Dan Lee
03-12-2011, 10:07 AM
Nếu ông là con Thiên Chúa !
(Mt 4, 1-11)
Thưa quý vị.
Trong cuộc rửa tội vừa qua, tôi có bổn phận hỏi cha mẹ đứa trẻ và những người đỡ đầu các câu hỏi theo nghi thức : "Anh chị em có từ bỏ ma quỷ và những sang trọng của nó không ?" Mọi người đồng thanh thưa : "Chúng con từ bỏ." Thực ra, chúng tôi đã tập dượt kỹ lưỡng rồi. Và tôi hy vọng họ thành tâm chứ không chỉ máy móc, làm theo quy định sách vở. Một tháng nữa, vào đêm vọng Phục Sinh, mọi người tín hữu đều sẽ có dịp lặp lại công thức thánh tẩy tương tự như vậy. Tôi cầu mong chúng ta sẽ thành thật trong lời tuyên xưng của mình. Tuy nhiên chẳng dễ gì để chúng ta nhận ra bộ mặt của ma quỷ và các việc làm của nó trong cuộc sống đời thường ! nó mặc nhiều hình thức dối trá đến nỗi chúng ta dễ dàng lẫn lộn đen trắng, xấu tốt.
Các cám dỗ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay cũng vậy. Ðang đói lả mà tìm bánh ăn, đâu có gì là xấu ? tốt lắm chứ, nhất là lại có bánh dễ dàng, nhanh chóng ! Ba cám dỗ nói chung xem ra hợp lý, dễ chấp nhận đối với hoàn cảnh của Chúa Giêsu và của chúng ta ngày nay.
Ðúng thế, nếu đọc qua một lần thì chẳng thấy chi là vô luân trong cả ba cơn cám dỗ. Ðối với nhiều người, thì chúng chỉ là truyện bình thường, chẳng thể được gọi là cám dỗ. Bánh ăn, danh vọng, lợi lộc hàng ngày ai mà không tìm kiếm ? Chúng là những khao khát bình thường của các con tim bình thường để sống cuộc đời bình thường. Nhưng Tin Mừng nhìn chúng như những mối nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm. Bởi mục tiêu của chúng là dụ dỗ loài người chọn đi trên những con đường xác thịt, chứ không phải tuân theo ý muốn của Thiên Chúa. Trong trường hợp Chúa Giêsu, chúng dụ dỗ Ngài xa lánh sứ mệnh để đi con đường dễ dãi hơn. Satan cố gắng lừa Chúa Giêsu vào cái bẫy giống như hắn đã lừa Ađam và Evà : Kiêu ngạo. Nhưng bằng một phương pháp tế nhị hơn nhiều. Nó muốn lôi kéo Chúa Giêsu về phe với nó thi hành mọi sự theo đường lối của nó chứ không phải đường lối của Thiên Chúa.
Ngày nay cũng vậy thôi, các tín hữu, nhất là linh mục, tu sĩ, hành động rất xa lạ với đường lối Chúa chỉ dạy mà cứ tưởng thuận theo ý Ngài. Họ hợp lý hóa tham sân si của mình mà cứ ngỡ đó là ý Chúa. Họ thực hành ý riêng của họ chứ đâu phải ý Chúa. Ý Chúa là con đường hẹp chứ đâu phải là xa lộ 8 lằn ranh ? Rượu chè, hút sái, say sưa, các tiện nghi văn minh tân thời,… với trăm nghìn lý do "chính đáng". Các cơn cám dỗ của Chúa Giêsu chẳng phải một lúc mà chấm dứt. Nó kéo dài suốt đời công khai của Ngài cho đến khi Ngài có thể hô lên : "Mọi sự đã hoàn tất" (Ga 19, 30). Nó luôn luôn ở bên cạnh để Ngài lựa chọn. Nó cũng luôn luôn hiện diện để chúng ta bước đi trong quá trình sống của mình : Ðường lối Thiên Chúa hay đường lối của Hỏa ngục ? Thật dễ sợ !
