Dan Lee
03-28-2011, 11:10 PM
TRUYỆN KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI KHÔN NGOAN
Đôi khi người ta gọi sư tử là “vua” của mọi loài động vật. Nó khỏe – và nguy hiểm. Có nhiều câu chuyện đặc biệt đề cập đến những động vật. Con sự tử trong câu chuyện này đang nằm phơi mình trên mặt đất. Nó đang ngủ hay sao ấy! Nhưng còn lâu nó mới ngủ! Một chú chuột chạy ngang trên mình con sư tử đang ngủ. Con sư tử thức dậy và tóm ngay lấy chú chuột. Nó định xơi chú chuột này nhưng chú chuột liền nói:
“Xin đừng hại tôi,” chú chuột nói. “Nếu ông để tôi đi, sẽ có ngày tôi giúp đỡ ông.” Con sư tử cất tiếng cười với ý tưởng này. Làm sao mà con chuột nhỏ bé lại có thể giúp một con vật khỏe mạnh như con sư tử? Nhưng nó đã để cho con chuột ra đi.
Vài ngày sau, một người thợ săn bắt được con sư tử này. Người thợ săn trói con sư tử vào một thân cây bằng những sợi dây thừng. Con sư tử vùng vẫy kêu la nhưng nó không tài nào thoát khỏi.
Chú chuột nghe tiếng con sư tử kêu cứu. Nó chạy đến và thấy những gì mà nó có thể làm được. Nó cắn đứt những sợi dây thừng để con sư tử được tự do.
Câu chuyện nổi tiếng này vào khoảng hai ngàn năm trăm tuổi. Câu chuyện này trong một tuyển tập những truyện được gọi là Truyện Ngụ ngôn của Aesop. Có hàng trăm câu chuyện như thế. Hầu hết chúng liên hệ đến cầm thú, chim muông mà có thể nói chuyện được với nhau. Thậm chí chúng có thể nói chuyện với con người! Những câu chuyện này được gọi là truyện ngụ ngôn: chúng là những câu chuyện không có thật – nhưng chúng chứa đựng chân lý và những ý tưởng đạo đức lành mạnh. Truyện ngụ ngôn của Aesop nổi tiếng khắp thế giới. Ngày nay người ta vẫn đọc nó. Nhưng Aesop là ai? Thời nào và sống ở đâu? Cuộc đời của ông như thế nào?
Một số người nói rằng Aesop thậm chí không tồn tại! Họ nói rằng truyện ngụ ngôn được kể rộng rãi mà nhiều người khác nhau đã sưu tầm trên hàng trăm năm. Nhưng nhiều nhà văn cổ đại đã viết về Aesop – những văn gia chẳng hạn như Aristophanes, Plato, và Aristotle. Họ tin rằng ông là một nhân vật có thật!
Aristotle đã viết rằng Aesop là một nô lệ của một người tên là Xanthus sống ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước công nguyên. Aesop lãnh nhận một nền giáo dục tốt trong nhà của Xanthus. Cuối đời mình, Aesop làm nô lệ cho một ông chủ khác, tên là Ladmon. Và Ladmon đã trao trả tự do cho ông. Là một người tư do, Aesop có thể gặp gỡ nhiều nhân vật quyền quí và quan trọng. Mọi người đã tôn trọng sự thông minh của ông, và khôn ngoan của ông.
Aesop đã luận bàn về những vấn đề chính trị và thuộc thế giới tự nhiên với những nhà tư tưởng hàng đầu thuộc thời đai ông. Thậm chí ông đã biện hộ cho một trong những người bạn giàu có của ông tại một tòa án. Vậy tại sao một người thông minh, uyên bác như vậy lại chọn để kể những truyện ngụ ngôn về cầm thú chim muông mà biết nói chuyện với nhau? Thế đấy, Aesop đã dùng truyện ngụ ngôn với một lý do. Ông biết nó dễ dàng để người ta khắc ghi những lời dạy đạo đức nếu nó đến dưới hình thức của một câu chuyện.
Đây là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của Aesop.
Một con thỏ rừng và một con rùa đang đấu khẩu về đề tài ai có thể chạy nhanh nhất. Con thỏ là loài động vật nhỏ bé mà lại chạy rất nhanh. Thế nên nó tin rằng nó sẽ chiến thắng bất cứ cuộc đua nào với con rùa. Con rùa chân ngắn và lại phải vác cái vỏ nặng nề trên lưng. Nhưng chú rùa vẫn tin tưởng mình sẽ chiến thắng cuộc đua. Chỉ có cách duy nhất để khám phá. Chúng đã đồng ý cuộc tranh tài với nhau.
Thỏ rừng xuất phát chạy rất nhanh, nhưng nó chắc chắn mình sẽ nắm phần thắng nên nó quyết định dành thời gian nghỉ xả hơi. Nó nằm bên vệ đường và đi vào giấc ngủ! Còn rùa xuất phát một cách chậm chạp. Nó bước từng bước và chỉ chú ý bước đi. Chẳng bao lâu nó đã vượt qua con thỏ đang say ngủ. Rùa vẫn chăm chú lê bước. Sau một lúc thỏ thức giấc. Nó nhìn xung quanh. Nó chẳng nhìn thấy con rùa đâu cả. Thỏ giậm chân bắt đầu chạy hết sức lực, nhưng đã muộn. Nó đến đích cuộc đua thì thấy rùa đã chiến thằng.
Đây là câu chuyện đơn giản nhưng nó chất chứa nhiều ý tưởng đạo đức tiềm ẩn. Những ý tưởng không luôn luôn tốt đẹp như chúng ta tưởng tượng, và giá trị của sự kết thúc là những gì chúng ta khởi sự. Nhiều truyện ngụ ngôn của Aesop có nội dung tương tự như câu chuyện này. Càng suy nghĩ về chúng bạn càng thấy được những chân lý sâu xa.
Sự khôn ngoan phong phú của Aesop đến từ đâu? Phải chăng ông đã tự suy diễn những ý tưởng này cho những ngụ ngôn của mình hay ông chịu ảnh hưởng bởi những câu nói uyên thâm của người khác?
Những sử gia đã khám phá một truyền thống lâu đời về sự khôn ngoan từ những thời kỳ rất sớm. Những câu nói uyên thâm đã được viết lần đầu tiên ở Mesopotamia cổ đại. Đây là nơi mà người ta lần đầu tiên trụ lại, xây dựng những thành phố và phát triển nghệ thuật văn chương. Đó là nơi mà Abraham được sinh ra. Khu vực này bây giờ hầu như ở Iraq hiện đại.
Một số ngạn ngữ cổ đại nghe rất hiện đại. Ngược dòng thời gian bốn ngàn năm cách đây một người nào đó đã viết, “Giàu có khó đi qua, thiếu thốn vốn lại gần”. Một câu tục ngữ khác thời đó đã nói, “Người tham ăn khó khăn giấc ngủ!” Ngạn ngữ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ cha mẹ đến con cái trải qua hàng ngàn năm.
Kinh Thánh bao gồm những ngạn ngữ cổ đại. Chúng đươc viết cách đây ba nghìn năm. Nhiều câu trong số những câu nói triết lý này được viết bởi Hoàng Đế Solomon. Kinh Thánh nói rằng Solomon là một người uyên bác lúc sinh thời, bởi sự khôn ngoan của ông trực tiếp đến từ Thiên Chúa. Người dân từ nhiều quốc gia đã đến chất vấn ông những câu hỏi khúc mắc để được nghe sự khôn ngoan của ông.
Trở lại bốn trăm năm sau, Aesop bắt đầu kể những ngụ ngôn của ông. Nhưng Aesop chia sẻ sự khôn ngoan bằng phương thức khác với Solomon.
Hoàng Đế Salomon kể cho người ta trực tiếp những gì là tốt lành và những gì là xấu xa. Ông giải thích cách cư xử mà Thiên Chúa yêu thương và cách cư xử mà Người ghét bỏ.
Truyện ngụ ngôn của Aesop dùng những câu chuyện để thuật những gì xảy ra khi con người hành động bằng những kiểu cách khác thường với bản chất. Quần chúng khi nghe những ngụ ngôn của Aesop phải quyết định những gì mà câu chuyện muốn nói với họ. Họ phải luận ra những ý tưởng đạo đức cho chính mình. Đôi khi một ngụ ngôn có hai hoặc ba lớp nghĩa.
Phải chăng Aesop đã đọc những ngạn ngữ của Hoàng Đế Salomon? Hoàng Đế Salomon phải chăng đã chịu ảnh hưởng bởi những ngạn ngữ ban đầu từ đất nước Mesopotamia cổ đại? Có thể chúng ta không bao giờ biết câu trả lời cho những câu hỏi này.
Những gì chúng ta biết đó là Hoàng Đế Salomon đã tin tưởng tất cả sự khôn ngoan đích thực đầu tiên đến từ Thiên Chúa. Kinh Thánh nói, “Nếu bất kỳ bạn cần sự khôn ngoan nào, bạn nên thỉnh cầu Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn độ lượng, Người hoan hỷ ban cho tất cả chúng ta, nên Thiên Chúa sẽ cho bạn sự khôn ngoan”.
