Dan Lee
03-02-2011, 11:53 PM
Tấm lòng
Pascal nói: “Con người là cây sậy có lý trí”. Một cách diễn tả dung dị dễ hiểu. Điều đó mặc nhiên rằng con người là sinh vật bất túc, bất trác và bất toàn, với một số phận mong manh không khác đóa phù dung. Và vì thế, con người cứ miệt mài ngày đêm đi tìm Chân-Thiện-Mỹ theo lệnh truyền của Thiên Chúa: “Hãy hoàn thiện như Cha trên trời” (Mt 5,48). Nghĩa là phải chiến đấu và vươn lên không ngừng, với khát khao tìm về cái gọi là “nhân chi sơ tính bổn thiện” sau những ngày (có thể) sa chân lầm lạc hoặc lỡ để bàn tay nhúng chàm.
Con người yếu đuối nên dễ “nhiễm” cái xấu hơn cái tốt, nhưng hẳn là khôn hơn khi chưa vấp ngã. Phêrô, một ngư ông chất phác, được Chúa Giêsu chọn làm Tông đồ, và dù đã “thẳng thừng” chối Thầy mình, ông vẫn được Ngài cất nhắc lên làm Giáo hoàng tiên khởi, làm “hoa tiêu” đưa Con thuyền Giáo hội vượt qua ngàn trùng sóng gió, vì chính ông đã có kinh nghiệm bản thân. Vấn đề không phải là tốt hay xấu, giỏi hay dốt, mà là biết thành tâm sám hối, biết sửa sai và phục thiện, để sống tốt hơn và lợi ích cho tha nhân.
Thật vậy, đời người là một chu-kỳ-ăn-năn không ngừng. Hết lỗi lầm này đến sai lầm khác. Rồi ăn năn. Rồi tái phạm. Và rồi lại hối hận… Vậy đó, hứa nhiều mà chẳng giữ được bao nhiêu. Càng nhiều tuổi càng “nói dối” nhiều: Ai càng sống lâu càng xưng tội nhiều lần mà vẫn chưa chừa được! Chúng ta chỉ là những kẻ nói dối Chúa! Ai cũng quyết lên án nhưng rồi không ai dám ném đá người-phụ-nữ-bị-bắt-quả-tang-phạm-tội-ngoại-tình, thế nên họ đều lần lượt bỏ đi, người lớn tuổi đi trước, kẻ nhỏ tuổi đi sau, vì không ai thấy mình sạch tội. Vâng, đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán!
Nói vậy không có nghĩa là không cần hoàn hảo vì không thể hoàn hảo. Vẫn phải cố gắng tìm sự hoàn hảo: Hoàn hảo ngay trong cái chưa hoàn hảo. Nếu tưởng mình hoàn hảo tức là chưa hoàn hảo. Thật vậy, “ai tưởng mình là gì mà kỳ thực không là gì hết, đó là lừa gạt chính mình” (Gl 6,2-3). Những người theo chủ-nghĩa-hoàn-hảo, gọi là cầu toàn, luôn làm ra vẻ hoàn hảo để mong được tiếng khen, dễ nóng giận với chính mình và luôn chê trách hoặc ghen ghét người khác. Thực ra đó chỉ là cách che giấu cái bất toàn của mình.
Quả thật, con người quá yếu đuối và luôn đầy tham vọng. Nhưng không vì thế mà ỷ lại hoặc cố chấp, biện hộ cho những gì mình làm. Ngược lại, phải tự biết chấp nhận mức độ hữu hạn của mình để luôn biết làm việc tận tụy bằng tất cả tâm lực mà không đòi hỏi gì thái quá nơi người khác. Đức Giêsu đã nói: “Ai trung thành trong việc nhỏ sẽ trung thành trong việc lớn” (Lc 19,12-27). Hãy tự giành cho mình những việc khó và dành cho người khác những việc dễ, nhưng không hề miễn cưỡng hoặc tỏ vẻ khó chịu.
Mùa Chay là thời gian cần thiết để suy gẫm, tĩnh tâm, vì đời người như một cỗ máy, thi thoảng vẫn cần được tu sửa – dù tiểu tu, trung tu hoặc đại tu. Mùa Chay cũng là dịp “nhìn lại” số km mình đã đi qua để biết phải cố gắng thêm ít hay nhiều, như máy móc phải châm thêm hoặc thay dầu nhớt, chứ không thể tự mãn. Ăn chay phải gắn liền với cầu nguyện, vì “bao lâu ta chưa thôi cầu nguyện là dấu chắc chắn Chúa đang thương” (Thánh Augustinô). Cầu nguyện là mãnh lực khả dĩ chiến thắng tất cả!