Nó khởi sự : "Nếu ông là con Thiên Chúa…" Con Thiên Chúa trong ý nghĩa Do thái có thể là một thiên thần, một vị thần linh, là chính dân Israel hay một vị lãnh đạo nổi tiếng nào đó, như vua chúa, quan quyền. Nó còn có nghĩa là "Giống như Thiên Chúa", chẳng hạn ai đó có quan hệ đặc biệt với Gia vê. Quan hệ cha - con, liên kết bằng tình yêu mến và vâng lời. Người đó hoàn toàn lệ thuộc và tín thác vào Thiên Chúa ban cho mình của ăn áo mặc cùng các nhu cầu khác của cuộc sống. Như vậy, đối với quỷ sứ gọi Chúa Giêsu là "Con Thiên Chúa" đồng nghĩa với việc đặt Ngài vào tình huống tự tôn, và thách thức tương giao của Ngài với Thiên Chúa. Ngài có quyền năng ra sao là hệ tại tương giao đó, tình huống đó. Quỷ sứ đang thử thách lòng tin cậy của Chúa Giêsu vào Cha Ngài : Liệu Chúa Giêsu có lợi dụng chỗ đứng duy nhất của Ngài trước Thượng đế mà thực hiện một phép lạ nuôi sống bản thân ? Tại sao người được Thiên Chúa dấu yêu lại phải chịu đựng đói khát ? Tai sao Thiên Chúa không che chở những kẻ gần cận Ngài khỏi đau khổ, tai ương, địch họa ? Liệu khổ đau có phải là dấu chỉ không được Thiên Chúa mến thương ? Nếu như chúng ta tin tưởng vào Chúa Giêsu thì đức tin đó có giải phóng chúng ta khỏi lầm than ? Cứu thoát chúng ta khỏi mọi khốn khổ của kiếp sống con người ? như bệnh tật, đói khát, thất bại, nghi nan, sầu thương, lo lắng …
Câu trả lời của Chúa Giêsu là "không". Không cho bánh ăn, tức sự sống của Ngài, không cho dụ dỗ của thế gian. Ngài không đòi lại những gì đã hiến dâng cho phần rỗi nhân loại, để làm đẹp ý Cha Ngài, để đi theo con đường "hẹp" Cha Ngài đã muốn. Nếu như Ngài nhượng bộ Satan để có nhiều lương thực, thực phẩm, để khỏi khổ đau, để giải quyết ngàn vạn khó khăn của cuộc sống nhân sinh thì Ngài vĩnh viễn xa lìa chúng ta. Ngài không thuộc thành phần nhân loại. Ngài chưa sống thực kiếp con người. Ngài chẳng phải vật lộn với cuộc đời như chúng ta. Không ai có thể đồng hóa với Ngài, coi Ngài là gương mẫu, là người chỉ đạo. Ngài không thể mang tước hiệu cứu thế !
Cách nay ba mươi năm, ở bang California xảy ra một chuyện mà rồi ai cũng biết. Người con gái gia đình tỉ phú Heast tên là Patty bị bắt cóc. Những tên bắt cóc đòi gia đình cô phải mua vài trăm xe bánh mì phân phát cho những người nghèo đói giữa thành phố để chuộc lấy mạng cô. Lạ lùng là chính cô gái cũng về phe với kẻ bắt cóc cầm súng dọa bố phải thỏa mãn yêu cầu. Khi những xe bánh mì vào thành phố, người ta nà ra cướp, các tài xế phải lấy xẻng hất bánh xuống mặt đường. Truyện kéo dài cả một tuần, sau đó cô gái được thả. Ðó có phải là đường lối văn minh để nuôi kẻ nghèo đói ? Ðó có phải là cách Chúa Giêsu biến đá thành bánh mà ăn ? Như thế thì ai còn sẵn lòng nghe theo sứ điệp Ngài rao giảng ? Bánh Ngài ban cho kẻ nghèo kiểu đó ư ? Người La mã cổ xưa thu hút thiên hạ đến xem xiếc bằng cách phát không bánh mì. Nếu Chúa thực hiện kiểu đó thì chẳng hóa ra sứ vụ của Ngài là một gánh hát trò ? Thiên Chúa đã ban cho chúng ta dư dật để chúng nuôi nấng những kẻ nghèo đói. Có những thời kỳ người ta phải mang lương thực, thực phẩm đổ xuống biển để giữ giá ! vậy thì chúng ta còn phải tìm kiếm thỏa mãn các nhu cầu căn bản đến nỗi xao nhãng việc lắng nghe "Mọi điều do miệng Thiên Chúa phán ra?" Tôi nghĩ ngược lại, cái làm cho chúng ta không để tâm nghe lời Chúa là sắm thêm TV, máy tính hiện đại, xe hơi kiểu mới, nhà lầu tinh khôn … trăm điều vừa ý xác thịt khác. Chúng chẳng có chi là cám dỗ, nhưng lối nhìn của Tin Mừng lại không như vậy.
