Dan Lee
03-24-2011, 05:18 PM
Đổi thay
Qua Tin mừng hôm nay, chúng ta nhận thấy nơi Chúa Giêsu, con người gặp gỡ được tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa với những diễn biến nội tâm:
1. Một sự thay đổi:
Cũng giống như các cuộc đàm thoại với ông Nicôđêmô, Marta và Maria, người đàn bà ngoại tình, tất cả đều kết thúc bằng một sự thay đổi. Qua lời Chúa mà tất cả các nhân vật đã nhận ra Chúa Giêsu là ai. Người đàn bà Samaria đã có sự thay đổi trong ngôn ngữ khi nói chuyện với Chúa. Lúc đầu bà gọi Chúa Giêsu là ông (You), ngôi thứ hai, kế đó là Thưa Ngài (Sir), rồi từ việc nhận thức Ngài là một tiên tri đến Đấng Thiên Sai. Dịch từ tiếng Hy lạp “Kyrios”, “Đấng Cứu Thế”, là Đấng mà theo thánh Phaolô diễn tả trong thơ gửi tín hữu Philipphê: “Mọi gối phải bái quì, cả trên trời dưới đất và nơi âm phủ”.
2. Một sự hiểu biết:
Cuộc đối thoại đã thay đổi từ sự ngộ nhận tới thái độ thông cảm hiểu biết. Chúa Giêsu nói về Ngài như là nước hằng sống. Lúc đầu, người đàn bà hiểu nước hằng sống như là dòng nước luân lưu trôi chảy, khác với nước ao tù ứ đọng. Đối với người Do Thái, nước là một biểu tượng có ý nghĩa. Họ thường đề cập đến sự khao khát của đời sống tinh thần đối với nguồn nước hằng sống và sự khao khát của linh hồn tìm kiếm Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, suối nước biểu tượng cho chính Thiên Chúa hay cho sự khôn ngoan qua việc tuân giữ lề luật. Đó là món quà vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Theo Gioan thì đó là sự xuất hiện của Chúa Giêsu, Đấng được Xức dầu của Thiên Chúa. Nước biểu tượng cho thần khí, như Chúa Giêsu đã nói: “Ai tin vào Ta, thì từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống”. “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”.
3. Một lòng khao khát:
Trong cuộc đối thoại, Chúa Giêsu đã vượt qua những hàng rào đố kỵ, ngộ nhận để đi thẳng vào lòng khao khát của con người. Theo William Barclay, thái độ của người đàn bà lúc đầu không những là hiểu lầm mà còn có vẻ mỉa mai, châm biếm Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát và khỏi phải đến đây xách nước nữa”. Nhưng trong thái độ mỉa mai này đã biểu lộ một sự thật trong trái tim của con người. Đó là khát vọng tìm kiếm một điều gì mà chỉ có Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn được. Thánh Augustinô đã nói lên sự thật này: “Trái tim của chúng ta không bao giờ yên nghỉ cho đến khi được nghỉ yên trong Người”.
4. Một chứng nhân:
Cuộc đối thoại bị ngưng vì các môn đệ trở lại, và người đàn bà đã để chiếc vò múc nước ở giếng, trở về làng. Bà trở về làng mà không mang vò nước theo chứng tỏ rằng bà rất vội vã, muốn chia sẻ Tin Mừng gặp gỡ Đấng Cứu Thế cho những người khác. Giống như Philipphê khi đã gặp được Chúa Giêsu rồi liền đi tìm Nathanaen để loan báo Tin Mừng. Bà Maria Mađalêna đã vội vã đi tìm các môn đệ và loan báo rằng đã gặp thấy Chúa.
Sứ mạng của người Kitô hữu cũng trải qua hai giai đoạn: trước hết gặp gỡ Đức Kitô một cách cá nhân, như là một chứng nhân; sau đó trở nên nhà truyền giáo, loan báo Tin Mừng. Sự khám phá ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế đã làm cho người đàn bà vui mừng đến nỗi không còn cảm thấy xấu hổ về tội lỗi của mình nữa. Bà chạy đi loan báo công khai cho mọi người biết về một con người đã biết tất cả cuộc đời của bà. Bà chỉ nói về điều xảy ra cho bà, và mời mọi người hãy đến và xem.
Vai trò của người đàn bà Samaria là đưa mọi người đến với Chúa Giêsu như Công đồng Vatican II đã viết: “Việc tông đồ mà mỗi người phải thực hiện bắt nguồn từ mạch sống phong phú đích thật Kitô giáo. Đó là căn bản và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân.
Dẫn đưa mọi người đến với Đức Kitô, nguồn nước hằng sống cũng là vai trò của Giáo Hội, của các người Kitô hữu như thánh Gioan đã nói: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể lại mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Đấng Cứu Thế”.
