Dan Lee
03-04-2011, 07:28 AM
Thánh Giuse - con người hành động
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vannam33/fleeing_to_egypt.jpg
Thánh Giuse, con người thầm lặng trong Tin Mừng, là một vị thánh đặc biệt biểu lộ sức mạnh của yên tĩnh trong tâm hồn qua năng lực của hoạt động. Trong cách nhìn này, chúng ta ngắm nhìn khuôn mẫu của Thánh Giuse để học gương lành của ngài.
Hành động của mọi hành động
Thông thường, người ta nghĩ hành động quan trọng là biểu hiện bên ngoài bằng những công trình thực hiện được trong cuộc đời. Không, trước mọi biểu lộ bên ngoài, càng lớn lao bề ngoài càng thực hiện chiều sâu trước tiên chừng nấy. Để bắt đầu xây một toà nhà cao tầng, người ta thực hiện điều gì trước? Thăm dò lòng đất, lên phương án, lập kế hoạch thi công, đào đất, đặt móng cho toà nhà. Tất cả công trình ấy chưa cho thấy toà nhà thực sự biểu lộ. Chiều sâu của hoạt động tâm linh cũng là thế, thời gian dài đắm mình để lắng nghe tiếng Chúa, bao trằn trọc, bao suy tư, bao luyện tập, nhằm một mục đích để Thánh Ý của Thiên Chúa là chỉ nam cho hoạt động của mình.
Thắng dẹp được ý muốn của bản thân, bao giờ chiến thắng được ý muốn của bản thân mới thấy ưa thích để tâm nghe tiếng Chúa.
Trong tôn giáo tự nhiên, con đường thắng được bản thân là con đường của thiền quán, tập ra khỏi chính mình, đổ rỗng mọi tham, sân, si bằng những thực hành quán chiếu. Ra khỏi bến mê mới thấy bờ ảo vọng và giúp người khác ra khỏi bến mê.
Con đường “tuyệt học vô ưu” của Lão Tử, nêu nguyên tắc đầu tiên: “Dứt bỏ tục học, mọi lo buồn sẽ hết”. Tìm học cái hay, cái biết bên ngoài mà không tìm biết cái bên trong, cái chiều sâu tâm linh trước đã, làm sao có thể tránh được tham lam và đau khổ, cũng như gây đau khổ cho người khác.
Thánh Giuse không nói gì trong Thánh Kinh, nhưng lại trở thành gương mẫu cho mọi hoạt động. Đó là “dụng của cái không” để mình ra không trước nhan Thiên Chúa. Chiều sâu của hoạt động là im lặng lắng nghe tiếng nói từ nguồn cội sự sống, Thiên Chúa lên tiếng từ trong sâu thẳm. Lắng nghe và biết điều Thiên Chúa muốn để không còn sống cho mình mà sống cho Thiên Chúa. “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14, 8). Hiệu quả “dụng của cái không” chính là “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1,49).
Hành động trong chiêm niệm
Không phải là hành động trong ảo vọng mà thực sự hành động trong viên thành. Điều gì làm cho mình, điều đó sẽ chấm hết khi cuộc đời mình chấm dứt, đó là cách hoạt động cho ảo vọng. Con người làm việc cho Thiên Chúa là thi hành theo Ý muốn của Thiên Chúa.
Ý muốn Thiên Chúa là hạnh phúc của nhân thế được viên thành. Có biết bao trở ngại trên con đường thực thi ý Thiên Chúa. Thánh Giuse đã từ bỏ ý riêng, đón nhận Maria (x. Mt 1,18-25); thấy được thánh ý qua sự kiện trần thế, đưa Đức Maria về cùng mình để khai sổ bộ và Maria tới ngày sinh: “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (x. Lc 2,1-8); kết quả là mừng vui. Điều gì quan trọng đã được đón nhận thực hiện, ở đâu, nơi chốn không là vấn đề bận tâm. Đã bao lần con người chúng ta hoạt động mà thiếu mất điều chính yếu, loay hoay với bao điều phụ thuộc, rồi đau khổ, rồi than van, trách móc?
