Dan Lee
03-03-2011, 06:30 PM
Chúa Nhật IX thường niên - Năm A
CÁC MÔN ĐỒ CHÂN CHÍNH
CÂU HỎI GỢI Ý
1. Câu nào là chủ đề thống nhất cả đoạn này?
2. Cặp "người khôn - kẻ dại" còn có trong các dụ ngôn khác không? Dụ ngôn nào?
3. Thánh Augustinô đã giải thích dụ ngôn này như sau: mưa tượng trưng cho tối tăm của mê tín, gió: tiếng than thở của con người, sông tràn: dục vọng của xác thịt. Đối với thánh Hiêrônimô, mưa tượng trưng ma quỷ, sông tràn: các phản Kitô, gió thổi: các thần dữ đây đó trên non cao. Còn theo thánh Gioan Kim khẩu, mọi hình ảnh ấy nói lên tai ương cùng khốn của nhân loại. Phải nghĩ sao về các lối giải thích đó?
*******
1. Chỗ đứng của đoạn Tin Mừng hôm nay trong bài giáo huấn của Matthêu có thể giải thích dễ dàng: nó khai triển ý nghĩa các câu 15-20. Trong các câu này, Matthêu lột mặt nạ phường ngôn sứ giả hiệu, còn ở đây, ông nói về những. tín hữu, hay đúng hơn, mọi kẻ trong cộng đoàn thiên sai được mặc lấy sức mạnh thiêng liêng (c.22 trình bày họ như là người nói tiên tri, trừ quỷ và làm phép lạ). Ở cả hai đoạn, đều có cùng lời khiển trách, nhưng với hạn từ khác biệt; nơi cc. 15-20, hoa quả của họ bị chê là xấu; ở đây người ta trách họ đã phạm điều bất công (c.23); cả hai thành ngữ chắc hẳn đồng nghĩa với nhau trong văn mạch này; chúng giải thích cho nhau vậy. Như trong toàn bộ các chương 5-7, ở đây Chúa Giêsu bênh vực các quyền lợi của Thiên Chúa và kêu gọi con người tuân phục vô điều kiện. Thực thế, đối với Người, đời sống Kitô hữu không phải là một tôn giáo huyền bí mà sự khai đạo là tất cả, cũng chẳng phải là một học thuyết cao siêu nhưng không mấy đòi hỏi môn đồ. Ngay những kẻ xem ra không sống gần bên Chúa Giêsu đến nỗi được Người cho quyền làm phép lạ nhân danh Người, vẫn có thể bị khai trừ nếu không thực hiện thánh ý Chúa Cha.
2. Do việc dụ ngôn nói đến cái nhà sau cùng, nhiều vị chú giải đã xem nhà như là điểm chính yếu và nghĩ rằng Chúa Giêsu sẽ so sánh người môn đồ sống đức tin như nhà được xây trên đá, còn thính giả cứng lòng tin như nhà dựng trên nền cát. Tuy nhiên không phải đọc phần cuối là quên phần đầu của dụ ngôn. Người môn đồ, tin hay không tin, chẳng được so sánh với cái nhà, nhưng với người thợ xây khôn ngoan hay thiếu suy nghĩ.
3. Cả hai là những nhân vật cổ điển của các dụ ngôn. Người thứ nhất là kẻ khôn ngoan, lanh trí, làm việc thành công. Người thứ hai là kẻ khờ khạo, điên khùng, chậm hiểu, rờ đâu hư đó. Hai tình tiết trong dụ ngôn đều cần thiết xét về ý nghĩa, nhưng tình tiết sau lệ thuộc tình tiết đầu. Giản lược lại, lời so sánh có thể phát biểu như sau: người khôn là kẻ xây nhà trên đá; nên nhà có thể đương đầu với gió táp mưa sa; cũng vậy, người khôn là kẻ nghe lời Ta và đem ra thực hành, vì họ sẽ mạnh hơn mọi thử thách. Tiếp theo là lời so sánh về người khờ dại.
