mô-sê” mà giảng dạy. Vì thế nên những người nghe thường biểu lộ thái độ hoài nghi, không tin tưởng vào những điều họ được nghe qua lời nói của những kinh sư thời đại. Thực chẳng khác nào lời dạy của thánh Âu-tinh: ”Ngày nay, người ta tin vào những chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có tin vào những thầy dạy thì cũng bởi vì những thầy dạy thực sự là những chứng nhân”.
Vâng, và cũng không thiếu những cảnh “mồm năm miệng mười, mồm loa mép giải, quai xanh vành chảo…” trong những cuộc họp, chỉ biết nói và nói át giọng thiên hạ, chẳng bao giờ thèm nghe dù một câu ngắn gọn. Bệnh này thì tôi đã nói khá kỹ trong “Điếc luận” (xc. Trang bài vở - <Thanhlinh.net>). Nhiều khi điếc thật sự, nhưng nhiều khi lại là cảnh giả vờ điếc, ấy mới đáng lo! Nhiều người còn lý luận : “Trong những lúc cầu nguyện, tôi vẫn lắng nghe Lời Chúa đấy chứ. Còn trong các cuộc họp thì lại khác. Đó đâu phải là Lời Chúa mà bảo tôi phải lắng nghe!” Rõ ràng là lý sự cùn, nếu không muốn nói là nguỵ biện. Những cuộc họp là những lúc bàn với nhau việc thực hành Lời Chúa trong Huynh đoàn, trong Giáo xứ, trong Giáo Hội, nếu không biết lắng nghe những ý kiến đóng góp xây dựng cho “Nhà Chúa” ngày một tốt đẹp hơn, thì còn nghe Lời Chúa ở đâu nữa? Hình như họ đã quên hoặc cố tình quên “Thiên Chúa đã dùng sự bất toàn của con người để diễn tả sự toàn năng, dùng môi miệng nhơ uế của con người để nói Lời Chí Thánh”. Lời Chúa trong Kinh Thánh thì cũng là do con người (các Thánh sử, ngôn sứ) ghi lại mà thôi. Có thể có những bất đồng ý kiến khi thảo luận, tranh luận, nhưng biết đâu đó lại không là những thử thách Chúa gửi đến để giúp mình có nghị lực vượt qua. Mà như thế lại càng cần lắng nghe để hiểu vấn đề cho thật thấu đáo, nhiên hậu sẽ tìm được điểm chung nhất : đó là Lời Chúa.
Thầy Chí Thánh luôn nhắc nhở và khuyên răn: "Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23, 2-3). Hoá cho nên, cần phải biết “mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận” (Gc 1, 19) mới hy vọng đem thực hành Lời Chúa ngay chính trong cuộc sống bản thân, nhiên hậu mới có thể “nói về Chúa” với anh em được. Và cũng đừng quên cầu nguyện, bởi cầu nguyện chính là vũ khí sắc bén chống lại ba thù, đồng thời là cứu cánh giúp Ki-tô hữu thực hành Lời Chúa cách hiệu quả. Ôi ! Lạy Chúa ! ”Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong cuộc sống. Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài từng theo bước đời con. Xin cho con biết sẵn sàng chờ đợi và vâng nghe theo Chúa. Xin cho con biết sẵn sàng thực hành Lời Chúa đã truyền ban” (Nguyễn Duy – ”Lắng nghe Lời Chúa”).
JM. Lam Thy ĐVD.