Dan Lee
03-25-2011, 04:53 PM
Đức Thánh Cha đề cao giá trị sư phạm của Bí tích Giải Tội
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 25-3-2011 dành cho 800 tham dự viên khóa học về bí tích giải tội, ĐTC đặc biệt đề cao giá trị sư phạm của bí tích này đối với các cha giải tội cũng như các hối nhân.
Khóa học do Tòa Ân Giải tối cao tổ chức kéo dài 3 tuần tại trụ ở của tòa này ở Roma, từ ngày 21-3 đến 11-4 tới đây, dành cho các LM mới chịu chức, để giúp các vị cử hành bí tích giải tội đúng đắn và giải quyết những trường hợp phức tạp hoặc tế nhị liên quan đến việc cử hành bí tích này. Ngoài ra, các chủng sinh và tu sinh chuẩn bị thụ phong linh mục cũng được tham dự.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến, còn có ĐHY Fortunato Baldelli, Chánh tòa Ân Giải tối cao, các chức sắc của tòa này và các vị trong ban giảng huấn.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói đến những điều mà cha giải tội có thể học hỏi được khi ban bí tích giải tội: vị LM có thể chứng kiến những phép lạ đích thực về sự hoán cải, cảm nhận và chiêm ngắm lòng từ bi của Thiên Chúa. Việc nhận biết chiều sâu của tâm hồn, kể cả những khía cạnh đen tối, có thể là một thử thách đối với đức tin của chính LM, nhưng đàng khác cũng có thể nuôi dưỡng nơi LM xác tín theo đó lời nói cuối cùng trên sự ác của con người và của lịch sử chính là lời của Thiên Chúa, chính lòng từ bi của Chúa có thể đổi mới mọi sự.
Ngoài ra, cha giải tội có thể học được nơi các hối nhân gương mẫu về đời sống thiêng liêng của họ, sự xét mình nghiêm túc, sự minh bạch trong việc nhận lỗi và ngoan ngoãn đối với giáo huấn của Giáo Hội, cũng như những chỉ dẫn của cha giải tội. ĐTC nhấn mạnh rằng: “Qua việc giải tội, chúng ta có thể nhận được những bài học sâu xa về lòng khiêm ngường và đức tin. Đó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ cho mỗi linh mục hãy ý thức căn tính của mình”.
Về giá trị sư phạm của bí tích giải tội đối với hối nhân, ĐTC đề cao giá trị của sự xét mình: “việc làm này giúp hối nhân chân thành cứu xét cuộc sống của mình, đối chiếu với chân lý Phúc Âm và đánh giá nó theo các tiêu chuẩn con người, nhưng nhất là theo các tiêu chuẩn của Mạc Khải. Sự đối chiếu cuộc sống với các giới răn, các mối phúc thật và nhất là với giới luật yêu thương, chính là một trường học lớn của bí tích giải tội.”
ĐTC nói thêm rằng “Trong thời đại ồn ào ngày nay, với sự chia trí và cô đơn, cuộc nói chuyện của hối nhân với cha giải tội cũng có thể là một trong những cơ hội, nếu không muốn nói là cơ hội duy nhất, để được thực sự lắng nghe trong chiều sâu. Các LM thân mến, anh em đừng lơ là trong việc dành thời giờ cho việc ban bí tích giải tội: sự kiện được lắng nghe và đón nhận, chính là một dấu chỉ về sự đón nhận và về lòng từ nhân của Thiên Chúa đối với con cái của Ngài. Tiếp đến sự xưng thú trọn vẹn các tội lỗi cũng dạy hối nhân về sự khiêm tốn, nhìn nhận sự mong manh yếu đuối của mình, và đồng thời ý thức về sự cần ơn tha thứ của Thiên Chúa, tín thác rằng Ơn thánh của Chúa có thể biến cải cuộc sống. Ngoài ra việc lắng nghe những lời nhắn nhủ và lời khuyên bảo của cha giải tội là điều quan trọng giúp hối nhân phán đoán về hành vi của họ, để tiến bước trên đường thiêng liêng và được chữa lành trong nội tâm. Chúng ta đừng quên rằng bao nhiêu cuộc hoán cải và bao nhiêu cuộc sống thánh thiện thực sự đã bắt đầu trong một tòa giải tội!” (SD 25-3-2011)
G. Trần Đức Anh OP
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 25-3-2011 dành cho 800 tham dự viên khóa học về bí tích giải tội, ĐTC đặc biệt đề cao giá trị sư phạm của bí tích này đối với các cha giải tội cũng như các hối nhân.