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
"Lạy Chúa, lạy Chúa": Đây là lần đầu tiên Matthêu nói có những người thân thưa với Chúa Giêsu như với "Chúa" của họ. Trong cả Tin Mừng Matthêu, chỉ có các tín hữu, nghĩa là các môn đồ hay những kẻ sắp trở thành môn đồ, mới gán cho Người danh hiệu ấy: 8, 2. 6. 8. 21 so sánh với 8, 19. 25; 9, 28; 13, 27; 14, 18. 30; 15, 22. 25. 27; 16, 22; 17, 4. 15; 18, 21; 20, 30. 31. 33; 25, 11. 20. 22. 24. 37. 44; 26, 22 (so sánh với 26,25). Ở đây, cố ý nói rõ hơn về các môn đồ, vì muốn được lưu ý, nên thường xuyên kêu tên Chúa nơi miệng.
"Cha Ta": Kiểu nói này, không được dùng trong Do thái giáo bao giờ, ngụ ý rằng giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa có một sự liên hệ độc nhất vô nhị, hoàn toàn phân biệt Người với mọi tạo vật khác. Ta cũng có thể xem đây là lời khẳng định còn kín đáo thần tính của Người.
"Trong ngày ấy": Việc ám chỉ đến ngày phán xét cuối cùng (10,15; 12,36; 24,19 v.v...) và thể văn long trọng loan báo quang cảnh vĩ đại của chương 25, 31-46; chỉ có điều là nơi đây, những kẻ được phán xét biết rõ điều mình đã nói, việc mình đã làm, trong lúc ở chương 25, họ chẳng biết gì cả. Ở đây thói náo hoạt tông đồ đã làm con người quên đi các yêu sách căn bản; đó là điểm Matthêu thường hay nhắc tới (9,13; 12,7; 23,23). Nói tiên tri, trừ quỷ, làm phép lạ nhân danh Chúa Giêsu, các việc này đã làm nhiều môn đồ lơ là bổn phận sơ đẳng đối với anh em hay tha nhân. Trong các thư Tân Ước, điểm này thường vọng lại dưới nhiều kiểu nói khác nhau (ví dụ trong 1Cr 13).
"Ta không hề biết các ngươi": Thành ngữ này là một cách người Do thái bảo rằng: không phải Chúa Giêsu chẳng biết những kẻ đã từng liên hệ với Người, song là đối với Người, họ không là gì cả. Họ chẳng bao giờ biết hối cải trong tim. Họ là những anh em giả, chỉ liên hệ với các môn đồ bên ngoài hay là những kẻ dần dần mất đi tính cách môn đồ đích thật.
"Ai nghe": Bị tuyên bố là người dại kẻ nghe mà chẳng đem ra thực hành. Còn kẻ không nghe (người ngoại giáo) thì chẳng hề bị buộc tội. Vào ngày phán xét, họ sẽ đứng lên tố cáo những ai đã nghe mà không đem ra thực hiện trong đời sống (12,41).
"Mưa đổ": Trước khi trời đổ mưa, không có gì phân biệt hai ngôi nhà bên ngoài cả. Chính khi gặp thử thách mới thấy rõ nền móng của chúng.
"Như Đấng có uy quyền": Các giáo sĩ thời Chúa Giêsu chỉ đưa ra ý kiến bằng cách trích dẫn một giáo sĩ có thế giá nào đó trước mình, để yểm trợ lời mình quả quyết. Còn Chúa Giêsu Người chẳng nại đến thẩm quyền của bất cứ giáo sĩ nào. Tuy nhiên Người vẫn mạnh mẽ xác quyết các lời mình nói là nền tảng cuối cùng của ý nghĩa đời sống con người. Matthêu đã lấy uy quyền ấy của Chúa Giêsu làm thành một chủ đề quan trọng trong Tin Mừng ông: chẳng những Chúa Giêsu nói cách quyền uy (các chương 5-7; 10; 13; 18; 23-25) mà còn hành động cách uy quyền khi trừ ma quỷ, chữa lành bệnh tật, dẹp yên bão táp.