Thánh Giuse nghe thiên thần mách bảo đưa gia đình tránh sang Ai Cập (x. Mt 2,13-14). Sở dĩ lao động của nhân loại được trao phó cho Thánh Giuse là “từ bỏ ý riêng để chu toàn Thánh ý”. Con người đau khổ là đã tự quyết ngoài thánh ý Thiên Chúa, do chất đầy trong mình những sợ mất chính mình trong cuộc sống này. Tự khẳng định mình, cố giữ lấy cái mình đã được, con người trốn tránh Thiên Chúa và đổ lỗi cho nhau (câu chuyện trái cấm). Làm sao có thể trao trách nhiệm của nhân loại cho con người chỉ biết tới mình, vì thế Lão Tử cũng nói trong Đạo Đức Kinh: “Lấy thân cho thiên hạ, đem thân vì thiên hạ; và tất nhiên bậc người như thế sẽ xứng đáng được trao gửi thiên hạ vào tay”.
Hành động của chiêm niệm là hành động xây nhà trên nền móng đã đặt, không trệch ra ngoài, không lệch xa với trọng tâm. Con người thiếu vắng Thiên Chúa là những người quý ngọn, thích phù hoa, tìm danh lợi, đắm mình trong đam mê một kiếp trần ai, cuối cùng là sụp đổ, bởi chỉ tìm ngọn hái hoa trái mà thiếu mất tìm đến cội nguồn mà bồi dưỡng. Con người hành động trong chiêm niệm là thực hành cuộc đời trong điều chính yếu, đơn giản nhưng chiều sâu, uống tận nguồn sữa sáng tạo tiếp tục dâng đời những mới mẻ, bình an và hân hoan, mang niềm vui lan tỏa đến người khác và muôn loài.
Thánh Giuse trở thành mẫu gương cho mọi hoạt động vì Ngài đã thực hành điều chính yếu trong cuộc đời. Dù tay đã chai sần vì đục đẽo, dù cuộc sống cũng đã bôn ba trong những nghịch cảnh; dù sống trong cảnh nghèo nàn nhưng niềm vui Nước Trời đã thực sự thành sự nơi Trần Thế. Tôi và bạn hãy cùng nhau hành động theo gương Thánh Giuse, tìm đến cội nguồn để phát sinh hoa trái.
Lm. Hoàng Kim Toan
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vannam33/fleeing_to_egypt.jpg
Thánh Giuse, con người thầm lặng trong Tin Mừng, là một vị thánh đặc biệt biểu lộ sức mạnh của yên tĩnh trong tâm hồn qua năng lực của hoạt động. Trong cách nhìn này, chúng ta ngắm nhìn khuôn mẫu của Thánh Giuse để học gương lành của ngài.
Hành động của mọi hành động
Thông thường, người ta nghĩ hành động quan trọng là biểu hiện bên ngoài bằng những công trình thực hiện được trong cuộc đời. Không, trước mọi biểu lộ bên ngoài, càng lớn lao bề ngoài càng thực hiện chiều sâu trước tiên chừng nấy. Để bắt đầu xây một toà nhà cao tầng, người ta thực hiện điều gì trước? Thăm dò lòng đất, lên phương án, lập kế hoạch thi công, đào đất, đặt móng cho toà nhà. Tất cả công trình ấy chưa cho thấy toà nhà thực sự biểu lộ. Chiều sâu của hoạt động tâm linh cũng là thế, thời gian dài đắm mình để lắng nghe tiếng Chúa, bao trằn trọc, bao suy tư, bao luyện tập, nhằm một mục đích để Thánh Ý của Thiên Chúa là chỉ nam cho hoạt động của mình.
Thắng dẹp được ý muốn của bản thân, bao giờ chiến thắng được ý muốn của bản thân mới thấy ưa thích để tâm nghe tiếng Chúa.
Trong tôn giáo tự nhiên, con đường thắng được bản thân là con đường của thiền quán, tập ra khỏi chính mình, đổ rỗng mọi tham, sân, si bằng những thực hành quán chiếu. Ra khỏi bến mê mới thấy bờ ảo vọng và giúp người khác ra khỏi bến mê.
Con đường “tuyệt học vô ưu” của Lão Tử, nêu nguyên tắc đầu tiên: “Dứt bỏ tục học, mọi lo buồn sẽ hết”. Tìm học cái hay, cái biết bên ngoài mà không tìm biết cái bên trong, cái chiều sâu tâm linh trước đã, làm sao có thể tránh được tham lam và đau khổ, cũng như gây đau khổ cho người khác.
