Dan Lee
03-05-2011, 09:47 AM
Lễ hội “Mẹ và Con - Bà và Cháu” tại giáo xứ?
http://www.internationalwomensday.com/images/iwd_2011.gifhttp://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vannam33/8-3-1.jpg
I/ Ý nghĩa và mục đích tổ chức ngày “Mẹ và Con - Bà và Cháu” tại giáo xứ
Ngày 08 tháng 03 hằng năm, thế giới mừng ngày quốc tế phụ nữ nhằm đề cao phẩm giá và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Nếu ngày này xã hội trần thế nhấn mạnh quyền bình đẳng giới của người phụ nữ trong xã hội, thì tại các giáo xứ Bắc Dũng cần đề cao một nét riêng biệt của người phụ nữ trong đời sống gia đình, đặc biệt là gia đình Công giáo.
Tương quan Mẹ và Con – Bà và Cháu được đặt làm nền cho việc tái khám phá vị trí của người phụ nữ trong việc chăm lo và giáo dục con cái trong gia đình. Các lễ hội tôn vinh người phu nữ Công giáo tại giáo xứ sẽ giúp cho các bà mẹ và các cụ bà hiểu sâu hơn phẩm giá của họ khi cộng tác với Chúa sinh con, nuôi dưỡng và giáo dục chúng. Chức năng làm mẹ và làm bà là một hồng ân cao quý Chúa ban, nhưng cũng là một trách nhiệm nặng nề mọi người cần tôn trọng và nâng đỡ người phụ nữ.
Lễ hội “Mẹ và Con - Bà và Cháu” nhằm tạo một bầu khí hân hoan vui tươi cho các bà mẹ và cụ bà để họ khám phá niềm vui bên con cái, niềm vui giáo dục chúng nên người và niềm vui dấn thân với bao lo toan trong đời sống. Đàng khác, lễ hội cũng là dịp để nhắc nhở con cái, cháu chắt tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ và Bà. Không phủ nhận vai trò quan trọng của người cha, người ông trong gia đình, nhưng có lẽ Mẹ và Bà chính là người thường xuyên gần gũi con cái, cháu chắt và chăm lo cho chúng.
Trái tim của Mẹ và Bà đã bao lần hạnh phúc vì con và cháu mạnh khoẻ và thành công, nhưng cũng không thiếu những lúc quên ăn mất ngủ và âu lo vì con đau yếu và thất bại trong đường đời. Lễ hội sẽ khơi gợi nơi tâm hồn con cái, cháu chắt lòng hiếu thảo và biết lắng nghe để cuộc đời chúng được hướng dẫn cách chu đáo và sống xứng đáng tư cách con người.
II/ Chương trình lễ hội tại giáo xứ Bắc Dũng
18g00: Nhạc nền tạo bầu khí lễ hội - (danh ngôn về Mẹ - powerpoint )
19g00: Khai mạc lễ hội
19g05: Bài ca khởi động
19g15: Múa lân chào đón mọi người
19g20: Tặng quà, hoa cho Mẹ, cho Bà
19g25: “Có mẹ trong đời” - (powerpoint)
19g30: Thiếu nhi biểu diễn thời trang
19g40: Trò chơi có thưởng: Mẹ con đọc kinh chung - chia bè (1)
20g05: “Tâm tình của mẹ” - (powerpoint)
20g10: Thiếu nhi múa: “Lòng Mẹ”
20g20: Trò chơi có thưởng: Mẹ con hát chung – solo (2)
20g45: “Thương mẹ nhiều, mẹ ơi” - (powerpoint)
20g50: Hát về mẹ - (tự do)
21g00: Kết thúc
Ghi chú:
(1) Trò chơi “Mẹ con đọc kinh” - điều kiện dự thi: Hai người (mẹ hoặc bà) và (con hoặc cháu dưới 5 tuổi) lên sân khấu chia hai bè – mẹ hoặc bà một bè, con hoặc cháu một bè đọc những kinh sau đây: 1 kinh lạy cha, 3 kinh kính mừng và 1 kinh sáng danh. Cặp nào đọc rõ ràng, hay nhất được giải thưởng.
(2) Trò chơi “ Mẹ con hát” - điều kiện dự thi: Hai người (mẹ hoặc bà) và (con hoặc cháu dưới 10 tuổi) lên sân khấu hát chung một bài ca đời hoặc đạo, nhưng con hoặc cháu sẽ solo phần phiên khúc (tối thiểu 2 phiên khúc).