KẾT LUẬN
Chúa Giêsu chẳng có vẻ gì là một nhà ngụy biện, cống hiến cho môn đồ mình các đề tài tranh luận hay một phương pháp biện chứng nhằn khám phá ra những lời hay ý đẹp. Không! Người là vị Thầy theo nghĩa tuyệt đối nhất. Người đòi buộc một sự dấn thân trọn vẹn và dứt khoát vì học thuyết của Người chỉ hoàn toàn có ý nghĩa khi được thể hiện trong hành động mà thôi.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Người ta có thể gia nhập các phong trào Công Giáo Tiến Hành, nói về Thiên Chúa cho kẻ khác và ngay cả giúp họ ăn năn trở lại; mà đồng thời vẫn không biết Chúa Kitô, vì chẳng thực sự sống bởi Người.
2. Như hai ngôi nhà trong dụ ngôn, hai tín hữu có thể giống nhau bề ngoài, sử dụng cùng những từ ngữ, thi hành cùng một chức vụ, được cùng thứ ơn đoàn sủng trong Giáo Hội. Ta chẳng thấy họ khác biệt nhau chỗ nào, lương tâm của cả hai có lẽ cũng bình an như nhau. Thế nhưng kẻ này mềm như cát, người kia vững như bàn thạch. Chính cơn thử thách sẽ cho thấy bản chất đích thực của hai người.
3. Có vài Kitô hữu đã để mình bị xiêu ngã vì một thử thách: như luôn cầu nguyện sốt sắng mà vẫn không được nhận lời, bị người thân yêu nhất phản bội, bàng hoàng trước gương xấu của một số chủ chăn. Đó là bởi thay vì đặt niềm tin của mình trên Lời Chúa, họ đã xây nó trên tình cảm tôn giáo (mà họ lầm lẫn với đức tin), trên các quyến luyến nhân loại mà họ cho là đức bác ái) hay trên một sự nóng lòng chờ đợi các kết quả thấy được bên ngoài (mà họ đồng hóa với đức cậy trông).
4. Dù bị nhiều cơn bão tố phủ vây suốt bao thời đại, Giáo Hội vẫn luôn đứng vững kiên trì vì được xây dựng trên Lời Chúa, Lời đã được đem ra thực hành trong đời sống của biết bao Kitô hữu vô danh làm nên mối Hiệp thông các thanh.
Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt
CÁC MÔN ĐỒ CHÂN CHÍNH
CÂU HỎI GỢI Ý
1. Câu nào là chủ đề thống nhất cả đoạn này?
2. Cặp "người khôn - kẻ dại" còn có trong các dụ ngôn khác không? Dụ ngôn nào?
3. Thánh Augustinô đã giải thích dụ ngôn này như sau: mưa tượng trưng cho tối tăm của mê tín, gió: tiếng than thở của con người, sông tràn: dục vọng của xác thịt. Đối với thánh Hiêrônimô, mưa tượng trưng ma quỷ, sông tràn: các phản Kitô, gió thổi: các thần dữ đây đó trên non cao. Còn theo thánh Gioan Kim khẩu, mọi hình ảnh ấy nói lên tai ương cùng khốn của nhân loại. Phải nghĩ sao về các lối giải thích đó?
*******
1. Chỗ đứng của đoạn Tin Mừng hôm nay trong bài giáo huấn của Matthêu có thể giải thích dễ dàng: nó khai triển ý nghĩa các câu 15-20. Trong các câu này, Matthêu lột mặt nạ phường ngôn sứ giả hiệu, còn ở đây, ông nói về những. tín hữu, hay đúng hơn, mọi kẻ trong cộng đoàn thiên sai được mặc lấy sức mạnh thiêng liêng (c.22 trình bày họ như là người nói tiên tri, trừ quỷ và làm phép lạ). Ở cả hai đoạn, đều có cùng lời khiển trách, nhưng với hạn từ khác biệt; nơi cc. 15-20, hoa quả của họ bị chê là xấu; ở đây người ta trách họ đã phạm điều bất công (c.23); cả hai thành ngữ chắc hẳn đồng nghĩa với nhau trong văn mạch này; chúng giải thích cho nhau vậy. Như trong toàn bộ các chương 5-7, ở đây Chúa Giêsu bênh vực các quyền lợi của Thiên Chúa và kêu gọi con người tuân phục vô điều kiện. Thực thế, đối với Người, đời sống Kitô hữu không phải là một tôn giáo huyền bí mà sự khai đạo là tất cả, cũng chẳng phải là một học thuyết cao siêu nhưng không mấy đòi hỏi môn đồ. Ngay những kẻ xem ra không sống gần bên Chúa Giêsu đến nỗi được Người cho quyền làm phép lạ nhân danh Người, vẫn có thể bị khai trừ nếu không thực hiện thánh ý Chúa Cha.
