Dan Lee
03-25-2011, 07:31 AM
VỞ KỊCH THƯƠNG KHÓ
Vào một đêm năm 1632, một người đàn ông tên là Kaspar Schisler trở về nhà sau một chuyến đi. Ông sống trong một ngôi làng miền núi Oberammergau, phía Bắc nước Đức. Mặc dù Kaspar đã không biết điều đó, ông đã mang trong mình một bệnh khủng khiếp, bệnh dịch hạch.
Bệnh dịch này đã giết hàng triệu người ở Âu châu. Nhưng Oberammergau chỉ được an toàn một lúc nào đó. Vì nó nằm trên núi, và khó bị lây nhiễm. Những người canh gác ngăn cản mọi người không cho vào trong làng. Nhưng đêm đó, Kaspar Schisler đã thoát qua được những người canh gác. Vài tháng sau ông ta chết, cùng với vợ và các con của mình, và nhiều người khác trong làng.
Bây giờ họ biết rằng bệnh dịch này là một bệnh bời những côn trùng nhỏ được mang theo bởi loài chuột. Nhưng vào lúc đó, người ta không biết điều này. Họ tin rằng bệnh tật là vì họ không làm đẹp lòng Thiên Chúa. Nên họ đã quyết định cố gắng để làm hài lòng Thiên Chúa.
Người dân Oberammergau đã gặp nhau trong nhà thờ và đưa ra một lời tuyên hứa. “Nếu Thiên Chúa cứu vớt chúng con thoát thoát khỏi bệnh tật này, chúng con hứa sẽ đóng một vở kịch về Chúa Giê-su Ki-tô, cuộc khổ nạn của người, tử nạn của người, và sự phục sinh của người. Chúng con sẽ diễn vở kịch này mười năm một lần.”
Vở kịch này kể lại về tuần lễ cuối cùng trong cuộc đời của Chúa Giê-su. Câu chuyện này thường đươc gọi là “Sự Thương Khó.” Câu chuyện này bắt nguồn từ Kinh Thánh.
Nó xảy ra ở Jerusalem cách đây hai ngàn năm. Khi Chúa Giê-su bước vào thành phố, người dân đã đón mừng Người như một anh hùng, như một vị vua. Tuy nhiên những nhà thẩm quyền tôn giáo đã không thích những lời giảng huấn của Chúa Giê-su và quyết định bắt Người. Thánh Kinh nói rằng Người đã lãnh nhận sự xét xử không không dựa trên công lý. Các nhà lãnh đao tôn giáo đả gửi Chúa Giê-su đến người cai trị và yêu cầu rằng Người phải bị hành quyết. Người cai trị này đã phải nhượng bộ trước những áp lưc của họ. Và ra lệnh hành quyết. Chúa Giê-su đã bị giết bằng cách treo trên thập giá bằng gỗ. Tuy nhiên, câu chuyện đã không kết thúc ở đó. Thánh Kinh kể rằng Chúa Giê-su đã sống lại vào ngày thứ ba sau khi Người bị hành quyết. Đây là câu chuyện mà người dân Oberammergau đã hứa cứ mười năm một lần diễn vở kịch này.
Thiên Chúa như nghe được lời hứa của người dân Oberammergau. Người dân sống trong ngôi làng này chết rất ít vì bệnh dịch này. Người dân tin rằng điều này là do lời nguyện cầu của họ.
Và thế là “vở kịch thương khó” đầu tiên ở Oberammergau được hình thành vào năm 1634 trong nghĩa trang của ngôi làng. Đó là nơi mà những nạn nhân của bệnh dịch được mai táng.
Những vở kịch thương khó đã được phổ biến ở Âu châu vào những ngày đó. Nhưng thế kỷ hai mươi mốt, nhiều nơi nó không còn đươc sống sót. Năm 2010 là mùa thứ 41 của vở kịch thương khó Oberammergau. Nhưng vở kịch này đã không còn giống như trước nữa. Những người biên và những người sản xuất đã thay đổi và cải tiến lời lẽ của vở kịch này.
Năm 1750, một người tên là Ferdinand Rosner đã viết môt phiên bản mà đó là một thành công rực rỡ. Nó đã thu hút quần chúng vào thời gian đó. Nó chứa đựng nhiều câu chuyện cổ và nguyền rủa Satan, loài Ác Quỷ, vì cái chết của Chúa Giê-su. Tuy nhiên một số người nói rằng nó đã thoát ly quá xa với những gì đã được kể trong Kinh Thánh. Điều này đã dẫn đến sự ngăn cấm những vở kịch thương khó vào năm 1780. Tuy nhiên người dân ở ngôi làng này đã phản kháng lệnh cấm này, và những phiên bản ngắn hơn của vở kịch đã trở lại mười năm sau đó.
Đầu thập niên 1800, một giáo viên âm nhạc tên Rochus Dedler đã viết nhạc mới cho vở kịch này. Bản nhạc này vẫn còn được trình diễn cho đến ngày hôm nay. Cũng vào thời gian này, nhà hát được di dời từ nghĩa trang tới môt cánh đồng ven làng. Năm ngàn người có thể ngồi trong nhà hát này cùng một lúc. Ngày nay nhà hát này vừa được xây đồ sộ, và tọa lạc trên chỗ cũ.
Nhưng một phiên bản khác của vở kịch đã xuất hiện vào năm 1860. Phiên bản này đã chứng minh được là một phiên bản phổ biến. Và nó đã được dùng cho đến năm 2000. Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, vở kịch này là cuộc đời thực tế hơn, và những phong tục, trang phục mà các nghệ sỹ mặc, được dựa trên căn bản của lịch sử.
Một truyền thống đang thu hút người dân tại Oberammergau là “tableau vivant”. Đó là tên tiếng Pháp, nghĩa là “bức tranh sinh động”. Có nhiều “bức tranh sinh động” này trong vở kịch. Vì mỗi bức tranh, cử chỉ điệu bộ của vở kịch dừng lại, âm nhạc trỗi lên, màn được kéo ra phô bày một nhóm kịch sỹ đứng bất động. Những kịch sỹ bất động này tạo thành một bức tranh sinh động. Bức tranh này biểu thị một hình ảnh từ một phần trong Kinh Thánh – phần mà mô tả Thiên Chúa liên đới với con người trước lúc ra đời của Đức Ki-tô. Mỗi bức tranh liên hệ tới một điều gì đó diễn ra trong vở kịch.
Năm 2010, Shelagh Godwin đã xem vở kich này và nói:
“Vở kịch được trình diễn bằng tiếng Đức, và tôi chẳng hiểu một từ nào cả. Nhưng tôi đã thấy những bức tranh sinh động rất linh hoạt. Xem vở kịch ấy là một trải nghiệm tuyệt vời.”
Hai mươi thế kỷ sau đã mang đến một sự thay đổi khác cho vở kịch thương khó này. Những phiên bản cũ dường như phê phán dân Do Thái ở Jerusalem vì cái chết của Chúa Giê-su. Nhưng phiên bản năm 2010 đã thận trọng không kích động cảm xúc chống lại người Do Thái. Vì những ý tưởng như vậy đã gây sự đau khổ cho người Do Thái trong thời gian Đệ Nhị Thế chiến.
Mỗi người mà đóng vở kịch Thương Khó” là những người phải được sinh ra ở ngôi làng này, hoặc sống ở đó được hai mươi năm. Một năm trước khi thực hiện vở kịch này, người dân lại phải đưa ra lời tuyên hứa trước tổ tiên đã được đưa ra năm 1633. Những người nam bắt đầu nuôi tóc của họ để trông giống như những người ở thế kỷ thứ nhất, khi Chúa Giê-su sống. Nhiếu cuộc diễn tập đươc tổ chức trước nhiều tháng trời khi vở kịch được công diễn.
Hầu hết mọi người trong ngôi làng đầu có liên quan trong vở kịch bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người tham gia vở kịch này. Nhưng những người khác lại liên quan “hậu cảnh” – cách con mắt quần chúng. Nhiều người cũng làm và bán những vật được làm bằng gỗ. Những vật chạm trổ bằng gỗ này được làm ở ngôi làng này nổi tiếng lâu đời trước khi Vở Kịch Thương Khó thứ nhất được hình thành vào năm 1634. Đó là một truyền thống lâu đời và tuyệt vời, và tiếp tục cho đến ngày hôm nay.
Vở kịch thương khó Oberammergau kéo dài tám giờ đồng hồ. Bao gồm cả thời gian dành cho những “bức tranh sinh động” và dừng lại cho người ta đi ăn uống! Vở kịch này rất phổ biến. Đã có trên một trăm cuộc trình diễn của vở kịch này, nhưng chỗ ngồi đã được bán trước sự kiện này một năm. Có thể đó là thời gian bắt đầu kế hoạch cho năm 2020!
Jos. Tú Nạc, NMS
Vào một đêm năm 1632, một người đàn ông tên là Kaspar Schisler trở về nhà sau một chuyến đi. Ông sống trong một ngôi làng miền núi Oberammergau, phía Bắc nước Đức. Mặc dù Kaspar đã không biết điều đó, ông đã mang trong mình một bệnh khủng khiếp, bệnh dịch hạch.
Bệnh dịch này đã giết hàng triệu người ở Âu châu. Nhưng Oberammergau chỉ được an toàn một lúc nào đó. Vì nó nằm trên núi, và khó bị lây nhiễm. Những người canh gác ngăn cản mọi người không cho vào trong làng. Nhưng đêm đó, Kaspar Schisler đã thoát qua được những người canh gác. Vài tháng sau ông ta chết, cùng với vợ và các con của mình, và nhiều người khác trong làng.
Bây giờ họ biết rằng bệnh dịch này là một bệnh bời những côn trùng nhỏ được mang theo bởi loài chuột. Nhưng vào lúc đó, người ta không biết điều này. Họ tin rằng bệnh tật là vì họ không làm đẹp lòng Thiên Chúa. Nên họ đã quyết định cố gắng để làm hài lòng Thiên Chúa.
Người dân Oberammergau đã gặp nhau trong nhà thờ và đưa ra một lời tuyên hứa. “Nếu Thiên Chúa cứu vớt chúng con thoát thoát khỏi bệnh tật này, chúng con hứa sẽ đóng một vở kịch về Chúa Giê-su Ki-tô, cuộc khổ nạn của người, tử nạn của người, và sự phục sinh của người. Chúng con sẽ diễn vở kịch này mười năm một lần.”
Vở kịch này kể lại về tuần lễ cuối cùng trong cuộc đời của Chúa Giê-su. Câu chuyện này thường đươc gọi là “Sự Thương Khó.” Câu chuyện này bắt nguồn từ Kinh Thánh.
Nó xảy ra ở Jerusalem cách đây hai ngàn năm. Khi Chúa Giê-su bước vào thành phố, người dân đã đón mừng Người như một anh hùng, như một vị vua. Tuy nhiên những nhà thẩm quyền tôn giáo đã không thích những lời giảng huấn của Chúa Giê-su và quyết định bắt Người. Thánh Kinh nói rằng Người đã lãnh nhận sự xét xử không không dựa trên công lý. Các nhà lãnh đao tôn giáo đả gửi Chúa Giê-su đến người cai trị và yêu cầu rằng Người phải bị hành quyết. Người cai trị này đã phải nhượng bộ trước những áp lưc của họ. Và ra lệnh hành quyết. Chúa Giê-su đã bị giết bằng cách treo trên thập giá bằng gỗ. Tuy nhiên, câu chuyện đã không kết thúc ở đó. Thánh Kinh kể rằng Chúa Giê-su đã sống lại vào ngày thứ ba sau khi Người bị hành quyết. Đây là câu chuyện mà người dân Oberammergau đã hứa cứ mười năm một lần diễn vở kịch này.
Thiên Chúa như nghe được lời hứa của người dân Oberammergau. Người dân sống trong ngôi làng này chết rất ít vì bệnh dịch này. Người dân tin rằng điều này là do lời nguyện cầu của họ.
Và thế là “vở kịch thương khó” đầu tiên ở Oberammergau được hình thành vào năm 1634 trong nghĩa trang của ngôi làng. Đó là nơi mà những nạn nhân của bệnh dịch được mai táng.
Những vở kịch thương khó đã được phổ biến ở Âu châu vào những ngày đó. Nhưng thế kỷ hai mươi mốt, nhiều nơi nó không còn đươc sống sót. Năm 2010 là mùa thứ 41 của vở kịch thương khó Oberammergau. Nhưng vở kịch này đã không còn giống như trước nữa. Những người biên và những người sản xuất đã thay đổi và cải tiến lời lẽ của vở kịch này.
Năm 1750, một người tên là Ferdinand Rosner đã viết môt phiên bản mà đó là một thành công rực rỡ. Nó đã thu hút quần chúng vào thời gian đó. Nó chứa đựng nhiều câu chuyện cổ và nguyền rủa Satan, loài Ác Quỷ, vì cái chết của Chúa Giê-su. Tuy nhiên một số người nói rằng nó đã thoát ly quá xa với những gì đã được kể trong Kinh Thánh. Điều này đã dẫn đến sự ngăn cấm những vở kịch thương khó vào năm 1780. Tuy nhiên người dân ở ngôi làng này đã phản kháng lệnh cấm này, và những phiên bản ngắn hơn của vở kịch đã trở lại mười năm sau đó.
