Dan Lee
03-08-2011, 10:58 PM
Chúa Nhật I Mùa Chay - Năm A
ĐOẠT LẤY ĐỊA VỊ
Năm A này dành hết cho việc đọc sách Tin Mừng theo thánh Matthêu về những cám dỗ của Đức Giêsu và sự biến hình của Người. Rồi, chúng ta sẽ có ba tin mừng lớn của Thánh Gioan, theo truyền thống, chuẩn bị cho ‘lễ thanh tẩy’: nước hằng sống của người nữ Samari, người mù từ lúc mới sinh được sáng mắt và Ladarô sống lại. Hôm nay, đây là cuộc chiến đấu lớn lao của Đức Giêsu…sự mời gọi khẩn thiết đi vào trong cuộc chiến đấu riêng của chúng ta trong Mùa Chay.
Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ.
Ba tác giả Tin Mừng nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa sự cám dỗ Chúa và phép rửa của Người. Về lịch sử, chắc rằng Đức Giêsu đã muốn thực hiện một thứ "tĩnh tâm" trước khi khởi đầu tác vụ của mình. "Hoang địa" là nơi đã tìm thấy thật sự hay dành cho việc đó: nỗi cô liêu và thanh tĩnh mà con người thấy mình đối diện một cách khắt khe với chính mình, mà không có lối tránh né, và tất cả những mặt nạ mà xã hội đem đến cho ta. Matthêu cũng như hai tác giả Tin Mừng kia, đều nhấn mạnh là Đức Giêsu được Thần Khí dẫn đến hoang địa này. Cám dỗ là một phần trong dự tính của Thiên Chúa cho Con Người. Và ở đây chúng ta cũng vậy, chúng ta được cho biết là phép thanh tẩy không làm cho một ai trong chúng ta được miễn trừ không phải chịu các thử thách.
Quả thực, ngoài ý nghĩa có phần ngây thơ của từ "cám dỗ", Kinh Thánh sử dụng từ này để chỉ "thử thách". Theo nghĩa này, cám dỗ có một cái gì tích cực. Không phải là một tình yêu được thử thách để biết xem nó có thực sự vững bền và chân thật sao? Như thế Đức Giêsu sắp chịu thử thách bởi chính Thánh Thần của Thiên Chúa, cũng như thể xưa kia dân Do Thái trong hoang địa với cuộc Xuất Hành: "Thiên Chúa của anh em đã dẫn anh em đi suốt bốn mươi năm nay trong sa mạc, để bắt anh em phải cùng cực; như vậy người thử thách anh em để biết lòng dạ anh em, xem anh em có giữ các mệnh lệnh của người hay không? (Đnl 8,2).
Xin Thánh Thần giúp chúng ta xem xét những thử thách của chúng ta theo cách thế tích cực này; trong khi nghĩ rằng Đức Giêsu, người Con hoàn toàn, người công chính vẹn toàn, đã tìm thấy trong những thử thách của con người, sự nâng cao chính tình yêu của Người, của lòng trung tín của Người với Chúa Cha.
Người ăn chay ròng rã bốn mươi ngày và sau đó Người thấy đói.
Trong câu truyện của Matthêu, ta không phải tìm trước hết một sự mô tả cụ thể về "điều đã xảy ra". Đàng sau những chi tiết, ta cần khám phá ra một ý nghĩa thần học. Matthêu rõ ràng đã đạo diễn, trong khúc đầu cuộc đời công khai của Đức Giêsu, những cám dỗ mà thực sự người đã cảm nghiệm trong suốt cuộc đời mình: lúc nào cũng vậy, Đức Giêsu phải tự bênh vực khi sử dụng thiên tính của mình để tránh cho mình khỏi những lo âu của con người (Mt 12,24-30; 16,23; 26-59 - 27-40).
Kiểu nói “bốn mười ngày và bốn mươi đêm" chẳng hạn, là một phần của kiểu nói biểu tượng của Kinh Thánh: con số ước lệ chỉ thời gian cần thiết cho sự trưởng thành của đời người. "Bốn mươi" là thời gian Israel ở trong sa mạc, thời gian đi của ngôn sứ Elia đến Núi Chúa, thời gian của Đấng Phục sinh hiện ra. (Đnl 8,1-5; 1V 19,8; Cv 1,3).
Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!
