Dan Lee
03-22-2011, 08:24 AM
Nhân từ như Chúa là Cha nhân từ
Thứ Hai Tuần thứ 2 Mùa Chay
Lời Chúa: Lc 6,36-38
36"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ (Lc 6,36)
Suy niệm:
“Đừng xét đoán và các ngươi sẽ không bị xét đoán, đừng lên án và các ngươi sẽ không bị lên án” (c.37)
Chúng ta thường hiểu lầm câu này và cho rằng khi Chúa dạy đừng xét đoán thì hiểu là mình phải im thin thít như thóc ngâm không hề dám mở môi phê phán ai dù người ấy có mắc phải lầm lỗi nặng nề gương mù gương xấu đến đâu cũng cứ được. Như thế thì còn gì là bổn phận của người trên, còn gì là điều răn thứ tư. Nếu hiểu chữ xét đoán như thế thì tại sao Chúa lại lên án: “Khốn cho kẻ gây gương mù” (Mt 16,8), “Nếu mắt ngươi nên dịp tội cho ngươi...” (5,29t). Vậy tại sao Chúa lại cấm xét đoán.
Chữ “xét đoán” ở đây hiểu là chỉ trích, phê bình, lên án một cách nhục nhã, kết án ai quá nhẹ dạ, không đủ điều kiện mà cứ lên án người ta cách bừa bãi. Chúng ta thường hay xét đoán xấu cho người khác... Đó là điều mà Chúa cấm chỉ ở đây. Mặt khác, chúng ta nên nhớ là Chúa đang so sánh thái độ của người con Chúa và thái độ của người Luật sĩ và Biệt phái, là giới lãnh đạo tôn giáo thời ấy đạo đức giả... những người này thường làm ra vẻ đạo đức và hay lên án người khác và cho rằng chỉ có mình mới tốt, còn tất cả mọi người anh em khác là có tội và đáng khai trừ. Đó là thái độ đáng bị lên án trước hết.
Về mặt pháp lý thì chỉ có quan án mới có quyền lên án, buộc tội người khác. Chúng ta không là quan tòa để mà lúc nào cũng buộc tội anh em, lên án hay chỉ trích họ, hạ sát bùn đen họ. Đó chính là thái độ hợm mình và đi xa hơn khỏi bổn phận mình. Đối với Chúa, Chúa là vị quan tòa công minh chính trực, chính Ngài là Đấng cầm quyền sinh tử có quyền lên án, kết án con người tối hậu. Còn chúng ta, chúng ta không được lên mặt thầy đời chỉ trích người này, kết án người kia. Thánh Phaolô sau này cũng nói “Đừng xét đoán quá sớm. Hãy đợi Chúa đến. Chính Chúa sẽ tỏ lộ những điều dấu kín trong bóng tối ra ánh sáng.” Cho nên khi chỉ trích xét đoán theo Biệt phái là thái độ cho mình là thánh, là xứng đáng... Đó là thái độ hợm mình.
Tuy nhiên ở những đoạn Kinh Thánh khác Chúa cho phép “Được xét đoán, được phê bình” trong ý nghĩa giáo dục dạy bảo, sửa sai, trường hợp đó xét đoán là để thăng tiến. Nhưng ý chính là để phê bình xây dựng chứ không phải là để đạp đổ. Phê bình với tình yêu hướng dẫn để cảm hóa chứ không phải phê bình để hạ nhục hay nhìn anh em với cặp mắt khinh thường. Cho nên phê bình xây dựng là cần cho người khác biết rằng họ ở trong tình trạng sai lạc với con đường của Chúa, cần phải thức tỉnh và sửa sai. Đó là phần của mọi người. Chứ còn chính việc lên án, kết án là phần của Chúa. Cho nên cái kiểu nói “Tôi buộc ông B... cho đến chết...” thì không thể có được.
Chúa nói rõ rồi: “Oán phạt thuộc về Ta, Ta sẽ báo trả” (Rm 12,19). Cho nên một người mà lúc nào cũng chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác là sai, còn mình mới là đúng, thì đó là người mà Chúa lên án. Khi chúng ta có một thành kiến với ai, thì chúng ta dễ mắc phải lỗi này: dù người đó tốt đến đâu đi nữa, thì bất cứ điều gì người đó nói và người đó làm, đối với ta đều sai hết.
Còn câu Chúa nói: “Đừng lên án các ngươi sẽ không bị lên án” (c.37). Câu này không có nghĩa là nếu chúng ta không bao giờ lên án ai thì Chúa không lên án ta, dù chúng ta tội lỗi tràn bờ. Thưa không phải như thế. Tội ai người đó chịu. Có tội phải ăn năn trước đã... Câu này chỉ muốn nói với chúng ta rằng nếu chúng ta không muốn người khác khắt khe với chúng ta thỉ trước hết chúng ta đừng đối xử với họ như vậy.
Anh chị em muốn sống mà lúc nào cũng bị người khác dòm ngó bới móc từng hành vi, từng cử chỉ không? Chắc chắn là không. Vậy thì đừng làm cho người ta cái gì mình không ưa thích. Chúa nhắc chúng ta: “Cái đà trong mắt chúng ta – rác nơi anh em” Chúa sinh ra chúng ta mỗi người một vẻ để chúng ta đùm bọc nhau, sửa chữa nhau chứ không để hại nhau đâu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúng con thật hạnh phúc vì được quây quần bên Chúa. Chúng con thật hạnh phúc vì có chung một Cha Trên Trời. Chúng con xin tạ ơn và chúc tụng tình yêu của Chúa. Chúng con cũng cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con mỗi người một vẻ. Chúa ban cho chúng con mỗi người một tài năng khác nhau để bổ túc cho nhau, để đùm bọc lẫn nhau, để sửa chữa cho nhau. Xin giúp chúng con biết dùng khả năng của mình để làm vơi đi những khổ đau của anh em. Xin đừng để chúng con làm hại nhau bằng tài năng khác biệt của mình.
Lạy Chúa là Đấng rất mực nhân từ, xin giúp chúng con biết đối xử với nhau trong yêu thương tha thứ. Xin đừng để chúng con đối xứ bất khoan dung với nhau. Xin giúp chúng con biết sống hoà hợp với mọi người trong tình tương thân tương ái. Xin giúp chúng con biết tha thứ để tìm được niềm vui của đoàn kết yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, qua Bí tích Thánh Thể, chúng con được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, xin giúp chúng con cũng biết yêu mến nhau như Chúa đã yêu mến chúng con. Amen
Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền
Thứ Hai Tuần thứ 2 Mùa Chay
Lời Chúa: Lc 6,36-38
36"Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. 37Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha. 38Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ (Lc 6,36)
Suy niệm:
“Đừng xét đoán và các ngươi sẽ không bị xét đoán, đừng lên án và các ngươi sẽ không bị lên án” (c.37)
Chúng ta thường hiểu lầm câu này và cho rằng khi Chúa dạy đừng xét đoán thì hiểu là mình phải im thin thít như thóc ngâm không hề dám mở môi phê phán ai dù người ấy có mắc phải lầm lỗi nặng nề gương mù gương xấu đến đâu cũng cứ được. Như thế thì còn gì là bổn phận của người trên, còn gì là điều răn thứ tư. Nếu hiểu chữ xét đoán như thế thì tại sao Chúa lại lên án: “Khốn cho kẻ gây gương mù” (Mt 16,8), “Nếu mắt ngươi nên dịp tội cho ngươi...” (5,29t). Vậy tại sao Chúa lại cấm xét đoán.
Chữ “xét đoán” ở đây hiểu là chỉ trích, phê bình, lên án một cách nhục nhã, kết án ai quá nhẹ dạ, không đủ điều kiện mà cứ lên án người ta cách bừa bãi. Chúng ta thường hay xét đoán xấu cho người khác... Đó là điều mà Chúa cấm chỉ ở đây. Mặt khác, chúng ta nên nhớ là Chúa đang so sánh thái độ của người con Chúa và thái độ của người Luật sĩ và Biệt phái, là giới lãnh đạo tôn giáo thời ấy đạo đức giả... những người này thường làm ra vẻ đạo đức và hay lên án người khác và cho rằng chỉ có mình mới tốt, còn tất cả mọi người anh em khác là có tội và đáng khai trừ. Đó là thái độ đáng bị lên án trước hết.