Mùa Chay này cho chúng ta một cơ hội tốt để dẹp bỏ những thứ đó sang một bên, và tập chú vào những gì là bánh ban sự sống thật cho chúng ta trong hoang địa trần gian. Nó là một cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy và nếp sống. Ðây là mùa hối cải, là ánh sáng, là cơ hội canh tân. Không phải là mùa buồn thảm mà là vui mừng. Dĩ nhiên thay đổi đòi hỏi đau đớn và hy sinh. Nhưng dưới những khó chịu ban đầu là nguồn hạnh phúc khi thánh thần Chúa thổi luồng gió đầy sinh khí thánh thiện vào linh hồn. Ðã thánh thì không thể buồn được, cũng như đã hạnh phúc thì không thể thiếu vui. Cho nên trong suốt thời gian chay tịnh chúng ta sẽ được Chúa dẫn dụ những lời ban sự sống để tổ chức lại cuộc đời mình.
Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng thế, nhưng bỏ trình thuật tạo dựng Evà. Ðiều này cho chúng ta cảm tưởng đây là lần đầu tiên "đàn bà" xuất hiện và lại là người nhượng bộ lời dối trá của Satan. Sau đó bà lôi kéo chồng phạm tội và cả hai đều sa ngã. Chúng ta chẳng thể hoàn toàn đổ lỗi cho con rắn. Nó là loài vật tinh khôn Chúa dựng nên. Nó chỉ gợi ý, nói nửa sự thật. Phần lựa chọn vẫn thuộc về tổ tiên loài người. Cơn cám dỗ khởi sự từ lòng nghi ngờ động lực của Thượng đế. Thực sự Ngài có tốt lành hay không ? Ngài rộng lượng và đức độ hay không ? Ngài có chăm sóc đến lợi ích của hai ông bà không ? hay cấm đoán vì ích kỷ, độc quyền ?
Hai ông bà đã chẳng thể cưỡng lại viễn tượng được tự do hoàn toàn, không phải lệ thuộc vào ai, chẳng phải vâng lời ai. Thần linh độc lập thì còn chi thoải mái bằng ! Làm vua một làng hơn làm quan một nước ! Cho nên câu hỏi của con rắn là : "Tại sao không ? Ai truyền lệnh cấm ? Ðó chỉ là chuyện phịa ! Quý vị sẽ hạnh phúc hơn nhiều …" Và câu trả lời không chỉ đơn giản "có" hoặc "Không". Nó đòi hỏi khôn ngoan lựa chọn. Ở đây rõ ràng ăn táo là khôn ngoan, từ chối là dại khờ. Phần chúng ta cũng vậy, chúng ta luôn luôn chọn lựa những gì là tốt, thông minh và tương lai hơn ! Hậu quả là thường thường chúng ta bị lừa dối. Vẻ bề ngoài chưa chắc đã là sự thật. Chúng ta mở được mắt ra thì đã quá muộn.
Hình phạt là không thể tránh khỏi. Ông bà bị đuổi ra khỏi địa đàng. Mất hết hạnh phúc. Ngày nay loài người cũng vậy thôi, chúng ta phải gánh chịu hậu quả thảm khốc của các lựa chọn ngu xuẩn của mình. Vậy thì Mùa Chay nhắc nhở nhân loại, Chúa Giêsu đã dùng cây biết lành biết dữ khác mà dẫn đưa loài người về con đường ngay chính. Sự chọn lựa của Ngài trong bài Tin Mừng hôm nay là sự chọn lựa về phe với Thượng đế nhờ chính quyền năng khôn ngoan của lời Chúa. Ngài vâng lời để thắng bất tuân, khiêm nhường để thắng kiêu ngạo, lệ thuộc Thượng để để thắng tự cao, tự đại. Trên thập tự Ngài trút hơi thở để ban cho chúng ta thần khí sự thật và sự sống, thần khí của một người con biết vâng lời, can đảm lựa chọn "Con đường hẹp" trên dương thế này. Amen.