Không cần phải làm dịu Tin Mừng đi; ngay như nếu có thể giải thích bằng nhiều cách, để có thể áp dụng vào cuộc sống chúng ta trên nhiều diện khác nhau, sự cám dỗ đầu tiên này của Đức Giêsu, chẳng hạn, không có lý do nào để nghĩ rằng nó chỉ có tính cách thiêng liêng mà thôi: Đức Giêsu đã thực sự thấy đói, trong quá trình cuộc đời mình. Người đã bị đụng chạm đến, bị nao núng, bị dày xé ở ngay chính thân xác mình... và không phải chỉ trong quá trình một cuộc ăn chay khắc khổ trong hơn một tháng. Cám dỗ đầu tiên là cám dỗ chống lại sự cậy trông: người ta lồng lộn trước thử thách, trước đau khổ; người ta xin Chúa bỏ đi tất cả những gì gây đau khổ cho chúng ta. Sự xấu mà chúng ta phải chịu, sự xấu tác động đến những kẻ vô tội, cái đói bất công của một bộ phận trong nhân loại, đấy là sự phản kháng lớn lao và sự phản kháng đầu tiên chống lại Thiên Chúa. Lúc đó người ta bị cám dỗ cáo giác Thiên Chúa... hoặc là xin Người giải quyết trực tiếp những vấn đề của chúng ta.
Cám dỗ đầu tiên có thể được giải thích qua cuộc tranh chấp giữa xác thịt và tinh thần. Các giác quan của chúng ta cảm thấy đói, và chúng ta đi tìm các thực phẩm trần thế để làm dịu cơn đói. Và đó là điều tốt, làm đẹp lòng Thiên Chúa. Nhưng trong lãnh vực này đặc biệt, chúng ta biểu sự tự chủ cạnh ta: sự vui thỏa dễ dãi không nỗ lực xây dựng những người đàn ông và đàn bà có một giá trị.
Xã hội tiêu thụ với chủ nghĩa duy vật thực tiễn, có nguy cơ hạ thấp con người xuống ngang mức với tầm vóc sơ đẳng nhất.
Nhưng Người đáp: "Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời Thiên Chúa phán ra" (Đnl 8,3).
Ba câu trả lời Của Đức Giêsu cho kẻ cám dỗ được rút ra từ trong sách Đệ Nhị Luật. Kinh Thánh đề ra một cách đọc lại thần học về 40 năm cuộc đời trong sa mạc Sinai, và những đòi hỏi của Giao ước. Đức Giêsu được giới thiệu đây như một Israel mới. Nhưng Đức Giêsu là người chiến thắng, trong khi dân Thiên Chúa, bị thử thách vì đói và khát, đã sa ngã trong khi lẩm bẩm kêu trách Chúa (Xh 6,8). Câu trả lời của Đức Giêsu luôn luôn có tính thời sự, và chất vấn chúng ta một cách mạnh mẽ: chúng ta cảm thấy đói cái gì nhất? Những thỏa mãn trần thế có thể sẽ khiến chúng ta hư mất? Hay lời Thiên Chúa có thể cứu chúng ta khỏi mọi thử thách? Lạy Chúa, xin giúp chúng con, tin cậy vào Chúa cho đến cùng. Xin ban cho chúng con lòng cậy trông.
Sau đó quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: Nếu ông là Con Thiên Chúa. thì gieo mình, xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn thỏi vấp chân vào đá (Tv 91,11-12). Nhưng cũng có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi (Đnl 6,16)
Nếu sự đau khổ (cơn đói) thử thách lòng tin của chúng ta vào Chúa, thì bây giờ đây là cám dỗ thứ hai, có tính điển hình của dân Chúa, của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, và của những tín hữu chúng ta; đó là thử thách về lòng tin. Israel trong sa mạc 40 năm đã xin Chúa cho những dấu hiệu lạ lùng để Thiên Chúa chứng tỏ là mình có hiện hữu không! Chúa có ở với chúng tôi không, có hay không? (Xh 17,1-7). Và Đức Giêsu, suốt cuộc đời Người đã bị cám dỗ thoát ra khỏi thân phận con người của mình, đạt tới kết quả sau cùng của sứ mệnh Người bằng các phương tiện dễ dãi là phép lạ: công luận của thời đại người ta trông đợi một Đấng Mêsia siêu việt, Người sẽ tỏ ra một cách rõ ràng quyền năng của Thiên Chúa; có lời cho những tín hữu bằng cách thực hiện những dấu hiệu chói lòa: họ xin Đức Giêsu cho họ một dấu chỉ xuống từ trời (Mt 16,1; 12,39; 24,3).