2. Do việc dụ ngôn nói đến cái nhà sau cùng, nhiều vị chú giải đã xem nhà như là điểm chính yếu và nghĩ rằng Chúa Giêsu sẽ so sánh người môn đồ sống đức tin như nhà được xây trên đá, còn thính giả cứng lòng tin như nhà dựng trên nền cát. Tuy nhiên không phải đọc phần cuối là quên phần đầu của dụ ngôn. Người môn đồ, tin hay không tin, chẳng được so sánh với cái nhà, nhưng với người thợ xây khôn ngoan hay thiếu suy nghĩ.
3. Cả hai là những nhân vật cổ điển của các dụ ngôn. Người thứ nhất là kẻ khôn ngoan, lanh trí, làm việc thành công. Người thứ hai là kẻ khờ khạo, điên khùng, chậm hiểu, rờ đâu hư đó. Hai tình tiết trong dụ ngôn đều cần thiết xét về ý nghĩa, nhưng tình tiết sau lệ thuộc tình tiết đầu. Giản lược lại, lời so sánh có thể phát biểu như sau: người khôn là kẻ xây nhà trên đá; nên nhà có thể đương đầu với gió táp mưa sa; cũng vậy, người khôn là kẻ nghe lời Ta và đem ra thực hành, vì họ sẽ mạnh hơn mọi thử thách. Tiếp theo là lời so sánh về người khờ dại.
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
"Lạy Chúa, lạy Chúa": Đây là lần đầu tiên Matthêu nói có những người thân thưa với Chúa Giêsu như với "Chúa" của họ. Trong cả Tin Mừng Matthêu, chỉ có các tín hữu, nghĩa là các môn đồ hay những kẻ sắp trở thành môn đồ, mới gán cho Người danh hiệu ấy: 8, 2. 6. 8. 21 so sánh với 8, 19. 25; 9, 28; 13, 27; 14, 18. 30; 15, 22. 25. 27; 16, 22; 17, 4. 15; 18, 21; 20, 30. 31. 33; 25, 11. 20. 22. 24. 37. 44; 26, 22 (so sánh với 26,25). Ở đây, cố ý nói rõ hơn về các môn đồ, vì muốn được lưu ý, nên thường xuyên kêu tên Chúa nơi miệng.
"Cha Ta": Kiểu nói này, không được dùng trong Do thái giáo bao giờ, ngụ ý rằng giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa có một sự liên hệ độc nhất vô nhị, hoàn toàn phân biệt Người với mọi tạo vật khác. Ta cũng có thể xem đây là lời khẳng định còn kín đáo thần tính của Người.
"Trong ngày ấy": Việc ám chỉ đến ngày phán xét cuối cùng (10,15; 12,36; 24,19 v.v...) và thể văn long trọng loan báo quang cảnh vĩ đại của chương 25, 31-46; chỉ có điều là nơi đây, những kẻ được phán xét biết rõ điều mình đã nói, việc mình đã làm, trong lúc ở chương 25, họ chẳng biết gì cả. Ở đây thói náo hoạt tông đồ đã làm con người quên đi các yêu sách căn bản; đó là điểm Matthêu thường hay nhắc tới (9,13; 12,7; 23,23). Nói tiên tri, trừ quỷ, làm phép lạ nhân danh Chúa Giêsu, các việc này đã làm nhiều môn đồ lơ là bổn phận sơ đẳng đối với anh em hay tha nhân. Trong các thư Tân Ước, điểm này thường vọng lại dưới nhiều kiểu nói khác nhau (ví dụ trong 1Cr 13).