Ăn chay song song với tịnh tâm. Không nhất thiết phải làm điều gì vĩ đại mà chỉ cần “chấn chỉnh” hoặc “cởi bỏ” một thói xấu hoặc một động thái nào đó… Thiết tưởng đó mới là cách “trở về” hữu ích và đẹp lòng Chúa. Có thể là hy sinh không đi chơi, bớt hoặc bỏ hút thuốc, giảm uống cà-phê, bớt uống rượu, thôi cờ bạc, ít tán gẫu, không xét đoán, chăm học hơn, quan tâm nhau hơn, sống hòa đồng hơn, nghiêm túc hơn,… Đó chính là những Vị Ngọt làm cho ly-cà-phê-không-đường đời mình thêm đậm đà hương vị, để không chỉ cho riêng mình “thưởng thức” mà còn cho cả những người xung quanh cùng “nếm thử”. Và còn mãi dư vị làm sảng khoái…
Trở về là hành-trình-vui nếu biết trở về với cả tấm lòng sau những năm tháng hoang đàng. Thiên Chúa luôn nhân hậu và đại lượng vẫn từng giây mong chờ tội nhân trở về nương náu Tình Yêu Thiên Chúa. Dù tội lỗi đến đâu, dù thất vọng nhưng đừng tuyệt vọng, Thiên Chúa vẫn nhân hậu vô cùng, chỉ cần chúng ta biết thành tâm sám hối, vì chính Chúa Giêsu đã nói với nữ tu Josefa Menendez (1890–1923, Dòng Thánh Tâm): “Sự khốn nạn của con lôi cuốn Cha”. Thật là may mắn và hạnh phúc cho mỗi người chúng ta có một Vị Thiên Chúa từ bi ngoài sức tưởng tượng của loài người!
Tình Yêu Chúa là thế, yêu đến cùng, yêu đến chết, yêu đến giọt máu và giọt nước cuối cùng, vì vậy mức độ yêu Chúa của chúng ta phải theo cách thức của Thánh Bernard: “Mức độ yêu Chúa là yêu vô hạn”. Con người với nhau rất cần một tấm lòng thì với Thiên Chúa, Ngài cũng chỉ cần chúng ta dành trọn cho Ngài một Tấm Lòng mà thôi!
Lạy Chúa, chúng con thật yếu đuối, “điều con muốn thì con không làm, điều con không muốn thì con lại làm” (x. Rm 7,19). Thật trớ trêu thay! Nhưng Ngài vẫn không chấp, vẫn sẵn sàng tha thứ tất cả, tha thứ vô điều kiện chỉ vì Tình Yêu Ngài dành cho con luôn trọn vẹn, trước sau như một. Có nhiều lúc con cô đơn và thất vọng ê chề, xin Ngài thương độ trì, vì con xác tín “Ngài là Đấng đã gọi con, Ngài đang ở với con, Ngài không để con cô đơn một mình” (x. Ga 8,29) và “xin thêm đức tin cho con” (x. Lc 17,5). Amen.
Trầm Thiên Thu
Pascal nói: “Con người là cây sậy có lý trí”. Một cách diễn tả dung dị dễ hiểu. Điều đó mặc nhiên rằng con người là sinh vật bất túc, bất trác và bất toàn, với một số phận mong manh không khác đóa phù dung. Và vì thế, con người cứ miệt mài ngày đêm đi tìm Chân-Thiện-Mỹ theo lệnh truyền của Thiên Chúa: “Hãy hoàn thiện như Cha trên trời” (Mt 5,48). Nghĩa là phải chiến đấu và vươn lên không ngừng, với khát khao tìm về cái gọi là “nhân chi sơ tính bổn thiện” sau những ngày (có thể) sa chân lầm lạc hoặc lỡ để bàn tay nhúng chàm.
Con người yếu đuối nên dễ “nhiễm” cái xấu hơn cái tốt, nhưng hẳn là khôn hơn khi chưa vấp ngã. Phêrô, một ngư ông chất phác, được Chúa Giêsu chọn làm Tông đồ, và dù đã “thẳng thừng” chối Thầy mình, ông vẫn được Ngài cất nhắc lên làm Giáo hoàng tiên khởi, làm “hoa tiêu” đưa Con thuyền Giáo hội vượt qua ngàn trùng sóng gió, vì chính ông đã có kinh nghiệm bản thân. Vấn đề không phải là tốt hay xấu, giỏi hay dốt, mà là biết thành tâm sám hối, biết sửa sai và phục thiện, để sống tốt hơn và lợi ích cho tha nhân.
Thật vậy, đời người là một chu-kỳ-ăn-năn không ngừng. Hết lỗi lầm này đến sai lầm khác. Rồi ăn năn. Rồi tái phạm. Và rồi lại hối hận… Vậy đó, hứa nhiều mà chẳng giữ được bao nhiêu. Càng nhiều tuổi càng “nói dối” nhiều: Ai càng sống lâu càng xưng tội nhiều lần mà vẫn chưa chừa được! Chúng ta chỉ là những kẻ nói dối Chúa! Ai cũng quyết lên án nhưng rồi không ai dám ném đá người-phụ-nữ-bị-bắt-quả-tang-phạm-tội-ngoại-tình, thế nên họ đều lần lượt bỏ đi, người lớn tuổi đi trước, kẻ nhỏ tuổi đi sau, vì không ai thấy mình sạch tội. Vâng, đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán!