Bằng tất cả sức mạnh sống động của con người trai trẻ và năng động, Đức Giêsu đã luôn bị cám dỗ để làm ra vẻ Thiên Chúa Toàn Năng. Và không phải là không bị dày xé mà Người đã chọn làm Đấng Mêsia nghèo nàn, bị hạ nhục bị đè nén bởi đám đông và những nhà chức trách ở thời Người.
Mọi tín hữu đến lượt mình đều phải chờ đợi lúc mình phải chịu cám dỗ "chống lại lòng tin" này: đó là sự cám dỗ và sự chân không, cái ấn tượng gieo mình vào chân không khi người ta tin vào Chúa. Người ta có lẽ muốn rằng Thiên Chúa phải hiển nhiên hơn. Và Người là Thiên Chúa ẩn giấu. Có lẽ người ta muốn cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa trong những kinh nguyện hay trong việc phụng tự của chúng ta. Và Thiên Chúa thinh lặng... và sự "tự mập mờ" không làm cho người ta thích thú. Thiên Chúa không gây thú vị lắm bởi vì Người không đáp ứng cho họ những chuẩn mực của chúng ta. Có lẽ người ta muốn tác động lên Người, làm ra một Thiên Chúa phục vụ chúng ta, một Thiên Chúa có lẽ làm chân chúng ta khỏi vấp vào đá trên đường đi. Và Thiên Chúa để cho chúng ta tự trị và tự chịu trách nhiệm: chính bạn, bạn hãy tránh những hòn đá và nếu bạn vấp phải, đừng chờ phép lạ: nhưng không phải vì thế mà Tôi không hiện hữu... bởi vì Tôi là thực thể hoàn toàn khác. Lạy Chúa, xin giúp con tin tưởng. Xin cho chúng con đức tin.
Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó nếu ông sấp mình bái lạy tôi. Đức Giêsu liến nói: Xatan kia, kéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi. Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các thiên sứ tiến đến hầu hạ Người.
Ta hãy lột bỏ tất cả những tưởng tượng về các biểu tượng ấu trĩ quá đơn giản. Thật hiển nhiên là Matthêu, không hơn chúng ta, đã không bị lừa về ngôn từ của nó. Không có ngọn núi nào ở thế gian mà từ đó người ta có thể trông thấy "tất cả" các nước trên trái đất! Đó là một cách nói. Đó là một thị kiến nội tâm, mà không phải là một hiện tượng vật lý. Sau thử thách về lòng cậy trông và lòng tin, thì đây có lẽ là ‘thử thách về tình yêu’. Dân Israel trong cuộc xuất hành của mình, bị cám dỗ bỏ giao ước, một hôn ước tình yêu với Thiên Chúa thật, để hiến thân cho các "thần tượng” ngoại tình một cách nào đó (Xh 23,20-33). Thứ ngôn từ biểu trưng của Matthêu, nó có sức gợi cảm mạnh mẽ biết mấy! Xatan đã đòi các vương quốc trên thế gian làm tài sản riêng của nó. Nó là chủ, là ông hoàng của thế giới này. Đức Giêsu đã lột mặt nạ đối phương. Ở đây Chúa Giêsu, chỉ thẳng tên Xa-tan; đó là một tên phản Thiên Chúa! Chính y là kẻ đòi loài người phải thờ phụng y.
Đúng thế, chúng ta bị cám dỗ Thiên Chúa hóa tất mọi sự vật. Đông đảo biết bao các thần tượng của chúng ta. Tất cả những thứ luôn cố đoạt lấy địa vị của Thiên Chúa: tiền bạc, tiện nghi, uy tín, thống trị, quyền lực, thú vui, các ý thức hệ, môi trường của chúng ta... hay là nhiều thứ ba láp này kia mà chúng ta gán cho tầm quan trọng lớn lao biết bao!
Chỉ một mình Thiên Chúa là Thiên Chúa. Mùa chay này được ban cho chúng ta để chúng ta được giải thoát những thần linh giả.