Fr. Jude Siciliano op
(Mt 4, 1-11)
Thưa quý vị.
Trong cuộc rửa tội vừa qua, tôi có bổn phận hỏi cha mẹ đứa trẻ và những người đỡ đầu các câu hỏi theo nghi thức : "Anh chị em có từ bỏ ma quỷ và những sang trọng của nó không ?" Mọi người đồng thanh thưa : "Chúng con từ bỏ." Thực ra, chúng tôi đã tập dượt kỹ lưỡng rồi. Và tôi hy vọng họ thành tâm chứ không chỉ máy móc, làm theo quy định sách vở. Một tháng nữa, vào đêm vọng Phục Sinh, mọi người tín hữu đều sẽ có dịp lặp lại công thức thánh tẩy tương tự như vậy. Tôi cầu mong chúng ta sẽ thành thật trong lời tuyên xưng của mình. Tuy nhiên chẳng dễ gì để chúng ta nhận ra bộ mặt của ma quỷ và các việc làm của nó trong cuộc sống đời thường ! nó mặc nhiều hình thức dối trá đến nỗi chúng ta dễ dàng lẫn lộn đen trắng, xấu tốt.
Các cám dỗ của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay cũng vậy. Ðang đói lả mà tìm bánh ăn, đâu có gì là xấu ? tốt lắm chứ, nhất là lại có bánh dễ dàng, nhanh chóng ! Ba cám dỗ nói chung xem ra hợp lý, dễ chấp nhận đối với hoàn cảnh của Chúa Giêsu và của chúng ta ngày nay.
Ðúng thế, nếu đọc qua một lần thì chẳng thấy chi là vô luân trong cả ba cơn cám dỗ. Ðối với nhiều người, thì chúng chỉ là truyện bình thường, chẳng thể được gọi là cám dỗ. Bánh ăn, danh vọng, lợi lộc hàng ngày ai mà không tìm kiếm ? Chúng là những khao khát bình thường của các con tim bình thường để sống cuộc đời bình thường. Nhưng Tin Mừng nhìn chúng như những mối nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm. Bởi mục tiêu của chúng là dụ dỗ loài người chọn đi trên những con đường xác thịt, chứ không phải tuân theo ý muốn của Thiên Chúa. Trong trường hợp Chúa Giêsu, chúng dụ dỗ Ngài xa lánh sứ mệnh để đi con đường dễ dãi hơn. Satan cố gắng lừa Chúa Giêsu vào cái bẫy giống như hắn đã lừa Ađam và Evà : Kiêu ngạo. Nhưng bằng một phương pháp tế nhị hơn nhiều. Nó muốn lôi kéo Chúa Giêsu về phe với nó thi hành mọi sự theo đường lối của nó chứ không phải đường lối của Thiên Chúa.
Ngày nay cũng vậy thôi, các tín hữu, nhất là linh mục, tu sĩ, hành động rất xa lạ với đường lối Chúa chỉ dạy mà cứ tưởng thuận theo ý Ngài. Họ hợp lý hóa tham sân si của mình mà cứ ngỡ đó là ý Chúa. Họ thực hành ý riêng của họ chứ đâu phải ý Chúa. Ý Chúa là con đường hẹp chứ đâu phải là xa lộ 8 lằn ranh ? Rượu chè, hút sái, say sưa, các tiện nghi văn minh tân thời,… với trăm nghìn lý do "chính đáng". Các cơn cám dỗ của Chúa Giêsu chẳng phải một lúc mà chấm dứt. Nó kéo dài suốt đời công khai của Ngài cho đến khi Ngài có thể hô lên : "Mọi sự đã hoàn tất" (Ga 19, 30). Nó luôn luôn ở bên cạnh để Ngài lựa chọn. Nó cũng luôn luôn hiện diện để chúng ta bước đi trong quá trình sống của mình : Ðường lối Thiên Chúa hay đường lối của Hỏa ngục ? Thật dễ sợ !
