Dan Lee
03-07-2011, 07:38 AM
Bụi tro
Suy tư Mùa Chay
“Người ơi hãy nhớ, mình là bụi tro
Một mai người sẽ trở về bụi tro” (Thánh ca)
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vannam33/ash_wednesday_child.jpg
Bài thánh ca đã trở thành quen thuộc mỗi khi Mùa Chay về. Lời ca đơn sơ mà da diết, bi ai mà thiết thực, nhắc chúng ta nhớ về thân phận con người.
Trong nghi thức khai mạc Mùa Chay, các tín hữu Công giáo, từ giáo hoàng, giám mục, linh mục đến giáo dân, mọi người đều khiêm hạ nhận lấy một chút tro trên đầu. Người giàu cũng như người nghèo, người già cũng như người trẻ, hết thảy đều nhận mình là thân phận bụi đất, hư vô. Nghi thức này thật cảm động, vừa diễn tả lòng sám hối, vừa nói lên nguồn gốc tro bụi của mình. Bụi tro xem ra đơn giản là thế mà lại gợi ý suy tư với bao điều sâu sắc.
1- Bụi tro nhắc nhở chúng ta sự mỏng giòn của kiếp người
Tro là phần còn lại của một số chất liệu sau khi đã bị lửa thiêu rụi. Tiền thân của tro có thể là những đồ vật một thời quý giá, sang trọng, có thể là những bông hoa một thời kiêu sa, rực rỡ. Thế rồi, với tác động của ngọn lửa, những gì là rực rỡ không còn, những gì là kiêu sa đã mất, còn lại chỉ là nắm tro tàn vô dụng. Phụng vụ khuyên đốt những cành lá sử dụng trong chúa nhật lễ Lá năm trước để lấy tro dùng trong nghi thức làm phép và xức tro. Những cành lá nhắc lại lời tung hô của người dân thành Giêrusalem khi Đức Giêsu tiến vào thành thánh. Như những cành lá xanh tươi mau khô héo do tác động của thời gian, những lời ca tụng con người dành cho nhau sớm bị lãng quên vì chỉ nhất thời. Nếu có rất nhiều người tung hô Đức Giêsu khi Người vào thành thánh ngày chúa nhật lễ Lá, thì cũng có khá đông những cánh tay giơ lên chiều thứ sáu để đòi lên án tử cho Người. Khoảng cách cho một cành lá từ lúc xanh tươi đến lúc héo tàn mỏng manh là thế.
Khi tham dự nghi thức hỏa táng một người thân, chúng ta cảm nghiệm cách sâu xa sự mỏng giòn của thân phận con người. Chỉ sau vài giờ đồng hồ, ngọn lửa đã biến thân xác con người trở thành tro bụi. Vẻ đẹp đẽ xinh tươi sẽ không còn; giàu sang phú quý sẽ biến mất. Những hộp hài cốt đặt để gần nhau trong ngôi “nhà tưởng niệm” cho thấy, sau khi chết, con người chẳng còn chi khác biệt. Giàu sang, nghèo hèn có cùng một địa chỉ; yêu thương thù ghét cùng một chốn đi về.
Như một đoá hoa vô thường, cuộc đời mỏng manh, nay còn mai mất. Mỗi ngày qua đi, thân xác con người thay đổi, rồi đến mùa thu cuộc đời, họ trở nên tàn tạ.
Vượt lên thân phận mỏng giòn chóng qua của kiếp con người, đức tin công giáo hướng chúng ta về những giá trị vĩnh cửu. Quả vậy, nếu thân xác con người như đoá phù dung sớm nở tối tàn, thì linh hồn con người lại trường tồn bất tử. Nếu cuộc sống thế gian dừng lại khi con người nhắm mắt xuôi tay, thì cuộc sống vĩnh cửu lại khởi đầu lúc con người giã biệt trần thế. Phủ nhận linh hồn bất tử, con người sẽ bất hạnh, vì sau khi chết, họ trở về với hư vô. Không tin Thiên Chúa hiện hữu, người ta sẽ sống trong vô vọng, vì không tìm đâu được lý tưởng cuộc đời.