Đầu thập niên 1800, một giáo viên âm nhạc tên Rochus Dedler đã viết nhạc mới cho vở kịch này. Bản nhạc này vẫn còn được trình diễn cho đến ngày hôm nay. Cũng vào thời gian này, nhà hát được di dời từ nghĩa trang tới môt cánh đồng ven làng. Năm ngàn người có thể ngồi trong nhà hát này cùng một lúc. Ngày nay nhà hát này vừa được xây đồ sộ, và tọa lạc trên chỗ cũ.
Nhưng một phiên bản khác của vở kịch đã xuất hiện vào năm 1860. Phiên bản này đã chứng minh được là một phiên bản phổ biến. Và nó đã được dùng cho đến năm 2000. Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, vở kịch này là cuộc đời thực tế hơn, và những phong tục, trang phục mà các nghệ sỹ mặc, được dựa trên căn bản của lịch sử.
Một truyền thống đang thu hút người dân tại Oberammergau là “tableau vivant”. Đó là tên tiếng Pháp, nghĩa là “bức tranh sinh động”. Có nhiều “bức tranh sinh động” này trong vở kịch. Vì mỗi bức tranh, cử chỉ điệu bộ của vở kịch dừng lại, âm nhạc trỗi lên, màn được kéo ra phô bày một nhóm kịch sỹ đứng bất động. Những kịch sỹ bất động này tạo thành một bức tranh sinh động. Bức tranh này biểu thị một hình ảnh từ một phần trong Kinh Thánh – phần mà mô tả Thiên Chúa liên đới với con người trước lúc ra đời của Đức Ki-tô. Mỗi bức tranh liên hệ tới một điều gì đó diễn ra trong vở kịch.
Năm 2010, Shelagh Godwin đã xem vở kich này và nói:
“Vở kịch được trình diễn bằng tiếng Đức, và tôi chẳng hiểu một từ nào cả. Nhưng tôi đã thấy những bức tranh sinh động rất linh hoạt. Xem vở kịch ấy là một trải nghiệm tuyệt vời.”
Hai mươi thế kỷ sau đã mang đến một sự thay đổi khác cho vở kịch thương khó này. Những phiên bản cũ dường như phê phán dân Do Thái ở Jerusalem vì cái chết của Chúa Giê-su. Nhưng phiên bản năm 2010 đã thận trọng không kích động cảm xúc chống lại người Do Thái. Vì những ý tưởng như vậy đã gây sự đau khổ cho người Do Thái trong thời gian Đệ Nhị Thế chiến.
Mỗi người mà đóng vở kịch Thương Khó” là những người phải được sinh ra ở ngôi làng này, hoặc sống ở đó được hai mươi năm. Một năm trước khi thực hiện vở kịch này, người dân lại phải đưa ra lời tuyên hứa trước tổ tiên đã được đưa ra năm 1633. Những người nam bắt đầu nuôi tóc của họ để trông giống như những người ở thế kỷ thứ nhất, khi Chúa Giê-su sống. Nhiếu cuộc diễn tập đươc tổ chức trước nhiều tháng trời khi vở kịch được công diễn.
Hầu hết mọi người trong ngôi làng đầu có liên quan trong vở kịch bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người tham gia vở kịch này. Nhưng những người khác lại liên quan “hậu cảnh” – cách con mắt quần chúng. Nhiều người cũng làm và bán những vật được làm bằng gỗ. Những vật chạm trổ bằng gỗ này được làm ở ngôi làng này nổi tiếng lâu đời trước khi Vở Kịch Thương Khó thứ nhất được hình thành vào năm 1634. Đó là một truyền thống lâu đời và tuyệt vời, và tiếp tục cho đến ngày hôm nay.
Vở kịch thương khó Oberammergau kéo dài tám giờ đồng hồ. Bao gồm cả thời gian dành cho những “bức tranh sinh động” và dừng lại cho người ta đi ăn uống! Vở kịch này rất phổ biến. Đã có trên một trăm cuộc trình diễn của vở kịch này, nhưng chỗ ngồi đã được bán trước sự kiện này một năm. Có thể đó là thời gian bắt đầu kế hoạch cho năm 2020!
Jos. Tú Nạc, NMS