Nó khởi sự : "Nếu ông là con Thiên Chúa…" Con Thiên Chúa trong ý nghĩa Do thái có thể là một thiên thần, một vị thần linh, là chính dân Israel hay một vị lãnh đạo nổi tiếng nào đó, như vua chúa, quan quyền. Nó còn có nghĩa là "Giống như Thiên Chúa", chẳng hạn ai đó có quan hệ đặc biệt với Gia vê. Quan hệ cha - con, liên kết bằng tình yêu mến và vâng lời. Người đó hoàn toàn lệ thuộc và tín thác vào Thiên Chúa ban cho mình của ăn áo mặc cùng các nhu cầu khác của cuộc sống. Như vậy, đối với quỷ sứ gọi Chúa Giêsu là "Con Thiên Chúa" đồng nghĩa với việc đặt Ngài vào tình huống tự tôn, và thách thức tương giao của Ngài với Thiên Chúa. Ngài có quyền năng ra sao là hệ tại tương giao đó, tình huống đó. Quỷ sứ đang thử thách lòng tin cậy của Chúa Giêsu vào Cha Ngài : Liệu Chúa Giêsu có lợi dụng chỗ đứng duy nhất của Ngài trước Thượng đế mà thực hiện một phép lạ nuôi sống bản thân ? Tại sao người được Thiên Chúa dấu yêu lại phải chịu đựng đói khát ? Tai sao Thiên Chúa không che chở những kẻ gần cận Ngài khỏi đau khổ, tai ương, địch họa ? Liệu khổ đau có phải là dấu chỉ không được Thiên Chúa mến thương ? Nếu như chúng ta tin tưởng vào Chúa Giêsu thì đức tin đó có giải phóng chúng ta khỏi lầm than ? Cứu thoát chúng ta khỏi mọi khốn khổ của kiếp sống con người ? như bệnh tật, đói khát, thất bại, nghi nan, sầu thương, lo lắng …
Câu trả lời của Chúa Giêsu là "không". Không cho bánh ăn, tức sự sống của Ngài, không cho dụ dỗ của thế gian. Ngài không đòi lại những gì đã hiến dâng cho phần rỗi nhân loại, để làm đẹp ý Cha Ngài, để đi theo con đường "hẹp" Cha Ngài đã muốn. Nếu như Ngài nhượng bộ Satan để có nhiều lương thực, thực phẩm, để khỏi khổ đau, để giải quyết ngàn vạn khó khăn của cuộc sống nhân sinh thì Ngài vĩnh viễn xa lìa chúng ta. Ngài không thuộc thành phần nhân loại. Ngài chưa sống thực kiếp con người. Ngài chẳng phải vật lộn với cuộc đời như chúng ta. Không ai có thể đồng hóa với Ngài, coi Ngài là gương mẫu, là người chỉ đạo. Ngài không thể mang tước hiệu cứu thế !
Cách nay ba mươi năm, ở bang California xảy ra một chuyện mà rồi ai cũng biết. Người con gái gia đình tỉ phú Heast tên là Patty bị bắt cóc. Những tên bắt cóc đòi gia đình cô phải mua vài trăm xe bánh mì phân phát cho những người nghèo đói giữa thành phố để chuộc lấy mạng cô. Lạ lùng là chính cô gái cũng về phe với kẻ bắt cóc cầm súng dọa bố phải thỏa mãn yêu cầu. Khi những xe bánh mì vào thành phố, người ta nà ra cướp, các tài xế phải lấy xẻng hất bánh xuống mặt đường. Truyện kéo dài cả một tuần, sau đó cô gái được thả. Ðó có phải là đường lối văn minh để nuôi kẻ nghèo đói ? Ðó có phải là cách Chúa Giêsu biến đá thành bánh mà ăn ? Như thế thì ai còn sẵn lòng nghe theo sứ điệp Ngài rao giảng ? Bánh Ngài ban cho kẻ nghèo kiểu đó ư ? Người La mã cổ xưa thu hút thiên hạ đến xem xiếc bằng cách phát không bánh mì. Nếu Chúa thực hiện kiểu đó thì chẳng hóa ra sứ vụ của Ngài là một gánh hát trò ? Thiên Chúa đã ban cho chúng ta dư dật để chúng nuôi nấng những kẻ nghèo đói. Có những thời kỳ người ta phải mang lương thực, thực phẩm đổ xuống biển để giữ giá ! vậy thì chúng ta còn phải tìm kiếm thỏa mãn các nhu cầu căn bản đến nỗi xao nhãng việc lắng nghe "Mọi điều do miệng Thiên Chúa phán ra?" Tôi nghĩ ngược lại, cái làm cho chúng ta không để tâm nghe lời Chúa là sắm thêm TV, máy tính hiện đại, xe hơi kiểu mới, nhà lầu tinh khôn … trăm điều vừa ý xác thịt khác. Chúng chẳng có chi là cám dỗ, nhưng lối nhìn của Tin Mừng lại không như vậy.