Thánh Giuse không nói gì trong Thánh Kinh, nhưng lại trở thành gương mẫu cho mọi hoạt động. Đó là “dụng của cái không” để mình ra không trước nhan Thiên Chúa. Chiều sâu của hoạt động là im lặng lắng nghe tiếng nói từ nguồn cội sự sống, Thiên Chúa lên tiếng từ trong sâu thẳm. Lắng nghe và biết điều Thiên Chúa muốn để không còn sống cho mình mà sống cho Thiên Chúa. “Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa” (Rm 14, 8). Hiệu quả “dụng của cái không” chính là “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1,49).
Hành động trong chiêm niệm
Không phải là hành động trong ảo vọng mà thực sự hành động trong viên thành. Điều gì làm cho mình, điều đó sẽ chấm hết khi cuộc đời mình chấm dứt, đó là cách hoạt động cho ảo vọng. Con người làm việc cho Thiên Chúa là thi hành theo Ý muốn của Thiên Chúa.
Ý muốn Thiên Chúa là hạnh phúc của nhân thế được viên thành. Có biết bao trở ngại trên con đường thực thi ý Thiên Chúa. Thánh Giuse đã từ bỏ ý riêng, đón nhận Maria (x. Mt 1,18-25); thấy được thánh ý qua sự kiện trần thế, đưa Đức Maria về cùng mình để khai sổ bộ và Maria tới ngày sinh: “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (x. Lc 2,1-8); kết quả là mừng vui. Điều gì quan trọng đã được đón nhận thực hiện, ở đâu, nơi chốn không là vấn đề bận tâm. Đã bao lần con người chúng ta hoạt động mà thiếu mất điều chính yếu, loay hoay với bao điều phụ thuộc, rồi đau khổ, rồi than van, trách móc?
Thánh Giuse nghe thiên thần mách bảo đưa gia đình tránh sang Ai Cập (x. Mt 2,13-14). Sở dĩ lao động của nhân loại được trao phó cho Thánh Giuse là “từ bỏ ý riêng để chu toàn Thánh ý”. Con người đau khổ là đã tự quyết ngoài thánh ý Thiên Chúa, do chất đầy trong mình những sợ mất chính mình trong cuộc sống này. Tự khẳng định mình, cố giữ lấy cái mình đã được, con người trốn tránh Thiên Chúa và đổ lỗi cho nhau (câu chuyện trái cấm). Làm sao có thể trao trách nhiệm của nhân loại cho con người chỉ biết tới mình, vì thế Lão Tử cũng nói trong Đạo Đức Kinh: “Lấy thân cho thiên hạ, đem thân vì thiên hạ; và tất nhiên bậc người như thế sẽ xứng đáng được trao gửi thiên hạ vào tay”.
Hành động của chiêm niệm là hành động xây nhà trên nền móng đã đặt, không trệch ra ngoài, không lệch xa với trọng tâm. Con người thiếu vắng Thiên Chúa là những người quý ngọn, thích phù hoa, tìm danh lợi, đắm mình trong đam mê một kiếp trần ai, cuối cùng là sụp đổ, bởi chỉ tìm ngọn hái hoa trái mà thiếu mất tìm đến cội nguồn mà bồi dưỡng. Con người hành động trong chiêm niệm là thực hành cuộc đời trong điều chính yếu, đơn giản nhưng chiều sâu, uống tận nguồn sữa sáng tạo tiếp tục dâng đời những mới mẻ, bình an và hân hoan, mang niềm vui lan tỏa đến người khác và muôn loài.
Thánh Giuse trở thành mẫu gương cho mọi hoạt động vì Ngài đã thực hành điều chính yếu trong cuộc đời. Dù tay đã chai sần vì đục đẽo, dù cuộc sống cũng đã bôn ba trong những nghịch cảnh; dù sống trong cảnh nghèo nàn nhưng niềm vui Nước Trời đã thực sự thành sự nơi Trần Thế. Tôi và bạn hãy cùng nhau hành động theo gương Thánh Giuse, tìm đến cội nguồn để phát sinh hoa trái.
Lm. Hoàng Kim Toan