Dan Lee
03-29-2011, 06:09 PM
Giáo dục trong Chân lý
Một tài liệu mới của Vatican nói: Khi đào tạo linh mục và giáo dục sinh viên về triết học, giáo hội Công giáo phải đấu tranh với cảm giác là thực sự không có điều như vậy là sự thật vĩnh viễn, khách quan.
Vì có nhiều sinh viên nghi ngờ chân lý, Vatican nói điều đó sẽ cần thêm 1 năm học nữa trước khi một sinh viên có thể nhận bằng cử nhân triết (bachelor’s degree in philosophy) của giáo hội.
Tại Vatican, bản quy chế đã tu sửa năm 1979: “Sắc lệnh về Cải cách các môn học của giáo sĩ về Triết học” vừa được công bố ngày 22/3/2011. Sắc lệnh này được ĐHY Zenon Grocholewski, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Công giáo, ấn ký và giới thiệu.
Phần giới thiệu của sắc lệnh nói rằng việc cải cách cần thiết từ đầu vì có sự thay đổi về cách hiểu văn hóa của “khái niệm về chân lý” (concept of truth). Thật vậy, thường có mối nghi ngờ về khả năng thông minh của con người để đạt tới chân lý khách quan và hoàn vũ – một chân lý mà con người có thể hướng dẫn cách sống.
Tài liệu này nói rằng con người phải nhận biết điều đó nếu không sẽ không có một chân lý như vậy, không có bác ái hoặc yêu thương thực sự.
Tài liệu này cho biết thêm rằng triết học giúp con người nhận biết tầm quan trọng của lý lẽ nhân loại và giúp trau dồi khả năng lý luận để phân biệt chân lý. Đồng thời triết học chuẩn bị cho họ học thần học bằng cách giúp họ hiểu rằng kiến thức và chân lý không bị hạn chế ở những gì họ có thể hiểu và cảm nhận được.
Tài liệu mới này đặt tối thiểu 3 năm học triết, thay vì 2 năm như trước, để có thể đạt cử nhân triết. Bằng cấp thứ hai là giấy phép cho phép người tốt nghiệp dạy học tại chủng viện, tiếp tục chương trình 2 năm sau khi có bằng cử nhân, và chương trình học tiến sĩ phải bao gồm ít nhất 3 năm nghiên cứu thêm.
Sắc lệnh này cũng bao gồm bản phác thảo về những gì phải được dạy trong chương trình cử nhân; bản giải thích tóm tắt về triết học cần thiết trước khi học thần học; và các yêu cầu như số giáo sư mà một khoa phải có trước khi Vatican chấp nhận đó là ban giảng huấn triết học.
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Trầm Thiên Thu
Một tài liệu mới của Vatican nói: Khi đào tạo linh mục và giáo dục sinh viên về triết học, giáo hội Công giáo phải đấu tranh với cảm giác là thực sự không có điều như vậy là sự thật vĩnh viễn, khách quan.
Vì có nhiều sinh viên nghi ngờ chân lý, Vatican nói điều đó sẽ cần thêm 1 năm học nữa trước khi một sinh viên có thể nhận bằng cử nhân triết (bachelor’s degree in philosophy) của giáo hội.
Tại Vatican, bản quy chế đã tu sửa năm 1979: “Sắc lệnh về Cải cách các môn học của giáo sĩ về Triết học” vừa được công bố ngày 22/3/2011. Sắc lệnh này được ĐHY Zenon Grocholewski, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Công giáo, ấn ký và giới thiệu.
Phần giới thiệu của sắc lệnh nói rằng việc cải cách cần thiết từ đầu vì có sự thay đổi về cách hiểu văn hóa của “khái niệm về chân lý” (concept of truth). Thật vậy, thường có mối nghi ngờ về khả năng thông minh của con người để đạt tới chân lý khách quan và hoàn vũ – một chân lý mà con người có thể hướng dẫn cách sống.
Tài liệu này nói rằng con người phải nhận biết điều đó nếu không sẽ không có một chân lý như vậy, không có bác ái hoặc yêu thương thực sự.
Tài liệu này cho biết thêm rằng triết học giúp con người nhận biết tầm quan trọng của lý lẽ nhân loại và giúp trau dồi khả năng lý luận để phân biệt chân lý. Đồng thời triết học chuẩn bị cho họ học thần học bằng cách giúp họ hiểu rằng kiến thức và chân lý không bị hạn chế ở những gì họ có thể hiểu và cảm nhận được.
Tài liệu mới này đặt tối thiểu 3 năm học triết, thay vì 2 năm như trước, để có thể đạt cử nhân triết. Bằng cấp thứ hai là giấy phép cho phép người tốt nghiệp dạy học tại chủng viện, tiếp tục chương trình 2 năm sau khi có bằng cử nhân, và chương trình học tiến sĩ phải bao gồm ít nhất 3 năm nghiên cứu thêm.
Sắc lệnh này cũng bao gồm bản phác thảo về những gì phải được dạy trong chương trình cử nhân; bản giải thích tóm tắt về triết học cần thiết trước khi học thần học; và các yêu cầu như số giáo sư mà một khoa phải có trước khi Vatican chấp nhận đó là ban giảng huấn triết học.
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Trầm Thiên Thu