2- Bụi tro nhắc nhở chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Đấng Vĩnh cửu
Tác giả sách Sáng thế nói với chúng ta, thân xác con người được tạo thành từ bùn đất, rồi con người sẽ trở về với đất, vì từ đất mà ra. “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). “Con người” chỉ khác với đất là có hơi thở. Chính Thiên Chúa đã “thổi hồn” cho đất để đất trở nên người. Đất với người từ đó mà có duyên nợ, luôn gắn liền với nhau. Con người sống nhờ đất khi thọ hưởng biết bao hoa màu từ đó, rồi cũng chết vì đất khi đổ mồ hôi trán để tồn tại và mưu sinh. Đất là chỗ đứng chắc chắn cho bước chân người khi họ còn sống; Đất mở rộng vòng tay đưa con người trở về an nghỉ khi họ từ giã cuộc đời. Hành trình con người khởi đi từ đất, qua một chuỗi những tháng ngày vui tươi đau khổ, hân hoan, thất vọng, rồi con người lại trở về với… đất. Cách trình bày của tác giả sách Sáng thế cho ta thấy tình thương bao la của Thiên Chúa. Con người là một tác phẩm do chính Chúa tạo nên. Ngài như một người thợ thủ công lành nghề, khéo léo nhào nắn đất để tạo nên hình dạng con người. Với tình yêu thương, Ngài chăm sóc và ban cho con người hơi thở. Hơi thở ấy chính là hơi thở của Ngài. Thật kỳ diệu khi được biết sự sống của chúng ta chính là hơi thở của Thiên Chúa. Nhờ hơi thở của Chúa mà con người trở nên cao cả, tuy được nắn từ bùn đất. Sau cuộc đời lo toan giữa nhân tình thế thái, con người trước khi về với đất “trút linh hồn”, trả lại “hơi thở” cho Chúa, trong tâm tình biết ơn trìu mến, như người con phó thác trọn vẹn nơi Cha mình.
3- Bụi tro nhắc chúng ta sống tốt cuộc đời tạm này
Khi ý thức được sự mỏng giòn chóng qua của thân phận con người, chúng ta chọn lựa và gắn bó với những giá trị trường tồn vĩnh cửu. Của cải vật chất chỉ là phương tiện Chúa ban để chúng ta sống xứng với phẩm giá con người và để giúp đỡ anh chị em. Chúng ta không thể mang theo chúng khi giã biệt cõi đời. Cánh tay buông thõng của người vừa trút hơi thở cuối cùng cho thấy, con người đến thế gian với hai bàn tay trắng, nay trở về với cát bụi cũng chỉ là tay không. Thật bất hạnh cho những ai coi tiền bạc của cải như những chiếc “phao cứu hộ” vào lúc cuối đời.
Vì những lợi lộc trần gian mà không thiếu người dùng mọi mưu mô mánh lới. Vì vinh quang nhất thời mà có người đã coi nhẹ lương tâm. Bụi tro nhắc chúng ta những vinh quang trần thế cũng chỉ như đoá hoa rực rỡ hôm nay, ngày mai sẽ trở thành tro bụi. Chỉ có tình Chúa tình người mới lâu bền tồn tại, mãi đến thiên thu.
Nếu bàn bay buông thõng của người vừa nằm xuống chẳng mang theo được gì khi tạm biệt cõi đời, thì những công phúc họ đã thực hiện ở đời này lại theo họ mãi mãi (x. Kh 14,13). Vì vậy, trong cuộc đời quá ngắn ngủi này, chúng ta được kêu gọi tận dụng thời gian để sống tình nhân ái với nhau. Hãy thôi những bon chen lừa lọc vì cuộc đời chẳng là mấy. Hãy dừng những toan tính nhỏ nhen vì chẳng ai sống mãi trên đời. Thấy rõ cuộc sống chóng qua giúp ta thiện chí sống bao dung quảng đại. “Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”. “Tiếng” đây là lòng nhân hậu, là đạo đức của con người. Một người sống tốt lành, khi thân xác của họ đã an nghỉ trong lòng đất, cái đức của họ vẫn còn. Họ vẫn được lưu danh với thời gian.
“Người ơi hãy nhớ, mình là bụi tro
Một mai người sẽ trở về bụi tro”
Lời ca đơn sơ mà da diết, bi ai mà thiết thực, nhắc chúng ta nhớ về thân phận con người, hướng chúng ta về với Đấng Vĩnh Cửu qua những thực hành cụ thể của cuộc sống hôm nay.
+ Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Hải Phòng
Suy tư Mùa Chay
“Người ơi hãy nhớ, mình là bụi tro
Một mai người sẽ trở về bụi tro” (Thánh ca)
http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/vannam33/ash_wednesday_child.jpg
Bài thánh ca đã trở thành quen thuộc mỗi khi Mùa Chay về. Lời ca đơn sơ mà da diết, bi ai mà thiết thực, nhắc chúng ta nhớ về thân phận con người.
Trong nghi thức khai mạc Mùa Chay, các tín hữu Công giáo, từ giáo hoàng, giám mục, linh mục đến giáo dân, mọi người đều khiêm hạ nhận lấy một chút tro trên đầu. Người giàu cũng như người nghèo, người già cũng như người trẻ, hết thảy đều nhận mình là thân phận bụi đất, hư vô. Nghi thức này thật cảm động, vừa diễn tả lòng sám hối, vừa nói lên nguồn gốc tro bụi của mình. Bụi tro xem ra đơn giản là thế mà lại gợi ý suy tư với bao điều sâu sắc.
1- Bụi tro nhắc nhở chúng ta sự mỏng giòn của kiếp người
Tro là phần còn lại của một số chất liệu sau khi đã bị lửa thiêu rụi. Tiền thân của tro có thể là những đồ vật một thời quý giá, sang trọng, có thể là những bông hoa một thời kiêu sa, rực rỡ. Thế rồi, với tác động của ngọn lửa, những gì là rực rỡ không còn, những gì là kiêu sa đã mất, còn lại chỉ là nắm tro tàn vô dụng. Phụng vụ khuyên đốt những cành lá sử dụng trong chúa nhật lễ Lá năm trước để lấy tro dùng trong nghi thức làm phép và xức tro. Những cành lá nhắc lại lời tung hô của người dân thành Giêrusalem khi Đức Giêsu tiến vào thành thánh. Như những cành lá xanh tươi mau khô héo do tác động của thời gian, những lời ca tụng con người dành cho nhau sớm bị lãng quên vì chỉ nhất thời. Nếu có rất nhiều người tung hô Đức Giêsu khi Người vào thành thánh ngày chúa nhật lễ Lá, thì cũng có khá đông những cánh tay giơ lên chiều thứ sáu để đòi lên án tử cho Người. Khoảng cách cho một cành lá từ lúc xanh tươi đến lúc héo tàn mỏng manh là thế.
Khi tham dự nghi thức hỏa táng một người thân, chúng ta cảm nghiệm cách sâu xa sự mỏng giòn của thân phận con người. Chỉ sau vài giờ đồng hồ, ngọn lửa đã biến thân xác con người trở thành tro bụi. Vẻ đẹp đẽ xinh tươi sẽ không còn; giàu sang phú quý sẽ biến mất. Những hộp hài cốt đặt để gần nhau trong ngôi “nhà tưởng niệm” cho thấy, sau khi chết, con người chẳng còn chi khác biệt. Giàu sang, nghèo hèn có cùng một địa chỉ; yêu thương thù ghét cùng một chốn đi về.
Như một đoá hoa vô thường, cuộc đời mỏng manh, nay còn mai mất. Mỗi ngày qua đi, thân xác con người thay đổi, rồi đến mùa thu cuộc đời, họ trở nên tàn tạ.
Vượt lên thân phận mỏng giòn chóng qua của kiếp con người, đức tin công giáo hướng chúng ta về những giá trị vĩnh cửu. Quả vậy, nếu thân xác con người như đoá phù dung sớm nở tối tàn, thì linh hồn con người lại trường tồn bất tử. Nếu cuộc sống thế gian dừng lại khi con người nhắm mắt xuôi tay, thì cuộc sống vĩnh cửu lại khởi đầu lúc con người giã biệt trần thế. Phủ nhận linh hồn bất tử, con người sẽ bất hạnh, vì sau khi chết, họ trở về với hư vô. Không tin Thiên Chúa hiện hữu, người ta sẽ sống trong vô vọng, vì không tìm đâu được lý tưởng cuộc đời.