Noel Quession
ĐOẠT LẤY ĐỊA VỊ
Năm A này dành hết cho việc đọc sách Tin Mừng theo thánh Matthêu về những cám dỗ của Đức Giêsu và sự biến hình của Người. Rồi, chúng ta sẽ có ba tin mừng lớn của Thánh Gioan, theo truyền thống, chuẩn bị cho ‘lễ thanh tẩy’: nước hằng sống của người nữ Samari, người mù từ lúc mới sinh được sáng mắt và Ladarô sống lại. Hôm nay, đây là cuộc chiến đấu lớn lao của Đức Giêsu…sự mời gọi khẩn thiết đi vào trong cuộc chiến đấu riêng của chúng ta trong Mùa Chay.
Bấy giờ Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ.
Ba tác giả Tin Mừng nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa sự cám dỗ Chúa và phép rửa của Người. Về lịch sử, chắc rằng Đức Giêsu đã muốn thực hiện một thứ "tĩnh tâm" trước khi khởi đầu tác vụ của mình. "Hoang địa" là nơi đã tìm thấy thật sự hay dành cho việc đó: nỗi cô liêu và thanh tĩnh mà con người thấy mình đối diện một cách khắt khe với chính mình, mà không có lối tránh né, và tất cả những mặt nạ mà xã hội đem đến cho ta. Matthêu cũng như hai tác giả Tin Mừng kia, đều nhấn mạnh là Đức Giêsu được Thần Khí dẫn đến hoang địa này. Cám dỗ là một phần trong dự tính của Thiên Chúa cho Con Người. Và ở đây chúng ta cũng vậy, chúng ta được cho biết là phép thanh tẩy không làm cho một ai trong chúng ta được miễn trừ không phải chịu các thử thách.
Quả thực, ngoài ý nghĩa có phần ngây thơ của từ "cám dỗ", Kinh Thánh sử dụng từ này để chỉ "thử thách". Theo nghĩa này, cám dỗ có một cái gì tích cực. Không phải là một tình yêu được thử thách để biết xem nó có thực sự vững bền và chân thật sao? Như thế Đức Giêsu sắp chịu thử thách bởi chính Thánh Thần của Thiên Chúa, cũng như thể xưa kia dân Do Thái trong hoang địa với cuộc Xuất Hành: "Thiên Chúa của anh em đã dẫn anh em đi suốt bốn mươi năm nay trong sa mạc, để bắt anh em phải cùng cực; như vậy người thử thách anh em để biết lòng dạ anh em, xem anh em có giữ các mệnh lệnh của người hay không? (Đnl 8,2).
Xin Thánh Thần giúp chúng ta xem xét những thử thách của chúng ta theo cách thế tích cực này; trong khi nghĩ rằng Đức Giêsu, người Con hoàn toàn, người công chính vẹn toàn, đã tìm thấy trong những thử thách của con người, sự nâng cao chính tình yêu của Người, của lòng trung tín của Người với Chúa Cha.
Người ăn chay ròng rã bốn mươi ngày và sau đó Người thấy đói.
Trong câu truyện của Matthêu, ta không phải tìm trước hết một sự mô tả cụ thể về "điều đã xảy ra". Đàng sau những chi tiết, ta cần khám phá ra một ý nghĩa thần học. Matthêu rõ ràng đã đạo diễn, trong khúc đầu cuộc đời công khai của Đức Giêsu, những cám dỗ mà thực sự người đã cảm nghiệm trong suốt cuộc đời mình: lúc nào cũng vậy, Đức Giêsu phải tự bênh vực khi sử dụng thiên tính của mình để tránh cho mình khỏi những lo âu của con người (Mt 12,24-30; 16,23; 26-59 - 27-40).
Kiểu nói “bốn mười ngày và bốn mươi đêm" chẳng hạn, là một phần của kiểu nói biểu tượng của Kinh Thánh: con số ước lệ chỉ thời gian cần thiết cho sự trưởng thành của đời người. "Bốn mươi" là thời gian Israel ở trong sa mạc, thời gian đi của ngôn sứ Elia đến Núi Chúa, thời gian của Đấng Phục sinh hiện ra. (Đnl 8,1-5; 1V 19,8; Cv 1,3).
Bấy giờ tên cám dỗ đến gần Người và nói: Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì truyền cho những hòn đá này hóa bánh đi!