Nói vậy không có nghĩa là không cần hoàn hảo vì không thể hoàn hảo. Vẫn phải cố gắng tìm sự hoàn hảo: Hoàn hảo ngay trong cái chưa hoàn hảo. Nếu tưởng mình hoàn hảo tức là chưa hoàn hảo. Thật vậy, “ai tưởng mình là gì mà kỳ thực không là gì hết, đó là lừa gạt chính mình” (Gl 6,2-3). Những người theo chủ-nghĩa-hoàn-hảo, gọi là cầu toàn, luôn làm ra vẻ hoàn hảo để mong được tiếng khen, dễ nóng giận với chính mình và luôn chê trách hoặc ghen ghét người khác. Thực ra đó chỉ là cách che giấu cái bất toàn của mình.
Quả thật, con người quá yếu đuối và luôn đầy tham vọng. Nhưng không vì thế mà ỷ lại hoặc cố chấp, biện hộ cho những gì mình làm. Ngược lại, phải tự biết chấp nhận mức độ hữu hạn của mình để luôn biết làm việc tận tụy bằng tất cả tâm lực mà không đòi hỏi gì thái quá nơi người khác. Đức Giêsu đã nói: “Ai trung thành trong việc nhỏ sẽ trung thành trong việc lớn” (Lc 19,12-27). Hãy tự giành cho mình những việc khó và dành cho người khác những việc dễ, nhưng không hề miễn cưỡng hoặc tỏ vẻ khó chịu.
Mùa Chay là thời gian cần thiết để suy gẫm, tĩnh tâm, vì đời người như một cỗ máy, thi thoảng vẫn cần được tu sửa – dù tiểu tu, trung tu hoặc đại tu. Mùa Chay cũng là dịp “nhìn lại” số km mình đã đi qua để biết phải cố gắng thêm ít hay nhiều, như máy móc phải châm thêm hoặc thay dầu nhớt, chứ không thể tự mãn. Ăn chay phải gắn liền với cầu nguyện, vì “bao lâu ta chưa thôi cầu nguyện là dấu chắc chắn Chúa đang thương” (Thánh Augustinô). Cầu nguyện là mãnh lực khả dĩ chiến thắng tất cả!
Ăn chay song song với tịnh tâm. Không nhất thiết phải làm điều gì vĩ đại mà chỉ cần “chấn chỉnh” hoặc “cởi bỏ” một thói xấu hoặc một động thái nào đó… Thiết tưởng đó mới là cách “trở về” hữu ích và đẹp lòng Chúa. Có thể là hy sinh không đi chơi, bớt hoặc bỏ hút thuốc, giảm uống cà-phê, bớt uống rượu, thôi cờ bạc, ít tán gẫu, không xét đoán, chăm học hơn, quan tâm nhau hơn, sống hòa đồng hơn, nghiêm túc hơn,… Đó chính là những Vị Ngọt làm cho ly-cà-phê-không-đường đời mình thêm đậm đà hương vị, để không chỉ cho riêng mình “thưởng thức” mà còn cho cả những người xung quanh cùng “nếm thử”. Và còn mãi dư vị làm sảng khoái…
Trở về là hành-trình-vui nếu biết trở về với cả tấm lòng sau những năm tháng hoang đàng. Thiên Chúa luôn nhân hậu và đại lượng vẫn từng giây mong chờ tội nhân trở về nương náu Tình Yêu Thiên Chúa. Dù tội lỗi đến đâu, dù thất vọng nhưng đừng tuyệt vọng, Thiên Chúa vẫn nhân hậu vô cùng, chỉ cần chúng ta biết thành tâm sám hối, vì chính Chúa Giêsu đã nói với nữ tu Josefa Menendez (1890–1923, Dòng Thánh Tâm): “Sự khốn nạn của con lôi cuốn Cha”. Thật là may mắn và hạnh phúc cho mỗi người chúng ta có một Vị Thiên Chúa từ bi ngoài sức tưởng tượng của loài người!
Tình Yêu Chúa là thế, yêu đến cùng, yêu đến chết, yêu đến giọt máu và giọt nước cuối cùng, vì vậy mức độ yêu Chúa của chúng ta phải theo cách thức của Thánh Bernard: “Mức độ yêu Chúa là yêu vô hạn”. Con người với nhau rất cần một tấm lòng thì với Thiên Chúa, Ngài cũng chỉ cần chúng ta dành trọn cho Ngài một Tấm Lòng mà thôi!
Lạy Chúa, chúng con thật yếu đuối, “điều con muốn thì con không làm, điều con không muốn thì con lại làm” (x. Rm 7,19). Thật trớ trêu thay! Nhưng Ngài vẫn không chấp, vẫn sẵn sàng tha thứ tất cả, tha thứ vô điều kiện chỉ vì Tình Yêu Ngài dành cho con luôn trọn vẹn, trước sau như một. Có nhiều lúc con cô đơn và thất vọng ê chề, xin Ngài thương độ trì, vì con xác tín “Ngài là Đấng đã gọi con, Ngài đang ở với con, Ngài không để con cô đơn một mình” (x. Ga 8,29) và “xin thêm đức tin cho con” (x. Lc 17,5). Amen.
Trầm Thiên Thu