2- Bụi tro nhắc nhở chúng ta nhận ra Thiên Chúa là Đấng Vĩnh cửu
Tác giả sách Sáng thế nói với chúng ta, thân xác con người được tạo thành từ bùn đất, rồi con người sẽ trở về với đất, vì từ đất mà ra. “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). “Con người” chỉ khác với đất là có hơi thở. Chính Thiên Chúa đã “thổi hồn” cho đất để đất trở nên người. Đất với người từ đó mà có duyên nợ, luôn gắn liền với nhau. Con người sống nhờ đất khi thọ hưởng biết bao hoa màu từ đó, rồi cũng chết vì đất khi đổ mồ hôi trán để tồn tại và mưu sinh. Đất là chỗ đứng chắc chắn cho bước chân người khi họ còn sống; Đất mở rộng vòng tay đưa con người trở về an nghỉ khi họ từ giã cuộc đời. Hành trình con người khởi đi từ đất, qua một chuỗi những tháng ngày vui tươi đau khổ, hân hoan, thất vọng, rồi con người lại trở về với… đất. Cách trình bày của tác giả sách Sáng thế cho ta thấy tình thương bao la của Thiên Chúa. Con người là một tác phẩm do chính Chúa tạo nên. Ngài như một người thợ thủ công lành nghề, khéo léo nhào nắn đất để tạo nên hình dạng con người. Với tình yêu thương, Ngài chăm sóc và ban cho con người hơi thở. Hơi thở ấy chính là hơi thở của Ngài. Thật kỳ diệu khi được biết sự sống của chúng ta chính là hơi thở của Thiên Chúa. Nhờ hơi thở của Chúa mà con người trở nên cao cả, tuy được nắn từ bùn đất. Sau cuộc đời lo toan giữa nhân tình thế thái, con người trước khi về với đất “trút linh hồn”, trả lại “hơi thở” cho Chúa, trong tâm tình biết ơn trìu mến, như người con phó thác trọn vẹn nơi Cha mình.
3- Bụi tro nhắc chúng ta sống tốt cuộc đời tạm này
Khi ý thức được sự mỏng giòn chóng qua của thân phận con người, chúng ta chọn lựa và gắn bó với những giá trị trường tồn vĩnh cửu. Của cải vật chất chỉ là phương tiện Chúa ban để chúng ta sống xứng với phẩm giá con người và để giúp đỡ anh chị em. Chúng ta không thể mang theo chúng khi giã biệt cõi đời. Cánh tay buông thõng của người vừa trút hơi thở cuối cùng cho thấy, con người đến thế gian với hai bàn tay trắng, nay trở về với cát bụi cũng chỉ là tay không. Thật bất hạnh cho những ai coi tiền bạc của cải như những chiếc “phao cứu hộ” vào lúc cuối đời.
Vì những lợi lộc trần gian mà không thiếu người dùng mọi mưu mô mánh lới. Vì vinh quang nhất thời mà có người đã coi nhẹ lương tâm. Bụi tro nhắc chúng ta những vinh quang trần thế cũng chỉ như đoá hoa rực rỡ hôm nay, ngày mai sẽ trở thành tro bụi. Chỉ có tình Chúa tình người mới lâu bền tồn tại, mãi đến thiên thu.
Nếu bàn bay buông thõng của người vừa nằm xuống chẳng mang theo được gì khi tạm biệt cõi đời, thì những công phúc họ đã thực hiện ở đời này lại theo họ mãi mãi (x. Kh 14,13). Vì vậy, trong cuộc đời quá ngắn ngủi này, chúng ta được kêu gọi tận dụng thời gian để sống tình nhân ái với nhau. Hãy thôi những bon chen lừa lọc vì cuộc đời chẳng là mấy. Hãy dừng những toan tính nhỏ nhen vì chẳng ai sống mãi trên đời. Thấy rõ cuộc sống chóng qua giúp ta thiện chí sống bao dung quảng đại. “Hổ chết để da, người ta chết để tiếng”. “Tiếng” đây là lòng nhân hậu, là đạo đức của con người. Một người sống tốt lành, khi thân xác của họ đã an nghỉ trong lòng đất, cái đức của họ vẫn còn. Họ vẫn được lưu danh với thời gian.
“Người ơi hãy nhớ, mình là bụi tro
Một mai người sẽ trở về bụi tro”
Lời ca đơn sơ mà da diết, bi ai mà thiết thực, nhắc chúng ta nhớ về thân phận con người, hướng chúng ta về với Đấng Vĩnh Cửu qua những thực hành cụ thể của cuộc sống hôm nay.
+ Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Hải Phòng