Dan Lee
03-21-2011, 01:45 PM
Những người nói hai ngôn ngữ nhìn thế giới bằng cách khác
Nghiên cứu mới đây cho biết: Học một ngoại ngữ là thay đổi cách nhìn thế giới. TS Panos Athanasopoulos, thuộc ĐH Newcastle, thấy rằng những người nói hai ngôn ngữ có cách nhìn khác so với những người chỉ nói một ngôn ngữ.
Bạn không cần phải nói lưu loát một ngoại ngữ để cảm thấy có hiệu quả – vấn đề là dùng ngoại ngữ chứ không phải là nói lưu loát, điều đó tạo sự khác biệt.
Làm việc với những người nói Anh ngữ và Nhật ngữ, ông nhìn vào việc dùng ngôn ngữ của họ và cách lưu loát của họ, cùng với khoảng thời gian họ ở trong nước, điều này khác với việc họ hiểu về màu xanh.
Hiểu màu sắc là cách lý tưởng của việc trắc nghiệm khái niệm song ngữ vì có sự khác biệt lớn giữa các ngôn ngữ tạo biên độ về lăng kính màu sắc.
Chẳng hạn ở Nhật, có những thuật ngữ về màu xanh nhạt (mizuiro) và xanh đậm (ao), trong Anh ngữ không có. Nghiên cứu trước đây cho thấy người ta có thể đánh giá 2 màu giống nhau nhiều nếu chúng thuộc về cùng phạm trù ngôn ngữ. TS Athanasopoulos, nghiên cứu của ông đăng trên báo Bilingualism: Language and Cognition: “Chúng tôi thấy rằng những người chỉ nói tiếng Nhật phân biệt nhiều giữa màu xanh nhạt và xanh đậm. Mức độ này so với song ngữ Anh-Nhật giống nhau về quy luật tùy vào họ nói ngôn ngữ nào thường xuyên”.
Đa số người ta tập trung vào cách làm những thứ như gọi đồ ăn hoặc dùng phương tiện vận chuyển công cộng khi họ biết một ngôn ngữ khác giúp họ vượt qua, nhưng nghiên cứu này cho thấy rằng có mức liên kết sâu hơn. TS Athanasopoulos, nói tiếng Hy Lạp và tiếng Anh, cho biết: “Khi học từ vựng và văn phạm, bạn cũng học cách nhìn khác về thế giới. Có mối liên kết không thể giải thích giữa ngôn ngữ, văn hóa và nhận thức. Nếu học ngôn ngữ ở lớp, bạn cố gắng đạt được điều gì đó đặc biệt, nhưng khi bạn mê một nền văn hóa và nói tiếng nước đó, bạn nghĩ hoàn toàn khác”.
Ông nói thêm rằng biết một ngôn ngữ thứ hai làm cho công việc của bạn có sự thấu hiểu duy nhất nơi những người mà mình quan hệ công việc, chẳng hạn mối quan hệ cộng đồng Âu châu có thể cải thiện đáng kể nếu chúng ta dành thời gian tìm hiểu một ít về ngôn ngữ của nhau hơn là lệ thuộc vào Anh ngữ làm ngôn ngữ chung (lingua-franca).
Theo TS Athanasopoulos, nếu ai cần được kích thích để học một ngôn ngữ mới thì họ nên cân nhắc yếu tố quốc tế. Lợi ích mà bạn đạt được không chỉ có thể nói chuyện bằng chính ngôn ngữ của họ mà bạn còn có cách nhìn giá trị về văn hóa và cách nghĩ của họ, điều đó giúp bạn thuận lợi về công việc. Điều đó còn giúp bạn hiểu ngôn ngữ của họ tốt hơn và cho bạn cơ hội phản ánh văn hóa của mình.
(Chuyển ngữ từ Science Daily, 14/3/2011)
Trầm Thiên Thu
Nghiên cứu mới đây cho biết: Học một ngoại ngữ là thay đổi cách nhìn thế giới. TS Panos Athanasopoulos, thuộc ĐH Newcastle, thấy rằng những người nói hai ngôn ngữ có cách nhìn khác so với những người chỉ nói một ngôn ngữ.
Bạn không cần phải nói lưu loát một ngoại ngữ để cảm thấy có hiệu quả – vấn đề là dùng ngoại ngữ chứ không phải là nói lưu loát, điều đó tạo sự khác biệt.
Làm việc với những người nói Anh ngữ và Nhật ngữ, ông nhìn vào việc dùng ngôn ngữ của họ và cách lưu loát của họ, cùng với khoảng thời gian họ ở trong nước, điều này khác với việc họ hiểu về màu xanh.
Hiểu màu sắc là cách lý tưởng của việc trắc nghiệm khái niệm song ngữ vì có sự khác biệt lớn giữa các ngôn ngữ tạo biên độ về lăng kính màu sắc.
Chẳng hạn ở Nhật, có những thuật ngữ về màu xanh nhạt (mizuiro) và xanh đậm (ao), trong Anh ngữ không có. Nghiên cứu trước đây cho thấy người ta có thể đánh giá 2 màu giống nhau nhiều nếu chúng thuộc về cùng phạm trù ngôn ngữ. TS Athanasopoulos, nghiên cứu của ông đăng trên báo Bilingualism: Language and Cognition: “Chúng tôi thấy rằng những người chỉ nói tiếng Nhật phân biệt nhiều giữa màu xanh nhạt và xanh đậm. Mức độ này so với song ngữ Anh-Nhật giống nhau về quy luật tùy vào họ nói ngôn ngữ nào thường xuyên”.
Đa số người ta tập trung vào cách làm những thứ như gọi đồ ăn hoặc dùng phương tiện vận chuyển công cộng khi họ biết một ngôn ngữ khác giúp họ vượt qua, nhưng nghiên cứu này cho thấy rằng có mức liên kết sâu hơn. TS Athanasopoulos, nói tiếng Hy Lạp và tiếng Anh, cho biết: “Khi học từ vựng và văn phạm, bạn cũng học cách nhìn khác về thế giới. Có mối liên kết không thể giải thích giữa ngôn ngữ, văn hóa và nhận thức. Nếu học ngôn ngữ ở lớp, bạn cố gắng đạt được điều gì đó đặc biệt, nhưng khi bạn mê một nền văn hóa và nói tiếng nước đó, bạn nghĩ hoàn toàn khác”.
Ông nói thêm rằng biết một ngôn ngữ thứ hai làm cho công việc của bạn có sự thấu hiểu duy nhất nơi những người mà mình quan hệ công việc, chẳng hạn mối quan hệ cộng đồng Âu châu có thể cải thiện đáng kể nếu chúng ta dành thời gian tìm hiểu một ít về ngôn ngữ của nhau hơn là lệ thuộc vào Anh ngữ làm ngôn ngữ chung (lingua-franca).
Theo TS Athanasopoulos, nếu ai cần được kích thích để học một ngôn ngữ mới thì họ nên cân nhắc yếu tố quốc tế. Lợi ích mà bạn đạt được không chỉ có thể nói chuyện bằng chính ngôn ngữ của họ mà bạn còn có cách nhìn giá trị về văn hóa và cách nghĩ của họ, điều đó giúp bạn thuận lợi về công việc. Điều đó còn giúp bạn hiểu ngôn ngữ của họ tốt hơn và cho bạn cơ hội phản ánh văn hóa của mình.
(Chuyển ngữ từ Science Daily, 14/3/2011)
Trầm Thiên Thu