Linh mục Vinhsơn Nguyễn Thế Thủ
http://www.internationalwomensday.com/images/iwd_2011.gifhttp://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vannam33/8-3-1.jpg
I/ Ý nghĩa và mục đích tổ chức ngày “Mẹ và Con - Bà và Cháu” tại giáo xứ
Ngày 08 tháng 03 hằng năm, thế giới mừng ngày quốc tế phụ nữ nhằm đề cao phẩm giá và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Nếu ngày này xã hội trần thế nhấn mạnh quyền bình đẳng giới của người phụ nữ trong xã hội, thì tại các giáo xứ Bắc Dũng cần đề cao một nét riêng biệt của người phụ nữ trong đời sống gia đình, đặc biệt là gia đình Công giáo.
Tương quan Mẹ và Con – Bà và Cháu được đặt làm nền cho việc tái khám phá vị trí của người phụ nữ trong việc chăm lo và giáo dục con cái trong gia đình. Các lễ hội tôn vinh người phu nữ Công giáo tại giáo xứ sẽ giúp cho các bà mẹ và các cụ bà hiểu sâu hơn phẩm giá của họ khi cộng tác với Chúa sinh con, nuôi dưỡng và giáo dục chúng. Chức năng làm mẹ và làm bà là một hồng ân cao quý Chúa ban, nhưng cũng là một trách nhiệm nặng nề mọi người cần tôn trọng và nâng đỡ người phụ nữ.
Lễ hội “Mẹ và Con - Bà và Cháu” nhằm tạo một bầu khí hân hoan vui tươi cho các bà mẹ và cụ bà để họ khám phá niềm vui bên con cái, niềm vui giáo dục chúng nên người và niềm vui dấn thân với bao lo toan trong đời sống. Đàng khác, lễ hội cũng là dịp để nhắc nhở con cái, cháu chắt tỏ lòng biết ơn đối với Mẹ và Bà. Không phủ nhận vai trò quan trọng của người cha, người ông trong gia đình, nhưng có lẽ Mẹ và Bà chính là người thường xuyên gần gũi con cái, cháu chắt và chăm lo cho chúng.
Trái tim của Mẹ và Bà đã bao lần hạnh phúc vì con và cháu mạnh khoẻ và thành công, nhưng cũng không thiếu những lúc quên ăn mất ngủ và âu lo vì con đau yếu và thất bại trong đường đời. Lễ hội sẽ khơi gợi nơi tâm hồn con cái, cháu chắt lòng hiếu thảo và biết lắng nghe để cuộc đời chúng được hướng dẫn cách chu đáo và sống xứng đáng tư cách con người.
II/ Chương trình lễ hội tại giáo xứ Bắc Dũng
18g00: Nhạc nền tạo bầu khí lễ hội - (danh ngôn về Mẹ - powerpoint )
19g00: Khai mạc lễ hội
19g05: Bài ca khởi động
19g15: Múa lân chào đón mọi người
19g20: Tặng quà, hoa cho Mẹ, cho Bà
19g25: “Có mẹ trong đời” - (powerpoint)
19g30: Thiếu nhi biểu diễn thời trang
19g40: Trò chơi có thưởng: Mẹ con đọc kinh chung - chia bè (1)
20g05: “Tâm tình của mẹ” - (powerpoint)
20g10: Thiếu nhi múa: “Lòng Mẹ”
20g20: Trò chơi có thưởng: Mẹ con hát chung – solo (2)
20g45: “Thương mẹ nhiều, mẹ ơi” - (powerpoint)
20g50: Hát về mẹ - (tự do)
21g00: Kết thúc
Ghi chú:
(1) Trò chơi “Mẹ con đọc kinh” - điều kiện dự thi: Hai người (mẹ hoặc bà) và (con hoặc cháu dưới 5 tuổi) lên sân khấu chia hai bè – mẹ hoặc bà một bè, con hoặc cháu một bè đọc những kinh sau đây: 1 kinh lạy cha, 3 kinh kính mừng và 1 kinh sáng danh. Cặp nào đọc rõ ràng, hay nhất được giải thưởng.
(2) Trò chơi “ Mẹ con hát” - điều kiện dự thi: Hai người (mẹ hoặc bà) và (con hoặc cháu dưới 10 tuổi) lên sân khấu hát chung một bài ca đời hoặc đạo, nhưng con hoặc cháu sẽ solo phần phiên khúc (tối thiểu 2 phiên khúc).
Linh mục Vinhsơn Nguyễn Thế Thủ