Qua Tin mừng hôm nay, chúng ta nhận thấy nơi Chúa Giêsu, con người gặp gỡ được tình yêu và ơn cứu độ của Thiên Chúa với những diễn biến nội tâm:
1. Một sự thay đổi:
Cũng giống như các cuộc đàm thoại với ông Nicôđêmô, Marta và Maria, người đàn bà ngoại tình, tất cả đều kết thúc bằng một sự thay đổi. Qua lời Chúa mà tất cả các nhân vật đã nhận ra Chúa Giêsu là ai. Người đàn bà Samaria đã có sự thay đổi trong ngôn ngữ khi nói chuyện với Chúa. Lúc đầu bà gọi Chúa Giêsu là ông (You), ngôi thứ hai, kế đó là Thưa Ngài (Sir), rồi từ việc nhận thức Ngài là một tiên tri đến Đấng Thiên Sai. Dịch từ tiếng Hy lạp “Kyrios”, “Đấng Cứu Thế”, là Đấng mà theo thánh Phaolô diễn tả trong thơ gửi tín hữu Philipphê: “Mọi gối phải bái quì, cả trên trời dưới đất và nơi âm phủ”.
2. Một sự hiểu biết:
Cuộc đối thoại đã thay đổi từ sự ngộ nhận tới thái độ thông cảm hiểu biết. Chúa Giêsu nói về Ngài như là nước hằng sống. Lúc đầu, người đàn bà hiểu nước hằng sống như là dòng nước luân lưu trôi chảy, khác với nước ao tù ứ đọng. Đối với người Do Thái, nước là một biểu tượng có ý nghĩa. Họ thường đề cập đến sự khao khát của đời sống tinh thần đối với nguồn nước hằng sống và sự khao khát của linh hồn tìm kiếm Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, suối nước biểu tượng cho chính Thiên Chúa hay cho sự khôn ngoan qua việc tuân giữ lề luật. Đó là món quà vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Theo Gioan thì đó là sự xuất hiện của Chúa Giêsu, Đấng được Xức dầu của Thiên Chúa. Nước biểu tượng cho thần khí, như Chúa Giêsu đã nói: “Ai tin vào Ta, thì từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống”. “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”.
3. Một lòng khao khát:
Trong cuộc đối thoại, Chúa Giêsu đã vượt qua những hàng rào đố kỵ, ngộ nhận để đi thẳng vào lòng khao khát của con người. Theo William Barclay, thái độ của người đàn bà lúc đầu không những là hiểu lầm mà còn có vẻ mỉa mai, châm biếm Chúa Giêsu: “Thưa Ngài, xin cho tôi nước đó để tôi chẳng còn khát và khỏi phải đến đây xách nước nữa”. Nhưng trong thái độ mỉa mai này đã biểu lộ một sự thật trong trái tim của con người. Đó là khát vọng tìm kiếm một điều gì mà chỉ có Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn được. Thánh Augustinô đã nói lên sự thật này: “Trái tim của chúng ta không bao giờ yên nghỉ cho đến khi được nghỉ yên trong Người”.
4. Một chứng nhân:
Cuộc đối thoại bị ngưng vì các môn đệ trở lại, và người đàn bà đã để chiếc vò múc nước ở giếng, trở về làng. Bà trở về làng mà không mang vò nước theo chứng tỏ rằng bà rất vội vã, muốn chia sẻ Tin Mừng gặp gỡ Đấng Cứu Thế cho những người khác. Giống như Philipphê khi đã gặp được Chúa Giêsu rồi liền đi tìm Nathanaen để loan báo Tin Mừng. Bà Maria Mađalêna đã vội vã đi tìm các môn đệ và loan báo rằng đã gặp thấy Chúa.
Sứ mạng của người Kitô hữu cũng trải qua hai giai đoạn: trước hết gặp gỡ Đức Kitô một cách cá nhân, như là một chứng nhân; sau đó trở nên nhà truyền giáo, loan báo Tin Mừng. Sự khám phá ra Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế đã làm cho người đàn bà vui mừng đến nỗi không còn cảm thấy xấu hổ về tội lỗi của mình nữa. Bà chạy đi loan báo công khai cho mọi người biết về một con người đã biết tất cả cuộc đời của bà. Bà chỉ nói về điều xảy ra cho bà, và mời mọi người hãy đến và xem.
Vai trò của người đàn bà Samaria là đưa mọi người đến với Chúa Giêsu như Công đồng Vatican II đã viết: “Việc tông đồ mà mỗi người phải thực hiện bắt nguồn từ mạch sống phong phú đích thật Kitô giáo. Đó là căn bản và điều kiện của mọi hoạt động tông đồ giáo dân.
Dẫn đưa mọi người đến với Đức Kitô, nguồn nước hằng sống cũng là vai trò của Giáo Hội, của các người Kitô hữu như thánh Gioan đã nói: “Giờ đây, không phải vì những lời chị kể lại mà chúng tôi tin, nhưng chính chúng tôi đã được nghe lời Người và chúng tôi biết Người thật là Đấng Cứu Thế”.