(Tỉnh thức Mùa Chay 2011)
Jos. Tú Nạc, NMS
Đôi khi người ta gọi sư tử là “vua” của mọi loài động vật. Nó khỏe – và nguy hiểm. Có nhiều câu chuyện đặc biệt đề cập đến những động vật. Con sự tử trong câu chuyện này đang nằm phơi mình trên mặt đất. Nó đang ngủ hay sao ấy! Nhưng còn lâu nó mới ngủ! Một chú chuột chạy ngang trên mình con sư tử đang ngủ. Con sư tử thức dậy và tóm ngay lấy chú chuột. Nó định xơi chú chuột này nhưng chú chuột liền nói:
“Xin đừng hại tôi,” chú chuột nói. “Nếu ông để tôi đi, sẽ có ngày tôi giúp đỡ ông.” Con sư tử cất tiếng cười với ý tưởng này. Làm sao mà con chuột nhỏ bé lại có thể giúp một con vật khỏe mạnh như con sư tử? Nhưng nó đã để cho con chuột ra đi.
Vài ngày sau, một người thợ săn bắt được con sư tử này. Người thợ săn trói con sư tử vào một thân cây bằng những sợi dây thừng. Con sư tử vùng vẫy kêu la nhưng nó không tài nào thoát khỏi.
Chú chuột nghe tiếng con sư tử kêu cứu. Nó chạy đến và thấy những gì mà nó có thể làm được. Nó cắn đứt những sợi dây thừng để con sư tử được tự do.
Câu chuyện nổi tiếng này vào khoảng hai ngàn năm trăm tuổi. Câu chuyện này trong một tuyển tập những truyện được gọi là Truyện Ngụ ngôn của Aesop. Có hàng trăm câu chuyện như thế. Hầu hết chúng liên hệ đến cầm thú, chim muông mà có thể nói chuyện được với nhau. Thậm chí chúng có thể nói chuyện với con người! Những câu chuyện này được gọi là truyện ngụ ngôn: chúng là những câu chuyện không có thật – nhưng chúng chứa đựng chân lý và những ý tưởng đạo đức lành mạnh. Truyện ngụ ngôn của Aesop nổi tiếng khắp thế giới. Ngày nay người ta vẫn đọc nó. Nhưng Aesop là ai? Thời nào và sống ở đâu? Cuộc đời của ông như thế nào?
Một số người nói rằng Aesop thậm chí không tồn tại! Họ nói rằng truyện ngụ ngôn được kể rộng rãi mà nhiều người khác nhau đã sưu tầm trên hàng trăm năm. Nhưng nhiều nhà văn cổ đại đã viết về Aesop – những văn gia chẳng hạn như Aristophanes, Plato, và Aristotle. Họ tin rằng ông là một nhân vật có thật!
Aristotle đã viết rằng Aesop là một nô lệ của một người tên là Xanthus sống ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ năm hoặc thứ sáu trước công nguyên. Aesop lãnh nhận một nền giáo dục tốt trong nhà của Xanthus. Cuối đời mình, Aesop làm nô lệ cho một ông chủ khác, tên là Ladmon. Và Ladmon đã trao trả tự do cho ông. Là một người tư do, Aesop có thể gặp gỡ nhiều nhân vật quyền quí và quan trọng. Mọi người đã tôn trọng sự thông minh của ông, và khôn ngoan của ông.
Aesop đã luận bàn về những vấn đề chính trị và thuộc thế giới tự nhiên với những nhà tư tưởng hàng đầu thuộc thời đai ông. Thậm chí ông đã biện hộ cho một trong những người bạn giàu có của ông tại một tòa án. Vậy tại sao một người thông minh, uyên bác như vậy lại chọn để kể những truyện ngụ ngôn về cầm thú chim muông mà biết nói chuyện với nhau? Thế đấy, Aesop đã dùng truyện ngụ ngôn với một lý do. Ông biết nó dễ dàng để người ta khắc ghi những lời dạy đạo đức nếu nó đến dưới hình thức của một câu chuyện.
Đây là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của Aesop.
Một con thỏ rừng và một con rùa đang đấu khẩu về đề tài ai có thể chạy nhanh nhất. Con thỏ là loài động vật nhỏ bé mà lại chạy rất nhanh. Thế nên nó tin rằng nó sẽ chiến thắng bất cứ cuộc đua nào với con rùa. Con rùa chân ngắn và lại phải vác cái vỏ nặng nề trên lưng. Nhưng chú rùa vẫn tin tưởng mình sẽ chiến thắng cuộc đua. Chỉ có cách duy nhất để khám phá. Chúng đã đồng ý cuộc tranh tài với nhau.
Thỏ rừng xuất phát chạy rất nhanh, nhưng nó chắc chắn mình sẽ nắm phần thắng nên nó quyết định dành thời gian nghỉ xả hơi. Nó nằm bên vệ đường và đi vào giấc ngủ! Còn rùa xuất phát một cách chậm chạp. Nó bước từng bước và chỉ chú ý bước đi. Chẳng bao lâu nó đã vượt qua con thỏ đang say ngủ. Rùa vẫn chăm chú lê bước. Sau một lúc thỏ thức giấc. Nó nhìn xung quanh. Nó chẳng nhìn thấy con rùa đâu cả. Thỏ giậm chân bắt đầu chạy hết sức lực, nhưng đã muộn. Nó đến đích cuộc đua thì thấy rùa đã chiến thằng.
Đây là câu chuyện đơn giản nhưng nó chất chứa nhiều ý tưởng đạo đức tiềm ẩn. Những ý tưởng không luôn luôn tốt đẹp như chúng ta tưởng tượng, và giá trị của sự kết thúc là những gì chúng ta khởi sự. Nhiều truyện ngụ ngôn của Aesop có nội dung tương tự như câu chuyện này. Càng suy nghĩ về chúng bạn càng thấy được những chân lý sâu xa.
Sự khôn ngoan phong phú của Aesop đến từ đâu? Phải chăng ông đã tự suy diễn những ý tưởng này cho những ngụ ngôn của mình hay ông chịu ảnh hưởng bởi những câu nói uyên thâm của người khác?
Những sử gia đã khám phá một truyền thống lâu đời về sự khôn ngoan từ những thời kỳ rất sớm. Những câu nói uyên thâm đã được viết lần đầu tiên ở Mesopotamia cổ đại. Đây là nơi mà người ta lần đầu tiên trụ lại, xây dựng những thành phố và phát triển nghệ thuật văn chương. Đó là nơi mà Abraham được sinh ra. Khu vực này bây giờ hầu như ở Iraq hiện đại.
Một số ngạn ngữ cổ đại nghe rất hiện đại. Ngược dòng thời gian bốn ngàn năm cách đây một người nào đó đã viết, “Giàu có khó đi qua, thiếu thốn vốn lại gần”. Một câu tục ngữ khác thời đó đã nói, “Người tham ăn khó khăn giấc ngủ!” Ngạn ngữ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ cha mẹ đến con cái trải qua hàng ngàn năm.
Kinh Thánh bao gồm những ngạn ngữ cổ đại. Chúng đươc viết cách đây ba nghìn năm. Nhiều câu trong số những câu nói triết lý này được viết bởi Hoàng Đế Solomon. Kinh Thánh nói rằng Solomon là một người uyên bác lúc sinh thời, bởi sự khôn ngoan của ông trực tiếp đến từ Thiên Chúa. Người dân từ nhiều quốc gia đã đến chất vấn ông những câu hỏi khúc mắc để được nghe sự khôn ngoan của ông.
Trở lại bốn trăm năm sau, Aesop bắt đầu kể những ngụ ngôn của ông. Nhưng Aesop chia sẻ sự khôn ngoan bằng phương thức khác với Solomon.
Hoàng Đế Salomon kể cho người ta trực tiếp những gì là tốt lành và những gì là xấu xa. Ông giải thích cách cư xử mà Thiên Chúa yêu thương và cách cư xử mà Người ghét bỏ.
Truyện ngụ ngôn của Aesop dùng những câu chuyện để thuật những gì xảy ra khi con người hành động bằng những kiểu cách khác thường với bản chất. Quần chúng khi nghe những ngụ ngôn của Aesop phải quyết định những gì mà câu chuyện muốn nói với họ. Họ phải luận ra những ý tưởng đạo đức cho chính mình. Đôi khi một ngụ ngôn có hai hoặc ba lớp nghĩa.
Phải chăng Aesop đã đọc những ngạn ngữ của Hoàng Đế Salomon? Hoàng Đế Salomon phải chăng đã chịu ảnh hưởng bởi những ngạn ngữ ban đầu từ đất nước Mesopotamia cổ đại? Có thể chúng ta không bao giờ biết câu trả lời cho những câu hỏi này.
Những gì chúng ta biết đó là Hoàng Đế Salomon đã tin tưởng tất cả sự khôn ngoan đích thực đầu tiên đến từ Thiên Chúa. Kinh Thánh nói, “Nếu bất kỳ bạn cần sự khôn ngoan nào, bạn nên thỉnh cầu Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn độ lượng, Người hoan hỷ ban cho tất cả chúng ta, nên Thiên Chúa sẽ cho bạn sự khôn ngoan”.
(Tỉnh thức Mùa Chay 2011)
Jos. Tú Nạc, NMS