"Ta không hề biết các ngươi": Thành ngữ này là một cách người Do thái bảo rằng: không phải Chúa Giêsu chẳng biết những kẻ đã từng liên hệ với Người, song là đối với Người, họ không là gì cả. Họ chẳng bao giờ biết hối cải trong tim. Họ là những anh em giả, chỉ liên hệ với các môn đồ bên ngoài hay là những kẻ dần dần mất đi tính cách môn đồ đích thật.
"Ai nghe": Bị tuyên bố là người dại kẻ nghe mà chẳng đem ra thực hành. Còn kẻ không nghe (người ngoại giáo) thì chẳng hề bị buộc tội. Vào ngày phán xét, họ sẽ đứng lên tố cáo những ai đã nghe mà không đem ra thực hiện trong đời sống (12,41).
"Mưa đổ": Trước khi trời đổ mưa, không có gì phân biệt hai ngôi nhà bên ngoài cả. Chính khi gặp thử thách mới thấy rõ nền móng của chúng.
"Như Đấng có uy quyền": Các giáo sĩ thời Chúa Giêsu chỉ đưa ra ý kiến bằng cách trích dẫn một giáo sĩ có thế giá nào đó trước mình, để yểm trợ lời mình quả quyết. Còn Chúa Giêsu Người chẳng nại đến thẩm quyền của bất cứ giáo sĩ nào. Tuy nhiên Người vẫn mạnh mẽ xác quyết các lời mình nói là nền tảng cuối cùng của ý nghĩa đời sống con người. Matthêu đã lấy uy quyền ấy của Chúa Giêsu làm thành một chủ đề quan trọng trong Tin Mừng ông: chẳng những Chúa Giêsu nói cách quyền uy (các chương 5-7; 10; 13; 18; 23-25) mà còn hành động cách uy quyền khi trừ ma quỷ, chữa lành bệnh tật, dẹp yên bão táp.
KẾT LUẬN
Chúa Giêsu chẳng có vẻ gì là một nhà ngụy biện, cống hiến cho môn đồ mình các đề tài tranh luận hay một phương pháp biện chứng nhằn khám phá ra những lời hay ý đẹp. Không! Người là vị Thầy theo nghĩa tuyệt đối nhất. Người đòi buộc một sự dấn thân trọn vẹn và dứt khoát vì học thuyết của Người chỉ hoàn toàn có ý nghĩa khi được thể hiện trong hành động mà thôi.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Người ta có thể gia nhập các phong trào Công Giáo Tiến Hành, nói về Thiên Chúa cho kẻ khác và ngay cả giúp họ ăn năn trở lại; mà đồng thời vẫn không biết Chúa Kitô, vì chẳng thực sự sống bởi Người.
2. Như hai ngôi nhà trong dụ ngôn, hai tín hữu có thể giống nhau bề ngoài, sử dụng cùng những từ ngữ, thi hành cùng một chức vụ, được cùng thứ ơn đoàn sủng trong Giáo Hội. Ta chẳng thấy họ khác biệt nhau chỗ nào, lương tâm của cả hai có lẽ cũng bình an như nhau. Thế nhưng kẻ này mềm như cát, người kia vững như bàn thạch. Chính cơn thử thách sẽ cho thấy bản chất đích thực của hai người.
3. Có vài Kitô hữu đã để mình bị xiêu ngã vì một thử thách: như luôn cầu nguyện sốt sắng mà vẫn không được nhận lời, bị người thân yêu nhất phản bội, bàng hoàng trước gương xấu của một số chủ chăn. Đó là bởi thay vì đặt niềm tin của mình trên Lời Chúa, họ đã xây nó trên tình cảm tôn giáo (mà họ lầm lẫn với đức tin), trên các quyến luyến nhân loại mà họ cho là đức bác ái) hay trên một sự nóng lòng chờ đợi các kết quả thấy được bên ngoài (mà họ đồng hóa với đức cậy trông).
4. Dù bị nhiều cơn bão tố phủ vây suốt bao thời đại, Giáo Hội vẫn luôn đứng vững kiên trì vì được xây dựng trên Lời Chúa, Lời đã được đem ra thực hành trong đời sống của biết bao Kitô hữu vô danh làm nên mối Hiệp thông các thanh.
Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt