Dan Lee
03-25-2011, 07:26 PM
Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm A
THỜ LẠY TRONG TINH THẦN VÀ CHÂN LÝ
Với vẻ tò mò, người phụ nữ Samaria tiến tới phía người đàn ông đang ngồi trên thành giếng. Bởi vì Chúa Giêsu đang sống, bởi vì mỗi bài suy niệm này là một cuộc gặp gỡ tình yêu với Chúa Giêsu hằng sống, tại sao không nghĩ rằng Ngài đang chờ tôi? Chính Ngài nói với tôi: “Hãy cho Ta uống nước”
Nhưng Ngài khẳng định ngay: “Nếu ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban: chính ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban; chính ngươi sẽ xin và ngươi sẽ được uống nước hằng sống”.
Hai nỗi khát khao làm hoang mang. Chúa Giêsu nói: “Hãy cho Ta”, rồi: “Hãy xin Ta”. Và xa hơn một chút: “Chúa Cha đang cần những người tôn thờ Ngài thực sự”. Chúng ta đang ở trên đỉnh cao của sự mạc khải. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta hết khát, nhưng không có bài Phúc Âm này thì ai dám nghĩ rằng Thiên Chúa khao khát chúng ta?
Cách duy nhất để có thể xứng đáng với sự khao khát này chính là khao khát Ngài. Sự ước muốn và tình yêu có qua có lại: tình yêu vì tình yêu. Chính là phải xin nước của Ngài là nước sẽ làm cho chúng ta ước ao Chúa: “Hãy xin Ta nước hằng sống và nơi ngươi sẽ phát sinh nguồn mạch tình yêu. Ngươi có thể là một trong những người tôn thờ mà Cha tìm kiếm”.
Người tôn thờ sao? Những hình ảnh phiền nhiễu nổi lên, những người sấp mình trước một ngẫu tượng. Cho nên Thiên Chúa của chúng ta là gì nếu Ngài muốn người ta sấp mình trước mặt Ngài?
Ngài là Thiên Chúa. Không có gì có thể thay đổi được cứ liệu này trong quan hệ của chúng ta: Ngài là Thiên Chúa. Ngài không tìm kiếm những kẻ thờ lạy, Ngài tìm kiếm những kẻ thờ lạy thực sự. Sự chính xác có một tầm quan trọng lớn lao. Chỉ những kẻ tôn thờ thực sự mới đáp lại tình yêu của Ngài, không ngừng xem Ngài là Thiên Chúa. Nếu không, mối quan hệ bị sai lệch, tình yêu của chúng ta không đạt tới Thiên Chuá, chúng ta hoàn toàn ở trong sự ảo tưởng.
Tôi vừa đặt tình yêu vào chỗ tôn thờ, bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta yêu thương Ngài. Nhưng để không lầm lẫn về mối tình kỳ lạ có thể nối kết con người với Thiên Chúa này, phải đào sâu ý tưởng thờ lạy. Đây hoàn toàn không phải thờ lay một ngẫu tượng nhưng là biết yêu mến Chúa mà vẫn luôn luôn cảm nhận sự uy nghiêm của Ngài. Tôi ngần ngại trước khi viết “sự uy nghiêm”, và sự ngần ngại này chứng tỏ cho tôi thấy rằng không dễ gì tìm được ngôn từ đúng đắn cho tình yêu tôn thờ này. Do đó ngày nay có một cách nói của Phúc Âm trở nên nổi tiếng bởi vì nó xác định đầy đủ sự tôn thờ thực sự: “Phải thờ lạy Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý”.
Khi thánh Gioan nối kết hai từ tinh thần với chân lý bằng từ và, từ quan trọng nhất thường là từ thứ hai (chẳng hạn “Ông ta thấy và ông ta tin”). Do đó, ở đây phải chú trọng đến chân lý. Vẫn đối với Gioan, chân lý làm ta nghĩ ngay đến Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ta là chân lý”. Trong khi mạc khải chân lý về Chúa Cha, về chính mình và về quan hệ giữa Ngài với Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta thờ lạy “trong chân lý”. Điều đó có nghĩa là: yêu Cha như Chúa Giêsu yêu thương Ngài.
Nhưng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể ban cho chúng ta những tâm tình như Chúa Giêsu. Thờ lạy “trong tinh thần” có nghĩa là được Thánh Thần linh ứng khi chúng ta muốn yêu thương Cha theo cách của Chúa Giêsu.
Bạn chắc chắn cảm thấy tôn thờ thực sự tức là tôn thờ Ba Ngôi. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu ở giếng Giacob mang lại cho chúng ta ba màu sắc của sự tôn thờ: Sự tôn thờ này hướng đến Chúa Cha, trong khi, dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, sự tôn thờ này được nuôi dưỡng bằng mọi chân lý đến từ Chúa Giêsu.