Về mặt pháp lý thì chỉ có quan án mới có quyền lên án, buộc tội người khác. Chúng ta không là quan tòa để mà lúc nào cũng buộc tội anh em, lên án hay chỉ trích họ, hạ sát bùn đen họ. Đó chính là thái độ hợm mình và đi xa hơn khỏi bổn phận mình. Đối với Chúa, Chúa là vị quan tòa công minh chính trực, chính Ngài là Đấng cầm quyền sinh tử có quyền lên án, kết án con người tối hậu. Còn chúng ta, chúng ta không được lên mặt thầy đời chỉ trích người này, kết án người kia. Thánh Phaolô sau này cũng nói “Đừng xét đoán quá sớm. Hãy đợi Chúa đến. Chính Chúa sẽ tỏ lộ những điều dấu kín trong bóng tối ra ánh sáng.” Cho nên khi chỉ trích xét đoán theo Biệt phái là thái độ cho mình là thánh, là xứng đáng... Đó là thái độ hợm mình.
Tuy nhiên ở những đoạn Kinh Thánh khác Chúa cho phép “Được xét đoán, được phê bình” trong ý nghĩa giáo dục dạy bảo, sửa sai, trường hợp đó xét đoán là để thăng tiến. Nhưng ý chính là để phê bình xây dựng chứ không phải là để đạp đổ. Phê bình với tình yêu hướng dẫn để cảm hóa chứ không phải phê bình để hạ nhục hay nhìn anh em với cặp mắt khinh thường. Cho nên phê bình xây dựng là cần cho người khác biết rằng họ ở trong tình trạng sai lạc với con đường của Chúa, cần phải thức tỉnh và sửa sai. Đó là phần của mọi người. Chứ còn chính việc lên án, kết án là phần của Chúa. Cho nên cái kiểu nói “Tôi buộc ông B... cho đến chết...” thì không thể có được.
Chúa nói rõ rồi: “Oán phạt thuộc về Ta, Ta sẽ báo trả” (Rm 12,19). Cho nên một người mà lúc nào cũng chỉ nhìn thấy tội lỗi của người khác là sai, còn mình mới là đúng, thì đó là người mà Chúa lên án. Khi chúng ta có một thành kiến với ai, thì chúng ta dễ mắc phải lỗi này: dù người đó tốt đến đâu đi nữa, thì bất cứ điều gì người đó nói và người đó làm, đối với ta đều sai hết.
Còn câu Chúa nói: “Đừng lên án các ngươi sẽ không bị lên án” (c.37). Câu này không có nghĩa là nếu chúng ta không bao giờ lên án ai thì Chúa không lên án ta, dù chúng ta tội lỗi tràn bờ. Thưa không phải như thế. Tội ai người đó chịu. Có tội phải ăn năn trước đã... Câu này chỉ muốn nói với chúng ta rằng nếu chúng ta không muốn người khác khắt khe với chúng ta thỉ trước hết chúng ta đừng đối xử với họ như vậy.
Anh chị em muốn sống mà lúc nào cũng bị người khác dòm ngó bới móc từng hành vi, từng cử chỉ không? Chắc chắn là không. Vậy thì đừng làm cho người ta cái gì mình không ưa thích. Chúa nhắc chúng ta: “Cái đà trong mắt chúng ta – rác nơi anh em” Chúa sinh ra chúng ta mỗi người một vẻ để chúng ta đùm bọc nhau, sửa chữa nhau chứ không để hại nhau đâu.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúng con thật hạnh phúc vì được quây quần bên Chúa. Chúng con thật hạnh phúc vì có chung một Cha Trên Trời. Chúng con xin tạ ơn và chúc tụng tình yêu của Chúa. Chúng con cũng cám ơn Chúa đã tạo dựng chúng con mỗi người một vẻ. Chúa ban cho chúng con mỗi người một tài năng khác nhau để bổ túc cho nhau, để đùm bọc lẫn nhau, để sửa chữa cho nhau. Xin giúp chúng con biết dùng khả năng của mình để làm vơi đi những khổ đau của anh em. Xin đừng để chúng con làm hại nhau bằng tài năng khác biệt của mình.
Lạy Chúa là Đấng rất mực nhân từ, xin giúp chúng con biết đối xử với nhau trong yêu thương tha thứ. Xin đừng để chúng con đối xứ bất khoan dung với nhau. Xin giúp chúng con biết sống hoà hợp với mọi người trong tình tương thân tương ái. Xin giúp chúng con biết tha thứ để tìm được niềm vui của đoàn kết yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, qua Bí tích Thánh Thể, chúng con được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, xin giúp chúng con cũng biết yêu mến nhau như Chúa đã yêu mến chúng con. Amen
Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền