Dan Lee
03-23-2011, 09:12 AM
Bên bờ giếng Giacob
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, chúng ta cùng nhau chia sẻ hai ý tưởng:
Ý tưởng thứ nhất đó là nước
Mỗi khi đi làm thuỷ lợi giữa đồng không mông quạnh với cái nắng như thiêu như đốt, chúng ta mới thấy quý những giọt nước hiếm hoi.
Dân Do Thái trong Cựu Ước cũng đã trải qua kinh nghiệm ấy. Khi băng qua sa mạc cát nóng để trở về miền đất Hứa, họ đã hiểu được nước gắn liền với sự sống của họ như thế nào. Đồng thời qua dòng nước vọt lên từ tảng đá Horeb dưới cây gậy của Maisen, Chúa đã chứng tỏ Ngài là Đấng đem lại sự sống cho họ.
Với Chúa Giêsu thì khác, từ thứ nước bình thường dưới lòng giếng, Ngài đã giới thiệu với người phụ nữ Samaria một thứ nước đem lại sự sống vĩnh cửu. Thực vậy, đã từ lâu người Do Thái và người Samaria coi nhau như những kẻ thù truyền kiếp. Dưới mắt dân Do Thái thì người Samaria bị coi như một thứ ngoại đạo và uế tạp cần phải xa tránh, thế mà qua đoạn Tin Mừng vừa nghe Chúa Giêsu đã vượt qua ranh giới thù hận như một dòng nước tràn bờ đem lại sự xanh tươi cho những mảnh đất khô cằn. Ngài đã xin người phụ nữ Samaria chút nước uống. Hành động của Ngài đã gây nên sửng sốt và từ sự sửng sốt ấy, Ngài đã làm trổi dậy một sự sống mới.
Chúa Giêsu đã chứng tỏ sứ mạng của mình là được sai đến với những con chiên lạc. Cuộc đối thoại của Chúa Giêsu đã giúp người phụ nữ nhận ra tình trạng bất chính của mình, để rồi cuối cùng nàng đã xác tín Ngài chính là Đấng cứu thế. Chúa Giêsu đã khởi đầu bằng cách xin nàng cho Người uống nước, nhưng rồi cuối cùng chính nàng lại là người được lãnh nhận nước ban sự sống.
Ý tưởng thứ hai đó là nơi thờ phượng Chúa.
Người Samaria có đền thờ của mình tại núi Sichem. Trong khi đó người Do Thái lại khẳng định đền thờ của họ tại Giêrusalem mới là nơi thờ phượng Thiên Chúa đích thật, bởi vì đó mới chính là nơi Thiên Chúa ngự trị giữa dân Ngài. Vậy ai đúng. Người Samaria hay người Do Thái? Cuộc tranh luận có lẽ đã kéo dài nhiều tháng và nhiều năm, nhưng vẫn không có kết luận. Họ không phải chỉ tranh luận suông, mà hơn thế nữa, người Do Thái còn khích bác dân Samaria là đã theo đuổi một thứ tôn giáo lai căng. Còn người Samaria thì có lần đã chơi khăm bằng cách rắc xương người chết vào nơi thờ kính của dân Do Thái, để làm cho nơi đó ra uế tạp, không còn thích hợp cho công việc tế tự.
Người phụ nữ Samari hẳn muốn nhờ Chúa Giêsu đứng ra làm trọng tài giải quyết vì nàng nhìn nhận Ngài là người của Thiên Chúa, đã biết được những chuyện thầm kín của đời nàng. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã nhân dịp này, mạc khải cho nàng biết phải thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý, bằng cách nhận biết Thiên Chúa là Cha. Chính sự thờ phượng Thiên Chúa là Cha và việc đặt mình vào trong mối quan hệ cha con với Thiên Chúa mới là việc thờ phượng mà Thiên Chúa hằng mong mỏi.
Còn chúng ta thì sao? Liệu chúng ta đã thực sự yêu mến Chúa bằng tất cả trái tim và tâm hồn của mình, hay chúng ta đang còn mải mê chạy theo những nghi thức và những biểu dương bên ngoài?
Sưu tầm
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, chúng ta cùng nhau chia sẻ hai ý tưởng:
Ý tưởng thứ nhất đó là nước
Mỗi khi đi làm thuỷ lợi giữa đồng không mông quạnh với cái nắng như thiêu như đốt, chúng ta mới thấy quý những giọt nước hiếm hoi.
Dân Do Thái trong Cựu Ước cũng đã trải qua kinh nghiệm ấy. Khi băng qua sa mạc cát nóng để trở về miền đất Hứa, họ đã hiểu được nước gắn liền với sự sống của họ như thế nào. Đồng thời qua dòng nước vọt lên từ tảng đá Horeb dưới cây gậy của Maisen, Chúa đã chứng tỏ Ngài là Đấng đem lại sự sống cho họ.
Với Chúa Giêsu thì khác, từ thứ nước bình thường dưới lòng giếng, Ngài đã giới thiệu với người phụ nữ Samaria một thứ nước đem lại sự sống vĩnh cửu. Thực vậy, đã từ lâu người Do Thái và người Samaria coi nhau như những kẻ thù truyền kiếp. Dưới mắt dân Do Thái thì người Samaria bị coi như một thứ ngoại đạo và uế tạp cần phải xa tránh, thế mà qua đoạn Tin Mừng vừa nghe Chúa Giêsu đã vượt qua ranh giới thù hận như một dòng nước tràn bờ đem lại sự xanh tươi cho những mảnh đất khô cằn. Ngài đã xin người phụ nữ Samaria chút nước uống. Hành động của Ngài đã gây nên sửng sốt và từ sự sửng sốt ấy, Ngài đã làm trổi dậy một sự sống mới.
Chúa Giêsu đã chứng tỏ sứ mạng của mình là được sai đến với những con chiên lạc. Cuộc đối thoại của Chúa Giêsu đã giúp người phụ nữ nhận ra tình trạng bất chính của mình, để rồi cuối cùng nàng đã xác tín Ngài chính là Đấng cứu thế. Chúa Giêsu đã khởi đầu bằng cách xin nàng cho Người uống nước, nhưng rồi cuối cùng chính nàng lại là người được lãnh nhận nước ban sự sống.
Ý tưởng thứ hai đó là nơi thờ phượng Chúa.
Người Samaria có đền thờ của mình tại núi Sichem. Trong khi đó người Do Thái lại khẳng định đền thờ của họ tại Giêrusalem mới là nơi thờ phượng Thiên Chúa đích thật, bởi vì đó mới chính là nơi Thiên Chúa ngự trị giữa dân Ngài. Vậy ai đúng. Người Samaria hay người Do Thái? Cuộc tranh luận có lẽ đã kéo dài nhiều tháng và nhiều năm, nhưng vẫn không có kết luận. Họ không phải chỉ tranh luận suông, mà hơn thế nữa, người Do Thái còn khích bác dân Samaria là đã theo đuổi một thứ tôn giáo lai căng. Còn người Samaria thì có lần đã chơi khăm bằng cách rắc xương người chết vào nơi thờ kính của dân Do Thái, để làm cho nơi đó ra uế tạp, không còn thích hợp cho công việc tế tự.
Người phụ nữ Samari hẳn muốn nhờ Chúa Giêsu đứng ra làm trọng tài giải quyết vì nàng nhìn nhận Ngài là người của Thiên Chúa, đã biết được những chuyện thầm kín của đời nàng. Thế nhưng, Chúa Giêsu đã nhân dịp này, mạc khải cho nàng biết phải thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lý, bằng cách nhận biết Thiên Chúa là Cha. Chính sự thờ phượng Thiên Chúa là Cha và việc đặt mình vào trong mối quan hệ cha con với Thiên Chúa mới là việc thờ phượng mà Thiên Chúa hằng mong mỏi.
Còn chúng ta thì sao? Liệu chúng ta đã thực sự yêu mến Chúa bằng tất cả trái tim và tâm hồn của mình, hay chúng ta đang còn mải mê chạy theo những nghi thức và những biểu dương bên ngoài?
Sưu tầm