Không cần phải làm dịu Tin Mừng đi; ngay như nếu có thể giải thích bằng nhiều cách, để có thể áp dụng vào cuộc sống chúng ta trên nhiều diện khác nhau, sự cám dỗ đầu tiên này của Đức Giêsu, chẳng hạn, không có lý do nào để nghĩ rằng nó chỉ có tính cách thiêng liêng mà thôi: Đức Giêsu đã thực sự thấy đói, trong quá trình cuộc đời mình. Người đã bị đụng chạm đến, bị nao núng, bị dày xé ở ngay chính thân xác mình... và không phải chỉ trong quá trình một cuộc ăn chay khắc khổ trong hơn một tháng. Cám dỗ đầu tiên là cám dỗ chống lại sự cậy trông: người ta lồng lộn trước thử thách, trước đau khổ; người ta xin Chúa bỏ đi tất cả những gì gây đau khổ cho chúng ta. Sự xấu mà chúng ta phải chịu, sự xấu tác động đến những kẻ vô tội, cái đói bất công của một bộ phận trong nhân loại, đấy là sự phản kháng lớn lao và sự phản kháng đầu tiên chống lại Thiên Chúa. Lúc đó người ta bị cám dỗ cáo giác Thiên Chúa... hoặc là xin Người giải quyết trực tiếp những vấn đề của chúng ta.
Cám dỗ đầu tiên có thể được giải thích qua cuộc tranh chấp giữa xác thịt và tinh thần. Các giác quan của chúng ta cảm thấy đói, và chúng ta đi tìm các thực phẩm trần thế để làm dịu cơn đói. Và đó là điều tốt, làm đẹp lòng Thiên Chúa. Nhưng trong lãnh vực này đặc biệt, chúng ta biểu sự tự chủ cạnh ta: sự vui thỏa dễ dãi không nỗ lực xây dựng những người đàn ông và đàn bà có một giá trị.
Xã hội tiêu thụ với chủ nghĩa duy vật thực tiễn, có nguy cơ hạ thấp con người xuống ngang mức với tầm vóc sơ đẳng nhất.
Nhưng Người đáp: "Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời Thiên Chúa phán ra" (Đnl 8,3).
Ba câu trả lời Của Đức Giêsu cho kẻ cám dỗ được rút ra từ trong sách Đệ Nhị Luật. Kinh Thánh đề ra một cách đọc lại thần học về 40 năm cuộc đời trong sa mạc Sinai, và những đòi hỏi của Giao ước. Đức Giêsu được giới thiệu đây như một Israel mới. Nhưng Đức Giêsu là người chiến thắng, trong khi dân Thiên Chúa, bị thử thách vì đói và khát, đã sa ngã trong khi lẩm bẩm kêu trách Chúa (Xh 6,8). Câu trả lời của Đức Giêsu luôn luôn có tính thời sự, và chất vấn chúng ta một cách mạnh mẽ: chúng ta cảm thấy đói cái gì nhất? Những thỏa mãn trần thế có thể sẽ khiến chúng ta hư mất? Hay lời Thiên Chúa có thể cứu chúng ta khỏi mọi thử thách? Lạy Chúa, xin giúp chúng con, tin cậy vào Chúa cho đến cùng. Xin ban cho chúng con lòng cậy trông.
Sau đó quỷ đem Người đến thành thánh, và đặt Người trên nóc đền thờ, rồi nói với Người: Nếu ông là Con Thiên Chúa. thì gieo mình, xuống đi! Vì đã có lời chép rằng: Thiên Chúa sẽ truyền thiên sứ lo cho bạn, và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn thỏi vấp chân vào đá (Tv 91,11-12). Nhưng cũng có lời chép rằng: Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi (Đnl 6,16)
Nếu sự đau khổ (cơn đói) thử thách lòng tin của chúng ta vào Chúa, thì bây giờ đây là cám dỗ thứ hai, có tính điển hình của dân Chúa, của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, và của những tín hữu chúng ta; đó là thử thách về lòng tin. Israel trong sa mạc 40 năm đã xin Chúa cho những dấu hiệu lạ lùng để Thiên Chúa chứng tỏ là mình có hiện hữu không! Chúa có ở với chúng tôi không, có hay không? (Xh 17,1-7). Và Đức Giêsu, suốt cuộc đời Người đã bị cám dỗ thoát ra khỏi thân phận con người của mình, đạt tới kết quả sau cùng của sứ mệnh Người bằng các phương tiện dễ dãi là phép lạ: công luận của thời đại người ta trông đợi một Đấng Mêsia siêu việt, Người sẽ tỏ ra một cách rõ ràng quyền năng của Thiên Chúa; có lời cho những tín hữu bằng cách thực hiện những dấu hiệu chói lòa: họ xin Đức Giêsu cho họ một dấu chỉ xuống từ trời (Mt 16,1; 12,39; 24,3).
Bằng tất cả sức mạnh sống động của con người trai trẻ và năng động, Đức Giêsu đã luôn bị cám dỗ để làm ra vẻ Thiên Chúa Toàn Năng. Và không phải là không bị dày xé mà Người đã chọn làm Đấng Mêsia nghèo nàn, bị hạ nhục bị đè nén bởi đám đông và những nhà chức trách ở thời Người.
Mọi tín hữu đến lượt mình đều phải chờ đợi lúc mình phải chịu cám dỗ "chống lại lòng tin" này: đó là sự cám dỗ và sự chân không, cái ấn tượng gieo mình vào chân không khi người ta tin vào Chúa. Người ta có lẽ muốn rằng Thiên Chúa phải hiển nhiên hơn. Và Người là Thiên Chúa ẩn giấu. Có lẽ người ta muốn cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa trong những kinh nguyện hay trong việc phụng tự của chúng ta. Và Thiên Chúa thinh lặng... và sự "tự mập mờ" không làm cho người ta thích thú. Thiên Chúa không gây thú vị lắm bởi vì Người không đáp ứng cho họ những chuẩn mực của chúng ta. Có lẽ người ta muốn tác động lên Người, làm ra một Thiên Chúa phục vụ chúng ta, một Thiên Chúa có lẽ làm chân chúng ta khỏi vấp vào đá trên đường đi. Và Thiên Chúa để cho chúng ta tự trị và tự chịu trách nhiệm: chính bạn, bạn hãy tránh những hòn đá và nếu bạn vấp phải, đừng chờ phép lạ: nhưng không phải vì thế mà Tôi không hiện hữu... bởi vì Tôi là thực thể hoàn toàn khác. Lạy Chúa, xin giúp con tin tưởng. Xin cho chúng con đức tin.
Quỷ lại đem Người lên một ngọn núi rất cao và chỉ cho Người thấy tất cả các nước thế gian, và vinh hoa lợi lộc của các nước ấy, và bảo rằng: Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó nếu ông sấp mình bái lạy tôi. Đức Giêsu liến nói: Xatan kia, kéo đi! Vì đã có lời chép rằng: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi. Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi, và có các thiên sứ tiến đến hầu hạ Người.
Ta hãy lột bỏ tất cả những tưởng tượng về các biểu tượng ấu trĩ quá đơn giản. Thật hiển nhiên là Matthêu, không hơn chúng ta, đã không bị lừa về ngôn từ của nó. Không có ngọn núi nào ở thế gian mà từ đó người ta có thể trông thấy "tất cả" các nước trên trái đất! Đó là một cách nói. Đó là một thị kiến nội tâm, mà không phải là một hiện tượng vật lý. Sau thử thách về lòng cậy trông và lòng tin, thì đây có lẽ là ‘thử thách về tình yêu’. Dân Israel trong cuộc xuất hành của mình, bị cám dỗ bỏ giao ước, một hôn ước tình yêu với Thiên Chúa thật, để hiến thân cho các "thần tượng” ngoại tình một cách nào đó (Xh 23,20-33). Thứ ngôn từ biểu trưng của Matthêu, nó có sức gợi cảm mạnh mẽ biết mấy! Xatan đã đòi các vương quốc trên thế gian làm tài sản riêng của nó. Nó là chủ, là ông hoàng của thế giới này. Đức Giêsu đã lột mặt nạ đối phương. Ở đây Chúa Giêsu, chỉ thẳng tên Xa-tan; đó là một tên phản Thiên Chúa! Chính y là kẻ đòi loài người phải thờ phụng y.
Đúng thế, chúng ta bị cám dỗ Thiên Chúa hóa tất mọi sự vật. Đông đảo biết bao các thần tượng của chúng ta. Tất cả những thứ luôn cố đoạt lấy địa vị của Thiên Chúa: tiền bạc, tiện nghi, uy tín, thống trị, quyền lực, thú vui, các ý thức hệ, môi trường của chúng ta... hay là nhiều thứ ba láp này kia mà chúng ta gán cho tầm quan trọng lớn lao biết bao!
Chỉ một mình Thiên Chúa là Thiên Chúa. Mùa chay này được ban cho chúng ta để chúng ta được giải thoát những thần linh giả.
Noel Quession