André Sève
THỜ LẠY TRONG TINH THẦN VÀ CHÂN LÝ
Với vẻ tò mò, người phụ nữ Samaria tiến tới phía người đàn ông đang ngồi trên thành giếng. Bởi vì Chúa Giêsu đang sống, bởi vì mỗi bài suy niệm này là một cuộc gặp gỡ tình yêu với Chúa Giêsu hằng sống, tại sao không nghĩ rằng Ngài đang chờ tôi? Chính Ngài nói với tôi: “Hãy cho Ta uống nước”
Nhưng Ngài khẳng định ngay: “Nếu ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban: chính ngươi biết rõ ơn Thiên Chúa ban; chính ngươi sẽ xin và ngươi sẽ được uống nước hằng sống”.
Hai nỗi khát khao làm hoang mang. Chúa Giêsu nói: “Hãy cho Ta”, rồi: “Hãy xin Ta”. Và xa hơn một chút: “Chúa Cha đang cần những người tôn thờ Ngài thực sự”. Chúng ta đang ở trên đỉnh cao của sự mạc khải. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa có thể làm cho chúng ta hết khát, nhưng không có bài Phúc Âm này thì ai dám nghĩ rằng Thiên Chúa khao khát chúng ta?
Cách duy nhất để có thể xứng đáng với sự khao khát này chính là khao khát Ngài. Sự ước muốn và tình yêu có qua có lại: tình yêu vì tình yêu. Chính là phải xin nước của Ngài là nước sẽ làm cho chúng ta ước ao Chúa: “Hãy xin Ta nước hằng sống và nơi ngươi sẽ phát sinh nguồn mạch tình yêu. Ngươi có thể là một trong những người tôn thờ mà Cha tìm kiếm”.
Người tôn thờ sao? Những hình ảnh phiền nhiễu nổi lên, những người sấp mình trước một ngẫu tượng. Cho nên Thiên Chúa của chúng ta là gì nếu Ngài muốn người ta sấp mình trước mặt Ngài?
Ngài là Thiên Chúa. Không có gì có thể thay đổi được cứ liệu này trong quan hệ của chúng ta: Ngài là Thiên Chúa. Ngài không tìm kiếm những kẻ thờ lạy, Ngài tìm kiếm những kẻ thờ lạy thực sự. Sự chính xác có một tầm quan trọng lớn lao. Chỉ những kẻ tôn thờ thực sự mới đáp lại tình yêu của Ngài, không ngừng xem Ngài là Thiên Chúa. Nếu không, mối quan hệ bị sai lệch, tình yêu của chúng ta không đạt tới Thiên Chuá, chúng ta hoàn toàn ở trong sự ảo tưởng.
Tôi vừa đặt tình yêu vào chỗ tôn thờ, bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta yêu thương Ngài. Nhưng để không lầm lẫn về mối tình kỳ lạ có thể nối kết con người với Thiên Chúa này, phải đào sâu ý tưởng thờ lạy. Đây hoàn toàn không phải thờ lay một ngẫu tượng nhưng là biết yêu mến Chúa mà vẫn luôn luôn cảm nhận sự uy nghiêm của Ngài. Tôi ngần ngại trước khi viết “sự uy nghiêm”, và sự ngần ngại này chứng tỏ cho tôi thấy rằng không dễ gì tìm được ngôn từ đúng đắn cho tình yêu tôn thờ này. Do đó ngày nay có một cách nói của Phúc Âm trở nên nổi tiếng bởi vì nó xác định đầy đủ sự tôn thờ thực sự: “Phải thờ lạy Thiên Chúa trong tinh thần và chân lý”.
Khi thánh Gioan nối kết hai từ tinh thần với chân lý bằng từ và, từ quan trọng nhất thường là từ thứ hai (chẳng hạn “Ông ta thấy và ông ta tin”). Do đó, ở đây phải chú trọng đến chân lý. Vẫn đối với Gioan, chân lý làm ta nghĩ ngay đến Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã khẳng định: “Ta là chân lý”. Trong khi mạc khải chân lý về Chúa Cha, về chính mình và về quan hệ giữa Ngài với Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta thờ lạy “trong chân lý”. Điều đó có nghĩa là: yêu Cha như Chúa Giêsu yêu thương Ngài.
Nhưng chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể ban cho chúng ta những tâm tình như Chúa Giêsu. Thờ lạy “trong tinh thần” có nghĩa là được Thánh Thần linh ứng khi chúng ta muốn yêu thương Cha theo cách của Chúa Giêsu.
Bạn chắc chắn cảm thấy tôn thờ thực sự tức là tôn thờ Ba Ngôi. Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu ở giếng Giacob mang lại cho chúng ta ba màu sắc của sự tôn thờ: Sự tôn thờ này hướng đến Chúa Cha, trong khi, dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, sự tôn thờ này được nuôi dưỡng bằng mọi chân lý đến từ Chúa Giêsu.
André Sève