Khóa học do Tòa Ân Giải tối cao tổ chức kéo dài 3 tuần tại trụ ở của tòa này ở Roma, từ ngày 21-3 đến 11-4 tới đây, dành cho các LM mới chịu chức, để giúp các vị cử hành bí tích giải tội đúng đắn và giải quyết những trường hợp phức tạp hoặc tế nhị liên quan đến việc cử hành bí tích này. Ngoài ra, các chủng sinh và tu sinh chuẩn bị thụ phong linh mục cũng được tham dự.
Hiện diện tại buổi tiếp kiến, còn có ĐHY Fortunato Baldelli, Chánh tòa Ân Giải tối cao, các chức sắc của tòa này và các vị trong ban giảng huấn.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói đến những điều mà cha giải tội có thể học hỏi được khi ban bí tích giải tội: vị LM có thể chứng kiến những phép lạ đích thực về sự hoán cải, cảm nhận và chiêm ngắm lòng từ bi của Thiên Chúa. Việc nhận biết chiều sâu của tâm hồn, kể cả những khía cạnh đen tối, có thể là một thử thách đối với đức tin của chính LM, nhưng đàng khác cũng có thể nuôi dưỡng nơi LM xác tín theo đó lời nói cuối cùng trên sự ác của con người và của lịch sử chính là lời của Thiên Chúa, chính lòng từ bi của Chúa có thể đổi mới mọi sự.
Ngoài ra, cha giải tội có thể học được nơi các hối nhân gương mẫu về đời sống thiêng liêng của họ, sự xét mình nghiêm túc, sự minh bạch trong việc nhận lỗi và ngoan ngoãn đối với giáo huấn của Giáo Hội, cũng như những chỉ dẫn của cha giải tội. ĐTC nhấn mạnh rằng: “Qua việc giải tội, chúng ta có thể nhận được những bài học sâu xa về lòng khiêm ngường và đức tin. Đó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ cho mỗi linh mục hãy ý thức căn tính của mình”.
Về giá trị sư phạm của bí tích giải tội đối với hối nhân, ĐTC đề cao giá trị của sự xét mình: “việc làm này giúp hối nhân chân thành cứu xét cuộc sống của mình, đối chiếu với chân lý Phúc Âm và đánh giá nó theo các tiêu chuẩn con người, nhưng nhất là theo các tiêu chuẩn của Mạc Khải. Sự đối chiếu cuộc sống với các giới răn, các mối phúc thật và nhất là với giới luật yêu thương, chính là một trường học lớn của bí tích giải tội.”
ĐTC nói thêm rằng “Trong thời đại ồn ào ngày nay, với sự chia trí và cô đơn, cuộc nói chuyện của hối nhân với cha giải tội cũng có thể là một trong những cơ hội, nếu không muốn nói là cơ hội duy nhất, để được thực sự lắng nghe trong chiều sâu. Các LM thân mến, anh em đừng lơ là trong việc dành thời giờ cho việc ban bí tích giải tội: sự kiện được lắng nghe và đón nhận, chính là một dấu chỉ về sự đón nhận và về lòng từ nhân của Thiên Chúa đối với con cái của Ngài. Tiếp đến sự xưng thú trọn vẹn các tội lỗi cũng dạy hối nhân về sự khiêm tốn, nhìn nhận sự mong manh yếu đuối của mình, và đồng thời ý thức về sự cần ơn tha thứ của Thiên Chúa, tín thác rằng Ơn thánh của Chúa có thể biến cải cuộc sống. Ngoài ra việc lắng nghe những lời nhắn nhủ và lời khuyên bảo của cha giải tội là điều quan trọng giúp hối nhân phán đoán về hành vi của họ, để tiến bước trên đường thiêng liêng và được chữa lành trong nội tâm. Chúng ta đừng quên rằng bao nhiêu cuộc hoán cải và bao nhiêu cuộc sống thánh thiện thực sự đã bắt đầu trong một tòa giải tội!” (SD 25-3-2011)
G. Trần Đức Anh OP