Mùa Chay này cho chúng ta một cơ hội tốt để dẹp bỏ những thứ đó sang một bên, và tập chú vào những gì là bánh ban sự sống thật cho chúng ta trong hoang địa trần gian. Nó là một cơ hội để chúng ta thay đổi tư duy và nếp sống. Ðây là mùa hối cải, là ánh sáng, là cơ hội canh tân. Không phải là mùa buồn thảm mà là vui mừng. Dĩ nhiên thay đổi đòi hỏi đau đớn và hy sinh. Nhưng dưới những khó chịu ban đầu là nguồn hạnh phúc khi thánh thần Chúa thổi luồng gió đầy sinh khí thánh thiện vào linh hồn. Ðã thánh thì không thể buồn được, cũng như đã hạnh phúc thì không thể thiếu vui. Cho nên trong suốt thời gian chay tịnh chúng ta sẽ được Chúa dẫn dụ những lời ban sự sống để tổ chức lại cuộc đời mình.
Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng thế, nhưng bỏ trình thuật tạo dựng Evà. Ðiều này cho chúng ta cảm tưởng đây là lần đầu tiên "đàn bà" xuất hiện và lại là người nhượng bộ lời dối trá của Satan. Sau đó bà lôi kéo chồng phạm tội và cả hai đều sa ngã. Chúng ta chẳng thể hoàn toàn đổ lỗi cho con rắn. Nó là loài vật tinh khôn Chúa dựng nên. Nó chỉ gợi ý, nói nửa sự thật. Phần lựa chọn vẫn thuộc về tổ tiên loài người. Cơn cám dỗ khởi sự từ lòng nghi ngờ động lực của Thượng đế. Thực sự Ngài có tốt lành hay không ? Ngài rộng lượng và đức độ hay không ? Ngài có chăm sóc đến lợi ích của hai ông bà không ? hay cấm đoán vì ích kỷ, độc quyền ?
Hai ông bà đã chẳng thể cưỡng lại viễn tượng được tự do hoàn toàn, không phải lệ thuộc vào ai, chẳng phải vâng lời ai. Thần linh độc lập thì còn chi thoải mái bằng ! Làm vua một làng hơn làm quan một nước ! Cho nên câu hỏi của con rắn là : "Tại sao không ? Ai truyền lệnh cấm ? Ðó chỉ là chuyện phịa ! Quý vị sẽ hạnh phúc hơn nhiều …" Và câu trả lời không chỉ đơn giản "có" hoặc "Không". Nó đòi hỏi khôn ngoan lựa chọn. Ở đây rõ ràng ăn táo là khôn ngoan, từ chối là dại khờ. Phần chúng ta cũng vậy, chúng ta luôn luôn chọn lựa những gì là tốt, thông minh và tương lai hơn ! Hậu quả là thường thường chúng ta bị lừa dối. Vẻ bề ngoài chưa chắc đã là sự thật. Chúng ta mở được mắt ra thì đã quá muộn.
Hình phạt là không thể tránh khỏi. Ông bà bị đuổi ra khỏi địa đàng. Mất hết hạnh phúc. Ngày nay loài người cũng vậy thôi, chúng ta phải gánh chịu hậu quả thảm khốc của các lựa chọn ngu xuẩn của mình. Vậy thì Mùa Chay nhắc nhở nhân loại, Chúa Giêsu đã dùng cây biết lành biết dữ khác mà dẫn đưa loài người về con đường ngay chính. Sự chọn lựa của Ngài trong bài Tin Mừng hôm nay là sự chọn lựa về phe với Thượng đế nhờ chính quyền năng khôn ngoan của lời Chúa. Ngài vâng lời để thắng bất tuân, khiêm nhường để thắng kiêu ngạo, lệ thuộc Thượng để để thắng tự cao, tự đại. Trên thập tự Ngài trút hơi thở để ban cho chúng ta thần khí sự thật và sự sống, thần khí của một người con biết vâng lời, can đảm lựa chọn "Con đường hẹp" trên dương thế này. Amen.
Fr. Jude Siciliano op